Nhiều người không đề cao vai trò của nhà tắm
Nhiều người cho rằng phòng tắm chỉ có chức năng phụ, không có giá trị bằng phòng khách hay phòng ngủ do đó trong quá trình xây dựng đã không chú ý đến việc thiết kế căn phòng này. Vì vậy trong quá trình sử dụng sau này đã xảy ra rất nhiều những bất tiện không tính đến.
Những “thủ thuật” thiết kế phòng tắm dưới đây giúp bạn tránh những sai lầm thường gặp nhất khi không có sự giúp đỡ của kiến trúc sư hoặc các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
Không đủ không gian cho cánh cửa
Phía sau cánh cửa thường bị tận dụng.
Khoảng không dành cho cánh cửa thường không đủ, chúng được tận dụng cất cái này hoặc treo cái kia vì thế cánh cửa không bao giờ mở được góc rộng đúng như thiết kế của bản lề.
Lời khuyên cho những phòng tắm tận dụng không gian thì nên dùng cửa lùa hoặc trượt để tăng diện tích sử dụng bên trong.
Vị trí không hợp lý
Tìm vị trí hợp lý cho từng thiết bị
Nếu như bạn phải tự tìm chỗ đặt bồn cầu trong phòng tắm nhà mình thì hãy đặt chúng ở nơi thoải mái nhất, rộng rãi nhất. Tốt nhất là ở góc, tránh cửa ra vào và gần với chậu rửa mặt.
Không có hệ thống thông gió
Cửa sổ là hệ thống thông khí hiệu quả nhất.
Với những phòng tắm không lắp quạt thông gió, hơi ẩm mốc và mùi hôi sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.
Không dùng gạch sàn chống trơn
Sử dụng các loại đá chống trơn để đảm bảo an toàn.
Ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng chọn vật liệu nhám để tăng độ an toàn nhưng cũng nên chọn độ nhám vừa phải để không bị bám bẩn và khó chùi rửa.
Diện tích quá nhỏ không đủ lưu trữ
Tận dụng tủ chứa đồ bên dưới chậu rửa.
Phòng tắm dù nhỏ cũng phải đủ rộng để có thể cất trữ những thứ cần thiết như khăn tắm, xà phòng, sữa tắm hoặc các loại hóa chất tẩy rửa.
Tốt nhất là nên có một kệ nhỏ hay tủ nhỏ để các thứ đồ đó. Chúng có thể đặt dưới đất hoặc treo trên tường, cũng có thể tận dụng những loại tủ âm tường để tiết kiệm diện tích.
Cũng có thể chỉ là chiếc tủ nhỏ đơn giản.
Không dùng chất chống thấm chuyên nghiệpMột trong những sai lầm thường gặp nhất khi thiết kế phòng tắm là sử dụng chất chống thấm không đúng quy cách hoặc không sử dụng chất chống thấm cho các đối tượng tiếp xúc với nước nhiều nhất như sàn nhà và tường.
Kết quả là nước sẽ ngưng đọng dễ dàng vào các vết nứt gãy ở mặt sàn, giữa các viên gạch làm các vật liệu kết dính như vôi vữa dần bị hư hại, ẩm mốc và bong tróc.
Theo DTTD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét