BBC:20 năm sau ngày Tường Berlin bị kéo đổ, thế giới vẫn còn đầy những ngăn cách chia rẽ quốc gia, cộng đồng và gia đình từ Brazil, Uzbekistan, Bờ Tây sang tới Mexico.
Nguyên nhân có thể khác nhau – để ngăn ngừa bạo động, nhập cư lậu hay thậm chí là bệnh lở mồm long móng – nhưng kết quả thì giống nhau: chia rẽ và đe dọa.
Cùng thời điểm khi nhiều người trên trái đất ăn mừng 20 năm ngày bức tường biểu tượng nổi tiếng nhất sụp đổ tại Berlin hôm 9/11/1989, BBC nhìn lại 14 bức tường vẫn còn đứng vững.
ISRAEL
Bức tường ngăn cách Israel và Bờ Tây thực ra là sự trộn lẫn của nhiều hàng rào, dây thép gai, mương hào, phiến đá cao tới 8 mét. Một số phần lại có cả thiết bị cảm ứng và “vùng đệm” rộng tới 60 mét.
Chính phủ Israel chấp thuận cho xây bức tường năm 2002. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc tháng Bảy 2009, ranh giới nay đã hoàn thành 58.3% so với kế hoạch.
85% phần tường được xây trên vùng đất của người Palestine bị chiếm đóng. Chỉ có 15% là tuân theo “đường xanh”, tức là biên giới được quốc tế công nhận. Năm 2004, Tòa án Công lý Quốc tế ở Hague tuyên bố bức tường là bất hợp pháp.
Israel nói bức tường này là “hàng rào an ninh” bảo vệ công dân của họ trước các vụ tấn công của người Palestine. Người Palestine thì xem nó là “tường Apartheid”, đe dọa quyền con người và tin rằng mục đích thật của nó là mở rộng lãnh thổ của Israel.
BẮC IRELAND
Cái gọi là “đường hòa bình” Bắc Ireland bắt đầu từ 40 năm trước ở Belfast, ban đầu chỉ là biện pháp tạm thời nhưng rồi tiếp tục phát triển.
Đó là một loạt hàng rào ngăn cách cộng đồng Thiên Chúa giáo và Tin Lành, có cái dài vài trăm mét, có nơi dài tới năm cây số.
Bức tường đầu tiên được dựng lên năm 1969 sau khi xảy ra bạo loạn tại tây Belfast.
Phần tường mới nhất được dựng hồi năm 2008, trên phần đất một trường tiểu học Bắc Belfast, sau khi căng thẳng gia tăng giữa hai cộng đồng.
ẢRẬP SAUDI
Để bảo vệ nền kinh tế mạnh nhất của Vịnh Ba Tư, biên giới dài 9000 cây số của vương quốc này đang được củng cố bằng hàng rào an ninh.
Dự án kỹ thuật cao này sẽ lắp đặt hàng rào thực tại một số vùng, nhưng ở những nơi ít dân cư, họ sẽ lắp hàng rào ảo gồm thiết bị theo dõi vệ tinh, camera, radar và cả máy bay do thám để phát hiện kẻ xâm nhập.
Cuối thế kỷ 20, Tây Ban Nha quyết định xây hai hàng rào ở Ceuta (8.2 cây số) và Melilla (12 cây số) để ngăn làn sóng nhập cư lậu từ Phi châu.
Hai thành phố tự trị này tọa lạc ở eo biển Gibraltar, là lối đi dễ nhất từ châu Phi vào châu Âu.
Hàng rào tại đây đã được hiện đại hóa. Chiều dài mỗi bờ tường được kéo lên sáu mét. Một mê cung dây cáp và gai nhọn đợi chờ những ai trèo qua được đỉnh hàng rào đầu tiên.
Năm 2007, Iran bắt đầu xây một bức tường, mà hiện vẫn đang xây dở, ở biên giới với Pakistan tại khu vực Baluchistan.
Nhà chức trách nói mục đích là ngăn các hoạt động phi pháp như hàng lậu, vận chuyển ma túy và nhập cư lậu.
Nhưng một số người cho rằng đó không phải là lý do duy nhất, và rằng Tehran cũng muốn làm chậm lại sự đổ vào của các phần tử cực đoan Hồi giáo.
Mặc dù không có xác nhận chính thức, nhưng tin tức báo chí nói bức tường có thể sẽ dài tới 700 cây số và cao ba mét.
Đường ngăn cách Cyprus làm hai, tách người Cyprus gốc Hy Lạp ra khỏi người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Nó thành lập năm 1964, và chỉ sau 10 năm, hầu như không ai có thể vượt qua, sau cuộc chiến 1974 giữa hai cộng đồng.
Đến năm 2003, biên giới được mở lại và hai cộng đồng nay có thể qua lại sau gần ba thập niên chia cắt.
Người Sahrawi và Morocco sống ở Tây Sahara đã tranh chấp chủ quyền mảnh đất từ khi Tây Ban Nha chấm dứt sự cai trị và rút đi năm 1976.
Sau khi giành lấy đất, năm 1980 người Morocco bắt đầu xây bức tường trong sa mạc để tự vệ trước Mặt trận Polisario – phong trào chính trị - quân sự muốn tách khỏi Morocco và tìm quyền tự trị cho dân tộc Sahrawi.
Bức tường, hoàn thành năm 1987, thực ra là sáu bức tường kéo dài hơn 2700 cây số.
Các tổ chức nhân quyền gọi nó là “Tường Xấu hổ” và lên án việc rải mìn dọc tường. Chính phủ Morocco thì nói họ đã gỡ bỏ mìn và tháo ngòi 65.000 quả.
Biên giới rộng bốn cây số, dài 250 cây số đã chia cắt Bắc và Nam Hàn, chia đôi bán đảo ở khoảng vĩ tuyến 38.
Nó ra đời năm 1953 khi chiến tranh hai miền Triều Tiên chấm dứt bằng sự ngừng bắn, sau khi ba triệu người đã chết.
Ngay cả hôm nay, dẫu hai nước đã có một số hòa giải, đây vẫn là biểu tượng của căng thẳng tiềm ẩn trên bán đảo.
Dây thép gai và chướng ngại vật dăng đầy gần một nửa đường biên giới 2900 cây số giữa Ấn Độ và Pakistan. New Delhi đã bày tỏ ý định mở rộng để phong tỏa hầu như toàn bộ vùng biên giới.
Một căng thẳng tiềm ẩn là việc dùng hàng rào thép gai cộng thêm mìn và các thiết bị tối tân dọc cái gọi là “Đường Kiểm soát”, tức biên giới phi chính thức ở Kashmir, mà Pakistan không công nhận.
Biên giới giữa Mexico và Mỹ dài 3200 cây số. Chính phủ Mỹ xây một bức tường kim loại dọc một phần ba biên giới để ngăn người nhập cư lậu từ Mexico và Trung Mỹ.
Theo Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Mexico, hơn 5600 người nhập cư lậu đã chết khi tìm cách vượt biên giới, đa số là vì nhiệt độ cao giữa sa mạc.
Tại một số nơi dọc biên giới, ngoài bức tường còn có ba hàng rào kim loại có chiều cao trung bình 3 tới 5 mét.
BRAZIL
Từ đầu năm nay, chính quyền bang Rio de Janeiro đã xây tường quanh một số khu ổ chuột.
Tổng cộng 13 khu ổ chuột sẽ bị vây quanh bởi dải tường dài 14 cây số có chiều cao từ 80 cm đến ba mét.
Mục đích là ngăn việc xây dựng bừa bãi của các cộng đồng này, từ việc dồn vào rừng cho đến việc hủy hoại cây cối. Theo một viên chức, Rừng Đại Tây Dương được cho là đã mất hơn 90% bề mặt trong khi tại khu ổ chuột lớn nhất Rocinha – với 200.000 dân cư – chính phủ đạt thỏa thuận chỉ xây tường ở những nơi có nguy cơ lở đất.
Một số nhà chỉ trích cho rằng bức tường ở Rio là nhằm ngăn cách người nghèo với người giàu. Những người khác thì nói nó nhằm hạn chế buôn lậu ma túy.
IRAQ – KUWAIT
Hàng rào ở biên giới giữa Iraq và Kuwait là hậu quả trực tiếp của cuộc xâm lấn Kuwait của Tổng thống Saddam Hussein.
Hàng rào đầu tiên bắt đầu từ 1991, và do Liên Hiệp Quốc đề nghị để tránh có thêm một cuộc xâm lăng khác của Iraq.
Ngày nay, bức tường kéo dài 190 cây số gồm hàng rào điện, dây thép gai và bờ cát.
Năm 2004, Kuwait bắt đầu xây một bức tường mới dài 217 cây số, với lý do biên giới phía bắc cần được bảo vệ.
UZBEKISTAN – TAJIKISTAN
Uzbekistan gần như được bao bọc bằng dây thép gai.
Năm 1999, sau một vụ tấn công ở thủ đô Tashkent, chính phủ xây rào chắn, với lý do ngăn chặn dân quân Hồi giáo xâm nhập.
Một phần lớn của vùng biên giới 1100 cây số giữa nước này với Kyrgyzstan được bao bọc bằng chướng ngại vật.
Biên giới 1500 cây số với Tajikstan cũng đầy dây thép gai và mìn.
BOTSWANA – ZIMBABWE
Bức tường ngăn cách Botswana và Zimbabwe được so sánh như tường bao quanh Bờ Tây.
Hàng rào dây thép gai cao hai mét và trải dài 500 cây số.
Năm 2003, chính phủ Botswana loan báo sẽ xây hàng rào điện dọc biên giới với Zimbabwe ngăn ngừa bệnh lở mồm long móng.
Nhưng Zimbabwe nói hàng rào này nhằm ngăn người Zimbabwe đi lậu vào Botswana.
Kinh tế Zimbabwe suy sụp thảm hại – lạm phát có khi lên tới 100.000% và tỉ lệ thất nghiệp hơn 90%. Vì thế, nhiều người nước này tìm cách đến Botswana, một trong những nước giàu nhất ở châu lục.
Hàng rào điện thực ra chưa bao giờ được bật lên. Không có lính đi tuần. Hiện nay bức tường có vẻ không phải là chướng ngại vật. Nhiều dòng sông đi qua nó, tạo ra khoảng trống để súc vật dễ dàng vượt qua.
Những Bức Tường chia cách nổi tiếng TG:
2.Bá Linh(Berlin) giữa Đông & Tây Đức:
3.TQ- HongKong
Chiếc cầu biên giới TQ-HK (Lowu -Shenzen)
Danh sách Những Bức Tường(theo wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Separation_barrier)
Tên | Quốc gia | Xây | Dài (km) | Loại |
---|---|---|---|---|
Baghdad Wall | Adhamiya, Iraq | Under construction | 5 | Civil pacification |
Belfast Peace Lines | United Kingdom (Northern Ireland) | 1970s -early | 0.500 (average) | Civil pacification |
Botswana/Zimbabwe | Botswana and Zimbabwe | 2003 | 500 | Anti-illegal immigration |
Brunei/Limbang | Brunei and Limbang | 2005 | 20 | Anti-illegal immigration |
Ceuta border fence | Spain | 2001 | 8 | Anti-illegal immigration |
China/Hong Kong | China | 1960s -early | 32 | Internal barrier |
China/Macau | China | 1870 | 0.340 | Internal barrier |
China/North Korea | China and North Korea | Under construction | 1,416 | Anti-illegal immigration |
Egypt/Gaza | Egypt and Gaza | 1979 | 3.071 | Anti-terrorism and anti-illegal immigration |
Malaysia-Thailand border | Thailand and Malaysia | Proposed | 650 | Anti-terrorism |
Melilla border fence | Spain | 1998 | 11 | Anti-illegal immigration |
Indo-Bangladeshi barrier | India | Under construction | 3,268 | Anti-illegal immigration |
Indo-Burma barrier | India | Under construction | 1,624 | Anti-drug smuggling and anti-terrorism |
Indian Kashmir barrier | India | 2004 | 550 | Anti-terrorism (disputed territory) |
Iran-Pakistan barrier | Iran and Pakistan | Under construction | 700 | Anti-drug smuggling |
Israeli West Bank barrier | Israel - West Bank | Under construction | 703 | Anti-terrorism (disputed territory) |
Kazakh-Uzbekistan barrier | Kazakhstan and Uzbekistan | 2006 | 45 | Anti-drug smuggling |
Korean Wall | North Korea and South Korea | 1953 | 248 | Conflict zone |
Kruger National Park | South Africa and Mozambique | 1975 | 120 | Anti-illegal immigration |
Kuwait-Iraq barrier | Kuwait and Iraq | 1991 | 193 | Conflict zone |
Pakistan-Afghanistan barrier | Pakistan | Proposed | 2,400 | Anti-terrorism |
Russia/Chechnya | Chechnya (Russia) | Proposed | 700 | Anti-terrorism (disputed territory) |
Saudi-Yemen barrier | Saudi Arabia and Yemen | 2004 | 75 | Anti-illegal immigration |
Sharm el-Sheikh | Egypt | 2005 | 20 | Anti-terrorism |
Turkmen-Uzbekistan barrier | Turkmenistan and Uzbekistan | 2001 | 1,700 | Anti-illegal immigration |
United Arab Emirates-Oman barrier | United Arab Emirates and Oman | Under construction | 410 | Anti-illegal immigration |
United Nations Buffer Zone in Cyprus | Cyprus and Northern Cyprus | 1974 | 300 | Conflict zone |
United States–Mexico barrier | United States | Under construction | 3,360 | Anti-illegal immigration and drug smuggling |
Uzbek-Afghanistan barrier | Uzbekistan and Afghanistan | 2001 | 209 | Anti-illegal immigration |
Uzbek-Kyrgyzstan barrier | Uzbekistan and Kyrgyzstan | 1999 | 870 | Conflict zone |
Via Anelli Wall | Padua, Italy | 2006 | 0.085 | Internal barrier |
Western Sahara, Berm of | Morocco | 1987 | 2,700 | Conflict zone (disputed territory) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét