Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

Kiến trúc Việt Nam(42):Quy chuẩn xây dựng nhà ở đô thị

Năm 1996, tôi đã trình bày với anh em KTS trong nước về tầm quan trọng của việc xây dựng Quy Chuẩn Xây Dựng Nhà Ở Đô Thị vì đó là điều bắt buộc và cần thiết ở Mỹ, luôn cập nhật hoá (update) và bổ sung để ngày càng chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn. Thực ra đó là điều tốt cho cả chính quyền lẫn người thụ hưởng(Users). Bây giờ VN đã có và hiểu ra điều cần thiết này nhưng coi bộ thanh tra xây dựng cũng hiếm người kinh nghiệm như thanh tra an toàn thực phẩm !
+ Đất ở phải rộng 36-45m2 tùy thuộc chiều rộng lộ giới

Từ nay, người dân có thể tự xác định nhà mình được xây tối đa bao nhiêu tầng tùy theo lộ giới. Bộ Xây dựng đã ban hành qui chuẩn xây dựng mới (có hiệu lực kể từ ngày 3-4-2008) để thay thế một số nội dung của qui chuẩn xây dựng cũ ban hành từ năm 1996. Trước đó, bộ này đã ban hành tiêu chuẩn xây dựng dành cho nhà ở liên kế, giúp UBND TP.HCM có cơ sở ban hành quyết định 135 (ngày 8-12-2007) qui định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu.
Đất ở phải rộng tối thiểu 36m2
Lô đất xây dựng nhà ở phải đảm bảo yêu cầu về diện tích và kích thước tối thiểu phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian.
Tại các khu qui hoạch xây dựng mới: khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới > 20m, lô đất xây dựng nhà ở gia đình phải > 45m2 (có chiều rộng và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng > 5m). Khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới <> 36m2 (có chiều rộng và chiều sâu > 4m).
Tại các khu đô thị hiện hữu: lô đất đủ chuẩn phải có diện tích không nhỏ hơn 36m2 (có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu không nhỏ hơn 3m).
Đối với những diện tích không đủ chuẩn nằm mặt tiền đường, nếu dưới 15m2 hoặc có chiều rộng hay chiều sâu nhỏ hơn 3m thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây dựng mới. Nếu diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2 (rộng, sâu > 3m), được phép cải tạo, sửa chữa theo qui mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng mới tối đa hai tầng (có thể bố trí tầng lửng tại trệt và mái che cầu thang tại sân thượng), chiều cao không quá 13,4m.
Trường hợp đất nằm trong hẻm, nếu diện tích dưới 15m2 thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây dựng mới (khi có chiều rộng hay chiều sâu nhỏ hơn 3m) hoặc được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hay xây dựng mới qui mô một tầng, chiều cao không quá 8,8m (khi rộng, sâu > 3m).
Nếu diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2, người dân được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng (nếu có chiều rộng, sâu nhỏ hơn 2m); được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hoặc xây dựng mới tối đa hai tầng (nếu rộng, sâu từ 2m đến dưới 3m); được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hoặc xây dựng mới tối đa ba tầng (nếu rộng, sâu từ 3 m trở lên).

Số tầng phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới
Từ nay, người dân có thể tự xác định nhà mình được xây tối đa bao nhiêu tầng, hạn chế việc xin-cho. Cụ thể, nhà liên kế có mặt tiền xây dựng giáp lộ giới, số tầng và chiều cao phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới đường.
Trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ sẽ có những phần nhà được phép xây sát chỉ giới đường đỏ.
- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, sênô, bancông, mái đua..., trừ mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:
+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
Quan hệ với các công trình bên cạnh
- Không bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống) được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh;
- Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.
Các yêu cầu kỹ thuật khác cũng phải tuân theo những tiêu chí quy định:
- Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.
- Máy điều hòa nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
- Biển quảng cáo đặt ở mặt tiền ngôi nhà không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.
- Ở mặt tiền các ngôi nhà dọc các đường phố không được bố trí sân phơi quần áo.
- Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học, trạm biến thế điện...).
Riêng đối với màu sắc công trình, mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) không sử dụng các màu nóng (đỏ, đen), màu chói (vàng, cam) trên toàn bộ mặt tiền nhà. Không sử dụng gạch lát màu tối, có độ bóng cao để phủ trên toàn bộ mặt tiền nhà.(Theo THÁI PHIÊN - Pháp Luật, TP.HCM)
* Sau đây là vài ý kiến của tôi sau khi đọc bài này:
- R
t vui vì 14 năm sau ngày tôi lên tiếng góp ý vi Saigon v tm quan trng ca các lut, quy tc,"quy chuẩn xây dựng"(Building codes & ordinances) ( xin xem:http://xaydungqh.blogspot.com/2007/03/vi-kin-v-tnh-hnh-quy-hoch-qun-l-pht.html, hay http://xaydungqh.blogspot.com/2007/04/vai-y-kien-ve-kien-truc-saigon.html) thì hôm nay Saigon đã quan tâm nhiu hơn đến vic cp nht hóa và hoàn chnh dn vn đ này.
-
Các lut, quy tc, quy phạm, quy cách,"quy chuẩn xây dựng" (Building codes, regulations & ordinances) đã có nhưng vic giáo dc cho người dân và thi hành thì sao? Làm đúng lut thì e rng làm sao ...tham nhũng, có ăn?
- Hy vọng những người lãnh đạo và giới chức chuyên môn của thành phố sẽ tiếp tục lắng nghe để Sàigòn không xô bồ, bát nháo mà Sàigòn sẽ tốt đẹp hơn. Bộ Xây dựng đã ý thức được đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về vai trò lãnh đạo, hướng dẫn và qun lý ngành xây dựng như thế nào chưa?
Mỹ tài trợ diễn đàn tiêu chuẩn xây dựng cho người khuyết tật:
Với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, Bộ Xây dựng VN vừa hoàn thành bản dự thảo đầu tiên về “Quy chuẩn xây dựng lối vào không có vật cản” phù hợp cho người khiếm thị và khiếm thính. Đồng thời, phía Mỹ sẽ tài trợ cho việc tổ chức các hội thảo tại Hà Nội vào ngày 6-8, TP.HCM vào 11-8 và Huế vào 13-8 nhằm thu thập ý kiến thêm cho bản dự thảo. Các hội thảo đều do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ với sự phối hợp của Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam (VNAH) và Bộ Xây dựng. Đây sẽ là diễn đàn cho các công ty xây dựng, sở xây dựng cấp tỉnh, cán bộ Bộ Xây dựng và người khuyết tật đóng góp ý kiến bộ tiêu chuẩn xây dựng mới.(Theo THANH TUẤN, Việt Báo)

* Sau đây là vài ý kiến của tôi sau khi đọc bài này:- Rt vui vì 14 năm sau ngày tôi lên tiếng góp ý vi Saigon v tm quan trng ca các lut, quy tc,"quy chuẩn xây dựng"(Building codes, regualtions & ordinances) dành riêng cho người khuyết tật thì hôm nay Saigon đã quan tâm nhiu hơn đến người khuyết tật nhưng vic giáo dc cho người dân và thi hành trong xây dựng thì sao?
TP.HCM: kiến trúc đang vượt ngoài tầm kiểm soát
Thành quả xây dựng trong những năm qua là rất lớn, nhưng thành quả kiến trúc thì không nhiều. Đó là kết luận tại diễn đàn kiến trúc II khu vực miền Nam vừa được tổ chức tại TP.HCM hôm 30-10-2007. Từ diễn đàn này, các nhà chuyên môn đã đề cập tới nhiều vấn đề xung quanh kiến trúc đô thị của TP.HCM.Thay mặt ban chủ nhiệm đề tài “Xu hướng kiến trúc miền Nam thời kỳ đổi mới (1996-2004)”, ông Nguyễn Thúc Hoàng - phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư (KTS) VN - cho rằng TP.HCM và các TP phát triển ở phía Nam là các đô thị năng động, có giao lưu nhiều về kiến trúc. Tuy nhiên, hình ảnh kiến trúc trong thời gian qua dù rất đa dạng nhưng có hiện tượng bị hòa đồng. KTS Lê Thanh Sơn, Hội KTS TP.HCM, cho rằng: “Do bị ràng buộc bởi vốn đầu tư xây dựng, số lượng các công trình kiến trúc tiêu biểu được thiết kế trong những năm “mở cửa” vừa qua chưa nhiều so với nhu cầu phát triển của TP”. Đồng tình với ý kiến này, đại diện Hội KTS tỉnh Đồng Nai nói: “Do mục tiêu lợi nhuận được xem là hàng đầu trong việc kinh doanh, các chủ doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để thi công xây dựng với một chi phí thấp nhất, tạo ra các công trình mà kiến trúc chỉ làm chức năng bao che đơn thuần”. “Kiến trúc nhà ở đô thị TP.HCM phát triển như một hiện tượng bùng nổ về thể loại và qui mô, kiến trúc phong phú đến mức... ngoài tầm kiểm soát”. TS.KTS Phạm Tứ - Trường đại học Kiến trúc TP.HCM - nhận định như vậy. Theo ông Tứ, hơn 10 năm qua là giai đoạn phát triển mạnh của mảng nhà phố cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu khổng lồ về nhà ở. Điển hình có các khu dân cư Bàu Cát, Hồ Văn Huê, Đinh Bộ Lĩnh, Văn Thánh... Và với phong cách phóng khoáng của mình, người dân TP đã... vô tư chấp nhận tất cả các phong cách kiến trúc nhà ở mà không đòi hỏi gì nhiều. Dù nhà phố tạo nên một cảnh quan đô thị, nhưng nhà do tư nhân tự xây là sản phẩm sử dụng, không phải là công trình đúng nghĩa, vì vậy không nên phê bình các KTS. Ý kiến này của KTS Trần Văn Dưỡng (Hội KTS TP.HCM) lập tức bị phản ứng. KTS Lê Quang Ninh (Hội KTS TP.HCM): “Nhà phố do dân tự làm cũng là một công trình, rất cần một kiến trúc đẹp. Chúng ta phải là những người làm đẹp bộ mặt đô thị”. Ông Ninh cho rằng điều phải làm từ bây giờ là không để tình trạng kiến trúc hỗn tạp tiếp tục phát triển. Ông Ninh cũng khuyến cáo về tình trạng mảng biệt thự ở quận 3 đang bị phá vỡ bởi các công trình cao tầng. “Tôi thường xuyên vào TP.HCM công tác, nhận thấy rõ sự lúng túng của lãnh đạo TP trong quản lý kiến trúc. TP có nhiều công trình làm rất chậm, chất lượng không cao. TP.HCM là đầu tàu, nếu làm chậm sẽ kéo theo cả khu vực. Sự lúng túng sẽ dẫn đến cực đoan, gây thêm sự lộn xộn” - ông Nguyễn Đình Toàn, viện phó Viện Nghiên cứu kiến trúc thuộc Bộ Xây dựng, nói như vậy. Ông Toàn nói thêm: “TP làm qui hoạch chi tiết1/2.000 cũng chậm, chất lượng qui hoạch không cao sẽ làm chất lượng kiến trúc thấp”. Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua phát biểu trong diễn đàn: “TP đang mọc lên nhiều khu dân cư, khu công nghiệp; không gian đô thị, kiến trúc đa dạng nhưng người dân và cơ quan quản lý đều thấy các kiến trúc này chưa gần gũi, tiêu biểu với con người Nam bộ, mà lại mang dáng dấp của các đô thị khác. Làm sao để chỉ ra các lệch lạc và cảnh báo nguy cơ là điều cần thiết. Kiến trúc không gian đô thị là vấn đề UBND TP đặc biệt quan tâm”.(Theo ĐOAN TRANG, Việt Báo)
* Sau đây là vài ý kiến của tôi sau khi đọc bài này:
- R
t vui vì 14 năm sau ngày tôi lên tiếng góp ý vi Saigon vvn đ này ( xin xem:http://xaydungqh.blogspot.com/2007/03/vi-kin-v-tnh-hnh-quy-hoch-qun-l-pht.html, hay http://xaydungqh.blogspot.com/2007/04/vai-y-kien-ve-kien-truc-saigon.html) thì hôm nay những người lãnh đạo và giới chức chuyên môn của thành phố Saigon đã quan tâm nhiu hơn đến vn đ này. Những biện pháp nào kh thi để xử lý, giải quyết những bài toán của thành phố? Nếu không quan tâm sửa đổi ngay thì sớm muộn gì cũng tạo ra sự hỗn loạn. Giới chức thẩm quyền Saigon cần sớm quy hoạch, chấn chỉnh, ổn định vừa bằng các biện pháp hành chánh, vừa bằng các hành động chuyên môn - kỹ thuật như việc soạn thảo các văn bản/ quy định và cập nhật hoá luật xây dựng, các quy phạm, quy cách (building codes & regulations, ordinance, etc…), thiết lập và công khai hoá bản đồ quy hoạch tổng thể và chi tiết (general master plan),v.v…Tôi muốn nói đến vai trò, trách nhiệm, trình độ và bản lĩnh của những người lãnh đạo và giới chức chuyên môn trong việc xử lý, giải quyết những bài toán của thành phố; đồng thời phải biết dự đoán những gì có thể xảy ra trong 10-15 năm sắp tới để kịp nghiên cứu (study/ research) và đề ra những biện pháp quy hoạch, xây dựng phù hợp với đà phát triển của xã hội. Những biện pháp này vừa có tính dự đoán khi phải đón đầu trước đà phát triển của xã hội, vừa có tính thực tế khi phản ảnh tương đối đầy đủ, chính xác những nhu cầu cần thiết của người dân (user). Đó chính là vai trò, trách nhiệm, trình độ và bản lĩnh của những người làm công tác quy hoạch - kiến trúc - xây dựng khi tham mưu và giúp sức cho những người lãnh đạo.
Nam Sài Gòn sẽ khởi công xây dựng The Adonis 2Vào trung tuần tháng 4 tại khu vực Nam Sài Gòn sẽ khởi công xây dựng The Adonis 2. Đây được xem là một trong những chung cư cao cấp kiểu mẫu được xây dựng theo tiêu chuẩn tiện nghi, sang trọng, hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức và tận hưởng giá trị cuộc sống ngày càng cao của người dân thành phố. Dự án xây dựng chung cư cao cấp The Adonis 2, GPXD số 40/QĐ-BQL, thuộc khu quy hoạch Hồng Quang 13A, Nam Sài Gòn, P.7, Q.8, tọa lạc tại khu vực chiến lược kết nối hai con đường Nguyễn Văn Linh và Tạ Quang Bửu. Đây là dự án hợp tác đầu tư chặt chẽ của ba đối tác chiến lược gồm Công ty cổ phần xây dựng công trình & đầu tư địa ốc Hồng Quang, Công ty TNHH Nguyên Đô và Công ty cổ phần bất động sản Vạn Thịnh Hưng. Dự án chung cư căn hộ cao cấp The Adonis 2 được xây dựng trên diện tích 9.080m2. Trong đó diện tích sàn là 80.000m2 với 4 block kết nối với nhau đồng bộ. Với kiến trúc thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, tầng trệt là nơi tập trung toàn bộ các tiện ích công cộng với đầy đủ tiện nghi, cao cấp phục vụ cho cuộc sống hiện đại như: trung tâm thương mại, siêu thị, hồ bơi, rạp chiếu phim, trung tâm massage, spa, phòng tập thể thao và trung tâm chăm sóc sức khỏe... Bên cạnh đó, khoảng không gian tuyệt đẹp nhiều cây xanh ở khu vực sảnh được thiết kế ấn tượng với điểm nhấn là cột phun nước cao dịu mát sẽ mang lại cho các cư dân ở đây những phút giây thư giãn và sảng khoái đích thực sau những giờ làm việc mệt mỏi. Toàn bộ thiết kế của The Adonis 2 do Công ty tư vấn thiết kế A&DDesign (USA) và DP Consulting đảm nhiệm với nhà thầu chính là Công ty cổ phần Địa ốc và xây dựng Hòa Bình. Kiến trúc của căn hộ sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với hầu hết các trang thiết bị nhập từ nước ngoài. Các căn hộ tại đây có diện tích 86m2 đối với căn hộ 2 phòng ngủ và 114m2 đối với căn hộ 3 phòng ngủ. Ngoài dự án The Adonis 2 này, Công ty TNHH Nguyên Đô và Công ty cổ phần bất động sản Vạn Thịnh Hưng sẽ cùng bắt tay nhau triển khai tiếp dự án The Adonis 1 tọa lạc tại số 31 Nguyên Hồng, P.1, Q.Gò Vấp. Đây là một trong các dự án xây dựng chung cư căn hộ cao cấp mà hai công ty đã hợp tác, sẽ được triển khai cùng lúc với The Adonis 2. Được biết, ngoài việc tập trung vào phân khúc thị trường căn hộ chung cư cao cấp, Công ty Nguyên Đô còn có kế hoạch đẩy mạnh tốc độ đầu tư của mình ở các dự án cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại lớn trong thành phố.
* Sau đây là vài ý kiến của tôi sau khi đọc bài này:
- H
ình như Sàigòn và VN đang b lôi cun vào cơn st ca những "skyrises" cùng lúc với kế hoạch đẩy mạnh tốc độ đầu tư của những Công ty cổ phần bất động sản cho các dự án xây dựng chung cư căn hộ cao cấp kiểu mẫu được xây dựng theo tiêu chuẩn tiện nghi, sang trọng, hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức và tận hưởng giá trị cuộc sống ngày càng cao của những người dân mi giàu lên ca thành phố?
-
"Phục vụ cho cuộc sống hiện đại" hôm nay là tăng thêm khong cách gia những người giàu - những người nghèo để cho những người giàu có th ung dung thoi mái hơn khi t trên cao nhìn xung đám dân nghèo trong các xóm nhà lá bên dưới? Hình như những người CSVN hôm nay đã “đổi mới” để có th "tận hưởng giá trị cuộc sống" hơn tư bn na. Mng thay cho VN hôm nay đã “đổi mới” nhiu hơn nhưng cũng mong sao những người lãnh đạo, những người giàu hôm nay hãy đc bài "Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề" của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt - đó là tiếng nói cảnh tỉnh đối với một nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa khi những điều cơ bản của chủ nghĩa xã hội này cứ xa dần đi.... Không thể làm theo phong trào, theo từ thiện... mà phải có "những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo" để người nghèo không bị gạt ra ngay trên mảnh đất của mình.
* Biệt thự theo phong cách hiện đại:
Khác với biệt thự phong cách cổ điển, những căn biệt thự hiện đại thường không làm theo lối cân đối, đối xứng mà được trang trí theo dáng dấp cách tân, đường nét khỏe khoắn, tự do. Biệt thự hiện đại dùng nhiều mảng, khối, đường nét rõ ràng mang tính hình học. Vật liệu cũng được sử dụng mạnh dạn hơn biệt thự theo phong cách cổ điển rất nhiều. Cửa kính, mái kính, thép, mái nhẹ BFT, gỗ ngoài trời BFT, đá… sử dụng phối hợp với nhau tạo nên nét độc đáo cho mỗi công trình.
Quy chuẩn xây dựng nhà ở đô thị
Bộ Xây dựng đã ban hành qui chuẩn xây dựng mới (có hiệu lực kể từ ngày 3-4-2008) để thay thế một số nội dung của qui chuẩn xây dựng cũ ban hành từ năm 1996.
* Đất ở phải rộng 36-45m2 tùy thuộc chiều rộng lộ giớiTrước đó, bộ này đã ban hành tiêu chuẩn xây dựng dành cho nhà ở liên kế, giúp UBND TP.HCM có cơ sở ban hành quyết định 135 (ngày 8-12-2007) qui định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu.Đất ở phải rộng tối thiểu 36m2Lô đất xây dựng nhà ở phải đảm bảo yêu cầu về diện tích và kích thước tối thiểu phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian.Tại các khu qui hoạch xây dựng mới: khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới > 20m, lô đất xây dựng nhà ở gia đình phải > 45m2 (có chiều rộng và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng > 5m). Khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới <> 36m2 (có chiều rộng và chiều sâu > 4m).Tại các khu đô thị hiện hữu: lô đất đủ chuẩn phải có diện tích không nhỏ hơn 36m2 (có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu không nhỏ hơn 3m).Đối với những diện tích không đủ chuẩn nằm mặt tiền đường, nếu dưới 15m2 hoặc có chiều rộng hay chiều sâu nhỏ hơn 3m thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây dựng mới. Nếu diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2 (rộng, sâu > 3m), được phép cải tạo, sửa chữa theo qui mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng mới tối đa hai tầng (có thể bố trí tầng lửng tại trệt và mái che cầu thang tại sân thượng), chiều cao không quá 13,4m.Trường hợp đất nằm trong hẻm, nếu diện tích dưới 15m2 thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây dựng mới (khi có chiều rộng hay chiều sâu nhỏ hơn 3m) hoặc được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hay xây dựng mới qui mô một tầng, chiều cao không quá 8,8m (khi rộng, sâu > 3m).Nếu diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2, người dân được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng (nếu có chiều rộng, sâu nhỏ hơn 2m); được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hoặc xây dựng mới tối đa hai tầng (nếu rộng, sâu từ 2m đến dưới 3m); được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hoặc xây dựng mới tối đa ba tầng (nếu rộng, sâu từ 3 m trở lên).Số tầng phụ thuộc vào chiều rộng lộ giớiTừ nay, người dân có thể tự xác định nhà mình được xây tối đa bao nhiêu tầng, hạn chế việc xin-cho. Cụ thể, nhà liên kế có mặt tiền xây dựng giáp lộ giới, số tầng và chiều cao phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới đường.Trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ sẽ có những phần nhà được phép xây sát chỉ giới đường đỏ.- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, sênô, bancông, mái đua..., trừ mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực.+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.Quan hệ với các công trình bên cạnh- Không bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống) được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh;- Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.Các yêu cầu kỹ thuật khác cũng phải tuân theo những tiêu chí quy định:- Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.- Máy điều hòa nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.- Biển quảng cáo đặt ở mặt tiền ngôi nhà không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.- Ở mặt tiền các ngôi nhà dọc các đường phố không được bố trí sân phơi quần áo.- Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học, trạm biến thế điện...).Riêng đối với màu sắc công trình, mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) không sử dụng các màu nóng (đỏ, đen), màu chói (vàng, cam) trên toàn bộ mặt tiền nhà. Không sử dụng gạch lát màu tối, có độ bóng cao để phủ trên toàn bộ mặt tiền nhà.
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
Bản đồ GIS của Việt Nam (chi tiết đến cấp phường):
Xem:http://gis.chinhphu.vn/
Ở đây có đủ chi tiết của 64/64 tỉnh thành VN (đến cấp phường) kèm theo các chi tiết về địa hình, ranh giới hành chính ….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean