Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Nhà Đẹp kiến trúc

Good Hope là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn,thiết kế, thi công trọn gói các hạng mục công trình nhà ở, chung cư, khách sạn,..., đầu tư xây dựng các công trình nhà lô, biệt thự...

Chuyên mục:Thiết kế nhà đẹp

Trong việc xây dựng nhà phố đã hình thành một "thông lệ" rất nhiều người áp dụng: bất kể bề ngang hay bề sâu, cứ cách khoảng 4m là phải có cột và dầm để đỡ sàn đúc; Nhiều nhà muốn tạo không gian thoáng rộng lại thường bị vướng bởi cột, dầm.Với nhà có chiều ngang 7m lại phải chia bên 4m, bên 3m và giữa nhà có cột, dầm! Kỹ sư xây dựng Lý Nguyễn Bảo Trọng, công ty xây dựng Conic tư vấn việc bỏ những "trói buộc" này.


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

 

Trong xây dựng, người ta thường gọi bề ngang nhà là nhịp và chiều dọc là bước. Ðể tiết kiệm kinh phí và an toàn thì chọn bước và nhịp là 4 - 5m để thiết kế cột và dầm. Khi đó, kích thước dầm 20x30cm và cột thì tùy vào độ cao của ngôi nhà (bao nhiêu tầng) vì cột chịu lực tổng tải trọng của toàn công trình. Ví dụ, nhà 3 tầng mà xây chen trong khu phố thì cột 20x20cm là đủ. Nhưng nếu nhà nằm chơ vơ ở khoảng trống, có thể kích cỡ phải lớn hơn vì tải trọng còn phải theo phương ngang. Ngoài ra, còn tùy vào thế đất, cấu tạo địa chất tại nơi xây nhà.


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha


Thực chất, không những nhà có bước nhịp 6 - 7m mà 8 - 9m vẫn có thể thiết kế cột/dầm ở các khẩu độ đó. Và khi đó, cấu kiện cột/dầm phải lớn hơn và chiều dày của sàn cũng phải dày hơn để chịu lực và tránh rung. Cũng có thể làm dầm phụ phân chia trần sàn nhiều ô để hạn chế độ rung sàn. Việc xử lý kết cấu vượt nhịp/bước theo khuôn khổ chuẩn 4,5m đều có thể tính toán và thực hiện được.

 

Nhà Đẹp kiến trúc

sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean