Khu nhà 16 là 1 phần trong thiết kế tổng thể mà OMA đưa ra trong dự án phát triển khu trung tâm thành phố Almere. Mặt ngoài của công trình phía hướng ra biển, trông giống như từng lớp sóng, tạo thành 1 đường cong mềm mại. Tòa nhà được coi như người gác cổng ở bến cảng.
Khu nhà 16 nằm ngay trên 1 khu để xe (thiết kế bởi OMA). Tầng 1 của tòa nhà có bố trí lối vào và kho chứa đồ, 1 phần không gian được thiết kế làm phòng tập thẩm mỹ, quán cafe ... và lối đi xuống khu để xe.
Ý tưởng thiết kế khối nhà này xuất phát từ việc phân tích quá trình thi công các đường ống. Kỹ thuật cơ bản của phương pháp này là sử dụng các bức tường ngăn và các tấm sàn đúc sẵn.
Khối nhà 16 gồm 2 hành lang trung tâm, tất cả các phòng khách của 49 căn hộ đều được thiết kế theo hướng Nam, vuông góc với con đường ven biển. Tại mặt phía Bắc của tòa nhà là 1 cầu thang bộ.
Ở mặt ngoài của tòa nhà, phía lõm lại chính là lối vào chính, phía bên nhô ra thì mở rộng thêm được 1 khoảng không gian làm ban công cho 1 số căn hộ.
ACDF Architects đã thiết kế trung tâm thương mại quốc tế Dubai. Các KTS đã đưa ra bản thiết kế dựa trên ý tưởng xem xét về các đặc điểm địa lý và địa chất của khu vực, tạo nên 1 kết cấu liền mạch. Cả công trình giống như 1 thực thể sống, được cấu tạo từ những thành phần tự nhiên, tự sinh trưởng và lớn lên tại mảnh đất này.
Tổ hợp công trình bao gồm 2 tòa tháp kết nối với nhau qua hệ thống các lối đi lưu thông ở dưới các tầng hầm. Tầng trệt được bố trí không gian xanh, quán cafe và các nhà hàng. Ánh sáng mặt trời được khuyếch tán qua bể nước và qua góc vát của các tấm bê tông đúc sẵn để chiếu sáng 1 phần cho tầng hầm phía dưới. Bằng cách này công trình ko chỉ gồm có 2 tháp đơn lẻ, mà gồm có cả khoảng không gian giữa chúng.
Dựa trên các họa tiết hình học của Hồi giáo, các KTS đã sử dụng hình tam giác để dệt lên bề mặt của toàn bộ tháp chính. Toàn bộ lớp vỏ ngoài này được làm từ 3 loại kính có các đặc điểm khác nhau. Những tấm ở tầng cao được phủ sơn, làm giảm độ chói của ánh sáng mặt trời và hạn chế hấp thụ nhiệt, các tấm ở mặt bên là các tấm pin năng lượng mặt trời, có khả năng cung cấp phần lớn năng lượng cho các khu vực công cộng trong khi đó các tấm panel ở độ cao thấp hơn lại được làm từ loại vật liệu trong suốt tạo thành những khung cửa sổ lớn. Tháp phụ có bề mặt ngoài hoàn toàn trơn láng, tạo nên vẻ ngoài hoàn toàn tương phản với tòa tháp chính.
Tòa tháp chính được vặn xoắn, nhìn giống như 1 khối trạm trổ, gây ấn tượng cho mọi người bởi cách sử dụng vật liệu, màu sắc, ánh sáng và cả sự kì bí của nó.
6 dự án lọt vào danh sách đề cử của cuộc thi thiết kế đại lộ UTS, trong đó nhiệm vụ là thiết kế 1 công trình kiến trúc xanh, tiêu chuẩn 5 sao tại góc phía nam của Sydney.
“Cuộc thi được mở ra với mục tiêu là tạo cơ hội cho các văn phòng kiến trúc mới thành lập có cơ hội thực hiện các dự án lớn, đem đến luồng sinh khí mới cho lĩnh vực kiến trúc công cộng”
Các dự án lọt vào danh sách đề cử gồm có
BKK, Đội dự án: Simon Knott, Julian Kosloff, Tim Black, Alan Ting, Adi Attic, Simon Linardi, Julian Faelli
Collins and Turner, Đội dự án: Markus Bruenjes, Penny Collins, Lucy Humphrey, Huw Turner, Katja Zumpe, Christian Zawatzki. Các nhà thầu: Structural and Environmental Engineering: Arup Multimedia Artist: James Clar Proposed Stage 2 Collaborators: Government Architects Office
Choi Ropiha, Đội dự án: John Choi, Tai Ropiha, Steven Fighera, Linda Lam, Toby Breakspear, Jerome Cateaux, Langzi Chiu, Joshua Zoeller
DRAW + BIG, Đội dự án: DRAW: John de Manincor, Adam Russell, Marissa Looby, Raffello Rosselli, Sally Hsu. BIG: Bjarke Ingles, Jakob Lange, Hanna Johnasson. Realities United: Jan Elder
Super Colossal, Đội dự án: Matthew Bennett, Erin Field, Sarah Hearne, Marcus Trimble. Collaborator: Dan Hill - Arup, City of Sound. Consultants: Arup, DEGW
Terroir, Đội dự án: Scott Balmforth, Richard Blythe, Katja Lugisland, Samane Moafi, Nora Niasari, Gerard Reinmuth, Chris Rogers
Tonkin Zulaikha Greer thiết kế Woodhead, Đội dự án: TZG: Peter Tonkin, Tim Greer, Wolfgang Ripberger, Benjamin Daly, Christian Williams. Woodhead: Robert Hopton, David Holm
Thông tin chi tiết về các phương án có thể xem tại website http://supercolossal.ch/utsbroadway.html
Nằm ở ngoại ô Rio de Janeiro (Brazil), bên bờ biển xinh đẹp, ngôi nhà nhỏ nhắn với mái hình chiếc lá này thu hút sự chú ý của du khách. Được thiết kế bởi Mareines và Patalano, hai kiến trúc sư nổi tiếng tại địa phương, mái nhà này được xem là biểu tượng của sự kết nối giữa con người và thiên nhiên.
Đây là một trong những hình ảnh đẹp và độc đáo được chụp từ Google Earth. “Bể chứa nước” này tọa lạc tại Mina, gần thành phố Makkah, Ả-rập Xê-út và là một trong những mái nhà bê tông lớn nhất thế giới. Công trình này có đường kính lên đến 365 m.
Viện Khoa học của bang California, Mỹ có phần thiết kế mái ấn tượng, trông như những ngọn đồi nhấp nhô. Theo các kiến trúc sư thì đây là một nơi lý tưởng để sinh viên ăn trưa và nghỉ ngơi giữa giờ học.
Đây là mô hình ngôi làng Heden, Gothenburg, Thụy Điển với những mái nhà như những ngọn đồi cỏ xanh rì.
Mái nhà đá tại San Clemente Piers, California, Mỹ.
Thị trấn La Pedrera ở Barcelona, Tây Ban Nha gồm những tòa nhà có thiết kế hết sức độc đáo, đặc biệt là phần mái. Hầu hết các tòa nhà ở đây đều mang phong cách công nghiệp khá truyền thống. Mái nhà thường là hình vuông bằng phẳng hoặc trổ lỗ với ống khói bằng gạch hay lỗ thông bằng thanh nhôm.
Mái nhà lộn ngược trên đảo Seixal thuộc quần đảo Madeira, Bồ Đào Nha
Mái nhà được thiết kế theo kiểu hạt nhân trong khuôn khổ dự án Eden ở Cornwall, nước Anh
Mái nhà mang phong cách vùng Casa Batlló Gaudi thuộc Barcelona, Tây Ban Nha
Những ngôi nhà như trong hình trên được gọi là nhà truyền thống Tongkonan người Toraja sống ở vùng núi phía Nam Sulawesi, Indonesia. Tongkonan được dựng lên bởi những chiếc cột gỗ vững chắc, mái nhà lợp bằng tre được xếp thành hình vòng cung. Thông thường, mái nhà được khắc trạm bằng gỗ có màu đỏ, đen và vàng. Nguồn: Bustle, Archdaily(kienviet.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét