Định nghĩa đơn giản Bonsai là một cây thiên nhiên thu nhỏ trồng trong chậu cạn. Nên để phần nào thể hiện được kiểu dáng bonsai chúng ta thử nghiên cứu về kiểu dáng ngòai thiên nhiên.
Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu… mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ):
Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản:
1.Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan):Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn
2. Dáng trực lắc (Tíêng anh: Informal Upright Phiên âm tiếng Nhật Moyog)
Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn
3. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan)
Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn
4. Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai…) (TA: Semi-Cascade; TN: Han-Kengai)
Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.
5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai)
Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:
Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này.
CÁC DÁNG KHÁC CỦA BONSAI:
1.Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm:
2.Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong… ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm cho tự nhiên.
4. Kiểu mọc trên đá (Over rock – Ishisuki) kiểu này giống như 1 cây con mọc lên từ 1 lỗ hổng trên đá ngòai thiên nhiên, kiểu này giống như 1 tiểu cảnh nhỏ, tùy theo dáng cây mà chọn dàng đá cho phù hợp.
5. Kiểu bám đá (Ôm đá, ký đá…) (Root over rock – Sekijoju) Các rễ cây phát triển mạnh, ôm lấy cục đá
Ishisuki
6. Kiểu 2 thân (Twin – trunk, Sôju)Kiểu này có 1 cây lớn và 1 cây nhỏ hơn nối với nhau dưới gốc hoặc những thân cây cách biệt kiểu giống như “mẹ con”. Nếu 1 cây có 1 nhánh con mọc trên thân thì cũng chưa đúng chuẩn của một cây 2 thân.:
Kiểu 3 thân cũng tương tự:
7. Kiểu Bè (Fallen Tree - Ikadabuki): Những cây đổ ngã sát đất vẫn tiếp tục sống bằng cách đâm rễ mới xuống đất, các nhánh mọc thành những thân cây mới:
Một hình thức kiểu bè là kiểu mọc từ rễ lên (Raft - Netsuranari): các cây con nảy mầm từ các rễ mọc lan tỏa tạo thành 1 nhóm.
Một kiểu nữa cũng được đưa vào nhóm bè là kiểu mọc từ những gốc các cây bị chết hoặc bị cưa ngang, kiểu này cũng còn gọi là kiểu bụi (Clump – Kabudachi)
8. Kiểu rừng (Group Planting - Yose-uye)
Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.
Kabudachi
Kabudachi
Seki-joju
Ikadabuki
Sharimiki
Chơi cây cảnh là cái thú "làm chủ thiên nhiên", có được một số cây, một số hoa, thuộc riêng về mình, tùy thuộc vào mình. Ngoài thiên nhiên, trong rừng chẳng hạn, có hoa đấy, có cây đấy, nhưng những hoa những cây kia là của trời đất, của mọi người. Chúng mọc, chúng phát triển, đâm hoa kết trái, ngoài sự can thiệp của con người. Người chơi cây cảnh không chịu như vậy. Họ phải tìm cách chi phối, nên cây cảnh được tạo ra.Bonsai cũng là một loại cây cảnh, nghĩa là cây trồng để chơi, nhưng vốn là cây to, ngoài thiên nhiên có thể cao đến 10 thước, bây giờ trong tay người chơi, sau mấy chục năm, cũng chỉ cao có nửa thước thôi. Như thế, chơi cây cảnh là "chiếm hữu thiên nhiên", chơi bonsai là "thu nhỏ thiên nhiên".
Con người lúc nào cũng có một tâm lý lạ: thích cái thật to và thích cái thật nhỏ. Ngắm cảnh hùng vĩ của núi sông xong, lại đưa cảnh rộng lớn ấy vào một bức tranh, một tấm hình. Người ngắm tranh, ngắm hình, nhờ trí tưởng tượng, cảnh hùng vĩ kia lại được tái tạo... Có lẽ bonsai cũng gây được ảnh hưởng tương tự. Cho nên, người không có óc tưởng tượng phong phú, không thích nhìn những cây bonsai; nhìn cũng không thấy thêm được gì ngoài cái hình dáng cụ thể của chúng.
Có người so sánh thú chơi bonsai với thú chơi giả sơn. Tôi cho là không thể so sánh như thế được. Một hòn núi giả, tuy cũng gợi được trí tưởng tượng, nhưng nó hoàn toàn nhân tạo, nó là một câu chuyện thần thoại. Còn một cây bonsai là một thực thể của thiên nhiên, bàn tay con người chỉ đóng vai nhuận sắc, nó là một bài phóng sự mà người viết đã cố làm cho gần gũi với độc giả.
+ Thế quần thụ tam sơn |
+ Thế long đàn phượng vũ |
+ Thế long bàn hổ phục |
+ Thế long mã hồi đầu |
+ Thế song thụ |
+ Thế phụ tử giao chi |
+ Thế phụ tử |
+ Thế long giáng |
+ Thế long thăng |
+ Thế ngũ nhạc |
+ Thế huyền chi lạc địa (21/04/2011) |
+ Thế long cuốn thủy (21/04/2011) |
+ Thế hạc lập |
+ Thế thác đổ |
+ Thế bạt phong hồi đầu |
+ Thế phượng vũ |
+ Thế mai nữ |
+ Thế chữ vương chữ tường |
+ Thế tùng thập |
+ Thế thất hiền |
Nguyễn Nhật Tân là người chơi bonsai có kinh nghiệm. Ông lại là nhà văn kiêm họa sĩ. Các bạn sẽ nhận ra ba tư cách này của ông hiển hiện trong cuốn Kỹ Thuật Bonsai: hướng dẫn đầy đủ; lời lẽ mạch lạc, thú vị; minh họa tận tường.
Xin mời các bạn đọc mấy hàng mở đầu cuốn sách:
"Khoảng ba mươi năm trước, nhân dịp qua Nhật, vừa bước chân xuống phi trường, tôi đã ngạc nhiên thích thú khi được trông thấy một cây bonsai trưng bày ngay tại phòng khánh tiết.
Đó là một cây tùng gốc bằng cổ chân và cao độ nửa thước, thân nứt nẻ mang nhiều vết sẹo chứng tích của thời gian, lại có đôi ba cành gãy còn sót lại như bị sương tuyết gió mưa vùi dập đã lâu lắm. Vậy mà lá nó vẫn xanh tươi làm sao! Búp non trổ mơn mởn. Rõ ràng là hình ảnh một quốc gia bị tàn phá mà không chịu khuất phục."
Chokkan
Kengai
Han-kengai
Bunjingi
Fukinagashi
Sokan
Kabudachi
Yose-ue
Seki-joju
Ishisuki
Moyogi
Các bạn hãy để ý câu cuối cùng. Tác giả nhiều tưởng tượng, hay bất cứ ai, khi nhìn thấy cây tùng kia, cũng đều nghĩ như vậy?Ấy, cứ thế, tác giả dùng cảm quan riêng của mình, dẫn độc giả đi vào đám cây bonsai. Vừa đi vừa giảng giải. Và tác giả giảng rất gọn, nhưng đủ để hiểu những điều mấu chốt. Hãy nghe vài ý chính:
"- Bonsai không phải là thứ cây trồng trong nhà.
- Nếu muốn trồng bonsai có hoa hay quả thì cũng phải chọn giống hoa, quả nhỏ vì hoa quả rất khó làm nhỏ lại để hòa hợp với hình thể cây.
- Thân và cành lá phải hòa hợp nhau tạo một hình thể ưa nhìn. Hòa hợp không có nghĩa là đối xứng, bên này bằng bên kia hoặc cành lá tỏa đều đặn. Sự đối xứng, đều đặn dễ làm buồn tẻ.
- Nói thế không có nghĩa là cứ phải áp dụng cứng ngắc cách xếp đặt cành lá theo luật Thiên Địa Nhân. Bonsai là một hình thức nghệ thuật tạo hình mà! Quyền sáng tạo là ở bạn! Nhưng khoan! Bạn có óc nghệ sĩ muốn cây của bạn có một phong thái riêng, không gò bó. Tốt lắm! Nhưng xin chớ quên bonsai là một vật sống, đừng hôm nay bẻ cành nó theo hình này, hôm sau lại uốn nó ra hình khác..."
Tưởng bao nhiêu đó cũng tạm đủ làm một khái niệm căn bản cho một người bắt đầu chơi bonsai.
Những trang tiếp theo sẽ trình bày cho chúng ta thấy những dáng bonsai đẹp. Dáng nào tên nấy. Tên cũng đẹp như dáng: dáng cây thẳng đứng, thì gọi là "trực cán"; cây cong dáng vững, thì gọi là "lập mộc"; dáng thẳng thế nghiêng là cây "tà cán"; gốc vặn thân vặn là cây "bàn cán"; một đứng một nghiêng là cây "song cán"; hai thân cùng đứng là cây "song thụ"; cây sà xuống thấp, gọi là "huyền nhai"; ngọn thấp ngang gốc, gọi là "bán huyền nhai"; thân gầy lá ít là "văn nhân mộc"; rễ nổi cả lên là cây "căn thượng"; rễ ôm lấy đá là "thạch thượng thụ"; nhiều cây cạnh nhau là "mật thực".
Đến đây, nếu bạn bắt đầu thấy thích bonsai, thì đọc tiếp. Tác giả sẽ hướng dẫn chúng ta đi vào cụ thể:
- Nơi tìm bonsai.
- Cách trồng vào chậu.
- Cách uốn, cắt, tỉa.
- Cách chăm sóc.
- Cách giữ bonsai qua mùa đông.
Cuối cùng, là những hướng dẫn căn bản để thẩm định giá trị một cây bonsai.
Nhan đề cuốn sách có chữ "kỹ thuật", và nội dung chủ yếu là hướng dẫn về cách thức chơi bonsai. Phàm cái gì nặng về cách thức, thì nhẹ về thi vị. Nhưng đây đó trong cuốn sách, các bạn sẽ gặp được những nét đẹp mà chỉ tâm hồn mới cảm thấy. Ở phần nói về dáng bonsai "bàn cán", tác giả viết: "Thế này mang một vẻ đẹp hoang dại đến đau thương, nhìn dễ xúc động nhưng không gây cảm giác thoải mái".
Tôi đột nhiên nghĩ đến Đào Uyên Minh trong thơ Đường, chẳng biết vì sao.
Nhưng, đọc đến mục "Tìm bonsai ở đâu", tôi gặp lời khuyên này: "Hơn nữa, ở những nhà trồng tỉa này, có những cây lâu ngày không bán được, mưa nắng khiến lá cành xơ xác, chủ tiệm để riêng một góc sau vườn để bán sale. Đừng ngại gì mà không tới xem, nhiều khi vớ được những cây đặc sắc vô cùng (và khi trả tiền không xót ruột).
Tôi lại đột nhiên nhớ ra tác giả đang có cái sở thích bị hạn chế bởi túi tiền, đang nói chuyện với những ai cùng sở thích, cùng cảnh ngộ.
Bonsai đối với chúng ta bây giờ là "những tâm hồn trong thực dụng".Các nghệ nhân thường ví người chơi bonsai như quân tử. Đó là cái thế “hạc lập” đĩnh đạc trượng phu, thế “ngoạ tùng” ngay thẳng liêm chính, thế “bạt phong hồi đầu”, “thác đổ” nhẫn nại thức thời, thế “tam đa, ngũ phúc, thất hiền” bình yên no ấm. Đến với bonsai, ngày xuân, người thưởng lãm hiểu thêm cái đạo đất trời.
Có nhiều tranh cãi quanh khởi thủy của bonsai. Người ta nhớ đến nước Nhật trong di cảo của thiền sư Honen khi xuất hiện hình dáng bonsai đầu tiên. Thế nhưng trước đó vào thời đại Kamakura (1192-1333), một vị thiền sư tiền bối đã du nhập bonsai từ Trung Quốc, một đất nước mà bonsai đã có từ thế kỉ thứ 7. Nhưng người Nhật cũng có cái lý của họ, một vở cổ kịch có tên Hachi Noki cũng có mặt những chậu cây kiểng trước thời đại Heian (794-1191).
Bonsai là một thú chơi quý tộc
|
Mặt khác, có người còn xem thú chơi bonsai là một liệu pháp tinh thần kéo dài tuổi thọ, đạt sự bình yên trong tâm hồn, thanh thản nhẹ nhàng giao hòa cùng qui luật thiên nhiên đất trời khi đã ngộ ra triết lý nhân sinh trong từng chồi cây, cành nụ.
Ở nơi khai sinh ra bonsai, người Nhật xem đây là một khoa nghệ thuật thẩm mỹ. Học sinh được giáo dục về tính minh triết ẩn tàng của bonsai, người xem có thể hiểu ngầm tính tình, thái độ chủ nhân qua từng chậu kiểng. Triết lý sống hài hoà, cân bằng âm dương thể hiện trong tất cả quy trình thành hình bonsai. Từ chậu, bệ, tiểu cảnh, đến tư thế, vóc dáng cần đạt sự giao thoa hợp lý giữa bản nguyên đất trời với sức sáng tạo vô hạn của con người.
Tư tưởng triết học của bonsai cũng giống như thể thơ Haikư hay kịch Nô của Nhật Bản. Kiệm lời, bởi bản thân tác phẩm đã tự nói lên những hàm ý ẩn tàng. Bonsai từ khi chăm bón đến thành hình là cả một quá trình chắt chiu. Một tác phẩm hoàn hảo trước mắt người thưởng lãm thật sự đã được cắt tỉa, ghép nối, uốn sửa hàng trăm, hàng ngàn lần.
Những cành cây lỗi bị gọt bỏ ngay từ khi mới nhú, có hay không sự day dứt khi can thiệp bàn tay con người vào một tác phẩm tự nhiên? Các nghệ nhân cho rằng, việc đó cũng như một lương y cắt đi những ung nhọt, khuyết tật trên cơ thể để mang lại vẻ đẹp hoàn hảo.
Thế nhưng, sự hoàn hảo của bonsai ở chỗ không hề có một vết tích nào còn lưu lại của cuộc đại phẫu. Liên tục những cành non bị cắt xén, những bộ rễ bị bứng gốc, ngâm, phơi hay cắt xén trong đủ mọi phương pháp. Thế nhưng, kết quả lại cho ra đời một bonsai giá trị. Ấy là lẽ tái sinh, là quy luật trong triết lý Á Đông “hết mưa là nắng ửng lên thôi” hay “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.
|
Bonsai từ đó nuôi dưỡng ý chí, tính nhẫn nại và sức chịu đựng vô hạn của những bậc hiền triết cao minh. Người ta dùng thế giới quan thời cuộc mà giải thích cái đạo bonsai. “Gừng càng già càng cay”, giá trị của bonsai là vậy, người ta thường thấy, bonsai cổ thụ có tán tròn, đầu cây nhẵn và tròn dần, còn nếu cây còn non ắt đầu cây nhọn, đang sức vươn lên mà mang nhiều khát vọng.
Cũng giống như đối với bonsai già, người ta thường trồng chậu cạn để hệ rễ đâm ngang, đầu cây, tán tròn. Còn với những bonsai vừa ươm, hay muốn kích thích tăng trưởng hệ rễ nuôi cành, nghệ nhân trồng ngoài đất để rễ đâm sâu xuống đất, phát triển cành lá sum suê.
Năm hết Tết đến, giữa những ngày đông khắc nghiệt, vạn vật cỏ cây chìm vào giấc ngủ đông lạnh lẽo. Người chơi bonsai bứng chậu trồng xuống đất để cây tái sinh, những cành lá sẽ hướng lên trời vì gặp đất mẹ màu mỡ.
Là sản phẩm sáng tạo của nhà thiết kế Sebastiano Ercoli, bàn bonsai là một tác phẩm tuyệt vời dành cho những người yêu nghệ thuật cây cảnh.
Đó là một chiếc bàn đặc biệt với mặt bàn có thể tháo ráp để đặt cây cảnh trang trí, hay đơn giản để đựng những cuốn tạp chí yêu quí của bạn. Một thứ không thể thiếu cho căn phòng khách thân thiện.
Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.
Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.
Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.
Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.
Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó.
Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá.
Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.
Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.
- Nguyễn Văn Đức - CLB Bonsai Trường ĐHKHTN - Đăng trên tạp chi hoa cảnh
Hồn cốt của Bonsai có lẽ ở dáng thế cây đã được chắt lọc. Muôn thủa làm Bonsai chính ở tái hiện phong cách được chọn lọc trong muôn hình vạn trạng hình dáng đáng ghi nhớ từ chính đời sống của con người. Hơn tất cả và bền vững là quan điểm tạo tác cây của người xưa ở sự chắc chắn, cốt cách, dáng cây phong phú mở đa chiều không gian thỏa nguyện ngắm chiều sâu hút tầm mắt. Phải nói các cụ thật tỷ mỷ trong nghiên cứu. Vẽ cây rồi làm – Làm rồi vẽ lại. Không trải nghiệm thì làm sao từ bao đời đã thể hiện thành công tài tình dáng vẻ của mỗi loài cây thật chắt lọc mà vẫn đủ, vẫn đầm ấm, hoang sơ thật rõ qua những họa bản. Có lẽ trên cả là sự mạch lạc, chắc khỏe. Xưa các cụ làm cây thường dùng nhiều cành, cành tứ phía ấy những nét thân vẫn lộ để tinh thần bộc bạch. Các tỷ lệ thật hài hòa cân xứng mà nay có lẽ khó thực hiện nên…Con cháu thường bớt xén! Nhìn ngắm các dáng thế cổ được vẽ kỹ tồn tại chúng ta thấu rõ khát vọng vươn tới cái đẹp, khát vọng tạo hình, khát vọng diễn đạt tình trong ý, ý trong tình ý nhị mà không thô cứng hay lòe loẹt diêm dúa…
Thân cây chắc, cành cây khoe đủ chỉ rõ vẻ cổ kính, bề thế, cành nghênh, cành phóng mạnh mẽ dẫn hướng nhưng luôn có kết nối hài hòa thống nhất. Đặc biệt người xưa thể hiện các song thân, đa thân thật ý nhị sâu kết cho chúng ta cảm rõ cái tình của con người.
Ngày xưa chúng ta đang hướng đến đâu, đến điều gì để truyền thống không mai một, cốt cách được hoa thăng hòa với vẻ tự nhiên ngoài đời của cổ thụ, với khát vọng sống, sáng tạo không ngừng lật nên những trang mới của Bonsai Việt độc đáo và hiện đại.
Bắt chước tự nhiên để thể hiện tình cảm của mình là nét độc đáo quá đỗi của người dân Phương đông từ ngàn xưa. Bonsai là hệ quả ưu tú của bao thế hệ truyền lại cho chúng ta thật ấn tượng bởi nghệ thuật về tự nhiên và môi trường sống đang là thời sự nóng hổi của thời đại Làm bonsai mà không chịu vãn sơn hành thuỷ xem cỏ cây non nước thì thấy gì để phản ánh. Núi có mạch, sông có nguồn còn cỏ cây luôn biến thiên theo thời gian, tất cả vận hành như luật định xoay vần trong trời đất.
Nơi vách đá, cây phải cheo leo vật vã, xác xơ bởi bão quật, gió dồn. Tại bến sông dáng cây lả lơi uyển chuyển theo dòng chảy mà vẫn xanh ngắt tráng đãng bởi phù sa khoáng.
Cành nghênh theo đón gió; Cành chiếu soi bóng nước; Cành phóng thoải mái mạnh mẽ bởi thoát khỏi sự gò ép; hay cành đảo địa quật cường tạo thế cân bằng bình ổn. Đầu ngọn hồi theo gió hòng ngó lại giang sơn theo tuỳ hứng của nhà sáng tạo… Tất cả kiểu dáng phong cách đó được tinh lọc từ bao đời dễ đâu gói được trong một tác phẩm, phần bởi không gian chật chội, phần “luật” đâu có được bởi mỗi dáng cây có vẻ đời sống riêng bởi gốc tích của mình.
Họ đang “cắt” nhiều quá để chúng ta cảm về sự chết hay cái giả của tạo hình?
Người ta “nuôi” ghê gớm quá, mập đến nỗi ai cũng nghĩ đến… “bệnh” bên trong hay giả, thấy cái hời hợt sáng láng nhợt nhạt!
Khắp nơi đang “uốn,cuốn” nhiều quá nên cây hàng bạc triệu mà chỉ một ngày xong ngay được một hai tác phẩm mượt mắt …đến ớn lạnh!
Lại còn Đá hàng …đống trong cây: Người người Đá…Cây cây Đá…Còn nữa, làm sao diễn cây cho có dáng…”làng”, vùng đồng bằng mà toàn dáng làng trên… Đá?! Hoá ra trái đất này nên gọi là trái…Đá cũng nên! Văn hoá bonsai còn đâu sự độc đáo, vẻ riêng và bản sắc.
Đất nước xanh ngắt trải dài qua bao lớp vĩ tuyến, cảnh quan đặc sắc, hoa trái bốn mùa ấy vậy bao người chỉ lấy cây Sanh làm cảnh!
Nghệ thuật bonsai gò chẳng được ép không xong, không thể thiếu chiều thứ tư của nghệ thuật này:Thời gian! Hẵng để nó yên thân đôi chút ,thời gian sẽ dần đóng dấu, khắc vết để cây bonsai được khẳng định.
Cái chúng ta hướng đến là làm sao ngấu, thẩm cái vẻ tự nhiên của trời đất, được học cái lý của tự nhiên: Đâu sẹo, đâu nhăn, đâu chùn , đâu mốc… Lại, vẻ khoáng đạt bề thế bởi thổ nhưỡng màu mỡ hay, tong teo, phiêu dạt do nỗi khe khắt của khí hậu, địa hình khắc nghiệt…Chỉ có vậy bonsai mới hướng được đến cái riêng cái độc đáo.
Ví như cây Sanh, cây Si uyển chuyển như đàn Rắn mùa hội dục, vậy mà nay đang làm giống hệt cây… Đa với vẻ bề thế, dữ dội, hoành tráng hệt bày Trăn nô giỡn giữa gò đồng mênh mông! Làm gì xưa nay có cây “sanh làng” mà gần đây…Cây gì cũng…Dáng làng, đến Tùng cũng… “Làng” mới họa!
Sáng tạo ơi bao giờ mi mới trở lại để cây To “hoá kiếp” thành tác phẩm nhỏ xinh trên những sân triển lãm, cho người xem đỡ phải ngước mặt lên … Trời!
Đặc điểm: Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối
Nguyên tắc tạo hình:- Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
+ Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
+ Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
+ Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn.
Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.
Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.
* Tạo hình bằng dây kẽm:
Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.
Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).
Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Cách quấn kẽm:
+ Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.
+ Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.
+ Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.
Sang chậu và thay đất:
Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.
Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.
Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.
Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.
Bón phân:
Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
- 20-30 gam Compomix
- 5-10 gam NPK 20-10-10
Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.
Phun phân bón lá Đầu Trâu:
- Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp.Rêu làm tăng giá trị đối với cây kiểng, giúp tạo vẻ hấp dẫn cho cây.
Rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi, nhưng thích hợp nhất đối với cây kiểng là rêu có màu sắc dịu và tươi.
Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ. Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm sáo trộn sinh lí của rễ cây. Ngược lại, còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt.
Ngoài rêu ra, bạn còn có thể trồng trong chậu cảnh một số cây dương xỉ nhỏ li ti, cỏ cảnh, cỏ dại…1.Cách tạo rên cho câyGom rêu thành lớp và áp chặt chúng lên mặt đất hoặc phơi khô rồi trồng chúng bằng cách vãi trên mặt đất. Cách thứ hai tốt hơn, tạo ra giống rêu tự nhiên và có lớp phủ màu xanh.Nếu cần rêu có thể được giữ trong hộp đậy kín sau khi phơi khô, hoặc tốt hơn là trồng cẩn thận ở nơi thoáng mát.Tưới trước khi trồng nên tưới thật nhiều nước, sau đó phủ lên mặt đất một tấm nhựa trong. Khoảng 1 tuần lễ sau, rêu sẽ mọc lên.2.Tạo rêu trên đáTrên đá mềm hút nước, trồng rêu không khó. Có thể cạo đi lớp rêu mỏng mọc ở bên cạnh bồn hoa hoặc trên viên gạch chỗ ẩm, nghiền nhỏ, cho thêm nước để thành hồ dính, dùng bút lông hoặc bàn chải xoa lên bề mặt đá đã hút đủ nước, sau đó đặt đá vào chỗ đó ẩm mát. Nếu trộn thêm ít nước khoai tây vào thì rêu sẽ phát triển càng nhanh.Rêu mọc quá dày làm che lấp đi hoa văn của đá, sẽ hạ thấp giá trị thưởng thức của chậu kiểng, nên phải thường xuyên dùng dao cạo rửa rêu ở chỗ không đáng có, thưa dầy kết hợpTóm lại, nếu trên đá có 1 lớp rêu xanh sẽ toát ra sức sống tràn trề như 1 thảo nguyên xanh mát, tăng hiệu quả thưởng ngoạn.Mặc dầu các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng.Vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều).
Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loại cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bon-sai dày lên và cứng cáp hơn.
Không nên bón phân khi cây đang ra nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị "cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lâm và kali được gọi là nguyên tố đại lượng là vì cây sử dụng chúng với một lượng lớn, còn nguyên tố vi lượng như manhê, bor, kẽm, mangan, canxi, sắt, đồng, cabalt, molyden . . . thì cây chỉ cần bón ít thôi. Mặc dù các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây, nhưng nếu bón với liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây. Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loại cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng, mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.
Phân bón cho cây Bon-Sai cần có ba chất căn bản là N - P - K theo tỉ lệ tương ứng 50 - 30 - 20.
N: Nói chung là giúp cây tăng trưởng.
P: Giúp cây điều hòa các chức năng sainh sản ra hoa kết trái.
K: Giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái.
Bánh dầu thường được dùng cho kiểng Bon-Sai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt, có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm.
- Hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân bón trong 15 lít nước tưới 15 ngày một lần. Tuy nhiên, người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bột tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng bằng đầu ngoán tay cái. Trung bình nếu bề kính của chậu là 10-15 cm thì dùng một muỗng cà phê phân bột để vo thành viên.
Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây.
- Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây. Nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu đặt gần bờ chậu thì có thể bị nước tưới cuốn trôi đi. Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bon-Sai cũng có nhiều quan điểm khác nhau; người trồng thường phân vân là nên dùng phân hóa học hay phân hữu cơ. Muốn giải đáp điều này thì phải xét đến thời gian là cây cần dể đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa học thì đòng hóa nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cầm một hoặc hai tháng mới có hiệu quả đối với cây. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho Bon sai, mặc dù không phải dễ tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức. Cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây khi chọn và sử dụng phân bón:
+ Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây.
+ Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hóa học.
+ Nếu sang chậu (thay đất) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học.
+ Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón một lần.
+ Không nên bón phân vào thời kì nóng nhất trong năm.
+ Nếu bón phân hóa học thì nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo; nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm: vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô.
Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai ở trong nhà.
1. Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày, cây cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường. Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này có thể làm thối rễ. Và tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ngoài môi trường tự nhiên.
2. Bạn nên thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông.
3. Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân. Bạn cần biết loại cây mà bạn đang có trước khi cắt tỉa nó – chẳng hạn nếu bạn có một cây đa, bạn nên cắt tỉa lại toàn bộ lá cây.
4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể rất nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi có những dấu hiệu bất thường, nên dùng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.
5. Khi quan sát bonsai bạn để ý nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó có lẽ là bạn đã bón quá nhiều kali. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).
6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ - nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.
Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm. Hi vọng những lời khuyên ở trên giúp bạn phần nào hình dung về công việc phải làm sau khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn. Chúc bạn thành công. Erik A. Olsen (Mỹ)Đào Thu dịch(Theo agriviet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét