Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Cây Thế - Thế Cây – Dáng cây bonsai

Good Hope là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn,thiết kế, thi công trọn gói các hạng mục công trình nhà ở, chung cư, khách sạn,..., đầu tư xây dựng các công trình nhà lô, biệt thự...

Chuyên mục:Thiết kế nhà đẹp

tu van | thiet ke | kien truc | xay dung | nha dep | san vuon | vuon bon sai | trong bon sai| vuon trong nha | tieu canh | non bo | bon sai | tieu canh san vuon | cay canh bon sai | thiet ke vuon | thiet ke nha vuon | cay canh san vuon| bon sai dep

 

 

Nỗi trăn trở bức xúc của bao người


Lâu nay những người có thú chơi và làm cây cảnh đã tốn không biết bao nhiêu tâm sức trong những cuộc tranh cãi miệng cũng như đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn thảo về "Cây thế - Thế cây – Dáng cây" nhưng kết cục vẫn chưa có ai và chưa có cuốn sách hay bài viết nào giải thích hoặc định nghĩa hay đưa ra một khái niệm về "Cây thế - Thế cây – Dáng cây" khả dĩ có sức thuyết phục. Do kiến thức truyền nghề - truyền miệng "tam sao thất bản" nên "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", ai cũng khăng khăng cho ý kiến của mình là đúng, là chuẩn, chẳng ai chịu ai. Vì vậy những cuộc tranh cãi vẫn cứ tiếp diễn và xem ra chẳng có hồi kết.


Qua những cuộc bàn thảo – tranh cãi lâu nay, ta thấy nổi lên hai khuynh hướng cơ bản sau:


Khuynh hướng thứ nhất khi giải thích hoặc đưa ra khái niệm về "Cây thế" lại thường đi tìm ý nghĩa của từ Thế trong từ điển Hán Việt để chứng minh rằng người xưa dùng chữ Thế là "quyên lực, khí chất, trạng thái thời cơ…"(1) là một cái gì đó rất cao siêu, như là "cái thần cái hồn của cây cảnh nghệ thuật" (2) v.v…và v.v…, tất cả đều mang nặng tính chất nội dung tư tưởng. Vì thế khi giải thích hay đưa ra khái niệm về "Cây thế" thì những người có khuynh hướng này thường lúng túng và thường lấy "Thế cây" cụ thể này hoặc"thế cây" cụ thể kia để minh hoạ, chứng minh cho "Cây thế" là thâm thuý, cao siêu… lắm lắm, còn cái mà mọi người muốn biết "Cây thế" là gì? Nói rõ ra nó là loại hình nghệ thật gì thì ít ai đả động đến và khi có động đến lại khẳng định "là một loại hình nghệ thuật độc đáo đặc sắc chỉ riêng Việt mới có…" (3).


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

 

Xin nói ngay rằng: bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều chuyển tải một thông điệp nào đó của người nghệ sĩ đến với công chúng – Đó là nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhưng nội dung tư tởng hoặc tên của tác phẩm tuyệt nhiên không phải là cái để giải thích hay định nghĩa cho một loại hình nghệ thuật hoặc cho một bộ môn nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật, tên tác giả và nội dung tư tưởng của tác phẩm không phải là một và không thể lẫn lộn được.


Khuynh hướng thứ hai thực chất cũng không có gì khác với khuynh hướng thứ nhất, nên có sách khi giải thích "Thế nào là Cây thế" (4) thì lại căn cứ vào hình thể của cây, coi "Cây thế là cây đã định hình. Từ gốc, rễ, tán đều được dựng theo một khuôn mẫu nhất định. Như vậy dù ở bất kỳ đâu, tác giả nào làm đều đúng một mẫu hình cơ bản và đều gọi đúng tên Cây thế đó…mỗi thế cây nói lên một chủ đề tư tưởng nhất định" và "Cây thế nhất thiết phải là cây cổ thụ - đó là luật bao trùm của cây thế cổ Việt Nam; gốc phải to nổi, sần sùi, gồ ghề, điểm xuyết sẹo, nguyệt… Rễ phải lộ căn; Thân cây phải là cây cổ thụ thu nhỏ, gốc bồ ngọn chỉ, không được thẳng đuỗn, nhẵn thín, bông tán phải đúng luật và số lượng bông tán phải đúng quy định, tối thiểu là ba tán theo số lẻ (dương) tránh số chẵn (âm)..."

 

Thoáng nghe, thoáng đọc những ý kiến trên ta rất dễ lầm tưởng là đúng, là chí ý, nhưng khi xem xét, phân tích kỹ mới thấy đây chỉ là những quy định cho việc sao chép một cây cảnh đã định hình nào đó chứ không phải là sự giải thích hay là khái niệm Thế nào là cây thế hay cây thế là gì?

 

Mặt khác những tiêu chuẩn về gốc - rễ - thân – cành – bông tán của "cây thế" đặt ra ở đây về cơ bản chẳng khác mấy với những tiêu chuẩn cần có của một cây cảnh nghệ thuật của thế giới.

 

Cho nên khi giải thích hay định nghĩa "cây thế là gì? hoặc "Thế nào là cây thế" mà lại thấy quy định về tiêu chuẩn cần có của một cây cảnh nghệ thuật hoặc lấy tên tác phẩm do tác giả ngẫu hứng đặt ra hoặc lấy nội dung tư tưởng của tác phẩm để giải thích hay định nghĩa là không thể thuyết phục.

 

Vậy cây thế thực chất là gì? Theo từ điển Bách Khoa Việt nam xuất bản năm 1995 (trang 398 - tập I đã viết về "cây thế" rất đúng, rất giản dị và rất dễ hiểu như sau: "cây thế" (Mỹ thuật): Cây được tạo hình bằng nghệ thuật trồng tỉa, uốn, vít, bó, hãm từ một làoi cây vốn có trong thiên nhiên được trồng trong chậu, trong bể hay trong vườn…

 

Xuất phát từ thế cây tự nhiên, người phương Đông tạo ra bốn thế cơ bản: Thẳng (trực), nghiêng (xiên), ngang (hoành), chúc xuống (huyền) từ đó tạo ra vô vàn dáng cổ thụ, đến những khóm cây hay những cây kết hợp với đá, với nước tạo cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc, gây ấn tượng như trong thiên nhiên bao la hùng vĩ. Nghệ thuật cây thế còn hình tượng hoá truyện cổ, hành vi đạo đức, quan điểm triết học và từng tếh cây có những tên gọi độc đáo giúp cho trí tưởng tượng bay bổng. Cây thế được tạo thành khá phổ biến ở trung Quốc, Nhật Bản, Việt …"

 

Vậy là đã rõ: cây thế là cây được tạo hình bằng nghệ thuật trồng tỉa, uốn vít, bó hãm từ một loài cây vốn có trong thiên nhiên, được trồng trong chậu, trong bể hay trong vườn để làm cảnh…

 

Như vậy nó là một loại hình nghệ thuật - nghệ thuật tạo hình cây cảnh. Nghệ thuật tạo hình cây cảnh ở nhiều nước - đặc biệt là các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… đều có nên người nào, sách nào còn coi "cây thế" là loại hình nghệ thuật tạo hình cây cảnh chung là cách thức tạo hình khác biệt với nước này, nước khác (như Bonsai Nhật khác với Trung Quốc); hay là xưa ta ưa "áp đặt" triết lý, đạo đức vào tác phẩm cây cảnh cổ; hay là sự "tiếp biến" nghệ thuật tạo hình cây cảnh một cách thông minh, sáng tạo cho phù hợp với thẩm mĩ của dân tộc mình thời đó… Vấn đề này có đúng hay không còn cần phải nghiên cứu, phân tích cụ thể sau.

 

Còn thế cây là gì? Trước nay vẫn tồn tại hai ý kiến (mà chủ yếu là ở một số địa phương trên miền Bắc nước ta chứ không phải trong toàn quốc): Một ý kiến cho rằng Trực – Xiêu – Hoành - Huyền là thế cây; một ý kiến khác lại cho rằng Trực – Xiêu – Hoành - Huyền là dáng cây. Nhưng theo Từ điển bách khoa Việt Nam trang 645 (theo mỹ thuật) thì "Thế cây xuất phát từ thế cây trong tự nhiên, người phương Đông tạo ra bốn thế cơ bản: thẳng (trực), nghiêng (xiêu), ngang (hoành), chúc xuống (huyền) từ đó lại tạo ra vô vàn các thế khác nhau từ trên những cây riêng rẽ mang dáng cổ thụ…"

 

Như vậy cũng đã rõ: trong hình học thì thẳng – nghiêng – ngang – chúc xuống được gọi là phương. Vậy Phương thẳng – nghiêng – ngang – chúc xuống trong hình học đây phải là dáng mà hình là thế. Và thế đâu phải mang hàm nghĩa nội dung tư tưởng hay triết lý, đạo đức cao siêu như chúng ta thường lầm tưởng (sở dĩ nói chúng ta là có cả cá nhân tôi).

 

Còn dáng cây là gì? Cũng theo từ điển Bách khoa Việt nam trang 645 thì Dáng (Mỹ thuật): "hình phẳng có đường chu vi tách khỏi nền, nghệ thuật điều khắc cổ Ấn Độ quy định Dáng ba lần uốn (tribhanga) để pho tượng đứng mà không bị cứng nhắc".

 

Trong mỹ thuật thì "đường chu vi tách khỏi nền" chính là đường viền của một vật thể trong không gian ba chiều, tức là hình. Nếu nhìn từ góc độ khác nhau thì có đường chu vi - tức là đường viễn khác nhau cũng có nghĩa là có Hình khác nhau. Ví dụ khi ta nhìn một vật thể hay một cây nào đó, nếu nhìn phía trước, ta sẽ thấy đường viền phía trước, nhìn nghiêng hoặc phía phải hay phía trái ta sẽ thấy có đường viền phía nghiêng hoặc phía phải hay phía trái.

 

Vì vậy Dáng là hình chứ không phải là phương. Hình và dáng là một cho nên không thẻ gọi trực – xiêu – hoành - huyền là dáng được mà phải gọi là phương tức là Thế. Tuy nhiên giữa Thế và Dáng có quan hệ khá mật thếit với nhau nên việc phân định rạch ròi là rất tế nhị. Chính vì thấy có sự lẫn lộn như vậy nên trong bài "Qui chuẩn tên gọi trong cây cảnh" đăng trên trang 3, dòng 38, tạp chí Việt nam hương sắc số 6.2001 đã đặt vấn đề: "Phải chăng có sự lẫn lộn trong cách gọi giữa thế - dáng và tên tác phẩm?". Tiếc rằng những bài viết sau đó về vấn đề này cơ bản vẫn mang khuynh hướng trên, không có gì mới.

 

Trở lại hai từ "Cây thế"! một số vùng ở miền nước ta gọi kiểng cổ tức cây cảnh tạo hình lối cổ là khá chuẩn, vừa dễ hiểu vừa dễ dịch ra tiếng nước ngoài để bạn bè quốc tế hiểu được. Còn hai từ "Cây thế" đúng là khó hiểu, càng giải thích càng tù mù, như đánh đổ, đặc biệt là khó dịch ra tiếng nước ngoài một cách ngắn gọn, dễ hiểu được.

 

Có lẽ chúng ta, những người từng trăn trở, bức xúc bao lâu nay về các từ "Cây thế - Thế cây – Dáng cây" giờ đây cũng dễ dàng thống nhất với sự minh định của Từ điển bách khoa Việt Nam một công trình mang tính quốc gia do hành trăm - thậm chí là công sức của hàng ngàn các nhà trí thức uyên thâm hàng đầu trong các ngành văn hoá – khoa học trong và ngoài nước tham gia tiến hành.

 

Trước nay chúng ta vẫn ước ao có sự minh định thống nhất trong vấn đề này thì nay Từ điển bách khoa Việt Nam – dù sao cũng là một công trình mang tính quốc gia và quốc tế - đã minh định như thế, cho nên để đỡ phức tạp vấn đề và để dễ hiểu, dễ dịch thuật, nên chăng từ nay trong giao tiếp và trong các văn bản tài liệu chính thức cần thống nhất khái niệm "Cây thế" là cây cảnh nghệ thuật. Và để phân biệt với lối tạo hình cây cảnh cổ và đương đại, ta gọi là cây cảnh nghệ thuật cổ - cùng nghĩa với hai từ kiểng cổ ở Nam Bộ là thuật cổ - cùng nghĩa với hai từ kiểng cổ ở nam Bộ là hợp lẽ. Trên thực tế hiện nay, cái tên cây cảnh nghệ thuật đã được dùng phổ biến trong toàn quốc. Tuy vậy theo ý kiến của Tổng biên tập tạp Việt nam Hương Sắc - Đỗ Phượng - vốn là một thành viên trong hội đồng quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt nam – thì "hai từ Cây thế đã có lâu nay ở nước ta và đã thành một mục từ trong Từ điển bách khoa Việt nam và được xác định như một khái niệm khởi thuỷ của cây cảnh Việt nam nên cần được bảo lưu, nhưng phải hiểu đúng khái niệm Cây thế như Từ điển đã nêu".

 

Nghĩ đến cùng một cái tên đều do con người đặt định ra theo thổ ngữ riêng, cũng như con đường do người ta đi mãi mà thành nhưng có những con đường quanh co, xa mù xa mịt rất khó đi khiến người ta phải tìm ra một con đường khác gần gặn hơn, sáng sủa hơn là tất yếu.

 

Điều chúng ta cần hiện nay là dồn tâm sức cho việc sáng tạo nghệ thuật để những tác phẩm tạo ra không những người trong nước mà cả nhân loại đều mến mộ yêu thích. Đó mới là mục tiêu tối hậu của chúng ta.

 

 

tu van | thiet ke | kien truc | xay dung | nha dep | san vuon | vuon bon sai | trong bon sai| vuon trong nha | tieu canh | non bo | bon sai | tieu canh san vuon | cay canh bon sai | thiet ke vuon | thiet ke nha vuon | cay canh san vuon| bon sai dep


 

Nhà đẹp kiến trúc - (sưu tầm)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean