Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Tạo và áp dụng Uro cho cây bonsai

Good Hope là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn,thiết kế, thi công trọn gói các hạng mục công trình nhà ở, chung cư, khách sạn,..., đầu tư xây dựng các công trình nhà lô, biệt thự...

Chuyên mục:

 

Nhiều chuyên gia bonsai đã trở nên quen thuộc với thuật ngữ tiếng Nhật "Jin" (có nghĩa là cành chết, đã bị tước hết vỏ) và "Shari" hay "Sharimiki" (một đoạn của thân cây bị bóc hết vỏ để tạo nét giống như gỗ chết).

 

Bài viết này miêu tả kỹ thuật và mục đích của việc tạo "Uro - vết lõm tự nhiên hay nhân tạo ngay tại chỗ cành vừa mới rời", và giúp cho người đọc hiểu nghĩa đen của nó, đó là "chạm khắc


Người ta thường áp dụng kỹ thuật tạo "Jin" cho cây thông, cây tùng cối và một số loại cây có quả hình nón khác để chỉ ra chỗ nào có cành chết, bị khô đi, và cuối cùng là bị ánh nắng mặt trời tẩy trắng. Kỹ thuật này sẽ giúp tạo ra một hình tượng về tuổi tác của cây, và để tái tạo một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra ở những thân cây mọc hoang dã ở ngoài đồng. Tuy vậy, mặc dù cũng có vài ngoại lệ, nhưng kỹ thuật tạo "Jin" không thích hợp lắm với những loài cây rụng lá hay cây lá rộng. Không như một số cây có quả hình nón, cành chết sẽ khô đi và lưu lại vết, còn cành của những thân cây rụng lá, cây lá rộng mọc hoang dã ngoài đồng sẽ bị mục rữa nhanh chóng và rời khỏi thân cây.


Đối với những cây bonsai thuộc loài cây rụng lá, "Jin" vừa trông có vẻ không tự nhiên và không thực đối với những cặp mắt tinh tường, mà nó còn khó bảo vệ nữa. Đối với những cây thuộc loài này ở ngoài tự nhiên, vết thương đó chắc chắn sẽ bị thối rữa rất nhanh.


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

 

Những cây rụng lá hoặc cây lá rộng ở ngoài tự nhiên trên thân cây có nhiều vết lõm, vết sần sùi

 

Dưới gốc cội cây thanh lương trà này có khá nhiều vết lõm đã lâu. Trong quá khứ, những cành thấp, có thể là những thân cây nhỏ hay rễ cây đã bị chết và thối rữa, rời khỏi cây và lưu lại vết trên thân cây. Những vết thương nhỏ hơn (do những cành cây nhỏ gây ra) rồi cuối cùng cũng được liền lại vết để thành vỏ cây. Nhưng thân cây vẫn tiếp tục phát triển, và phần gỗ bên trong các vết thương lớn bị thối rữa, thân cây lúc đó sẽ có lỗ. Đó là những lỗ cây mà chúng ta cố bắt chước khi muốn tạo ra một "Uro" trên cây bonsai.


Kỹ thuật tỉa những cành cây lớn ở cây bonsai lá rộng


Đối với các loài cây bonsai có quả hình nón, thường khi tỉa cây người ta chừa một vết nhú nhỏ để sau đó bóc vỏ cây của phần đó đi rồi rắc vôi, lưu huỳnh vào. Sở dĩ làm như vậy là vì nếu chúng ta tỉa cành cho phẳng lì với thân cây thì vết tỉa sẽ trông rất xấu và không lành lại được (không tạo được lớp vỏ mới) thậm chí là trong nhiều năm trời.


Còn đối với những cành cây lá rộng, vì vết thương có thể liền lại khá nhanh, người ta tỉa sao cho nó phẳng lì với bề mặt của thân cây, và tạo cho nó một cái lỗ nông (cạn).


Tuy vậy, có một số cây lá rộng không tạo thành sẹo được, rất lâu lành vết thương, và kết quả là tạo ra một vết sẹo phẳng lì trông chẳng thật chút nào.


Còn có những trường hợp vết thương quá lớn (nhất là sau khi thân cây bị chặt), bạn không thể mong cây lành được vết thương trong vòng 10, 20 năm hay thậm chí lâu hơn. Chính lúc đó là lúc việc tạo "Uro" trở nên hữu dụng nhất.


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha


Tạo lỗ trên thân cây táo gai


Cây táo gai này có một cành đường kính khoảng ½ inch -1 inch bị tách rời khỏi thân. Cành cây này đã được cắt sao cho phẳng lì với thân cây và tạo thành một lỗ nông, cách làm này thích hợp đối với những loài cây lá rộng. Tuy nhiên, vết thương/sẹo gây ra sẽ không thể liền lại trong ít nhất là từ 5 đến 10 năm, hoặc có thể lâu hơn. Thậm chí khi đã liền lại rồi, cây vẫn còn cần thêm khoảng vài năm nữa để phát triển lớp vỏ bao bọc xung quanh.


Thay vì cứ để vết thương nhô ra (ngay phía trước mặt cây), người ta tạo nó thành một cái lỗ. Vết thương sẽ tạo thành một vết gỗ chết khá đẹp.


Tạo vết lõm


Tạo vết lõm rất đơn giản. Bạn có thể dùng khoan, máy Dremel hay máy xay theo khuôn và đâm sâu vào vết thương để tạo lỗ. Bức ảnh trên cho thấy chủ nhân của cây bonsai đã dùng một cái máy Dremel có gắn mũi khoan nhỏ dùng cho máy khoan.


Một hình thù trạm trổ ngẫu nhiên sẽ làm cho vết thương trên cây trông tự nhiên nhất. Nguyên tắc duy nhất là hãy cố tránh sao cho vết thương đừng có tròn trịa quá. Và bạn phải chắc một điều là vết lõm không phải là một cái lỗ có kích thước và chiều sâu nhất định nào cả.


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

Dùng khoan, máy Dremel hay máy xay theo khuôn để tạo lỗ


Xử lý vết lõm


Ngay sau khi vết lõm được hình thành, màu của gỗ lộ ra là màu trắng. Nếu cứ để phơi nó ra trước thiên nhiên, gỗ sẽ đổi sang màu sắc tự nhiên hơn trong vòng vài tháng.


Trong trường hợp bạn muốn nó giống thật ngay lập tức thì có thể dùng bột vôi lưu huỳnh pha với một ít mực Ấn Độ để tạo nên một "Uro" có màu tối hơn, phơn phớt hơn. Không nên chỉ dùng bột vôi lưu huỳnh nguyên chất vì màu trắng quá rõ của gỗ sẽ làm vết lõm trông không giống thực tí nào.


Bảo vệ vết lõm


Tùy vào độ cứng của gỗ, chỗ tạo vết lõm và tình trạng bị phơi trần ra ngoài môi trường ẩm ướt mà lớp gỗ bên trong của vết lõm sẽ bắt đầu thối rữa vào lúc nào đó trong tương lai. Điều này chẳng gây hề hấn gì đến những phần còn sống của cây.


Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chắc chắn là gỗ sẽ không bị mục. Gỗ của một số loài cây như: cây bulô, cây hoa vân anh, và cây hoa giấy rất mềm và có xu hướng bị mục rữa nếu tiếp xúc với không khí ẩm. Đừng tạo lỗ trên những thân cây loại này nếu bạn không tìm ra cơ may nào cho vết thương có thể tự nhiên lành lại (và do đó vết thương sẽ được bảo vệ một cách tự nhiên).


Kỹ thuật tạo vết lõm: chỉ dẫn chung


Tạo vết lõm là một kỹ thuật rất dễ làm, tuy nhiên, sẽ khó hơn nhiều để học được cách làm sao cho đúng để có một vết lõm mang tính thẩm mỹ.


Trước khi tạo vết lõm, luôn luôn phải xem xét xem chỗ mà bạn tạo lỗ có phải là chỗ thích hợp cho cây không.


Chỉ nên áp dụng kỹ thuật này rất ít trên mỗi cá thể. Một thân cây già chỉ cần có từ một đến hai vết lõm là đủ, nếu thêm nữa thì thân cây sẽ rất dễ trở nên xấu đi.


Một khi vết thương đã trở thành một cái hốc giống tự nhiên trên thân cây thì không có cách nào xóa nó đi được, vết thương sẽ không bao giờ có thể liền lại mịn màng như trước.


Và cuối cùng, xin hãy nhớ rằng, dù có thể tạo lỗ là phương pháp khá được ưa chuộng, nhưng đối với những loài cây lá rộng, nó không phải là cách duy nhất để che đậy vết thương do việc mất đi các cành cây to gây ra, mà còn có những phương pháp khác như dùng hóa chất acrylics để quét lên vết thương hoặc dùng vỏ cây để che vết thương (đối với những loài cây vỏ cứng).


Một số ví dụ ứng dụng kỹ thuật tạo lỗ trên cây bonsai


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

 

Hình đầu tiên là hình cây táo gai lúc vừa được thao tác, chỉ có một vài cành nhỏ nhú ra, còn những cành to thì đã bị cắt mất. Những chỗ này đã được khoét để tiến hành kỹ thuật tạo lỗ. 2 tấm ảnh còn lại cho thấy cũng cùng cây đó nhưng ở thời điểm là 3 năm sau với các cành cây đang phát triển. Vết lõm dễ nhìn thấy, và các gờ của nó cũng đã lành lại. Trong hai ảnh này, tấm ảnh đầu tiên cho thấy một thân cây táo gai khi vừa mới bắt đầu thao tác. Tôi đã quyết định chặt bỏ phần thân phụ nhỏ hơn và tạo một cái lỗ ngay chỗ vết thương. Sau 3-4 năm, cái lỗ đã tạo cho thân cây một nét mới nhìn rất hay.


Cặp hình cuối cùng, cây táo gai nhỏ đã được thao tác xong nhưng vẫn chưa tạo hình hoàn chỉnh, có một cành rất to nhú ra ngay phía mặt trước của cây. Một lần nữa, kỹ thuật tạo lỗ đã giúp cho chúng ta vẫn có thể xoay cây ở mặt trước này mà không bị vết sẹo giả tạo làm xấu đi vẻ bề ngoài của cây.

 

Nhà đẹp kiến trúc - (sưu tầm)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean