Phòng tắm nhà bạn có luôn sạch sẽ?
10 cách giữ phòng tắm nhà bạn luôn sáng bóng:

Xây dựng kiến trúc, thiết kế nhà, thiết kế nội thất, nhà đẹp, phòng ngủ đẹp, phòng khách đẹp, tư vấn thiết kế kiến trúc, xây dựng, nhà đẹp.
Những người Maya đầu tiên đã bắt đầu định cư ở khu rừng rậm rạp của vùng Tây Nam Mexico và Guatemala 3.000 năm trước. Trong khoảng 1.400 năm, các khu dân cư phát triển khắp vùng với những công trình như Tikal và Palenque (ảnh trên), mở rộng thành một thành phố lớn và rực rỡ.
Nền văn minh thung lũng Indus hoàn toàn không được biết đến cho đến năm 1921, khi việc khai quật phát hiện ra các thành phố Harappa và Mohenjo Daro (ảnh trên). Nền văn hóa bí ẩn này xuất hiện cách đây 4.500 năm và phát triển mạnh trong 1.000 năm, nhờ tận dụng những vùng đất màu mỡ của vùng đồng bằng sông Indus và việc giao thương với nền văn minh Lưỡng Hà gần đó.
Có bằng chứng cho thấy thành phố cổ Palmyra (hay còn gọi là Tadmor) tồn tại từ thế kỷ 19 trước Công nguyên. Nó có ảnh hưởng lớn vào khoảng năm 300 trước CN, khi các đoàn người đi buôn bắt đầu sử dụng nó như một điểm dừng chân giữa Lưỡng Hà và Ba Tư.
Vị trí chiến lược và sự phồn thịnh của Palmyra đã thu hút sự quan tâm của người La Mã, những người nắm quyền kiểm soát thành phố này vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Tanis là thành phố không nổi tiếng như các điểm di tích lịch sử khác của Ai Cập, mặc dù nó là một trong những điểm khảo cổ lớn nhất từng được tìm thấy. Từng là thủ đô của toàn Ai Cập, các lăng mộ hoàng gia ở Tanis có những đồ tạo tác tương đương với kho báu của Vua Tutankhamun.
Great Enclosure có giá trị như địa điểm khảo cổ quan trọng nhất được tìm thấy ở vùng cận Sahara, châu Phi. Mặc dù các nhà sử học đang tiếp tục tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc và mục đích của thành phố, nhưng có bằng chứng cho thấy Shona (tổ tiên của người Bantu hiện đại) đã xây nó vào đầu những năm 1250 sau CN và đóng vai trò như một trung tâm tinh thần.
Nimrud nằm ở phía Bắc Iraq, từng là thủ đô của đế chế Assyrian. Được xem là những kẻ khát máu và tàn bạo, người Assyrian xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14 trước CN và thống trị vùng Trung Đông khoảng 1.000 năm. Nimrud và đế chế Assyrian lụn bại nhanh chóng vào năm 612 trước CN, sau khi thành phố anh em của Nimrud là Nineveh rơi vào tay Babylon.
Thành phố cổ Persepolis của Iran thời hiện đại là một trong 4 thủ đô của đế chế Ba Tư phát triển rực rỡ. Được xây dựng khoảng năm 520 trước CN, thành phố này là biểu tượng cho sự giàu có của đế chế Ba Tư, với nền kiến trúc to lớn, công trình xa hoa với vàng bạc và các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp (như hình trên). Đế chế Ba Tư kéo dài từ năm 550 trước CN đến năm 330 sau CN, khi Alexander Đại đế lật đổ triều đại cầm quyền Archaemenid và thiêu hủy Persepolis thành đống tro tàn.
Qua hàng thế kỷ nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều sự thật về bãi đá cổ Stonehenge ở phía Nam nước Anh. Nhưng mặc dù có tiến bộ này, các câu hỏi cơ bản về việc ai đã xây công trình kỳ bí này và nhằm mục đích gì vẫn chưa được trả lời.
Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành (sau này được bổ sung vào công trình chính) giống với các khuôn mặt tại đền Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này. Trước mặt mỗi cổng thành có một bờ đường đắp ngang qua hào nước, dọc theo mỗi bên đường có một hàng các deva, mỗi hàng nâng một naga trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) - một truyền thuyết phổ biến tại Angkor. Đền-núi Bayon, hay có lẽ chính cổng thành (Glaize 82), có thể là cái trục của sự kiện khuấy biển. Các naga có thể cũng đại diện cho sự chuyển dịch từ thế giới loài người tới thế giới của thần thánh (đền Bayon), hoặc là các thần hộ vệ (Freeman and Jacques 76). Các cổng vào có kích thước 3,5 × 7 m và có thể đã được đóng bằng các cánh cửa gỗ (Glaize 82). Cổng phía Nam cho đến nay là nơi được thăm viếng thường xuyên nhất, do đây là lối vào chính của khách du lịch.
Tại mỗi góc thành phố là một Prasat Chrung — điện thờ đặt tại góc — được xây dựng bằng sa thạch và để thờ Quán Thế Âm. Các điện thờ này có hình chữ thập với một tháp trung tâm và hướng về phía đông.
Bên trong thành có một hệ thống kênh đào dẫn nước chảy từ phía Đông Bắc tới phía Tây Nam. Khu đất được bao bọc bởi tường thành có thể đã là nơi xây dựng các tòa nhà thế tục của thành phố, nhưng các tòa nhà này đã không còn tồn tại. Khu vực này ngày nay được bao phủ bởi rừng cây.
Trừ đền Bayon, tất cả các di tích chính đều nằm tại phía Tây hoặc phía Đông của Quảng trường Chiến thắng. Tính từ Nam tới Bắc, các di tích này là Baphuon, Sân Voi, Phimeanakas và Cung điện Hoàng gia, Sân Vua Cùi, Tep Pranam và Preah Palilay; ở phía Đông, Prasats Suor Prat, đền Khleang phía Nam, đền Khleang phía Bắc và Preah Pithu.
Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII, và là trung tâm của chương trình xây dựng khổng lồ của ông. Một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã viết về Jayavarman VII như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.
Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Khmer tại địa điểm này. Trước đó 3 thế kỷ, Yashodharapura ở gần đó về phía Tây Bắc đã là thủ đô. Angkor Thom trùm lên một phần của thành phố đó. Các đền thờ nổi tiếng nhất của thời kỳ cổ hơn nằm trong thành phố là Baphuon - ngôi đền quốc gia cũ, và Phimeanakas - ngôi đền đã được nhập vào Cung điện Hoàng gia. Người Khmer đã không phân biệt rõ ràng giữa Angkor Thom và Yashodharapura, thậm chí đến thế kỷ 14, một tấm bia vẫn còn sử dụng tên cũ (Higham 138). Cái tên Angkor Thom — thành phố vĩ đại — đã được sử dụng từ thế kỷ 16.
Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609, khi một du khách phương Tây viết về một thành phố bỏ hoang: "kỳ diệu như Atlantis của Plato" mà có người cho là đã được xây dựng bởi Hoàng đế La Mã Trajan (Higham 140).
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Toàn cảnh đền Parthenon nhìn xuống, bên cạnh là đền Erechtheion. (Nguồn: Internet) |
Trong lịch sử cổ đại, rất nhiều thành phố được lập nên làm thủ phủ cho các đế chế thống trị. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, những trung tâm văn hóa và khu buôn bán sầm uất này bị chôn vùi. Ngày nay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các thành phố có tuổi thọ lâu đời nhất trên thế giới.
Roma là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là comune lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu. Thành phố Roma nằm ở trung tâm vùng phía Tây của bán đảo Ý, tọa lạc tại hợp lưu của sông Aniene vào sông Tiber và thuộc vùng Lazio của nước này. Ngày nay Roma chia thành 2 phần: khu phố cổ & khu đô thị mới. Khu phố cổ vẫn giữ nguyên phế tích xưa.
Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm. Đây là thành phố thủ đô của Vương quốc La Mã, Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên cho tới thế kỷ thứ 7. Từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Roma đã trở thành nơi ngự trị của giáo hoàng, cho đến sau khi sự thống trị của Đế quốc Đông La Mã kết thúc, từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô những lãnh thổ của Giáo hoàng mãi cho đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng hoà Ý.
Sau thời Trung cổ, Roma chịu sự cai trị của các giáo hoàng như Alexander VI và Leo X, những giáo hoàng này đã biến thành phố Roma trở thành một trong những trung tâm lớn của thời kỳ Phục hưng Ý, cùng với Florence. Phiên bản ngày nay của nhà thờ St Peter's đã được xây dựng ở thời điểm này và Michelangelo đã vẽ lên những bức họa ở nhà nguyện Sistine. Các nghệ sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng như Bramante, Bernini và Raphael cũng có thời gian từng ở Roma và đã góp phần cho nền kiến trúc Phục hưng và Baroque.
Trong năm 2007, Roma được xếp thứ 11 trong những thành phố có nhiều du khách viếng thăm nhất thế giới, riêng tại Liên minh châu Âu đứng thứ 3, đồng thời cũng là điểm du lịch thu hút du khách phổ biến nhất ở Ý.Thành phố Roma là một trong những "thương hiệu" thành phố thành công nhất tại châu Âu và trên toàn thế giới, cả về danh tiếng lẫn tài sản. Khu trung tâm mang tính lịch sử của Roma được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới Những di tích và bảo tàng như Bảo tàng Vatican và đấu trường La Mã đều nằm trong danh sách 50 điểm du lịch viếng thăm nhiều nhất thế giới (Bảo tàng Vatican đón tiếp 4,2 triệu du khách du lịch và đấu trường La Mã có 4 triệu khách du lịch hàng năm). GDP của Roma là 97 tỷ euro (khoảng 117 tỷ USD), chiếm 6,7% GDP của Ý. Roma là trung tâm kinh tế hàng đầu và là một trung tâm văn hóa, thương mại, chính trị của Ý.
Theo truyền thuyết, Roma, thủ đô nước Cộng hòa Ý, mảnh đất nằm trên bán đảo Địa Trung Hải hoa lệ. Thành phố này là nơi khởi nguồn của đế quốc La Mã cổ đại, thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng của thế giới.
Roma được bắt đầu xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, đến nay đã có 2.800 năm lịch sử, được loài người tôn vinh như một "thành phố vĩnh hằng".
Roma cổ đại được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau nên còn được gọi là "thành phố 7 quả đồi". Trong thành phố có công trình kiến trúc cổ như quảng trường, nhà thờ, tu viện, hoàng cung, trường đấu mãnh thú, miếu thần, pháo đài cổ, các tượng thần, vòi phun nước...Đến tham quan Roma, du khách sẽ chứng kiến tận mắt các tác phẩm vĩ đại lịch sử này. Cảm giác như đứng trong một viện bảo tàng khổng lồ, do đó Roma còn được du khách gọi là "thành phố bảo tàng". Đôi khi nếu không có xe cộ qua lại, không có các loại hàng tiêu dùng hiện đại bày bán trong quầy kính, du khách sẽ quên mất mình đang sống ở thế kỷ 21, trong một đất nước hiện đại mà gần như có ý nghĩ thay quần áo kỵ sĩ lên xe ngựa cùng đi với các quý bà nhàn hạ dạo chơi trên đường phố. Sẽ rất tuyệt vời nếu đến Roma vào mùa thu. Dưới ánh nắng vàng, du khách có thể dạo bước trên những tuyến phố cổ, nhìn ngắm các đài phun nước, những đàn bồ câu bay lượn xung quanh và những trang phục rực rỡ của người dân nơi đây như tô vẽ thêm nét đẹp và lãng mạn của người Italy.
Quảng trường Venice ở trung tâm thành phố là quảng trường lớn nhất Roma được xây dựng vào năm 1455. Tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi nhà của những người nổi tiếng trước đây ở Roma. Các hoạt động lễ tiết trọng đại như tổng thống Italy tuyên thệ nhậm chức, đón tiếp nguyên thủ nước ngoài đều được tổ chức ở quảng trường Venice. Người Italy gọi quảng trường Venice là: "Diễn đàn tổ quốc" bởi nó tượng trưng cho biểu tượng nước Italy độc lập và thống nhất.
Quảng trường Tây Ban Nha, quảng trường trung tâm du lịch Roma, bao giờ cũng thu hút nhiều khách tham quan nhất. Có người đến để bày tỏ tình cảm với người yêu, người thì lang thang độc tấu đàn nuối tiếc một cuộc tình dang dở. Tại nơi đây, ngôi nhà màu hồng chính là ngôi nhà kỷ niệm của hai nhà thơ nổi tiếng người Anh: John Keats và Percy Byssche Shelley.
Năm 1672, đài phun nước thuyền cổ do Petro thiết kế được xây dựng đối diện với quảng trường Tây Ban Nha và được gọi là "Con thuyền thiên đàng". Trên cột trụ La Mã ở gần con thuyền thiên đàng điêu khắc nhiều nhân vật trong Kinh thánh. Hằng năm vào dịp Noel, nơi đây lại diễn ra các hoạt động tế lễ trang trọng của giáo hội. Gần quảng trường Tây Ban Nha còn có nhà thờ Tam vi nhất thể, nơi có tháp chuông xây bằng đá trông rất uy nghi và hoành tráng.
Kiến trúc của Roma trong nhiều thế kỷ đã rất phát triển, đặc biệt là từ phong cách cổ điển và phong cách Đế quốc La Mã chuyển sang phong cách kiến trúc phát xít hiện đại. Trong một thời gian, Roma đã từng là trung tâm kiến trúc cổ điển chính của thế giới, phát triển những dạng thức kiến trúc mới như các loại vòm và mái vòm. Phong cách kiến trúc Romanesque trong thế kỷ 11, 12 và 13 cũng được áp dụng rộng rãi trong kiến trúc La Mã, sau đó thành phố trở thành một trong những trung tâm kiến trúc Phục Hưng và Baroque chính.Một trong những biểu tượng của Roma là Đấu trường La Mã (xây dựng từ năm 70-80 trước Công nguyên), một khán đài vòng cung ngoài trời lớn nhất từng được xây dựng trong Đế chế La Mã. Sức chứa ban đầu của khán đài là 60.000 khán giả, và không gian này được sử dụng cho những cuộc tranh tài của các võ sĩ giác đấu. Các di tích và địa điểm nổi tiếng của La Mã cổ đại bao gồm Hội trường La Mã (Roman Forum), tòa nhà Domus Aurea, đền Pantheon, Cột Trajan, Chợ Trajan, hầm mộ , sân vận động Massimo, nhà tắm công cộng Terme di Caracalla, Lâu đài các Thiên thần, Lăng mộ Augustus, Pacis Ara, Khải hoàn môn Costantino, Kim tự tháp Cestius và bức tượng khắc Bocca della Verità.
Tuy thường ít được chú ý đến nhưng di sản thời Trung cổ của Roma là một trong những di sản lớn nhất tại các thành phố của Ý. Basilicas có niên đại từ Buổi Ban đầu trong Thiên Chúa giáo, bao gồm Santa Maria Maggiore và San Paolo Fuori le Mura (sau này đã được đại trùng tu lại vào thế kỷ 19). Cả hai tòa nhà đều được chạm khắc những họa tiết trang trí tinh vi mang giá trị thẩm mỹ cao từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Phong cách nghệ thuật tranh tường và nghệ thuật khảm thời Trung cổ đáng chú ý khác cũng có thể được tìm thấy trong các nhà thờ như Basilica di Santa Maria in Trastevere, Santi Quattro Coronati và Santa Prassede. Những công trình không theo giáo hội nào gồm một lượng lớn tháp, trong đó lớn nhất là tháp Milizie và Conti. Cả hai đều nằm kế Hội trường La Mã và cầu thang lớn dẫn đến nhà thờ Basilica di Santa Maria in Ara coeli.
Phục Hưng và BaroqueRoma là một trung tâm về thời kỳ Phục Hưng lớn trên thế giới, chỉ đứng sau Florence, và là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong trào Phục Hưng. Giai đoạn này có một kiệt tác của kiến trúc Phục hưng ở Roma là Quảng trường Piazza del Campidoglio do Michelangelo thiết kế. Cũng ở thời điểm này, các gia đình quý tộc lớn của Roma thường xây dựng những nơi ở sang trọng như cung điện Palazzo del Quirinale (nay là trụ sở của Tổng thống Cộng hòa Ý), cung điện Venezia, Farnese, Barberini, Chigi (hiện nay là nơi ở của Thủ tướng Chính phủ), cung điện Spada, Cancelleria và dinh thự Farnesina.
Trier,Đức:
Alexandria:
Tây An, TQ:
Babylon: