Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Lựa chọn tư vấn thiết kế

Good Hope là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn,thiết kế, thi công trọn gói các hạng mục công trình nhà ở,thiết kế nhà chung cư, khách sạn,..., đầu tư xây dựng các công trình nhà lô, biệt thự,...

Người chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi: Vì sao phải xây dựng công trình này, xây ở đâu, hình mẫu thế nào, kinh phí thiết kế và xây dựng công trình là bao nhiêu?Tiếp đến là thiết kế (hay vẽ mẫu) cho công trình, rồi đấu thầu (xác định cơ quan đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để xây dựng công trình). Sau cùng là triển khai thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ sở hữu.

Kiến trúc sư có thể tham gia hầu hết các công đoạn trên, tùy thuộc vào tính chất, quy mô, và độ phức tạp của công việc. Nhưng chủ yếu kiến trúc sư là nhân vật chính ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến trúc, quy hoạch và thường là người chủ trì công trình. Trong nhiều trường hợp, kiến trúc sư còn tư vấn cho chủ đầu tư về các hình thức kinh doanh công trình bằng cách sáng tạo ra các công năng mới, hình thức không gian mới, lựa chọn các hình thức hoạt động thích hợp với công trình…

Khi chủ trì thiết kế, kiến trúc sư làm việc với đồng nghiệp và các kỹ sư chuyên môn liên quan như kỹ sư kết cấu, kỹ sư điện, nước, kỹ sư kinh tế và kỹ sư thi công.

Kiến trúc sư chủ trì công trình quy hoạch đô thị còn làm việc với kỹ sư san nền, kỹ sư giao thông, kỹ sư cấp, thoát nước, kỹ sư điện, kỹ sư kinh tế và kỹ sư thi công…

Nếu là công trình trang trí nội, ngoại thất, công trình cảnh quan đô thị, công viên hay tượng đài…, kiến trúc sư còn phải làm việc với họa sĩ, nhà điêu khắc, kỹ sư lâm nghiệp…Khi trình duyệt thiết kế công trình, kiến trúc sư chủ trì, chủ nhiệm đồ án cũng có nhiệm vụ tiếp xúc, thuyết phục và bảo vệ thiết kế trước các cấp lãnh đạo cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý chuyên ngành, các cấp lãnh đạo tại địa phương, nơi sẽ xây dựng công trình đó. Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học – kỹ thuật, một người làm công tác văn hoá – xã hội. Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là vậy.

Đặc thù nghề nghiệp Kiến trúc sư:

1.  Khoa học – Kỹ thuật
Dựng nhà trước hết cần chắc chắn. Do vậy, kiến trúc sư phải thông thạo kỹ thuật xây dựng công trình: có bao nhiêu dạng kết cấu cho ngôi nhà, yêu cầu kỹ thuật của các yếu tố kết cấu tương ứng… Rồi cơ man nào là tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện, hệ số áp dụng v.v… Không có tư chất kỹ thuật sẽ không có cơ sở để sáng tạo hình dạng kiến trúc. Bạn còn nhớ những vất vả để có được mái vòm tuyệt đẹp của Opera Sydney trong câu chuyện ở Hàng ghế số 1 chứ?

Ngày nay, trong xây dựng, người ta chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng. Việc thiết kế các không gian trong nhà thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên hay việc "cấy" vào ngôi nhà các thiết bị tạo năng lượng gió, nắng v.v… là những tiếp cận hiện đại của khoa học và kỹ thuật trong kiến trúc. Nếu bạn không cập nhật, bạn sẽ lạc hậu ngay.

Đó mới chỉ là công trình bình thường. Thiết kế quy hoạch một khu ở, trung tâm thành phố… còn rắc rối, phức tạp và lâu dài hơn nhiều. Kiến trúc sư phải biết tính toán, dự báo cả số lượng dân cư, nhu cầu đi lại và vui chơi giải trí v.v… để có thiết kế hợp lý.

2.  Kinh tế – Xã hội
Kiến trúc sư tạo dựng môi trường hoạt động cho xã hội, môi trường sống cho gia đình và cộng đồng nên đương nhiên phải có kiến thức kinh tế, xã hội.

Nếu bạn không hiểu người dân đô thị làm việc như thế nào, nghỉ ngơi, sử dụng thời gian rảnh ra sao, bạn không thể đề xuất các không gian tương thích cho những hoạt động đó.

Kiến trúc sư là vậy đó, có chất kỹ thuật, chất nghệ thuật và luôn bị ràng buộc bởi các yêu cầu kinh tế- xã hội.

Nếu bạn vào Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy công viên giải trí, công viên nước lúc nào cũng đông đúc. Người miền Nam hướng ngoại hơn người miền Bắc. Họ dành nhiều thời gian rảnh cho vui chơi, giải trí hơn. Nếu áp dụng những thiết kế đó cho các khu giải trí ở phía Bắc chưa chắc đã phù hợp.

3.  Văn hoá – nghệ thuật
Kiến trúc sư là người sáng tạo cái đẹp. Anh ta sáng tạo ngôi nhà, tạo ra hình hài đô thị v.v…, giúp người dân nhận ra cái đẹp hiện đại hay truyền thống, đời thường hay thiêng liêng dù họ ở trong nhà hay bước ra phố…

Làm nên cái đẹp đã khó, đẩy cái đẹp lên thành một giá trị văn hoá quả là gian nan. Chỉ bản lĩnh văn hoá mới tạo ra cá tính nghệ sĩ của kiến trúc sư.

Bạn đọc chia sẻ

VN:F [1.9.17_1161]
Rating: 0.0/5 (0 votes cast)
VN:F [1.9.17_1161]
Rating: 0 (from 0 votes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean