Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Tản mạn chuyện Xây dựng(86)

Dạo sau này, người ta nói nhiều đến ..."green" home nhưng ít ai hiểu rõ "green" home là gì? Xin mời xem "green" home ở Mỹ ra sao?
Oldest

1Oldest "green" home

Could this solar-powered home possibly be the oldest "green" home in the US? What makes Shel Horowitz's green home extreme is its age - the home was built in 1743, the year Thomas Jefferson was born. Evidence suggests that the home was built almost entirely from local wood found on or near the property. Horowitz added a solar hot-water system in 2001, and a photovoltaic system in 2004.

Dome desert home

2Dome desert home

This homeowner will be putting guests up in planet-friendly style in this gorgeously green guest home! Finished this year to complement the geodesic dome architecture of the main residence of this North Scottsdale estate, the guest house was built from the ground up with green architecture and an organic-themed interior design throughout. The main residence features aluminum panels that were manufactured by StarNet, the same company that manufactured panels used at Epcot Center in Orlando and Paris Paris in Las Vegas. The challenge was to bring in a guest home that matched the interior of this extremely forward-thinking architecture. The homeowner wanted a design that brought the desert outdoors in and celebrated conservation, a growing trend not only in Arizona but nationwide.

Net zero home

3Net-zero home

Powered by the wind, this new home in Cocoa, Florida, was built in January 2011 by the team at Extreme Makeover: Home Edition and is owned by the Hurston Family. This eco-friendly home not only features solar panels but boasts Urban Green Energy's eddyGT vertical axis wind turbine, as well as other planet-friendly fixtures. Wind is now the most affordable form of clean energy, and the Hurston family is reaping the benefits of having their own wind turbine installed on their property.

EcoVillage at Ithaca

4EcoVillage at Ithaca

They say it takes a village ... and EcoVillage at Ithaca, located in the Finger Lakes region of upstate New York, is setting the trend for suburban living. At the core, EcoVillage at Ithaca, an intentional community, seeks to provide a healthy, socially rich lifestyle, while minimizing its ecological impact. It consists of three co-housing neighborhoods (Frog, Song and Tree), where the focus is on living simply and working together as a community. To improve overall sustainability, the three diverse neighborhoods include a variety of ecological responsible choices in design and function: passive solar and other alternative energy sources including photovoltaics, water-saving storage such as rainwater collection, and sustainably produced non-toxic materials.

Off-the-grid home

5Off-the-grid home

A 5,000-square-foot home that's not connected to any power lines? Is that possible in this day and age? Paul Spencer and his family certainly thought so - and went ahead and built an exceptional green home outside of Aspen, Colorado. This 100 percent off-the-grid, sustainable home is heated by the solar energy (both passive and active) and powered by solar and wind. Now a pioneer in the field, Spencer is helping others design and create their own sustainable homes, which is certainly the way of the future.

Earthships

6Earthships

Magnificent and unique inside and out, you'd never guess by looking at this home that at the heart of its structure are used rubber tires and pop cans! Truly radical in design, Earthships are taking recycled materials to a new level by creating gorgeous homes that are earth-friendly and sustainable. The building method behind Earthships is called Biotecture, which is based on the work of principal architect Michael Reynolds. What makes this innovative new building method stand out is that Earthships can effectively be built globally, in any climate, providing anyone with what they need to survive - and, yes, thrive!
Vậy Kiến Trúc Xanh là gì?

Khái niệm “kiến trúc xanh”, hay gọi cách khác là “kiến trúc bền vững” (sustainable building), được dùng để đề cập đến công tác kiến tạo các công trình kiến trúc và sử dụng những phương pháp mang tính thân thiện với môi trường tính hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “đời sống” của công trình: từ thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, cải tạo cho đến tháo dỡ. Khái niệm này được mở rộng và bổ sung thêm vào những mục tiêu của công tác thiết kế xây dựng truyền thống là kinh tế, hữu dụng, kiên cố và tiện nghi.
Mặc dù con người không ngừng phát triển những kỹ thuật mới để tăng cường cho công tác kiến tạo các công trình xanh, mục tiêu chính của kiến trúc xanh vẫn là xoay quanh vấn đề giảm các xung đột chính giữa môi trường xây dựng nhân tạo với sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên, bằng các cách:
-Sử dụng một cách có hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác.
-Bảo vệ sức khỏe của người sử dụng công trình và tăng sức sản xuất của nhân lực.
-Giảm chất thải, ô nhiễm và sự suy thoái của môi trường.
Có một khái niệm tương tự là “kiến trúc tự nhiên” (natural building), thường dùng để nói đến những trường hợp công trình quy mô nhỏ hơn và thiên về hướng sử dụng các vật liệu nguồn gốc tự nhiên thường có sẵn tại địa phương.
KIẾN TRÚC XANH KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ TRỒNG CÂY XANH TRONG CÔNG TRÌNH NHƯ NHIỀU NGƯỜI NHẦM TƯỞNG.CẦN PHẢI KẾT HỢP NHIỀU BỘ MÔN: (KTS, KS CƠ KHÍ, KS VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, KS NƯỚC, CÁC NHÀ QUẢN LÝ,NHÀ TƯ VẤN VỀ VẬT LIỆU,….)
ĐỂ XÂY DỰNG MỘT CÔNG TRÌNH XANH CẦN ĐẠT CÁC TIÊU CHÍ VỀ:
+ NĂNG LƯỢNG VÀ KHÔNG KHÍ (TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH MỘT CÁCH ÍT NHẤT) _ ENERGY AND ATMOSPHERE
+ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC - WATER EFFICIENCY
+ TÍNH BỀN VỮNG ĐẾN KHU ĐẤT XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH- SITE PLAN SUSTAINABILITY AND ENVIRONMENT
+ NGUỒN VẬT LIỆU XÂY DỰNG_ SUSTAINABLE MATERIAL
+ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG_ INDOOR AIR QUALITY
+ SỰ THAY ĐỔI, PHÁT TRIỂN- INNOVATION
CÁC BIỆN PHÁP CÓ THỂ DÙNG ĐỂ ĐẠT NHỮNG TIÊU CHÍ TRÊN NHƯ SAU:
1. + DÙNG ĐIỆN TÁI CHẾ, NĂNG LƯỢNG ĐIỆN MẶT TRỜI, NL GIÓ
+ TĂNG DIỆN TÍCH Ở, BỐ TRÍ THÔNG GIÓ, LẤY SÁNG TỰ NHIÊN, CÓ THỂ DÙNG THÔNG GIÓ XUYÊN PHÒNG, THÔNG GIÓ THEO GIẾNG TRỜI (THEO HIỆN TƯỢNG ĐỐI LƯU)…
+ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHE CHẮN NẮNG NHƯ DÙNG TẤM LOUVER- DOUBLE FAÇADE (SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG ĐỐI LƯU ĐỂ THÔNG GIÓ, ĐỒNG THỜI GIẢM NHIỆT LƯỢNG TỪ MẶT TRỜI )
2. SỬ DỤNG HỆ THỐNG TOILET DÙNG IT NƯỚC (LOW FLUSH WATER)
3. BỐ TRÍ CẢNH QUAN, CÂY XANH, MẶT NƯỚC PHÙ HỢP VỚI KHÍ HẬU, VỚI HÀ NỘI LÀ HƯỚNG ĐÔNG NAM, TẤM LOUVER LÀ 45 DO -50DO THEO NGHIEN CUU CỦA NGUYỄN NGỌC TÚ ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TAI HỘI THẢO KTXANH QUỐC TẾ TỔ CHỨC TẠI TAIPEI :d
4. VẬT LIỆU : + GỖ LẤY TỪ NGUỒN THƯỜNG XUYÊN TÁI TRỒNG RỪNG CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ GỖ LẬU
+ THÉP LÀ VL TÁI CHẾ ĐƯỢC
+ BÊ TÔNG CHƯNG ÁP AAC: DÙNG 1 TẤN NGUYÊN LIỆU - 5 TẤN …
5. SỬ DỤNG Hệ thống điều hoà không khí trung tâm kiểu VRV sử dụng biến tần (Variable Refrigeration Volume), Hệ thống điều hoà không khí trung tâm làm lạnh nước (hệ Water cooling system, water chiller), HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TẢN NHIỆT DÙNG NHIỀU Ở MỸ NHƯ (RADIANT COOLING CEILING)
Tre: người VN không lạ gì cây tre nhưng dân Tây thì bây giờ khoái Tre và thích xài Tre nhiều hơn nên họ tìm hiểu (study & research) rồi sử dụng tre trong kienê trúc và đời sống. Mời bạn đọc chơi 1 bài viết vềTre:
Bamboo Kitchen

ALL ABOUT BAMBOO

dialoose_1232730673_cay-tre-va-tai-loc-truong-ky
According to the American Bamboo Society, bamboo is simply grass that varies in height from dwarf plants (1 foot) to giant tree-like timbers potentially growing more than 100 feet tall. Depending on the soil and climatic conditions, the more than 1,2000 species worldwide range from firm to soft, growing anywhere from tropical jungles to cold mountainsides. Bamboos are native to South and Southeast Asia and also grow in Northern Australia, parts of India and the Sub-Saharan Africa, continental Europe, and the Americas, from the Mid-Atlantic United States to Argentina and Chile.
Bamboo Furniture Design PhotoBamboo Furniture Design ImageOne of the most appealing benefits of bamboo is that it does not require replanting after harvesting due to its continually growing and extensive root system, making it a rapidly renewable, natural resource. In fact, bamboo can grow up to 2 ft per day and can be harvested every three to five years, much quicker than most trees.

BAMBOO IN THE KITCHEN

Bamboo Kitchen With Bamboo Cabinets
Totally Bamboo, a premier manufacturer for bamboo houseware products, is most notably known for making the world's first bamboo cutting board, in addition to plates, bowls and a variety of other products.
The eco-conscious company claims, "Bamboo is 16% harder than maple wood, 1/3 lighter in weight than oak, yet in some instances as strong as steel," making it a very sought-after material for manufacturing durable products without depleting nature's resources faster than they can be produced. Also, check out this amazing bamboo countertop to spruce up your kitchen!(http://www.lagunabamboo.com/site/home.htm)

BAMBOO FLOORING

a.k.a. Green , an eco-friendly building center, warns people that not all bamboo is created equal and to be picky about whom you purchase your bamboo flooring from, as low-quality products can split, warp or de-laminate. According to their website, bamboo flooring costs begin at $5.49 per square foot and the product comes in two native colors – natural and amber – and three different patterns: horizontal, vertical and strand. Unfinished bamboo flooring can also be stained to other colors.smith and fong plyboo flooring photo
bamboo hardwoods fsc certified bamboo flooring photoSo, where can you use bamboo flooring? a.k.a. Green suggests using this hardwood surface in living and sleeping spaces, and kitchens. It may be used in bathrooms but only with extreme care, and the proper installation and finish.

BAMBOO SINKS

bamboofeatured1 Eco Friendly Bamboo Sinks
This uniquely crafted bamboo bathroom sink is available only at ModernDanish.com!
Add new tag, Artesian Sinks, bamboo, bathroom sinks, eco-friendly, KBIS, sinks, vessel sinks
artesian-s-sustainable-sinks-bamboo-for-the-bath-large
artesian-s-sustainable-sinks-bamboo-for-the-bath-large2
If you want to add some bamboo to your bathroom but aren't quite brave enough to change the flooring, check out this bamboo sink. It's sealed with waterproof polyurethane for more maintenance-free décor.

BAMBOO FURNITURE

Bamboo Furniture DesignBamboo furniture is perfect for the family that's hard on furniture because of its strength and durability. From lamps to chairs to beds and more, check out the Original Bamboo Factory for unique homemade Jamaican bamboo furniture. Complete your room's look with natural bamboo blinds.Bamboo Furniture Design Picture

BAMBOO PLANTS

hinh%20cay%20tre
To add feng shui to your house, purchase some lucky bamboo. The best part of this curly plant, besides its unique look, is that it is extremely easy to care for. Keep the vase filled with bottled or purified water, add a few Green Green plant food drops every-so-often, and voila – you've added green to your space! Just remember to buy arrangements with an odd number of stalks per cultural tradition.
Bây giờ xin mời bà con đọc 2 bài viết của 2 chuyên gia VN về "Kiến trúc xanh của TK 21"
Kiến trúc xanh của TK 21: Văn hóa kiến trúc Việt Nam = Kiến trúc xanh của TK 21 + Văn hóa kiến trúc nhiệt đới nóng & ẩm + các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Để đánh giá mức độ các công trình kiến trúc Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các tiêu chí "công trình xanh" hiện đại mà nhiều nước áp dụng, nhưng cần cụ thể hóa theo điều kiện khí hậu các vùng, miền Việt Nam.
  • nh bên : Khu du lịch Sài Gòn - Mũi Né
Kiến trúc thế kỷ 21: kiến trúc bền vững

Ðã gần một thập kỷ chúng ta bước vào thế kỷ 21, đã qua một thế kỷ với nhiều tiến bộ vượt bậc về tăng trưởng kinh tế, về mức sống của người dân, về tốc độ đô thị hóa và đặc biệt về khoa học - công nghệ, nhưng vì thế cũng song hành với nhiều nỗi lo, mà lớn nhất là sự nóng lên của Trái đất, sự thoái hóa các hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần. Ðòi hỏi cấp bách của Thế kỷ mới đối với toàn nhân loại là biết sống một cách khôn ngoan, không tham lam, ích kỷ, sống vì hậu thế. Ðó là cách ứng xử văn minh, nhân đạo. Vì lẽ đó, ngành xây dựng thế giới đang hành động theo hướng “Công trình xanh/ Green Building”, với nội dung:
  1. Bảo tồn sinh thái, bảo đảm đa dạng sinh học
  2. Bảo vệ môi tr­ường: khí quyển, đất, nư­ớc
  3. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là n­ước, dầu hoả, than đá.
  4. Sử dụng năng l­ượng có hiệu quả, phát triển sử dụng năng lượng thiên nhiênvà năng lượng tái tạo.
  5. Môi trường vệ sinh và sức khỏe cho con người.
Một trong những vấn đề lớn của nước ta trong Thế kỷ 21 là Ðô thị hoá, làm cho mật độ dân cư tập trung tăng lên, tài nguyên, năng lượng tiêu thụ nhiều hơn, cung cấp nhiều hơn và chất thải cũng tăng lên, sưc ép môi trường (không khí, đất, nước) quá mức. Ðô thị hoá thu hẹp đất cây xanh, đuổi xa các loài sinh vật. Môi trường tự nhiên bị pha vỡ, con người sống giàu sang hơn, nhưng cô độc với muôn loài.
Nhà cao tầng là một giải pháp tất yếu và hữu hiệu, để cho con người có dư đất làm “chỗ thở”, nơi thư dãn trong “Phố phường chật hẹp, người đông đúc”, nhưng nó lại là nguyên nhân chính làm tăng “Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị/ Urban heat Island Effect”, làm nóng môi trường đô thị, tăng sử dụng năng lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
Ði cùng với sự phát triển của xã hội, thế kỷ qua đã lần lượt xuất hiện các xu hướng kiến trúc lớn sau đây:
  1. Kiến trúc khí hậu, Kiến trúc sinh khí hậu (Climatic Architecture, Bioclimatic Architecture) nhấn mạnh sự thích ứng kiến trúc với khí hậu bản địa, tạo môi trường khí hậu trong nhà, nơi ở tiện nghi cho con người.
  2. Kiến trúc môi trường (Environmental Architecture), đòi hỏi công trình kiến trúc phải giảm áp lực lên môi trường, giảm và xử lý chất thải, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
  3. Kiến trúc sinh thái (Ecological Architecture), đòi hỏi kiến trúc phải không gây hoặc giảm tối thiểu ảnh hưởng tới hệ sinh thái, bảo đảm đa dạng sinh học.
  4. Kiến trúc có hiệu quả năng lượng (Energy - Efficient Architecture) đòi hỏi công trình kiến trúc phải sử dụng tối đa năng lượng thiên nhiên, giảm tối đa năng lượng hóa thạch bằng các chiến lược/ giải pháp kiến trúc (kiến trúc thụ động) hoặc công nghệ (kiến trúc chủ động).
  5. Kiến trúc thích ứng/ mềm dẻo (Adaptable Architecture). Công nghệ đang tiến nhanh đến mức không thể dự báo chính xác được. Vì vậy công trình kiến trúc phải làm sao không cần phá dỡ, chỉ cần cải tạo (càng ít càng tốt) là đáp ứng được.
Chính vì vậy Kiến trúc Thế kỷ 21 theo đuổi là Kiến trúc bền vững / Kiến trúc xanh” (Sustainable Architecture / Green Architecture), đó là lĩnh vực kiến trúc bao trùm các xu hướng kiến trúc nêu trên, như mô hình giới thiệu trên hình bên. "Kiến trúc bền vững / Kiến trúc xanh” chính là kiến trúc đáp ứng được sự “Phát triển bền vững/ Sustainable Development” của nhân loại và là cách ứng xử có văn hóa của những người thiết kế đối với sự biến đổi khí hậu Trái đất.
  • Ảnh bên : Mô hình Kiến trúc bền vững / Kiến trúc xanh (Tác giả đề xuất năm 2008)
Xin nhấn mạnh rằng, trong mô hình này, kiến trúc khí hậu - thích ứng với khí hậu - được đặt ở giữa, như là cái nhân của Kiến trúc bền vững, bởi lẽ khi kiến trúc thích ứng nhất với khí hậu, thiên nhiên thì sẽ giảm bớt tiêu thụ năng lượng nhân tạo trong xây dựng và vận hành (KT hiệu quả năng lượng), thân thiện với môi trường (KT môi trường), tạo thuận lợi cho phát triển các hệ sinh thái (KT sinh thái), tiên nghi và sức khoẻ cho con người (KT sinh khí hậu).
Kiến trúc truyền thống / dân tộc
Nguồn gốc của kiến trúc truyền thống :

Ðã có nhiều nghiên cứu, bài viết về Kiến trúc truyền thống/ dân tộc Việt Nam, nhưng để chỉ ra cụ thể “Bản sắc Kiến trúc dân tộc Việt Nam là gì (?)” khó đạt được đồng thuận cao. Một vài người cho rằng phải có mái ngói, mái cong mới là kiến trúc VN, hay kiến trúc nho nhỏ, xinh xinh như Thành phố Bắc Ninh hiện nay đậm chất VN hơn ?

Và trong kiến trúc hiện đại hôm nay, đặc biệt trong nhà cao tầng có thể áp dụng những gì từ Kiến trúc truyền thống / dân tộc ?

Giống như mọi nơi trên thế giới, kiến trúc truyền thống VN bắt nguồn từ điều kiện thiên nhiên, khí hậu, (nhiệt đới, ẩm ướt, gió mùa, gần biển), lao động (nông nghiệp), phong tục, tập quán, văn hoá (lúa nước á đông), tín ngưỡng (Phật giáo, Nho giáo), trên cơ sở của một nền kinh tế (nghèo), khoa học công nghệ (thủ công, lạc hậu) được con người vận dụng khéo léo, thông minh, sáng tạo, độc đáo và được nhiều người, nhiều thế hệ bắt chước, noi theo.

Trong đó hai yếu tố quyết định nhất “phong cách kiến trúc” (architectural style) là khí hậu, thiên nhiên và công nghệ xây dựng.

Công nghệ xây dựng Việt Nam nhiều thế kỷ qua là quá lạc hậu, thô sơ, còn hiện nay, dù đang xây dựng nhà 20- 30 tầng thì tường bao che vẫn chủ yếu là gạch nung.

Khí hậu VN, do lãnh thổ nằm trọn trong vùng nội chí tuyến và trên bờ biển Ðông, nên nói chung là nóng và ẩm ướt, nhiều mưa, có nhiều loại gió mùa, thời tiết nhiều biến động (mưa lớn, mưa dai dẳng, bão, mưa kèm theo gió lớn nên góc tạt lớn, lốc xoáy,..). Ban ngày không quá nóng, ban đêm mát mẻ, con người thích hoạt động ngoài trời, nhất là ban đêm. Gió từ biến thổi vào mát mẻ mà ẩm ướt, cây cối, động vật phát triển, từ nấm mốc, vi khuẩn tới những loài to lớn chỉ có ở vùng nhiệt đới.

Đình làng
Lại do lãnh thổ VN tuy không lớn nhưng kéo dài tới 15 vĩ độ (2000 - 3000 km), cùng với địa hình thay đổi nên khí hậu tuy vẫn là nhiệt đới & ẩm nhưng khá đa dạng:

Miền Bắc: với môi trường (MT) hoạt động theo kiểu Chí tuyến, lại chịu ảnh hưởng của gió lạnh cực đới nên có hai mùa nóng / lạnh theo kiểu khí hậu ôn đới. Gió có tính hướng rõ rệt.

Miền Nam với MT hoạt động theo kiểu Xích đạo, không còn ảnh hưởng của gió lạnh cực đới nên chỉ có một mùa nóng quanh năm, nhưng nhờ có biển nên nhiệt độ không quá cao. Gió mát và không còn tính hướng rõ rệt.

Miền Trung, hẹp mà kéo dài theo bờ biển nên khí hậu có tính chuyển tiếp từ Bắc vào Nam. Ðặc biệt do ảnh hưởng của Phơn Trường Sơn tạo ra một thời tiết khô nóng (không phải là khí hậu khô nóng) rất độc đáo.

Ngoài ra các vùng núi cao, hải đảo khí hậu cũng có những nét riêng biệt.

Những đặc điểm này được phản ánh rõ rệt trong Kiến trúc truyền thống Việt Nam, nhất là nhà ở nông thôn, có thể chia thành 3 hướng chính:
  1. Phù hợp/ thích ứng khí hậu trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, thô sơ.
  2. Xuất phát tùe lao động, văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo, nếp sống.
  3. Sáng tạo theo thẩm mỹ Á đông.
Dưới đây chỉ phân tích vài ví dụ :

(1) Nhà thấp / Tầng thấp (2m - 2,5 ít khi đạt 3m), người cao quá khổ vào nhà có khi phải khom người. Thật ra tâm lý người Việt là “Nhà cao cửa rộng”. Nhà thấp là bắt buộc để chống bão, gió lốc dễ dàng.

(2) Hiên nhiều, rộng, mái đua lớn, nhiều không gian nửa kín / nửa hở. Ðây là một sáng tạo rất phù hợp khí hậu nuớc ta. Hiên để đón gió mát, ngồi uống trà, tiếp khách, ban ngày che bớt bức xạ mặt trời, không cho chiếu trực tiếp lên tường nhà làm nóng phòng, giảm tạt mưa. Ðó là không gian chuyển tiếp trong / ngoài. Ðang phơi lúa, ngô, gặp mưa giông, hiên là nơi trung chuyển. Ngoài hiên có thể treo lồng chim, giò hoa, đặt chậu hoa và cả phơi phóng những ngày mưa dầm. Người Nhật gọi hiên là “không gian năng lượng Zero”, hoàn toàn sử dụng năng lượng tự nhiên, nên luôn tìm cách mở rộng nó. Trong khi đó phần lớn nhà ở cao tầng nước ta ngày nay cắt bỏ đến tối thiểu không gian này!


(3) Hư­ớng nhà chủ yếu để đón gió mát, có xét đến “thế đất” và “phong- thuỷ” (theo điều tra của chúng tôi về nhà nông thôn Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, tỷ lệ theo phong thuỷ chỉ chiếm 15-20%). Câu “Lấy vợ Ðàn bà (hay hiền hòa), làm nhà hướng Nam” không chỉ đúng cho toàn Việt Nam, mà cho cả vùng nhiệt đới, thậm chí cả vùng lạnh vĩ độ cao, tuy mục đích có thể trái ngược (nơi đó họ quan tâm đón BXMT sưởi ấm nhà), đặc biệt đúng hơn cho miền Bắc. Miền Nam và miền biển có thể thay đổi. Nhà ở miền Trung hay có hướng đông, quay ra biển để đón gió mát ban ngày thổi từ biển vào (gió Breeze), tuy phải chịu cả nắng hướng Tây: “nắng có thể che được, nhưng gió không đón là mất”. Nhưng nhà cao tầng mà quay lưng về Tây với diện tích lớn thì bất lợi, cần có giải pháp.

(4) Nhà ở dân gian Việt Nam đã quen sử dụng nhiều loại kết cấu che nắng, thậm chí có cả “kết cấu di động” như các tấm liếp, tấm dại, dàn cây. Những mặt nhà phẳng, nhẵn, phơi nắng không phải là “phong cách Việt Nam”, nhưng ngày nay lại thấy khá phổ biến trong các kiểu nhà cao tầng!

(5) Nhiều cây xanh, cây leo phát triển cả bốn mùa. Thú chơi hoa, chơi cây cảnh có từ lâu đời, ai cũng mê thích. Gần như mọi nhà Việt nam đều có không gian này. Nhưng trong nhà ở cao tầng, không gian này chỉ còn tối thiểu!

(6) Mỗi làng, mỗi xóm đều có “nhà làng” để làm nơi hội họp, gặp gỡ láng giềng, bạn bè, hoặc bàn việc chung. Các cụ có nơi uống nước, đánh cờ, bàn thế sự, trẻ em chơi đùa, trai gái tâm sự. Ðây cũng là phong tục á đông. Người Nhật nói rằng “Mỗi lần gặp gỡ là một lần nạp thêm năng lượng”. Phân tích này rất sâu sắc, nhân văn: đón một cái bắt tay, nhận một nụ cười, ấm lòng nhiều lắm. Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa lớn về tiện nghi môi trường, chất lượng cuộc sống và có hiệu quả năng lượng.Thế mà trong nhà ở cao tầng, kể cả “nhà ở chất lượng cao” đều thiếu vắng không gian này, đáng tiếc làm sao!

Văn hoá Kiến trúc việt nam Thế kỷ 21 ?

Khái niệm: Văn hoá kiến trúc / Architectural culture ?

Thuật ngữ Văn hóa kiến trúc không phải là mới, đã xuất hiện từ nhiều năm, nhưng tôi muốn được hiểu đầy đủ về nó.

Văn hoá kiến trúc là cách thực hành kiến trúc / ứng xử kiến trúc (đề ra các chiến lược, giải pháp thiết kế, các lựa chọn vật liệu, cấu tạo...) một cách khôn ngoan, có kiến thức, thông minh, sáng tạo thích hợp với khí hậu, thiên nhiên, công nghệ hiện đại và con ng­ười bản xứ.

Người ta đã nói đến:
  • Văn hoá kiến trúc giá lạnh (Frigid Architectural Culture):
Là văn hoá kiến trúc của vùng vĩ độ cao (Âu, Mỹ), khí hậu lạnh giá, ở đó để bảo đảm tiện nghi sống cho con ngưòi thì yêu cầu sư­ởi ấm là quan trọng nhất.

Một số giái pháp kiến trúc của Văn hoá kiến trúc giá lạnh là:

- Hình dạng toà nhà phẳng, nhẵn, nhiều kính, nhất là mái kính nằm ngang để lấy BXMT s­ởi ấm nhà, lấy ánh sáng tự nhiên.
- Nhà hợp khối, t­ường dày để giữ nhiệt.
- Cửa nhiều lớp, kín để giảm mất nhiệt. Khi công nghệ còn kém, cửa thường mở ít diện tích. Ngày nay khi xuất hiện các loại kính nhiều lớp, kính cách nhiệt, cửa sổ được mở rộng có thể hết cả mặt nhà. Nếu quá dư thừa ánh sáng, thì dùng rèm, mành che bớt từ phía trong, mà vẫn lấy được nhiệt cho nhà theo “Hiệu ứng nhà kính” (BXMT sóng ngắn được bẫy vào nhà, cửa đóng không thoát ra được).
Nếu người thiết kế áp dụng các giải pháp này vào vùng nhiệt đới một cách máy móc, không phân tích sâu sắc thì công trình sẽ tiêu thụ nhiều năng lư­ợng, không những phải sử dụng hệ thống ÐHKK, mà hệ thống này còn phải vận hành với công suất cao.
  • Văn hoá kiến trúc nhiệt đới / cận nhiệt đới (Tropical / Subtropical Architectural Culture):
Là văn hoá kiến trúc của vùng vĩ độ thấp, vùng nội chí tuyến. Do sự chi phối của hoạt động Mặt trời, khí hậu nóng gần như quanh năm. Lại được chia thành:
Văn hoá kiến trúc nhiệt đới / cận nhiệt đới nóng & ẩm ướt, và
Văn hoá kiến trúc nhiệt đới / cận nhiệt đới nóng & khô,
Ở đây để bảo đảm tiện nghi sống cho con người thì yêu cầu làm mát là quan trọng nhất, nhưng các chiến lược và giải pháp kiến trúc thậm chí lại trái ngược nhau.
Dưới đây chỉ đề cập Văn hoá kiến trúc nhiệt đới / cận nhiệt đới nóng & ẩm ướt, xuất hiện ở những lãnh thổ nằm gần biển như Việt Nam.
Những giải pháp kiến trúc thường thấy trong Văn hoá kiến trúc nhiệt đới / cận nhiệt đới nóng & ẩm ướt là:
- Mặt nhà thường lồi / lõm, sáng / tối để giảm bớt diện tích phơi nắng, giảm nhận nhiệt của BXMT.
- Trên cửa sổ phải có kết cấu che nắng. Tường ngoài bằng kính có thể lớn hay nhỏ, nhưng cần có che nắng hoặc giải pháp giảm BXMT trực tiếp vào nhà.
- Nhiều cây xanh chung quanh nhà, trên mặt đứng nhà, trên mái nhà, vừa là bộ lọc không khí, cung cấp Oxy, vừa che nắng, giảm bớt nhiệt độ và chói loá.
- Vỏ ngoài thoáng hở để đón được nhiều không khí mát mẻ, trong lành từ biển, từ rừng cây thổi tới. Không gian phân tán hoà nhập vào thiên nhiên,
- Tính ph­ương h­ướng của nhà có vai trò hết sức quan trọng, xét đến BXMT, hư­ớng gió (mát, nóng hoặc lạnh).
Văn hoá Kiến trúc Việt Nam
Theo phân tích ở trên có thể định nghĩa Văn hoá kiến trúc Việt Nam theo Công thức (a) sau đây:
Văn hoá Kiến trúc Việt Nam = (1) Kiến trúc bền vững / xanh của TK 21
+ (2) Văn hoá kiến trúc nhiệt đới / cận nhiệt đới nóng & ẩm

+ (3) Kết hợp với các giá trị kiến trúc truyền thống / dân tộc Việt Nam.
Ðể đánh giá mức độ các công trình kiến trúc thực hành theo Văn hóa kiến trúc Việt nam, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các tiêu chí “Công trình xanh” hiện đại mà nhiều nước đang áp dụng như đã nêu ở phần thứ nhất, nhưng cần cụ thể hóa theo điều kiện khí hậu các miền/ vùng Việt nam. Phần cần thêm vào là những bắt buộc áp dụng hoặc sáng tạo được đúc rút từ kiến trúc truyền thống / dân tộc. Dưới đây xin đưa ra một vài suy nghĩ để người thiết kế và quản lý xây dựng tham khảo.
1 - Vỏ nhà là Bộ lọc khí hậu :
Vỏ nhà là kết cấu phân cách không gian trong và ngoài nhà. Không khí, ánh sáng, nhiệt muốn xâm nhập vào nhà phải đi qua vỏ nhà. Vỏ nhà có thể làm thiên nhiên thuận lợi bên ngoài tự do tràn vào nhà, có thể làm giảm / triệt tiêu tác dụng xấu của chúng, nhưng lại cũng có thể làm cho chúng trở nên trầm trọng hơn!
Vỏ nhà còn ngăn cản “tầm nhìn” từ trong nhà ra ngoài, mà “Công trình xanh” nhiều nước trên thế giới coi là một tiêu chí đánh giá.
Nhiệm vụ của người thiết kế là tạo ra một bộ lọc - vỏ nhà tốt cho công trình. Cụ thể là:
  • Ðón nhiều khí hậu / thiên nhiên thuận lợi, mát mẻ, dễ chịu. vào nhà.
  • Cải tạo/ Giảm bớt bất lợi của tự nhiên: (nóng, lạnh, quá ẩm, quá khô, quá sáng / chói, gió mạnh, mư­a lớn, ồn ào, bụi bặm, hôi hám, khó chịu).
  • Giảm bớt sử dụng thiết bị, môi trư­ờng nhân tạo.
  • Tạo môi trư­ờng khí hậu tốt nhất cho sức khoẻ con ngư­ời, sinh vật trong nhà, trong vùng.
2 - Vỏ nhà thể hiện “Phong cách kiến trúc” (architectural style) khu vực :
Ấn tượng đầu tiên về một công trình kiến trúc là từ vỏ nhà. Nếu muốn đưa thêm vào vỏ nhà những chi tiết sáng tạo thẩm mỹ truyền thống/ dân tộc, thì phải gắn kết một cách nhuần nhuyễn, không khiên cưỡng và đặc biệt không nên coi đó là tiêu chí đánh giá kiến trúc truyền thống (chỉ là sáng tạo thẩm mỹ).
Ðể vỏ nhà trong kiến trúc Việt Nam có thể / phải đáp ứng được công thức (a) cần nhiều sáng tạo thông minh của người thiết kế từ lúc sản xuất vật liệu, đến quy hoạch, kiến trúc công trình, thiết kế cấu tạo, chi tiết, cảnh quan chiều đứng, từ vị trí, hình dạng, phương hướng... Những biểu hiện sau đây là có tính đặc trưng.
(1) Giảm diện tích vỏ nhà phơi nắng: vỏ nhà mở, đón gió tự nhiên, không nhẵn, phẳng, có lồi / lõm, sáng / tối. Vỏ nhà phẳng, sáng, chói sẽ không phải là nhà vùng nhiệt đới.



Ảnh : So sánh các công trình xây dựng ở Việt Nam (trên) và ở Singapore, Ðài Loan (dưới)
(2) Hình dạng nhà, mặt bằng nhà, hướng nhà hợp lý.
KTS. Ken Yeang (Malaysia) nói rất sâu sắc rằng: “Mặt trời 4 hướng khác nhau, tại sao ngôi nhà 4 hướng lại giống nhau?”.
Vậy là, nhà hình tròn, hình vuông 4 mặt giống nhau sẽ không phải là nhà của vùng nhiệt đới. Nhưng mặt bằng nhà hình chữ nhật, hướng đông/ tây cũng không thích hợp với vùng nhiệt đới.
(3) Trên vỏ nhà thấy nhiều hiên, ban công, vừa che / giảm BXMT, vừa thoáng gió.
  • Với nhà ở: kết hợp không gian xanh, mở rộng tầm nhìn đô thị.
  • Với nhà văn phòng, công sở: kết hợp không gian nghỉ ngơi giữa giờ, hút thuốc, uống trà, tiếp khách (cần đủ lớn), không gian suy nghĩ sáng tạo4) Trên vỏ nhà có kết cấu che nắng: các loại che nắng cố định hoặc điều chỉnh được theo chuyển động của mặt trời, giảm độ chói. Kết cấu che nắng còn giúp lái gió đến vùng mong muốn trong nhà.
(4)Nhà với kết cấu che nắng có nhịp điệu, kết cấu che nắng kết hợp pin mặt trời tạo thành phong cách kiến trúc nhiệt đới (tropical style), và giảm bớt năng lượng tiêu thụ do làm mát và chiếu sáng. Hai công trình trên hình 2 cho ta cảm nhận đây là những tòa nhà ở vùng nhiệt đới, chúng còn có hiệu quả cao về năng lượng.


Toà nhà Bộ Giáo dục Singapore,tiết kiệm 30% năng lượng & Cuc thuế Singapore tiết kệm 40% năng lượng
(5) Kính trong văn hoá kiến trúc Việt Nam:
Kiến trúc nhiệt đới không hạn chế dùng kính. Không nhất thiết đề ra tỷ lệ kính bao nhiêu là hợp lý. Nhưng khi sử dụng kính phải hạn chế tối đa BXMT trực tiếp (tia nắng) vào nhà bằng các kết cấu che nắng, sử dụng các loại kính có tính năng giảm bức xạ / cách nhiệt cao.
  • Kính hai lớp có khả năng cách nhiệt, cách âm cao hơn với điều kiện phải đóng kín (ví dụ đề ÐHNÐ). Khi đó có thể xẩy ra “Hiệu ứng Nhà kính / Green House Effect” làm tăng tải trọng lạnh của hệ thống ÐHKK. Vì vậy càng cần phải che nắng, mà phải che từ phiá ngoài.
  • Khi mở cửa thông gió tự nhiên thì không còn Hiệu ứng nhà kính, vẫn cần che nắng cho lỗ cửa. Vai trò hai lớp kính mất ý nghĩa.
  • Cần lưu ý kính màu có thể làm thay đổi phổ của ánh sáng vào phòng, ảnh hưởng đến cảm nhận ánh sáng, màu sắc.

Giảm BXMT chiếu lên kính bằng cấu tạo che nắng hoặc tạo bóng trên mặt chính nhà
(6) Nhà có nhiều cây xanh.
Phải coi cây xanh được coi như­ một phần của vỏ nhà và là không gian chuyển tiếp nội/ ngoại thất. Ðưa cây xanh lên mặt đứng nhà, cây xanh trên ban công, cây xanh trên mái, cây leo mặt tường, cây xanh vào trong nhà không chỉ thỏa mãn thẩm mỹ Á đông lâu đời, mà còn cảI thiện rõ rệt chất lượng môi trường vật chất và tinh thần của con người, là hoàn trả một phần những gì ta lấy mất của tự nhiên, là giúp ta lôi kéo các loài chim, bướm về sống cạnh con người. Không gian chung có cây xanh trong nhà ở là không gian gặp gỡ láng giềng, vui chơi, là vận dụng kiến trúc truyền thống vào kiến trúc hiện đại. Trong nhà công sở, văn phòng là nơi vươn vai, thở hít giữa giờ, nơi tiếp bạn, tiếp khách đến thăm, hút thuốc, tán chuyện giải tỏa căng thẳng để tiếp tục sáng tạo. Chính những không gian này sẽ hút gió, đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà, giảm kích thước của “lõi đặc” của tòa nhà, tăng chất lượng môi trường tự nhiên, giảm bớt tiêu thụ năng lượng của tòa nhà.
Không gian ở truyền thống quen thuộc phát triển theo chiều ngang: đi vài mét gặp vườn cây, gặp ngõ, gặp bể nước, ao cá... Ðưa được chúng vào nhà ở cao tầng chính là tiếp thu tinh hoa của kiến trúc dân tộc. Vào nhà cao tầng hiện nay chúng ta chỉ thấy có hành lang tối tăm (nếu mất điện) và thang máy !
Những vườn xanh trên cao, cải thiện rât nhiều vẻ khô cứng của đô thị dày đặc những tòa nhà, đem lại sự tươi vui, dịu mát cho cảnh quan đô thị.

Tòa nhà Elephan & Castle ở London và Tokyo - Nara, KTS. Ken Yeang
3 - Sân trong, giếng trời là “lõi sinh thái” của tòa nhà :
Thuật ngữ “Lõi sinh thái / Ecological Core” tôi mượn của các KTS ở Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) và nghĩ rằng đó cũng là kiến trúc truyền thống Việt Nam, tuy rằng các công trình trên khắp thế giới áp dụng nó rất nhiều để lấy ánh sáng, ánh nắng, thông thoáng tự nhiên, thải khí ô nhiễm. Trong khí hậu nhiệt đới ẩm nước ta, nó đặc biệt quan trọng để đưa không khí mát mẻ từ phía đón gió sang phía khuất gió của tòa nhà. Trong những ngày bão to, mưa lớn nhiệt đới, thì sân trong phát huy ưu thế tuyệt vời.
Nhưng sân trong chỉ đạt cao giá trị khi kích thước đủ lớn và người thiết kế đưa được thiên nhiên hòa vào nhà, và tổ chức được các không gian xanh tiếp nối với nó theo chiều cao công trình. Thật đáng buồn khi chúng ta “tiếc” dăm, bảy chục mét vuông xây dựng mà làm nhà đặc, kín, không còn “lối đi cho cả ngọn gió!”.
Kết luận
Còn rất nhiều nội dung có thể đề cập khi bàn tới Văn hóa kiến trúc Việt Nam thế kỷ 21. Ðó là thách thức tài năng sáng tạo của người thiết kế. Ðó cũng là hướng đi tất yếu của Kiến trúc Việt nam, bởi vì nó đáp ứng được các giá trị của kinh tế, văn hóa, công nghệ, các yêu cầu và chất lượng cuộc sống trong hiện tại, quá khứ và tương lai. Thực hành Văn hóa kiến trúc Việt Nam cũng là thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người thiết kế đối với các thế hệ tương lai của Việt Nam và Thế giới.
PGS. TS. Phạm Ðức Nguyên
Phó Chủ tịch, Tổng thư­ ký, Hội Môi Tr­ường Xây Dựng Việt Nam
12-01-2011, 09:00
2 bình luận


green-architecture-sf-residence-1
Trên thế giới, chưa khi nào “ Kiến trúc xanh” (Green Architecture) lại được nói đến nhiều như bây giờ. Và khi bàn về tương lai phát triển của kiến trúc hiện đại trong thế kỷ 21, người ta cũng cho rằng, Kiến trúc xanh sẽ là xu thế tất yếu mà loài người phải hướng đến, khi mà trái đất đang đứng trước những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra. Vậy Kiến trúc xanh là gì?
Đó không phải là những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các khu Resort sang trọng dành cho người nhiều tiền, hay các tòa nhà kiến trúc Hi-tech hiện đại, hoành tráng… mà đơn giản, đó là thứ kiến trúc thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Kiến trúc xanh còn được gọi là kiến trúc bền vững (Sustainable Building). Ở Mỹ, hàng năm Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (American Institute of Architects), một tổ chức nghề nghiệp rất có uy tín đều có giải thưởng cho các công trình xanh (Green Building) với các tiêu chí, như sử dụng năng lượng hiệu quả; tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước; công trình có tác động tích cực tới thế giới chung quanh, thân thiện với môi trường; bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng công trình; giảm chất thải, ô nhiễm và không làm suy thoái môi trường sống…
Kiến trúc xanh đến đâu khi môi trường bị bức tử ?
Ở Việt Nam, lâu nay khi nói đến kiến trúc xanh, chúng ta thường nghĩ đến một thứ gì đó xa xỉ và xa lạ. Là một đất nước trải qua các cuộc chiến tranh liên miên và khốc liệt, nền kinh tế bị suy kiệt trong một thời kỳ dài. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đã buộc chúng ta phải nghĩ nhiều đến những việc cấp thiết, cần giải quyết ngay trước yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống như khắc phục hậu quả sau hậu chiến, lo cái ăn, chốn ở. Nhưng đến hôm nay, sau hơn hai mươi năm đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế của nước ta không ngừng phát triển, diện mạo đất nước đã hoàn toàn đổi khác. Nhiều đô thị mới được hình thành theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và rộng khắp. Các thành phố cũ được cải tạo, mở rộng và nâng cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện và xây dựng mới. Những công trình kiến trúc hiện đại cao đến vài chục tầng mọc lên bên những đại lộ đã không còn là xa lạ. Sự xuất hiện các khu đô thị mới với những chung cư cao tầng tiện nghi, hiện đại đã đem đến một hình ảnh lãng mạn về lối sống mới cho cư dân đô thị. Tất cả đã và đang được đổi thay! Thế nhưng, bên cạnh những khối lượng vật chất khổng lồ mà chúng ta tạo dựng nên hôm nay, thì còn đó những mảng tối, những hiểm họa mà do chính chúng ta gây ra và đang phải đối mặt. Đó là môi trường sống bị ô nhiễm. Nước sạch, nguồn tài nguyên quý giá mà ta tưởng là vô tận đang bị nhiễm bẩn và có nguy cơ bị suy giảm. Các dòng sông cổ trong thành phố như sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, Kim Ngưu đang bị bức tử bởi phế thải, rác thải và nước thải… Các hồ, đầm bị san lấp, bị lấn chiếm để lấy đất xây dựng. Công viên, vườn hoa…lá phổi xanh của thành phố bị thu hẹp. Sông Hồng, con sông Cái ngàn đời chở nặng phù sa, nguồn cung cấp nước mặt, báu vật của tạo hóa ban cho thành phố cũng đang bị cạn kiệt và ô nhiễm. Ngành Y tế đã thống kê, nồng độ bụi, khí thải ở Hà Nội đã vượt ngưỡng cho phép đến ba, bốn lần. Người dân sống ở đây trong thời gian 10 năm bị bệnh về đường hô hấp cao gấp nhiều lần so với người sống dưới 3 năm. Bây giờ ra đường ai ai cũng phải bịt kín mặt như ninjia vì bụi, vì khói xăng dầu nồng nặc được thải ra từ ngàn vạn xe ô tô, xe gắn máy. Trong cái nóng hầm hập của mùa hè nhiệt đới, thành phố càng nóng thêm bởi hơi nóng tỏa ra từ máy điều hòa nhiệt độ gắn trên các tòa nhà cao tầng bọc kính kín mít. Cả thành phố là một cái hộp bằng bê tông, kính và sắt thép khổng lồ mà con người chúng ta đang bị nhốt một cách tình nguyện trong đó?! Vài năm gần đây, Hà Nội đã phải hứng chịu những trận mưa lớn bất thường và kéo dài nhiều giờ làm úng ngập thành phố. Tại các tỉnh miền Trung, bão lũ hoành hành ngày một phức tạp với cường độ lớn gây thiệt hại nặng nề về người và của. Các dòng sông của nước ta, trong đó có sông Mê Công đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt. Biến đổi khí hậu đã cận kề!
Dự án ECO Park
Kiến trúc xanh-kiến trúc thân thiện với môi trường đúng là đang còn ở nơi…xa lắm đối với các nhà kiến trúc Việt Nam! Dẫu rằng đã có nhiều nhà đầu tư đã và đang kiên trì với những dự án khu đô thị theo kiểu “ Thành phố trong công viên”, mà ở đó môi trường sống của cư dân được cải thiện bởi tỷ lệ cây xanh mặt nước được quan tâm tối đa như khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở TP Hồ Chí Minh, khu đô thị Bắc Linh Đàm, và gần đây là dự án khu đô thị Royal City ở Hà Nội, Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên… Nhưng đó chỉ là những điểm sáng hiếm hoi, chưa mang tính xã hội cao, bởi để được sống ở đây phải là những người có rất nhiều tiền. Đã qua mười năm đầu của thế kỷ 21 mà chúng ta vẫn cần mẫn với thói quen xây nhà bằng gạch đất nung, làm khung tường bằng bê tông cốt thép, các tòa nhà dù thấp tầng hay cao vài chục tầng cũng đều bị bọc kính để rồi lắp điều hòa nhiệt độ cho những không gian bịt kín ấy. Nguồn năng lượng được tạo ra từ tài nguyên như thủy điện, nhiệt điện đang được triệt để tận dụng một cách lãng phí, nhưng sử dụng năng lượng của thiên nhiên như năng lượng mặt trời, sức gió, tái chế rác, sử lý nước thải để phục vụ lại đời sống cho con người thì mới chỉ là những bước đầu thử nghiệm. Trong hầu hết các giải thưởng Kiến trúc quốc gia hàng năm đều thiếu vắng các công trình sử dụng năng lượng sạch, vật liệu sạch. Chúng ta hay nói về bản sắc, về “ Hiện đại và truyền thống”, nhưng lại không hiểu kỹ truyền thống. Cha ông ta ngày trước không hề biết đến khái niệm “ Kiến trúc xanh”, nhưng lại biết tạo nên thứ kiến trúc bé nhỏ, giản dị bởi các vật liệu sẵn có tại nơi họ sinh sống. Căn nhà ba gian, năm gian hai chái của cư dân đồng bằng Bắc bộ là một ví dụ. Nhà được dựng bằng khung tre, mái lợp bằng thân cây lúa mà ta gọi là “rạ”, tường nhà là các dứng tre buộc ô vuông rồi trát trong ngoài bằng thứ đất bùn trộn nhuyễn với rơm. Tất cả hệ kèo cột, rui mè đều bằng tre, liên kết với nhau bằng lạt buộc, con sỏ cũng bằng mây, tre chẳng hề có chút sắt thép, xi măng nào, vậy mà ngôi nhà vẫn vững chãi chịu mưa, chịu nắng, chịu bão gió suốt bốn mùa. Nhà bao giờ cũng quay mặt chính về hướng Nam, để đón gió mát về mùa hè, tránh gió lạnh về mùa đông. Trước nhà thường có ao, vốn được đào để lấy đất đắp nền, thả cá, buông bè rau muống cải thiện môi trường sống. Các ngôi nhà bình dị ấy sống quây quần trong làng có lũy tre xanh bao bọc chở che. Lối kiến trúc ấy thật thân thiện với con người, với thiên nhiên, với môi trường chung quanh biết bao nhiêu! Thế giới hôm nay người ta gọi loại hình kiến trúc như vậy là “Kiến trúc tự nhiên” (Natural Building).
Liệu cộng đồng có chung tay “phát triển bền vững? “
Chúng ta không câu nệ vào truyền thống, không thể lấy ngôi nhà tranh, vách đất của cái thời xa xưa, nghèo khổ để làm mẫu mực cho cuộc sống hiện đại. Nhưng tính triết lý về lối sống, cách sống, về cách ứng xử với tự nhiên của cha ông ta luôn là những bài học sâu sắc, không bao giờ cũ cho các thế hệ kiến trúc sư thời hiện đại. Nghiên cứu về kiến trúc xanh không có nghĩa là cực đoan để từ chối thành tựu của khoa học công nghệ mà con người phát minh ra, mà sử dụng những thành quả sáng tạo ấy để làm cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn, thân thiện hơn với môi trường thiên nhiên và thế giới chung quanh. TS. Goh Chung Chia, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn xây dựng của Quốc hội Singapore, nguyên Chủ tịch Hội KTS Singapore ( SIA) khi giải thích về kiến trúc xanh ở nước ông với một đồng nghiệp phương Tây, đã nói rất hóm hỉnh, đại ý: “ Khi nào anh ngừng sưởi ấm nhà anh vào mùa đông, thì tôi sẽ ngưng dùng máy lạnh vào mùa hè”. Ông cho rằng, trong một công trình xanh là phải biết sử dụng năng lượng tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất, cũng như cửa sổ làm kính hai lớp để cách nhiệt, nhưng vẫn đủ ánh sáng cho căn phòng.
Người phương Đông có câu thành ngữ rất hay: “ Thân-Thổ bất nhị”, có nghĩa: người và đất không thể là hai. Phải chăng đó là thông điệp của người xưa nhắc nhở hôm nay hãy biết yêu quý mảnh đất nơi mình sinh sống và hãy biết sống hài hòa, thân thiện với môi trường chung quanh ta.
Năm mới, tản mạn về kiến trúc xanh, cũng là nói về cái “ thân- thổ bất nhị” ấy, để rồi một ngày mai không xa, chúng ta sẽ được sống trong một không gian xanh, một ngôi nhà xanh, một thành phố xanh…và với những con người XANH./.
KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng – Hội KTS Việt Nam
Sau cùng, xin mời bà con đọc:
With both population and man’s greed for money increasing at galloping speed, land mass on earth is turning into concrete jungle. People have already felt the pinch of property prices rising skywards which is due to shortage of space in urban areas. So it dawned upon few brains that lets plunge into the water bodies for is occupies as much as 70% of earth’s surface. And voila, we have Gyre, the Floating City Concept which will rest on humongous oceans and create a new space for modern human civilization.
Here’s the 10 most amazing albeit convincing concepts of floating cities.
1. Embassy of Drowned Nations: Floating City:
The Embassy of Drowned Nations, in Fort Denison, Australia, is specifically designed for people who have lost their homes to rising sea levels. But it not all about the ‘poetic justice’; this innovative conception also incorporates the inverted design which causes it to sink deeper into the harbor when the water level rises, while at the same time exposing new land in the center of the refuge.
2. BOA – A sustainable floating city:
The Boston Arcology (BOA) will be designed to provide safe and most importantly dry living space to over 15,000 people after the ‘post apocalyptic’ scenario of rising ocean levels washing away our cities. The floating city will provide housing along with other services such as hotels, offices, retail, museums, condominiums and a city hall.
3. Green Float – A carbon negative floating city:
A motley crew of scientists, engineers in Japan have embarked upon this momentous project, which aims to build a tower that is 1km tall and has a vertical farm counteracted on a floating concrete pad!
4. Lilypad – A green safe haven of the future:
The Lilypad will be constructed as a luxurious retreat for climatic refugees in the year 2100. Though inspired by Noah’s Ark, nothing will be ancient about the advanced green technology used here. The lower half of this floating city will be submerged in water, while the upper half will protrude above to harness the abundant solar energy.
5. Harvest City In Haiti”:
Thought of as solution to house the affected people of the recently earthquake ravaged Haiti, this innovative, gem of an idea by architect E. Kevin Schopfer and Tangram 3DS, is much more than damage control. The idea promotes the ambitious vision of – a number of floating island cities constituting of a 30,000 strong self sufficient community, all regenerated by several imbued agricultural and industrial facilities.
6. Floating City in Russia:
The Eco-Techno City is conceived as a floating mega city built on an elaborate framework of numerous small man-made islands. The main residential hub will be located in a central 500 ft ‘green’ skyscraper featuring vertical farms, solar panels and even rainwater collectors. This skyscraper will be surrounded by recreational and service zones on the outer perimeter.
7. Gyre- A Floating City Concept for Modern Human Civilization:
Contrived by home design studio Zigloo, this enterprising design would incorporate a ’sky’-scraper, named as the Gyre at a depth of 400m under water. The arduous conception will cover an area of more that 40 football fields with completely self-sufficient working and living zones.
8. Freedom Ship City concept:
Fundamentally this concept calls for a moving city-vessel in the sea albeit with gargantuan dimensions. This mobile floating behemoth will have a length of 4,500 feet, a width of 750 feet, and a height of 350 feet. The city will feature ostentatious living conditions, a duty free shopping mall and a commercial zone encompassing an area of more than 1.7 million sq ft!
9. Water-scraper – A Self-Sufficient City at Sea:
Water-scraper epitomizes the very evolutionary end result of green technology. The city will generate its own electricity by using wave, wind, solar power and even kinetic energy. Moreover there will be farms, a small forestland along with well defined quarters for working and living of people.
10. Floating City Concept by Ahearn Schopfer Architects:
Designed by Ahearn Schopfer Architects and located in New Orleans, this impressive conception is a perfect ‘floating’ amalgamation of residential and commercial zone. The grandiose design features 20,000 housing units at an average of 1,100 sq ft, three hotels, 1,500 time-share units and 500,000 sq ft of retail space. Also included are three casinos, 500,000 sq ft of commercial condominiums, parking for 8,000 cars, a school, 100,000 sq ft of cultural facilities and a 20,000 sq ft health facility.

http://www.ecofriend.com/entry/10-fascinating-floating-city-concepts-to-house-humanity-in-a-globally-warmed-world/
manmade-islands-main
When you imagine an island nation or floating city, you probably conjure up images of a peaceful, breathtakingly beautiful paradise where locals lounge around in hammocks, frozen cocktails in hand. But real-life artificial islands and floating communities are far more interesting than that, from rickety abandoned oil industry communities in the middle of the ocean to a fort-turned-floating-hotel fit for a Bond villain. Of course, there’s luxury too, like multi-million dollar oceanic condos that double as tax havens. Here are 12 of the world’s most amazing man-made island dwellings.

Boat City of Aberdeen Harbor, Hong Kong

boat-city-aberdeen-harbour
boat-city-aberdeen-harbour-2
(images via: Karsten Petersen)
Centuries ago, the boat city of Aberdeen Harbor was a haven for pirates, and the floating city itself hasn’t changed much since then despite the ultra-modern skyscrapers that have sprung up around it. Aberdeen’s “boat people” live here to escape the constraints of modern society, although many in mainland Hong Kong consider the boat city to be an eyesore. Three jumbo floating restaurants in the harbor are a favorite with tourists to the area, who look on the boat people as quaint and interesting.

Deserted Floating City of Oily Rocks

deserted-floating-city
(images via: WebUrbanist)
One of the strangest cities in the world sits just off the coast of Azerbaijan, abandoned and dilapidated. ‘Oily Rocks’ began with a single path out over the water and grew into a system of paths and platforms built on the back of ships sunken to serve as the city’s foundation. It was all created to serve the oil industry, and before long, it contained housing, schools, libraries and shops for the workers and their families. Now, only part of it remains as many of the paths have disappeared into the surf.

No Man’s Land Fort

no-mans-land-fort
(images via: The Daily Mail)
The Daily Mail called it a “man-made island fit for a Bond villain”, and it’s easy to see why. No Man’s Land Fort, located off the coast of Britain, has a forbidding exterior with its towering armor-plated granite and steel walls. The Victorian-era sea fort was originally built to fend off attacks by the French navy, but is now a luxury hotel with 21 rooms, two helipads and a heated indoor swimming pool. It was put up for sale in 2007 but the company collapsed, leading to some drama with its former owner Harmesh Pooni barricading himself inside in 2008. It still has not been sold.

Sealand, Bizarre Island Micronation

sealand
(images via: WebUrbanist)
In the 1960s, an Englishman named Roy Bates took possession of HM Fort Roughs, an anti-aircraft platform off the coast of Britain, and declared it the ‘Principality of Sealand’. In 1978, the micronation was forcibly taken over by a citizen of Sealand, along with outside assistance, but Bates retook his ‘kingdom’ with his own armed forces and held the would-be overthrowers as prisoners of war until negotiations with foreign nations secured their release. Sealand’s legal status is questionable and no U.N. member recognizes it as a sovereign nation, but Bates and the rest of the Sealanders are generally left alone.

Thilafushi Garbage Island

thilafushi-garbage-island
(image via: Blue Peace Maldives)
From a distance, it looks like an island paradise in the middle of a stunning azure sea. But, get closer and you’ll soon see that this man-made island located a few miles from Male in the Pacific Ocean is actually a dump – literally. Thilafushi was created to solve the problem of ever-growing mountains of trash in the Maldives and now contains thousands of tons of solid waste rife with toxic chemicals including mercury, cadmium, lead and asbestos.

Dubai’s Many Manmade Islands

dubai-world-islands-1
dubai-world-islands-2
(images via: Dark Roasted Blend)
Dubai has an ever-growing collection of unusual man made islands including the Palm Islands and the World Islands. The Palm Islands are the largest artificial islands in the world, built by Dutch engineers to cater to extremely wealthy buyers from around the world. Even more exclusive are the World Islands, which are still in progress – they’re laid out to create a map of the world and each of the 300 islands has a price tag of $20-$30 million. A number of celebrities are said to have purchased land here, including Rod Stewart, David Beckham and Tommy Lee.

‘The World’ Floating Luxury Community

the-world-floating-luxury-community
(images via: Aboard the World)
If the real world just isn’t living up to your expectations, you can always escape to your own little world in the middle of the ocean. If you’re filthy rich, that is. ‘The World’ is a floating luxury community managed by Residensea that’s completely independent of any location. If you want to rent an apartment on this exclusive “cruise ship on steriods”, expect to pay between $2,000 and $5,000 a night. Owning your own condo on board will set you back between $2.5 to $7.5 million. Residents and guests enjoy swimming pools, tennis courts, a library, a health spa, a fitness center and even golf greens.

Floating Island Built on Recycled Water Bottles

spiral-island-2
(images via: Ecoble)
If you want to live a carefree seaside life like the uber-wealthy of ‘The World’, but don’t have a lot of cash, look to Spiral Island for inspiration. This artificial island in Mexico was constructed on a base of 250,000 plastic bottles that allow the island to drift and relocate as needed. Unfortunately, the island was destroyed by a hurricane in 2005, but owner Richard Sowa is completing construction of Spiral Island II. The original island was home to a two-story house, a solar oven, a self-composting toilet and three beaches.

Kawasaki Artificial Island

kawasaki-artificial-island
(images via: Penta Ocean Construction)
Tokyo Bay is home to a number of man-made islands including the mysterious Kawasaki Island, which is home to a large tower. But what looks like it could be a skyscraper from afar is actually just a ventilation shaft for the Tokyo Bay Aqua-Line, which runs from Kisarazu City to Kawasaki City. Sometimes called the Tower of Wind, this man-made island took 30 years to be completed.

Floating Island of Immortals

floating-mountain-of-immortals
(images via: lvb.net)
In photos, it almost doesn’t look real: a sparkling flame-shaped mountain of steel in the middle of the ocean, which stands at sharp contrast to its organic surroundings. But the dramatically named ‘Floating Island of Immortals’ is actually a sculpture by Chinese artist Zhan Wang and an integral part of the Beaufort Art Trail, a collection of international art spread out over 67 kilometers along the Belgian coast. On the island, statues of a fisherman and an elf, a cell phone and a computer represent icons of the past, present and future.

Lilypad Floating Cities for Climate Change Refugees

lilypad-1
lilypad-2
(images via: Vincent Callabaut)
So far it’s just theoretical, but the Lilypad floating city concept is one of the most well developed ideas for a functioning sea community yet to be created. Envisioned as a floating ‘ecopolis’ for climate change refugees, Vincent Callebaut’s design resembles a water lily and would not only be able to produce its own energy through solar, wind, tidal and biomass technology but would also process CO2 in the atmosphere and absorb it into its titanium dioxide skin. Each of these floating cities could hold as many as 50,000 people.

Autopia Ampere

autopia-ampere
(images via: Popular Mechanics)
Another notable ocean ecopolis concept comes from Wolf Hilbertz, a German architect who plants to use the process of electrodisposition to create a city that would essentially build itself. Autopia Ampere would begin as a series of wire mesh armatures connected to a supply of low-voltage direct current produced by solar panels. The electrochemical reactions would draw up sea minerals over time, creating walls of calcium carbonate on the armatures. Hilbertz has proven that the theory is applicable in practice by growing a coating of limestone on wooden piles wrapped in chicken wire on the coasts of Texas, Louisiana and California.

Dự án chống ngập lụt và giao thông sông Mê kông

Dự án chống ngập lụt và giao thông sông Mê kông sẽ hoàn thiện việc nâng cấp dự án quốc lộ 1, là trụ cột của hệ thống giao thông của Việt Nam, và tăng cường hiệu quả của hệ thống giao thông ở đồng bằng sông Mê kông.

Mục tiêu phát triển của dự án là thúc đẩy sử dụng hệ thống giao thông đã nâng cấp cho mục đích thương mại, tăng cường tiếp cận tới các vùng nông thôn bằng việc nối các vùng này với các hành lang thương mại và hoạt động chủ yếu, và bảo đảm tiếp cận vĩnh viễn tới các vùng thường xuyên bị lũ lụt.

Dự án có ba hạng mục chính:

1) phần nâng cấp của Quốc lộ 1 ở khu vực đồng bằng sông Mê kông, bao gồm khôi phục và thay thế các cống và cầu cho phép xe cộ có tổng trọng tải là 30 tấn đi qua;

2) nâng cấp các đường giao thông huyện lộ và quốc lộ trong hệ thống giao thông vùng đồng bằng sông Mê kông mở rộng ở 18 tỉnh, và

3) bảo vệ 17 đoạn đường giao thông nằm trong vùng lũ lụt của quốc lộ 1 ở khu vực duyên hải miền Trung. Hạng mục thứ tư là tăng cường thể chế, hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ giao thông vận tải củng cố chiến lược dài hạn và chức năng lập kế hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu liên kết một số các cơ sở có các phương thức khác nhau, sửa đổi các chính sách tổ chức và nhân lực và cung cấp công nghệ thông tin hỗ trợ cho các kế hoạch hành động này.

Hạng mục này cũng hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các tiêu chuẩn cầu và đường bộ mới, tăng cường an toàn giao thông và thi hành các quy định về trọng tải xe. Các nghiên cứu đặc biệt được tài trợ để tiến hành giai đoạn chuẩn bị cho dự án.

Mặc dù đã được sự quan tâm và nói đến nhiều của các cơ quan quản lý, nhà lãnh đạo, báo chí, truyền thông nhưng vấn đề ngập lụt của thành phố vẫn là bài ca muôn thuở chưa có hồi kết. Mỗi mùa mưa về, người ta lại nghe nhiều hơn điệp khúc “Mưa - ngập - kẹt xe” hay “Đường ngập, nâng đường - nhà ngập, nâng nhà”, để rồi nhà lại ngập, mãi trong vòng luẩn quẩn.

Hàng loạt giải pháp cho vấn đề ngập lụt đô thị đã được đưa ra và thực hiện như: cải tiến hệ thống thoát nước, nâng đường... nhưng đều tỏ ra không đạt hiệu quả, vì những giải pháp đó chỉ là những giải pháp mang tính “chống đỡ, tình thế, bị động”.

Thực trạng

Sau gần năm năm (2001-2005) thực hiện kế hoạch chống ngập, TP.HCM mới xóa được 56/100 điểm ngập, nhưng có thêm gần 30 điểm ngập mới phát sinh. Kết quả ấy chưa tương xứng với công sức, tiền bạc và sự mong mỏi của bà con. Đến nay còn rất nhiều điểm thường xuyên ngập nước sau mưa và triều cường.

Đáng kể nhất là khu vòng xoay Phú Lâm, cửa ngõ phía tây thành phổ, bao gồm các đường: Hậu Giang, Hùng Vương, Kinh Dương Vương, Minh Phụng. Tại quận Bình Thạnh, các đường Chu Văn An, Bùi Đình Túy, Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng hay Miếu Nổi cũng thường xuyên bị ngập nặng do mưa và triều cường. Ở khu vực ngã tư Bốn Xã, thuộc quận Bình Tân, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, tình trạng ngập úng còn kinh hoàng hơn.

Những nơi này trước kia vốn là vùng ruộng trũng nhiều bàu, ao, kênh, rạch, nay bị lấp đi, thay vào đó là hàng trăm căn nhà, nhiều công trình mới mọc lên theo kiểu mạnh ai nấy làm, trong khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập. Nhiều nơi chìm sâu trong nước 2-3 ngày mới rút, gây khổ cực, phiền phức cho hàng nghìn hộ dân. Khu vực bán đảo Thanh Đa (Bình Thạnh), đường Mễ Cốc 1, 2 (quận 8), khu Ba Bò (Thủ Đức) cũng là những nơi khá “nổi tiếng” vì ngập úng. Đáng lạ hơn là ngay cả khu vực gần kênh rạch vẫn bị ngập như quận Tân Bình, cạnh kênh Nhiêu Lộc, hay như vùng nằm dọc theo sông Bến Cát, quận Gò Vấp.

Nguyên nhân

Theo chúng tôi, lý do gây ngập lụt ở TP.HCM chính là tổ hợp của các nguyên nhân:

1- Vị trí tạo thành của một “đô thị ngập triều”.

2- Do kênh rạch bị san lấp quá nhiều.

3- Do mưa, nhất là mưa đô thị ngày một tăng.

4- Do điều kiện mặt đất bị bêtông hóa cao, nước không thấm được xuống tầng đất sâu và tầng nước ngầm, vừa gây ngập tầng đất mặt lại vừa làm mất lượng nước bổ sung hằng năm cho nước ngầm, làm mực nước ngầm mỗi ngày một tụt sâu hơn.

5- Do ảnh hưởng của thủy triều.

6- Do cấu trúc hệ thống thoát nước cũ, lưu lượng nhỏ, qua nhiều năm đã không còn phù hợp và hư hỏng nhiều.

7- Do nước biển dâng.

8- Do hình thành nhiều con đê bao khép kín, chống ngập đất nông nghiệp thì lại dồn nước về ngập đô thị.

Giải pháp của Sở GTCC

Theo báo cáo thực trạng và giải pháp thoát nước TP.HCM của Sở GTCC TP.HCM (tháng lO-2003), các biện pháp xử lý đã triển khai cho vùng trung tâm thành phố (chiếm tới 85% tổng số điểm ngập) bao gồm các điểm chính như sau:

(1) Đối với vùng ngập do triều và mưa: tiến hành san lấp nâng cao cao trình mặt đất, nâng cao mặt đường (như đã san lấp ở khu đô thị mới quận 7 hay tôn cao mặt đường đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

(2) Đối với vùng ngập do mưa: làm thêm các đường cống nối từ đường này với đường khác; tạo hệ thống cống lấy và dẫn nước hoặc dùng máy bơm để bơm lượng nước ngập sang nơi khác.

(3) Tiến hành nạo vét một số kênh rạch, nạo vét ống cống, hố ga định kỳ nhằm tăng lượng nước tiêu thoát.

(4) Đang triển khai các dự án (vốn ODA hay vốn trong nước) như dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), dự án cải thiện môi trường nước (tiểu dự án cải tạo HTTN rạch Hàng Bàng), dự án cải thiện môi trường nước (lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ), dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm...

Các giải pháp này tuy chưa hoàn tất nhưng đã bộc lộ tính không khả thi của nó. Chỉ nói riêng dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, với kinh phí hơn 400 triệu đôla, việc xóa ngập không những không thực hiện được trọn vẹn mà còn phát sinh những điểm ngập mới. Tức là các giải pháp của Sở GTCC TP.HCM vẫn không giải quyết được tận gốc vấn đề ngập nước đô thị vì chưa nắm vững bản chất vật lý của khu vực bị ngập nước và khu vực nhận nước tiêu thoát, chưa thấy hết được tính mất cân bằng của lưu vực đô thị trong quá trình đô thị hóa.

Giải pháp tổng thể

1. Nguyên tắc

Trong giải pháp tổng thể, cần kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. Không vì mục đích kinh tế mà bỏ qua các vấn đề về môi trường. Phải xuất phát từ nguyên lý cân bằng nước, tổng lượng nước mưa và nước thải không vượt quá lượng nước tiêu thoát qua hệ thống cống, sông, kênh rạch. TP.HCM hình thành, phái triển trên vùng đất ngập triều. Vì vậy, khi xây dựng các hệ thống thoát nước cần căn cứ vào tình hình mỗi lưu vực sông - rạch, lạch - triều. Phải tính toán kỹ diện tích đất, mặt thoáng cần giữ lại không được san lấp để duy trì hệ sinh thái, duy trì diện tích đất tự nhiên, điều tiết nước mưa - nước triều.

Vùng đất trũng của thành phố là những phần thuộc phía tây nam, đông và nam là những vùng có độ cao so với mặt nước biển chỉ từ 0,5-l,0m. Vì vậy, khi xây dựng các công trình tại khu vực này cần chú ý xây dựng dọc theo các tuyến thoát nước, tránh không nên xây ngăn tuyến thoát nước, gây ngập lụt.

Trong qui hoạch xây dựng thành phố cần chú ý tỉ lệ thích hợp giữa diện tích bêtông hóa và diện tích đất trống, mặt thoáng. Bảo vệ tuyệt đối một tỉ lệ an toàn về diện tích và thể tích chứa nước của kênh rạch, bàu, đìa, ao chuôm vì đó là những hồ điều hòa tự nhiên vô giá. Một nửa đô thị TP.HCM là đô thị ngập triều. Vì vậy, khi thiết kế nhà cửa, xây dựng đô thị phải hết sức lưu ý tránh những hậu quả triều cường, tránh ngập bẩn và ngập mặn.

Phải giữ đúng nguyên tấc giải quyết thoát nước theo lưu vực tự nhiên, không quản lý theo đơn vị hành chính. Hồ điều hòa sẽ phải được xây dựng, không thể nào khác được. Những vị trí không còn đủ diện tích thì chỉ làm hồ điều hòa (chìm hoặc nổi). Những vùng còn đủ diện tích (từ 0,5ha trở lên) nên xây dựng hồ sinh thái, mang cả chức năng điều hòa. TP.HCM rất ít hồ, việc xây dựng thêm hồ sinh thái dạng này là hết sức cần thiết và cấp bách. Không xây nhà cao tầng ở những vùng quá thấp, trũng, đất không nền. Cần tính đến mực nước biển dâng do trái đất nóng lên.

2. Giải pháp cụ thể

- Nạo vét kênh rạch để tăng lưu lượng thoát nước. Mức nạo vét lấy kích thước kênh rạch trước khi bị bồi lấp, lấn chiếm.

- Đối với vùng cao: không nối thêm ống cống vào các đường cống cũ để nhận thêm lượng thải quá dung tích lưu vực. Xây dựng các đoạn cống thoát nước mới bên cạnh các đoạn cống thoát nước quá tải để biến thành không quá tải. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy; hoặc thay vào đoạn cống mới là một hồ điều hòa dạng chìm ở những nơi có điều kiện địa hình cho phép như ở công viên, dưới vòng xoay, dưới vườn hoa..., lượng nước này có thể được dùng cho cứu hỏa, tưới cây, rửa đường...

- Đối với vùng ngập do mưa: không làm thêm các đường cống nối từ đường này với đường khác; mà tạo thêm hệ thống cống lấy và dẫn nước mưa vùng phía bắc trực tiếp ra sông Sài Gòn, không cho đi qua nội thành nữa.

- Đối với vùng thấp: xây dựng hồ điều hòa dạng chìm chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát, sau đó khi triều rút thoát nước tự chảy.

Kết hợp các giải pháp khác như:

Hoàn chỉnh qui hoạch về thoát nước đô thị (TNĐT), phải thể chế hóa các đặc trưng, tiêu chí có liên quan tới TNĐT như: cốt san nền, tỉ lệ diện tích đất tự nhiên, hồ ao, kênh rạch, xây dựng tiêu chí sinh thái đô thị...

- Thể chế hóa về mức thưởng, phạt, thuế khóa có liên quan tới TNĐT.

- Tiến tới xã hội hóa TNĐT.

- Các giải pháp phi công trình: tăng cường năng lượng quản lý hệ thống thoát nước, xây dựng hệ thống hành lang pháp lý, nâng cao nhận thức cộng đồng... Việc để người dân tự quản lý, kiểm soát những công trình giảm thiểu lũ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần hạn chế ngập lụt ở các đô thị. Nhưng biện pháp căn cơ là tầm nhìn của các nhà qui hoạch, nhà quản lý trong quá trình phát triển đô thị.

- Tìm hiểu khả năng đào một kênh vành đai đủ lớn để tiêu nước nửa phía bắc và tây bắc thành phố từ sông Sài Gòn, chỗ cửa Rạch Tra, chảy qua Hóc Môn, về Bình Chánh, ra sông chợ Đệm.

- Xây dựng các hồ điều hòa nửa nổi nửa chìm, hay hồ chìm ở một số quận nội thành, một số hồ sinh thái - điều hòa ở các quận 12, 9, 7, Bình Tân, Nhà Bè, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn.

Phải cộng tham số mức ngập cao nhất sau 15 năm nữa do nước biển dâng vào cốt nền.

Sau hội thảo này nên có một Workshop của các chuyên gia, biến ý tưởng thành chương trình hành động cụ thể giải quyết ngập nước đô thị.

GS LÊ HUY BÁ

Bệnh viện 5 sao đầu tiên tại Việt Nam: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec - Dự án theo mô hình bệnh viện - khách sạn 5 sao quốc tế, đẳng cấp và hiện đại hàng đầu Việt Nam chính thức khai trương sáng 7/1/2011 sau hơn 10 tháng thi công.

Sáng ngày 7/1/2012; Tập đoàn Vingroup đã chính thức làm lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tại 458 Minh Khai, Hà Nội.

Đây là mô hình Bệnh viện - Khách sạn 5 sao quốc tế hàng đầu Việt Nam, kết hợp đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất hiện đại; kiến trúc sang trọng, tiện nghi đầy đủ; trang thiết bị tối tân và dịch vụ hoàn hảo.

Đây là mô hình Bệnh viện - Khách sạn 5 sao quốc tế hàng đầu Việt Nam, kết hợp đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất hiện đại; kiến trúc sang trọng, tiện nghi đầy đủ; trang thiết bị tối tân và dịch vụ hoàn hảo.
Đây là mô hình Bệnh viện - Khách sạn 5 sao quốc tế hàng đầu Việt Nam, kết hợp đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất hiện đại; kiến trúc sang trọng, tiện nghi đầy đủ; trang thiết bị tối tân và dịch vụ hoàn hảo.
Trên khuôn viên gần 2,5 hecta, Vinmec bao gồm 02 tầng hầm và 07 tầng nổi, 19 khoa với 31 chuyên khoa cùng hơn 600 phòng bệnh và phòng khám.
Trên khuôn viên gần 2,5 hecta, Vinmec bao gồm 02 tầng hầm và 07 tầng nổi, 19 khoa với 31 chuyên khoa cùng hơn 600 phòng bệnh và phòng khám.
Đây cũng là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam theo mô hình toàn bộ đều là phòng bệnh đơn. Các phòng bệnh đều đạt tiêu chuẩn khắt khe và hiện đại của Y tế thế giới cùng nội thất tiện nghi của các khách sạn 5 sao.
Đây cũng là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam theo mô hình toàn bộ đều là phòng bệnh đơn. Các phòng bệnh đều đạt tiêu chuẩn khắt khe và hiện đại của Y tế thế giới cùng nội thất tiện nghi của các khách sạn 5 sao.
Đặc biệt, chỉ tại VinmecC mới có hệ thống 25 phòng VIP và 02 phòng President suite sang trọng không kém gì các khách sạn hàng đầu.
Đặc biệt, chỉ tại VinmecC mới có hệ thống 25 phòng VIP và 02 phòng President suite sang trọng không kém gì các khách sạn hàng đầu.
Không gian bệnh viện cũng được trang bị đồng bộ hệ thống màng lọc bụi và vi khuẩn chuyên dụng cùng hệ thống vườn cây xanh sinh thái bao quanh tạo cảm giác thư thái cho người bệnh.
Không gian bệnh viện cũng được trang bị đồng bộ hệ thống màng lọc bụi và vi khuẩn chuyên dụng cùng hệ thống vườn cây xanh sinh thái bao quanh tạo cảm giác thư thái cho người bệnh.
Không chỉ có vậy, đẳng cấp 5 sao của Vinmec còn được khẳng định ở đội ngũ y, bác sỹ, và chuyên gia giỏi với 90% đạt trình độ trên đại học. Số lượng Giáo sư và Phó giáo sư chiếm gần 20%, Tiến sỹ y dược học gần 30%; Thạc sỹ 40%...
Không chỉ có vậy, đẳng cấp 5 sao của Vinmec còn được khẳng định ở đội ngũ y, bác sỹ, và chuyên gia giỏi với 90% đạt trình độ trên đại học.
Số lượng Giáo sư và Phó giáo sư chiếm gần 20%, Tiến sỹ y dược học gần 30%; Thạc sỹ 40%...
Số lượng Giáo sư và Phó giáo sư chiếm gần 20%, Tiến sỹ y dược học gần 30%; Thạc sỹ 40%...
Ngay cả hệ thống điều dưỡng viên cũng đều có trình độ chuyên môn từ cao đẳng đến trên đại học với kỹ năng phục vụ đạt chuẩn mực quốc tế trong ngành y tế và khách sạn.
Ngay cả hệ thống điều dưỡng viên cũng đều có trình độ chuyên môn từ cao đẳng đến trên đại học với kỹ năng phục vụ đạt chuẩn mực quốc tế trong ngành y tế và khách sạn.
Vinmec đang đặt mục tiêu không chỉ trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín cho người dân Thủ đô mà còn là thương hiệu mạnh về y tế, đủ sức cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của người dân khu vực Đông Nam Á.
Vinmec đang đặt mục tiêu không chỉ trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín cho người dân Thủ đô mà còn là thương hiệu mạnh về y tế, đủ sức cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của người dân khu vực Đông Nam Á.

Dự án tọa lạc trên khuôn viên gần 2,5 hecta thuộc tổ hợp Khu đô thị phức hợp hiện đại Times City tại 458 Minh Khai, Hà Nội, bao gồm 02 tầng hầm và 07 tầng nổi, với tổng diện tích mặt sàn sử dụng trên 60.000m2

Phối cảnh tổng thể dự án "bệnh viện khách sạn" VinMedicare

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm 19 khoa với 31 chuyên khoa với trên 600 phòng khám, điều trị cùng các đơn vị hỗ trợ chuyên sâu và công nghệ cao theo mô hình Hospital Facilities (Bệnh viện – Khách sạn) tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam theo mô hình toàn bộ phòng bệnh đơn, được trang bị nội thất tiện nghi đạt tiêu chuẩn 5 sao phù hợp với mọi nhu cầu của người bệnh, trong đó có 25 phòng VIP và 02 phòng Tổng thống (President suite).

Lãnh đạo các Bộ, ngành và thành phố Hà Nội thăm khu khám chữa bệnh của Bệnh viện Vinmec

Vinmec là bệnh viện khách sạn 5 sao quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, được áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe và hiện đại của Y tế thế giới với sự tư vấn mô hình chức năng của PwC; tư vấn thiết kế xây dựng bởi liên doanh VK – dwp và được JCI (tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới về thẩm định chất lượng y tế) thẩm định thiết kế nhằm đảm bảo an toàn tối ưu cho người bệnh.

Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn có đội ngũ chuyên gia, bác sỹ, dược sỹ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề... với gần 90% bác sĩ đạt trình độ trên đại học, gần 20% là giáo sư và phó giáo sư, 30% tiến sĩ, 40% thạc sĩ.

Dù mới được khởi công 27/2/2011, song với sự nỗ lực hết mình, Tập đoàn Vingroup cùng các đơn vị tư vấn, nhà thầu… đã hoàn thành và đưa vào hoạt động dự án chỉ sau 10 tháng 8 ngày thi công.



Ông Lê Khắc Hiệp – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, thương hiệu Vinmec là một trong 4 chiến lược phát triển trọng tâm của Tập đoàn. Việc khánh thành và đưa vào hoạt động bệnh viện đầu tiên của hệ thống Vinmec có ý nghĩa rất lớn bởi đây là tâm nguyện ấp ủ từ khá lâu của Tập đoàn với mong muốn góp phần chăm lo sức khoẻ cho người dân.

"Đây không chỉ là hoạt động đầu tư đơn thuần của Vingroup mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, là hành động thiết thực nhằm thực hiện chủ trương của Đảng - Nhà nước về xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, là địa chỉ chăm sóc sức khoẻ đầy tin cậy cho người dân Thủ đô và cả nước", ông Hiệp nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Tập đoàn Vingroup đã triển khai hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho người có công với cách mạng, người nghèo với tổng chi phí là 50 tỷ đồng. Đồng thời, trao cho Bộ Y tế 50 tỷ đồng tiền tài trợ xây dựng cơ sở mới nhằm giảm tải cho Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai (30 tỷ đồng) và xây dựng, vận hành 10 trạm xá ở vùng sâu vùng xa (20 tỷ đồng) nhằm góp phần làm giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện hiện nay.

Tọa lạc trong một khuôn viên xanh mát, được thiết kế hiện đại, Bệnh viện – Khách sạn Đa khoa Quốc tế Vũ Anh (TP. Hồ Chí Minh) luôn mang đến cảm giác thoải mái và an tâm cho bệnh nhân khi đến khám và điều trị.



Toàn cảnh Bệnh viện – khách sạn đa khoa quốc tế Vũ Anh.

Khách sạn- Bệnh viện quốc tế 5 sao đầu tiên ở Việt Nam này thực sự là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân trong và ngoài nước.

Nắm bắt được nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế của người Việt, cùng với tâm huyết và mong muốn Việt Nam có được một bệnh viện hiện đại, người bệnh đến bệnh viện như đến ở ngôi nhà đẹp, được sự chăm sóc toàn diện – xuất phát từ ý tưởng này, Bác sĩ Trương Thị Tuyết Nga đã đầu tư xây dựng Bệnh viện – Khách sạn Đa khoa Quốc tế Vũ Anh theo chuẩn 5 sao đầu tiên ở Việt Nam.

1. Bệnh viện khánh thành vào năm 2007 với quy mô 200 giường bệnh, tọa lạc trên diện tích hơn 10.000 m2 tọa lạc tại quận Gò Vấp, TP. Hồ chí Minh. Chỉ sau một năm đưa vào hoạt động, năm 2008 bệnh viện chính thức được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là bệnh viện- khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Trong những năm qua, Bệnh viện – Khách sạn Vũ Anh đã đạt được những tiêu chuẩn của quốc gia, thực hiện khám và chữa trị cho 300.000 bệnh nhân; tổ chức đón tiếp phục vụ và cứu chữa cho 30.000 bệnh nhân nội trú; thực hiện hơn 4.000 ca phẫu thuật đem lại cuộc sống mạnh khỏe bình an cho các bệnh nhân và trở thành bệnh viện tư nhân chăm sóc sức khỏe tốt tại thành phố. Hiện nay, Vũ Anh đang tiến hành dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vũ Anh II ở quận 2 TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến 750 tỷ đồng có quy mô gấp 2 – 3 lần so với cơ sở hiện nay.

2. Cùng với cơ sở vật chất hoàn chỉnh, hiện đại, Bệnh viện Vũ Anh còn chủ trương tạo sự khác biệt ở môi trường khám chữa bệnh.

Theo thông lệ, khi người dân vào các bệnh viện công lập đều rất sợ cảnh chen chúc, đợi chờ mất hàng ngày, thậm chí nhiều ngày mà vẫn chưa đến lượt khám bệnh. Bên cạnh đó, không gian tại các bệnh viện truyền thống vô tình làm cho họ bệnh thêm, vì vậy cảm giác khi vào bệnh viện là rất lo ngại. Với một không gian thoải mái và thoáng mát, bệnh viện Vũ Anh đã tạo cho bệnh nhân có cảm giác như là đang ở nhà mình vậy. Các phòng bệnh không chỉ được trang bị tối tân như đường truyền internet, wi-fi, truyền hình cáp, điều hoà nhiệt độ, ti vi, tủ lạnh, ô xy âm tường, hệ thống chuông gọi y tá tự động…mà còn được trang trí các bức hoạ, trang trí nội thất độc đáo rất gần gũi thân thương. Mỗi khoa phòng của bệnh viện mang một phong cách, một dấu ấn riêng biệt cả về chất lượng khám bệnh cũng như về phương diện thẩm mỹ, kiến trúc tạo được sự an tâm cho bệnh nhân.

Theo Bác sĩ Trương Thị Tuyết Nga: Không gian gần gũi, thân thiện, sự mới mẻ và độc đáo này thực sự mang lại ý nghĩa tích cực cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân nhận xét rằng: họ đang được thư giãn, nghỉ dưỡng chứ không phải trị bệnh và vì vậy hiệu quả chữa bệnh cũng tăng lên.

3. Để được xã hội và người bệnh công nhận, Bệnh viện Vũ Anh đã đạt được các tiêu chí như: trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đồng bộ; đội ngũ nhân viên đều được đào tạo kỹ năng giao tiếp tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng của đội ngũ điều dưỡng tại Vũ Anh được đào tạo chuyên sâu cả về mặt đạo đức lẫn nghề nghiệp. Khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin và tình trạng sức khỏe của mình, khách hàng có thể liên lạc qua: Tổng đài điện thoại; quầy tiếp tân; hệ thống chuông báo động được trang bị khắp bệnh viện. Khách hàng đảm bảo sẽ nhận được sự chăm sóc, hướng dẫn chu đáo phục vụ 24/24 h. Bữa ăn theo thực đơn cho từng trường hợp bệnh lý và sở thích của bệnh nhân, được nhân viên phục vụ tận phòng, giúp cho họ có cảm giác ấm cúng như được người thân phục vụ ở nhà.

Ngoài ra, phòng chăm sóc khách hàng luôn hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ nhập viện, xuất viện; thủ tục bảo hiểm, tư vấn bệnh, tư vấn dịch vụ, giải quyết các khúc mắc của khách hàng tất cả các ngày trong tuần. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp tinh tế, tỉ mỉ, bên cạnh việc khám chữa bệnh chính xác, nhanh nhạy kèm theo đó chất lượng phục vụ của khách sạn 5 sao vừa uyển chuyển, nhưng nhẹ nhàng và rất hoàn hảo – đây là một trong những mô hình bệnh viện tiên tiến trên thế giới, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, được đầu tư theo hình thức xã hội hóa y tế mà Đảng, Nhà nước đang khuyến khích.

4. Đến với Vũ Anh mọi người đều cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ ngay từ cổng vào. Đặc biệt ở mỗi khoa phòng đều có sự thể hiện cách thiết kế rất độc đáo và gần gũi. Chẳng hạn như khoa cấp cứu được bài trí một quả địa cầu, thể hiện năm châu bốn bể với ngôi sao thật đẹp đem đến sự may mắn cho tất cả mọi người.



Bác sỹ, Tổng Giám đốc Trương Thị Tuyết Nga nhận giải Sao vàng Đất Việt năm 2011.

Khoa nhi, được tổ chức theo mô hình mới, năng động và thân thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình bận rộn: “Nhà trẻ – Bệnh viện”. Đến khoa nhi, các bé không còn cảm giác sợ hãi, chẳng hạn sợ bác sĩ, sợ tiêm…vì có nhiều đồ chơi gần gũi như ở nhà hay được vui chơi thỏa thích trong công viên.

Khoa sản, trước cửa phòng sinh được cắm những bông hoa vạn thọ, hình ảnh mẹ tròn, con vuông, sức sống mãnh liệt của người phụ nữ qua cơn vượt cạn để tạo nên sự vui vẻ, xua đi cảm giác căng thẳng trước khi sinh. Đặc biệt chương trình “Sinh không đau” hoàn hảo tại Vũ Anh sẽ làm cho các bà mẹ không có cảm giác đau trong suốt thời gian chuyển dạ. Sau khi sinh, sản phụ còn được xông hơi massage bằng dung dịch sát khuẩn với bàn xông hiện đại nhất hiện nay. Bàn xông có chức năng sấy khô, khử trùng bằng tia hồng ngoại giúp giảm đau, phù nề, tụ máu vùng tầng sinh môn. “Phòng sinh gia đình” cho phép các ông chồng cùng vợ mình vượt cạn hay các ông bố có thể tham gia vào giây phút chào đời thiêng liêng của con mình.

Khoa ngoại (phòng mổ, hậu phẫu) với những bệnh nhân vừa trải qua cơn nguy kịch như được trở lại sự sống, thể hiện chữ phúc đức như phúc đức thật lớn cho người bệnh vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Những ý tưởng này cầu mong những điều tốt lành nhất cho bệnh nhân khi đến với bệnh viện…

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh không chỉ là một trong những trung tâm y tế có hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất Việt Nam và cũng là nơi đầu tiên trong cả nước thành lập một trung tâm chẩn đoán hình ảnh tim mạch toàn diện với hệ thống trang thiết bị tối tân nhất. Điều này ngay tại Mỹ cũng chỉ những bệnh viện lớn mới có. Bệnh viện thường xuyên mời các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu của những nền y học phát triển như Mỹ đến hợp tác và làm việc, do đó bệnh nhân hoàn toàn tin cậy trong việc đến khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, Vũ Anh còn sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại khác như: phòng hồi sức cấp cứu theo mô hình của Nhật Bản, hệ thống mổ nội soi OR1, hệ thống lọc máu nhân tạo nhập từ Cộng hòa Liên bang Đức, phòng xét nghiệm trang bị máy móc tự động… Hiện nay, ở Vũ Anh đã có trang bị máy MSCT 64 lát cắt, máy MRI 1.5 T, máy X-quang di động số hóa 3D Arcadis Orbic, siêu âm màu 4D…

Ngoài ra, Vũ Anh còn thực hiện cầu truyền hình nhiều ca phẫu thuật khó như: Chẩn đoán và điều trị bệnh lý sa tử cung, phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý khớp gối, phẫu thuật thành công ca bóc u buồng trứng to, điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tay bằng phương pháp phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm ngực, phẫu thuật thành công khối u trong cột sống, nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng Laser, phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý khớp vai…

Đặc biệt, Bệnh viện Vũ Anh đã khẳng định được năng lực với những ca đặc biệt khó. Chẳng hạn ca mổ ngày 19/02/2011, Vũ Anh đã cứu sống một bệnh nhân nam, 21 tuổi bị vỡ rời gan do tai nạn, xuất viện sau 5 ngày. Hay ca mổ thành công chấn thương đứt dây chằng chéo sau khớp gối trái, tổn thương cả dây chằng chéo tiền vệ tuyển thủ U23 quốc gia Nguyễn Công Minh năm 2010. Đó chỉ là vài trường hợp trong rất nhiều trường hợp phản ánh trình độ cũng như kinh nghiệm chuyên môn cao cùng hệ thống phương tiện y tế hiện đại của bệnh viện. Bệnh viện Vũ Anh thực sự trở thành địa chỉ đỏ cho các vận động viên, cầu thủ Việt Nam tìm đến khi có sự cố.

5. Những ai lần đầu tiên đến với Vũ Anh đều cảm nhận được sự thoái mái không chỉ khám chữa bệnh chất lượng cao mà còn được gần gũi với thiên nhiên của 3 miền đất nước.

Bước chân đến cổng bệnh viện đã thấy hàng tre xanh xào xạc, mang đến cảm giác thư giãn yên bình như ở một khu nghỉ dưỡng sinh thái. Trong khuôn viên, người bệnh hay khách tham quan được thưởng thức những ly cà phê thơm ngon và thoả sức ngắm nhìn, thả hồn vào cây cỏ, chim muông, hoa lá… Khuôn viên của bệnh viện vừa mang dáng vóc của bảo tàng, vừa giống như công viên, cảnh vật rất đỗi thơ mộng, mang đậm tính dân tộc.

6. Với mô hình bệnh viện- khách sạn này thì nhiều người cho rằng chỉ dành cho người giàu. Nhưng đây là bệnh viện mà theo Bác sĩ Nga là cho tất cả người Việt Nam, các tầng lớp được chăm sóc, thụ hưởng, chứ không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp có thu nhập khá trở lên. Điều này còn được thể hiện qua những chương trình ưu đãi, khám và tư vấn miễn phí dành cho đối tượng là bệnh nhân có thu nhập thấp và trung bình. Hiện bệnh viện có 200 giường bệnh và lúc nào cũng đạt công suất trên 90%. Người bệnh không chỉ ở Tp. HCM và các vùng lân cận mà còn rất nhiều người dân ở tận các tỉnh Tây Nguyên, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng đến Vũ Anh để khám chữa bệnh.

7. Coi trọng chất lượng là mục tiêu cao nhất nên đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện Vũ Anh luôn nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề. Nhằm tạo phong cách phục vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất, Bệnh viện Vũ Anh đã hợp tác với Trường TCN Du Lịch Saigon mở các lớp bồi dưỡng “Nghiệp vụ bàn”, “Nghiệp vụ lễ tân”, “Kỹ năng giao tiếp”. Bên cạnh đó, Vũ Anh cũng mở rộng liên kết với các bệnh viện khác cả trong và ngoài nước, các bệnh viện lớn trong thành phố như: bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Truyền máu và Huyết học… nhằm tối ưu hóa trong việc chẩn đoán và điều trị cũng như cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân. Chúng tôi tin rằng mình có thể mang dịch vụ y tế với chất lượng tốt nhất đến với người dân Việt Nam – Bác sĩ Trương Thị Tuyết Nga khẳng định.

8. Không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu tại Việt Nam, những năm qua Bệnh viện – khách sạn quốc tế Vũ Anh đều tích cực tham gia các phong trào an sinh xã hội từ quỹ xóa đói giảm nghèo, lũ lụt, chất độc màu da cam… Đặc biệt, bệnh viện còn thường xuyên tổ chức các đợt đi khám chữa bệnh miễn phí cho người dân ở các miền quê nghèo, vì vậy hàng năm Bệnh viện đều được Hội chữ thập đỏ TP trao tặng giải thưởng “Hoa việc thiện”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean