Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(79)

Không chỉ là ách tắc giao thông, môi trường bị ô nhiễm, cư dân ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội còn khốn khổ vì các trường học, bệnh viện đang bị quá tải, các khu vui chơi giải trí thiếu trầm trọng.

Nhưng, lẽ ra thay thế các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải di dời khỏi nội đô là các trường học, khu vui chơi giải trí, thì tại đó hầu như lại là các chung cư cao tầng; còn các khu đô thị mới - kể cả đô thị kiểu mẫu - thì hạ tầng xã hội thường... bị quên đi. Hậu quả, mọi thứ ngày càng thêm quá tải và lộn xộn. Vậy trách nhiệm của chính quyền, các bộ, ngành liên quan đến đâu?

Hệ luỵ từ sự thiếu đồng bộ

PGS-TS Nguyễn Hồng Thục – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư – đánh giá: “Trên 700 khu đô thị mới trong cả nước đang được đưa vào sử dụng, không nơi nào xây dựng hoàn chỉnh các công trình dịch vụ công cộng (DVCC) tối thiểu như trường học, khu hành chính dân cư, công viên, chợ, phòng khám, bệnh viện..., đã làm cho hoạt động tại chỗ của đô thị thực sự bế tắc. Hậu quả, sáng ra, toàn bộ dân cư ở đây đến trường học, bệnh viện, chợ... ở các trung tâm cũ và chiều tối là dòng người ngược lại, gây ách tắc giao thông, mua bán tại vỉa hè, đô thị thật sự hỗn độn.

Từ TP.Hồ Chí Minh...

Khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Ảnh: Quỳnh Mai

Khu đô thị mới Nam Sài Gòn được quy hoạch với tổng diện tích 2.600ha, trong đó khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng có tiếng là quy hoạch đẹp. Tuy nhiên, sau 15 năm hình thành, tỉ lệ lấp kín trong một vài dự án đã lên đến 70-90%, nhưng hệ thống hạ tầng xã hội của toàn khu hiện nay có thể nói là chưa có gì đáng kể. Hiện trên toàn địa bàn khu đô thị mới Nam Sài Gòn chỉ có thêm đúng một bệnh viện được xây dựng. Tuy nhiên, đó lại là bệnh viện FV do nước ngoài đầu tư, người thu nhập bình thường chắc chắn không dám bước chân vào bệnh viện này để được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do đó, cư dân của khu đô thị mới Nam Sài Gòn nếu có nhu cầu thì chỉ có thể đến các bệnh viện lân cận như Bệnh viện quận 7, quận 8...

Về hệ thống trường học các cấp ở khu đô thị mới Nam Sài Gòn không thiếu. Vấn đề ở đây là hệ thống trường học này không nhắm đến số đông dân cư đang sinh sống tại đây. Ở khu đô thị mới này, hệ thống trường học các cấp có trường Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều trường quốc tế khác; ở hệ đại học có Trường Đại học RMIT. Nhưng chắc chắn người có thu nhập trung bình sẽ không có đủ khả năng tài chính cho con em theo học trong các trường này. Vì vậy, những cư dân bình thường ở trong các khu đô thị mới ở này chỉ còn cách cho con em đi học trên địa bàn các khu vực lân cận.

Khu vực trọng điểm phát triển đô thị thứ hai ở TPHCM là địa bàn quận 2 và quận 9 (khu Đông Sài Gòn) tình hình cũng chẳng có gì khá hơn. Trên địa bàn 2 quận này, trong vòng 5 năm trở lại đây chưa có bệnh viện nào được xây dựng mới... Hệ thống trường học thì chủ yếu dành cho người thu nhập cao.

Có thể khẳng định, trong các khu đô thị mới trên địa bàn TPHCM, những dự án có quy mô từ 20ha trở lên là không ít. Theo những quy định hiện hành, những khu đô thị mới này phải được quy hoạch đồng bộ từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội. Thế nhưng trên thực tế, các chủ đầu tư hiện nay mới chỉ chú trọng đến đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong dự án, còn hạ tầng xã hội đang đặt xuống vị trí thứ yếu.

...đến Hà Nội

Khu đô thị mới Việt Hưng (Hà Nội), trẻ em đang phải học nhờ các trường bên ngoài. Ảnh: Kỳ Anh

Theo điều tra của GS-TS Vũ Thị Vinh - tại một số quận nội thành Hà Nội - cho biết : Quận có rất nhiều khu đô thị mới, nhưng ở đâu cũng thiếu trường, nhất là ở bậc mầm non và tiểu học. Tại khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, trường tiểu học tuy có trong quy hoạch nhưng đến nay vẫn chưa xây, trong khi hàng chục toà chung cư mọc lên mà không có một nhà trẻ bình dân nào, chỉ có một trường mầm non Hoa Trà Mi diện tích 5.000m2, có mức tiền gửi một cháu là 2,9 triệu đồng/tháng.

Quận Hoàng Mai có 4 khu đô thị mới hiện đều đang trong tình trạng “trắng” trường phổ thông công lập, dù trong thiết kế các nhà thầu đều đưa ra một quy hoạch tổng thể, bao gồm cả trường học (dành khoảng 12% đến 15% diện tích đất); nhưng hiện chỉ có 5 trường học được xây dựng, mà theo quy hoạch phải là 17 trường, số nhà trẻ còn ít hơn, mới chỉ có 2/19 nhà trẻ cho hàng vạn dân. Khu đô thị mới Linh Đàm rộng và đông dân cũng chỉ có một trường mầm non bán công duy nhất . Khu đô thị mới Định Công - Đại Kim, có vài hécta đất quy hoạch trường học nhưng 7 năm vẫn bỏ hoang. Quận Long Biên có khu đô thị mới Việt Hưng, trẻ em đang phải “học nhờ” các trường tiểu học và THCS bên ngoài ... nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, quá tải cho giao thông đô thị.

Hân Hương - Ngọc Huân (laodong.com.vn)

Xây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng

Sáng 18/12/2011, Bộ Giao thông Vận tải phát lệnh khởi công xây dựng cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng trên quốc lộ 2C. Đây sẽ là cây cầu chính trên tuyến vành đai 5 của Hà Nội.

Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng, nối thị xã Sơn Tây với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Điểm đầu dự án tại nút giao quốc lộ 32 với tuyến tránh Sơn Tây, điểm cuối vượt qua đê tả sông Hồng khoảng 200m và kết nối với quốc lộ 2C.

Tổng chiều dài toàn dự án là 5,4 km, trong đó phần cầu dài 4,4 km. Cầu Vĩnh Thịnh được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, có khả năng chịu động đất cấp 8. Cầu rộng 16,5m chia thành 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m bảo đảm cho xe chạy với tốc độ 80km/h. Đây được coi là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng, theo sau là cầu Vĩnh Tuy dài hơn 3 km.

Phối cảnh dự án cầu Vĩnh Thịnh.
Phối cảnh dự án cầu Vĩnh Thịnh.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, công trình có tổng mức đầu tư là 137 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc là 100 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 37 triệu USD. Dự án thi công trong 3 năm.

Khi đi vào hoạt động, cầu Vĩnh Thịnh đồng thời kết nối 2 trục hướng tâm là quốc lộ 32 và quốc lộ 2, các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm thủ đô với các tỉnh phía tây bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cao, Yên Bãi… Đồng thời, cầu sẽ giảm áp lực giao thông cho các trục hướng tâm như quốc lộ 2, quốc lộ 32.

Grand Plaza (Hà Nội) là khách sạn đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, được dát vàng hàng nghìn mét vuông trần, tường và hoa văn trang trí trong phòng.

Vàng được sử dụng tại khách sạn 5 sao này là vàng lá được nhập từ Trung Quốc, tô điểm cho không gian thêm phần sang trọng và rực rỡ.

Khánh thành vào tháng 9.2010, Grand Plaza là một trong những công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Một số hình ảnh bên trong khách sạn Grand Plaza (Hà Nội):


Grand Plaza là một trong những công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội


Trần...


... cột,...


... và hoa văn trên tường khánh sạn đều được dát vàng óng ánh


Phòng Charmvit Suite diện tích 194m2 có giá 900 USD/đêm cũng được dát vàng trên trần


Không gian sang trọng của phòng Crystal ở tầng 2


Móc treo đèn chùm cũng được dát vàng


Trần phòng Athen được trang trí bằng vàng cùng những bức tranh sống động. Đây là một trong những căn phòng lộng lẫy nhất của khách sạn nằm ở tầng 29


Khung gương phòng Athen được dát vàng sang trọng


Hành lang dẫn tới phòng Sapphire ở tầng 3


Cửa vào phòng Sapphire cũng được dát vàng


Không gian phòng Sapphire

Một Hong Kong xưa thu nhỏ

TTO - Triển lãm “Hong Kong xưa” thông qua các mô hình thu nhỏ có thể đưa bạn quay trở về thăm lại các cửa hàng tạp hóa và salon kiểu cũ hoặc ngôi nhà cổ…

Kiểu nhà ở phổ biến của người Hong Kong trong thời gian trước đây

Một nhóm gồm 16 nghệ sĩ đã “bắt” được cái hồn của Hong Kong trong những ngày xưa cũ và mô phỏng hình ảnh đó qua các mô hình thu nhỏ. Nhiều bức ảnh trong các tác phẩm nghệ thuật cho thấy những cảnh của Hong Kong xưa đã dần biến mất theo thời gian.

42 mô hình minh họa đường phố và các cửa hàng cũ ở Hong Kong. Bạn gần như cảm giác bước chân mình chạm vào không gian của những ngày xa xưa bằng cách chiêm ngưỡng mô hình tinh xảo, đậm chất nghệ thuật như nhà hàng Cantonese 150 năm tuổi, nhà hàng Tai Ping Koon, xe bán hàng rong trên đường phố; những căn hộ được xây sát nhau (từ căn hộ này cư dân có thể nhoài người ra cửa sổ và bắt tay với người hàng xóm), ghế salon cắt tóc cổ điển cũng như truyền hình mini…

Xe điện ở phía trước của một cửa hàng cầm đồ
Thẩm mỹ viện làm tóc ở Hong Kong
Một thẩm mỹ viện khác trên đường phố
Tiệm giày LawKee nổi tiếng
Phòng ngủ với trang trí chi tiết kiểu người Hong Kong

Mặc dù mô hình này nhỏ bé nhưng không có nghĩa là dễ dàng cho việc thiết kế. Một nghệ sĩ nói rằng với Ta Kung Po - chỉ bên trong hiệu thuốc phải mất ba tháng để xây dựng.

Hình ảnh nổi bật khác trong mô hình triển lãm là thành phố Kowloon Walled khét tiếng một thời. Sau khi Nhật đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ II, khoảng 2.000 người lập tức lấn chiếm đất nơi đây. Sau đó, khu vực này được cai trị bởi hội Tam hoàng và trở thành một mảnh đất màu mỡ của giới buôn thuốc phiện, nhà thổ, tiệm cờ bạc và các phòng khám bất hợp pháp.

Đây là nơi mà nhiều người không dám tới. Nó đã bị phá hủy vào năm 1984. Bây giờ trở thành công viên yên bình Kowloon Walled.

Trà quán điển hình Hong Kong
Nhà chòi
Gian hàng hoa và cá - những thứ không thể thiếu của người Hong Kong thuở đó

Những ký ức về Hong Kong xưa không chỉ đưa khách tham quan về lại một thời của thành phố này mà còn mang đến giải pháp có giá trị dành cho các thành phố “đất chật người đông”, ít nhất là các thiết kế chiếm ít không gian.

Những công trình nổi bật của TP HCM trong năm 2011

Khánh thành hầm hiện đại nhất Đông Nam Á, thông xe toàn tuyến Đại lộ hiện đại nhất TP HCM, mở rộng đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... là những kết quả mà ngành giao thông TP HCM làm được trong năm 2011.

Thủ Thiêm - hầm hiện đại nhất Đông Nam Á

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công trình hầm vượt sông Sài Gòn này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ.

Hầm Thủ Thiêm nối liền bờ quận 1 và quận 2 sẽ được đổi tên thành Đường hầm sông Sài Gòn. Ảnh: H.C.

Dự án hầm Thủ Thiêm được chính thức khởi công vào 2/2005 với việc xây dựng 2 hầm dẫn. Từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010, bốn đốt hầm dìm đã lần lượt được lai dắt từ bể đúc ở Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vượt qua 22 km đường sông về đến khu vực Thủ Thiêm, lắp đặt nối kết thành công với hầm dẫn phía Thủ Thiêm, quận 2. Việc lai dắt 4 đốt hầm được thực hiện trong điều kiện khí tượng thủy văn vô cùng phức tạp, lòng sông có nơi chỉ sâu 10 m với nhiều khúc quanh co nguy hiểm, mỗi sơ suất nhỏ trong quá trình lai dắt có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường.

Bên cạnh đó, việc dìm và lắp đặt 4 đốt hầm, mỗi đốt có chiều dài 93 m, cao 9 m, nặng 27.000 tấn ở độ sâu 23-27 m dưới đáy sông Sài Gòn trong điều kiện dòng sông chảy xiết, không gian thao tác thi công chật hẹp. Nhất là đối với đốt hầm số 4, sai số cho phép nối kết, lắp đặt một số bộ phận của đốt hầm không được vượt quá 10 mm. Thời gian xử lý nhiều công đoạn phải tính bằng giây, quá trình dìm lắp đặt mỗi đốt hầm diễn ra liên tục từ 15 đến 20 tiếng với vô vàn tình huống kỹ thuật phức tạp.

Ngày 20/11, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Từ nay người dân đi từ bờ quận 1 sang bờ quận 2 mất chưa đầy 3 phút. Hơn nửa tháng sau, tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP HCM đã thống nhất đổi tên hầm Thủ Thiêm thành Đường hầm sông Sài Gòn

Đại lộ Đông Tây hiện đại nhất TP HCM

Khởi công ngày 31/1/2005, đại lộ Đông Tây xẻ dọc thành phố, được ví như "con rồng" uốn lượn nối từ Đông sang Tây Sài Gòn. Ngày 2/9/2009, con đường chính thức được thông xe giai đoạn 1 dự án, tuyến dài hơn 13 km tính từ nút giao quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) tới cầu Calmet, quận 1.

Đại lộ Đông Tây dài 22 km uốn lượn dọc thành phố nối liền phía đông và phía tây bằng một trục đường duy nhất. Ảnh: H.C.

Cùng với việc khánh thành hầm Thủ Thiêm, ngày 20/11/2011 đoạn Đại lộ Đông Tây còn lại cũng được đưa vào sử dụng. Toàn bộ Đại lộ dài 22 km được thông xe toàn tuyến, kết nối phía Đông và phía Tây của TP HCM bằng một trục đường duy nhất với chưa đầy 30 phút chạy xe.

Trong quá trình thực hiện, các hạng mục công trình của dự án đã sử dụng khoảng 61.000 tấn thép, 450.000 m3 bê tông, đào đắp 3 triệu m3 đất, xây dựng hơn 1 triệu m2 diện tích mặt đường. Hơn 1.500 cán bộ tham gia thực hiện dự án với tổng cộng 5,1 triệu ngày công, trên 400 chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia với hơn 7,4 nghìn ngày công để nghiên cứu, thiết kế và triển khai thực hiện dự án.

Toàn bộ tuyến Đại lộ Đông - Tây TP HCM sau khi được thông xe đưa vào khai thác, sử dụng sẽ rút ngắn thời gian đi lại của người dân thành phố, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Đây còn là con đường ngắn nhất nối kết giữa thành phố hiện hữu với bán đảo Thủ Thiêm, tạo tiền đề phát triển khu đô thị phía Đông của thành phố. Nhờ có dự án, đô thị thành phố được chỉnh trang, vệ sinh môi trường được cải thiện, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.

Thay áo mới cho dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn - Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè

Dự án cải tạo, mở rộng đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (cuối đường Út Tịch, quận Tân Bình) đến cầu Lê Văn Sỹ, quận 3 với chiều dài khoảng 5 km được khởi công vào 9/2010.

Đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau khi được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: H.C.

Công trình cải tạo mặt đường ven kênh lên 9 m mỗi bên với 3 làn xe, lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới, trồng thêm nhiều cây xanh, đóng kè "lá sen" bằng bê tông xuống độ sâu hàng chục mét dọc hai bên bờ kênh nhằm định hình dòng chảy, chống sạt lở cho tuyến kênh... Đôi bờ kênh Nhiêu Lộc đã được khoác một diện mạo mới.

Hiện 2 tuyến đường ven kênh đã hoàn thành và thông xe góp phần giải quyết tình trạng kẹt xe cho các trục đường cửa ngõ chính của thành phố như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, Cách Mạng Tháng 8…

Trong tháng 12 này, Khu 1 sẽ tiếp tục khởi công dự án nâng cấp đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh với số vốn hơn 400 tỷ đồng.

Thông xe nút giao thông Gò Dưa, giảm tải điểm đen tai nạn giao thông

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/157/364157.jpgCầu vượt Gò Dưa nằm trên tuyến đường Xuyên Á - quốc lộ 1A (quận Thủ Đức) là dự án quan trọng nằm trên trục giao thông huyết mạch (vành đai 2). Dự án được khởi công vào năm 2004, với số vốn đầu tư 189 tỷ đồng. Đến tháng 5/2005, phần cầu vượt đã cơ bản hoàn tất. Tuy nhiên, dự án bị đình trệ vào đầu năm 2006 do hết thời hạn vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á và do vướng giải tỏa nên đã kéo dài hơn 5 năm qua và bị người dân gọi là "cầu dây dưa". Ngày 19/4 năm nay, dự án được tái khởi động.

Ngày 26/11, Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 TP HCM, chủ đầu tư dự án đã cho thông xe giai đoạn một, nút giao thông cầu Gò Dưa trên tuyến đường Xuyên Á - quốc lộ 1A (quận Thủ Đức) sau sáu năm cầu này bị bỏ hoang.

Theo đó, cho phép tất cả các loại xe có trọng tải từ 5 tấn trở xuống lưu thông qua cầu. Ông Vũ Kiến Thiết, giám đốc Khu 2, đơn vị được giao đại diện chủ đầu tư cho biết sẽ phấn đấu gấp rút hoàn thành công trình trước ngày 31/12 cho tất cả các loại xe lưu thông giảm phần giảm ùn tắc và nguy cơ tai nạn cho "điểm đen" giao thông này.

Cầu Phú Long: Nối TP HCM và Bình Dương giảm tải cho quốc lộ 13

http://www2.vietbao.vn/images/vietnam2/xa_hoi/20654508_images1210799_cauvuotsongsaigon01160107.jpgCầu Phú Long được khởi công vào tháng 11/2008 do Khu Quản lý Giao thông đô thị số 3 làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng với tổng chiều dài khoảng 600 mét, rộng 26 mét dành cho 6 làn xe lưu thông. Cầu Phú Long nối quận 12 (TP HCM) với tỉnh Bình Dương, cầu được xây dựng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông trên quốc lộ 13, góp phần phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương.

Những ngày này dự án đang được gấp rút triển khai các hạng mục cuối. Ông Trần Ngọc Hổ, Chủ tịch UBND quận 12 cho biết, công trình đang thi công đúng theo tiến độ, dự kiến sẽ kịp đưa vào sử dụng trước 31/12 năm nay.

Biệt thự... trăng lưỡi liềm

TTO - Biệt thự mang tên Mahina ở New Zealand. Biệt thự hai tầng có diện tích khoảng 252 m2, sử dụng tông màu trắng, kiếng bao xung quanh với đầy đủ chức năng của một biệt thự nghỉ dưỡng, hồ bơi, terrace, điều hòa nhiệt độ.

Cảnh quan xung quanh biệt thự khá lý tưởng cho một kỳ nghỉ dưỡng

Ý tưởng xây dựng biệt thự chênh vênh bên vực thẳm có hình mặt trăng lưỡi liềm do Weber thiết kế đã thu hút sự hiếu kỳ của người dân New Zealand.

Nhà thiết kế nói rằng, biệt thự hình trăng lưỡi liềm này có thể được xây dựng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, với điều kiện là phải có cảnh quan hòa quyện với thiên nhiên tuyệt vời.

Lung linh thư viện Stuttgart

TTO - Vẻ đẹp và sự phong phú của Thư viện Stuttgart (Đức) đang làm choáng ngợp những người yêu thích đọc sách trên khắp thế giới. Thư viện này chỉ mới mở cửa được vài tuần nhưng đã thu hút rất đông lượng người tham quan.

Những người đến đây không chỉ vì yêu thích đọc sách mà còn quan tâm đến kiến trúc và thiết kế độc đáo của thư viện công cộng này.

Thư viện Stuttgart trông như một khối rubik khổng lồ tọa lạc tại thành phố Stuttgart, Đức

Thư viện Stuttgart được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hàn Quốc Eun Young Yi. Kiểu dáng thiết kế thoạt nhìn giống như một khối rubik khổng lồ và phức tạp, nhưng nếu khám phá phần nội thất sẽ rất ấn tượng với sự lung linh của thư viện.

Nội thất thiết kế theo phong cách mộc mạc với tông màu trắng chủ đạo

Video Thư viện công cộng - Nguồn: YouTube

Phần nội thất thư viện có cách bố trí khá rộng rãi và bắt mắt với sách ở khắp nơi. Ngoài sự bao trùm của vô số đầu sách, khách tham quan còn ấn tượng với những chiếc cầu thang được xếp đặt một cách ngẫu nhiên, không những nối liền các tầng mà còn liên kết được toàn bộ không gian của thư viện.

Cầu thang được xếp đặt ngẫu nhiên nhưng có thể kết nối toàn bộ không gian thư viện

Cũng như những thư viện có quy mô lớn khác, Thư viện Stuttgart còn có một quầy cà phê “LesBar” (quầy sách và nước).

Ngoài ra, thư viện còn có riêng khu vui chơi và làm quen với thói quen đọc sách cho trẻ em.

Quầy cà phê LesBar của thư viện là nơi bạn có thể vừa nghiên cứu quyển sách, vừa nhâm nhi một tách trà

Khu trẻ em được trang trí nhiều màu sắc và gần gũi hơn nhưng vẫn đồng bộ với kiểu thiết kế của thư viện.

Các quyển sách thiếu nhi được sắp xếp khéo léo vào những chiếc thùng để trẻ có thể dễ dàng lựa chọn, vì trẻ em thường bị thu hút bởi những bìa sách nhiều màu sắc và sinh động.

Khu sách dành cho trẻ em được trang trí nhiều màu sắc và bố trí phù hợp với trẻ

Với sự tiện nghi như thế, Thư viện Stuttgart có thể sẽ thay đổi mọi thói quen của những người lười đọc sách nhất.

Chung cư “xanh”

TT - Tắm mình trong ánh nắng mặt trời Bắc Ý là đôi tòa chung cư đang được xây dựng tại thành phố Milan. Đó sẽ là một khu rừng thẳng đứng đầu tiên trên thế giới với 730 cây xanh, 5.000 cây bụi thấp, 11.000 dây leo và cây cỏ phủ khắp 27 tầng lầu mang tên Bosco Verticale.

Bosco Verticale sẽ là chung cư “xanh” đầu tiên trên thế giới - Ảnh: Daily Mail

Ngôi nhà được hi vọng sẽ góp phần giảm thiểu tác động ô nhiễm của khói bụi xe cộ, giúp những cư dân tại đây tận hưởng một cuộc sống thân thiện môi trường qua từng mùa với những màu sắc rực rỡ thông qua sự thay đổi của lá cây.

Ngôi nhà... trượt

TTO - Công ty kiến trúc dRMM (Anh) đã thiết kế một ngôi nhà độc đáo mà có lẽ bạn chưa từng thấy hoặc nghe đến bao giờ, đó là một ngôi nhà... trượt.

Ngôi nhà trượt vào mùa đông

Thoạt nhìn bề ngoài ngôi nhà không có vẻ gì đặc biệt và trông như một nhà kho bình thường. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng toàn bộ phần vỏ ngoài bao bọc ngôi nhà có thể trượt ra trước hoặc sau một cách dễ dàng.

Ngôi nhà được xây dựng làm nơi nghỉ hưu nên phần ngoại cảnh rất được chú trọng. Chủ nhân ngôi nhà muốn có một không gian gần gũi với thiên nhiên, vì thế ngôi nhà được xây dựng trên khu đất khá rộng và thơ mộng.

Với một ý tưởng hết sức độc đáo, Công ty dRMM đã đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của gia chủ, xây dựng một ngôi nhà thông thường với các chi tiết đặc biệt. Ngôi nhà với kiểu dáng đơn giản nhưng thiết kế phức tạp. Các đường nối của phần vỏ trượt phía ngoài chia ngôi nhà làm ba phần: nơi sinh hoạt, garage và nhà kho.

Garage được thiết kế riêng một trục di chuyển nhằm tạo thêm khoảng sân trong giữa ba khu vực của ngôi nhà. Phần thân trượt của ngôi nhà làm bằng cao su, kính và gỗ thông.

Phần vỏ ngoài ngôi nhà trượt làm bằng gỗ thông
Toàn cảnh ngôi nhà trượt ban ngày và ban đêm

Khi trượt phần mái nhà sẽ tạo ra sự kết hợp giữa ba khoảng không gian: phần có mái, phần không mái với không gian mở và phần mái bằng kính cho tầm nhìn ra bên ngoài. Bộ phận trượt vận hành hoàn toàn tự động có kết cấu độc lập, vững chắc với vật liệu gỗ và các đường ray thép.

Nguồn năng lượng vận hành bộ phận trượt của ngôi nhà là nguồn điện cho động cơ môtô trên mỗi bánh xe ở chân tường. Phần đường ray dự tính được mở rộng ra để dựng thêm phần mái che cho bể bơi.

Ngoài vẻ đẹp mà phần thân trượt tạo nên, nó còn giúp điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng cho ngôi nhà để phù hợp thời tiết. Vào mùa đông, phần thân trượt đóng vai trò giữ ấm cho ngôi nhà. Và mùa hè rất dễ dàng trượt phần mái ra sau nếu muốn có nhiều ánh nắng rọi vào nhà.

Sau vụ cháy toà tháp đôi ở 11 phố Cửa Bắc, Hà Nội, dư luận thật sự giật mình, bởi dù mới chỉ khói là chính mà việc thoát hiểm đã quá bất cập.

Nhưng khi chúng tôi làm việc với sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở hai thành phố lớn nhất nước thì lại càng thấy nguy hiểm, bởi còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và nếu xảy ra sự cố thì thật khó lường.

Cầu thang thoát hiểm không khác gì bếp lò

Về vụ cháy xảy ra ở tòa tháp đôi ở 11 Cửa Bắc, đại tá Tô Xuân Thiều - Phó GĐ Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội - khẳng định, công tác phòng cháy trong quá trình thi công ở công trình này đã không đảm bảo. Cụ thể, lối cầu thang bộ của tòa nhà đáng lẽ phải đảm bảo kín, điều áp để khi cháy, người ở tầng trên có thể đi xuống. Tuy nhiên, khi xảy ra vụ cháy, các cửa đều được chèn không kín. Cầu thang thoát hiểm, hệ thống hộp kỹ thuật không khác gì bếp lò, hút khói lên. Khói phủ khắp tòa nhà, công nhân không xuống được. Theo như quan sát ban đầu thì lửa đã bắt vào hệ thống bảo ôn, mút xốp ở dưới tầng hầm, sau đó bắt vào các vỏ dây điện 3 pha, nên khi cháy đã phát ra khí độc đậm đặc đến mức lính cứu hỏa dù trang bị mặt nạ phòng độc vào dập khói 15 phút là phải lộn ra.

Về câu hỏi sao không trang bị xe thang cao 100m để chữa cháy, cứu người, đại tá Tô Xuân Thiều khẳng định, thế giới cũng như VN, không thể sử dụng xe thang cao như vậy. Lên đến độ cao đó thì thang rất lắc. Hiện xe thang PCCC chủ yếu dùng loại 32 - 52 - 54m - tức là cao nhất tương đương với nhà 17 tầng.

Hiện trường vụ cháy toà tháp đôi 11 Cửa Bắc, Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng
Hiện trường vụ cháy toà tháp đôi 11 Cửa Bắc, Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng

Còn đại tá Lê Tấn Bửu - Phó GĐ Sở Cảnh sát PCCC TPHCM - cho biết, hiện sở sử dụng nhiều xe chữa cháy hiện đại, trong đó đang sử dụng loại xe thang từ 32-52m. Loại xe thang 72m vẫn đang trong tình trạng hư hỏng, sửa chữa. Chủ trương của UBND TPHCM, đến 2015 sẽ mua trực thăng chữa cháy, phục vụ cứu hộ cứu nạn.

Chế tài chưa đủ mạnh

Đại tá Tô Xuân Thiều cho biết, hiện Hà Nội có trên 500 tòa nhà cao trên 10 tầng và con số này đang tiếp tục tăng nhanh. Với sự phát triển nhanh của hạ tầng đô thị thì trang thiết bị PCCC của thủ đô không đáp ứng nổi. Với quy chuẩn, Hà Nội cần tới 6.000 trụ cứu hỏa nhưng hiện chỉ có hơn 1.000 trụ. Đã thế, 1/3 trong số đó không vận hành được.

Với sự phát triển nhanh của hạ tầng đô thị thì trang thiết bị PCCC của thủ đô không đáp ứng nổi. Ảnh: TIẾN DŨNG
Với sự phát triển nhanh của hạ tầng đô thị thì trang thiết bị PCCC của thủ đô không đáp ứng nổi. Ảnh: TIẾN DŨNG

Cả thành phố có hơn 100 xe cứu hỏa nhưng có tới 1/3 là xe Zin135, những xe này chỉ hoạt động trong 15 phút là bung phớt, không thể hoạt động được nữa. Theo quy chuẩn mỗi đơn vị cấp phòng phụ trách 3-5km2 khu dân cư, nhưng hiện có phòng phải phụ trách địa bàn tới 60km2, với khoảng cách xa như vậy thì công tác chữa cháy sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo Sở Cảnh sát PCCC TPHCM, hiện TP có hơn 1.200 nhà từ 5 tầng trở lên và khoảng 350 nhà cao trên 10 tầng. Tuy nhiên, rất nhiều nhà cao tầng (từ 10 tầng trở lên) được xây dựng trước năm 1975, do vậy hệ thống an toàn PCCC rất đáng báo động. Sở đã mở đợt kiểm tra PCCC tại các nhà cao tầng, hầu hết công trình nào cũng bị phát hiện vi phạm. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư không chú trọng đến công tác PCCC, dẫn đến tình trạng phương tiện, hệ thống PCCC tại chỗ không có, chưa kể các chung cư mới xây dựng nhưng hệ thống và phương tiện PCCC xuống cấp, hư hỏng do không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.

Trao đổi với chúng tôi, cả đại tá Lê Tấn Bửu và đại tá Tô Xuân Thiều đều cùng quan điểm: Mức xử phạt, chế tài đối với những hành vi vi phạm an toàn PCCC tại nhà cao tầng còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Do vậy, cần sớm điều chỉnh để mức xử phạt nặng hơn, nhằm đảm bảo an toàn PCCC tại các nhà cao tầng là rất đáng quan tâm.

Phải tính đến phương án dùng trực thăng chữa cháy. Ngày 16.12, liên quan tới vụ cháy tại công trình Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông điện lực (số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP.Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành chức năng của TP để đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp, tổ chức chữa cháy, cứu nạn. Chủ tịch UBND TP đặt vấn đề: “Không biết đã tính đến phương án điều đến trực thăng chưa? Trong trường hợp tòa nhà 11 Cửa Bắc, nếu huy động trực thăng đến thì thả dây thang xuống có thể cứu các nạn nhân nhanh hơn. Sở Cảnh sát PCCC cũng phải tính đến phương án này. Bởi hiện nay, có rất nhiều tòa nhà cao tầng nên vẫn có thể xảy ra những vụ việc tương tự”. X.Thu

Cháy cao ốc, đừng quá kỳ vọng trực thăng
Khi tổ chức tập huấn PCCC cho các khu chung cư, bà con rất thờ ơ. Người trẻ khỏe, chủ nhà chả thấy đâu, toàn cử phụ nữ, người già, người giúp việc đi dự…

Vụ cháy tại tòa tháp đôi Tập đoàn Điện lực EVN (Hà Nội) tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã gây nhiều lo lắng cho cư dân các TP lớn, nhất là người sống trong những tòa nhà cao tầng. Thậm chí, đã có đề xuất cần sớm trang bị trực thăng để chữa cháy, cứu nạn nhà cao tầng.

Quá thờ ơ với PCCC

. Ông có ý kiến gì sau vụ cháy tòa tháp đôi EVN?

+ Đại tá Nguyễn Văn Tươi, Cục phó Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH): Quy chuẩn về an toàn PCCC&CNCH trong xây dựng, thi công, vận hành đã có đủ, vấn đề còn lại là ý thức chấp hành. Từ chủ đầu tư, nhà thầu đến khách hàng các tòa chung cư, cao ốc đều phải làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Thực tế cho thấy nhiều chủ đầu tư, nhà thầu nhằm cắt giảm chi phí đã sử dụng vật liệu không đảm bảo, tiết giảm những hạng mục an toàn cháy nổ. Nhà thầu thì thích dùng lao động phổ thông giá rẻ, không qua đào tạo, không có kiến thức về PCCC.

Vụ cháy tháp đôi EVN là ví dụ. Theo quy chuẩn, hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động phải lắp đầu tiên nhưng không ai thực hiện. Quá trình thi công phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp, cách ly vật liệu dễ cháy, sẵn sàng phương tiện và phương án PCCC trong suốt quá trình xây dựng. Nhưng tầng hầm tòa nhà vật liệu để bừa bộn, công nhân không được huấn luyện PCCC và cũng không có thiết bị chống cháy.

Người dân nên có ý thức thường xuyên phòng ngừa hỏa hoạn là chính chứ không phải đến khi gặp sự cố mới giật mình. Trong ảnh: Diễn tập PCCC nhà cao tầng tại TP.HCM. Ảnh: HTD

Trong vận hành, nhiều nơi lắp đặt hệ thống báo cháy rất hiện đại, đắt tiền. Chỉ cần khói thuốc, hơi nóng bốc lên là hệ thống báo động ngay. Ban quản lý thấy báo động nhiều quá bèn tắt luôn, thế là vô hiệu hóa cả hệ thống. Cửa thoát hiểm, quy chuẩn là đóng mở một chiều và luôn khép kín chống khói lửa, đảm bảo an toàn, an ninh. Nhưng người dân lại sử dụng lên xuống, chèn gạch không cho đóng, làm mất tác dụng công năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn…

. Trong vụ cháy tháp đôi EVN, có ý kiến cho là phương tiện PCCC&CNCH thiếu quá, lẽ ra phải đưa trực thăng đến cứu. Ông nghĩ thế nào?

+ Phương tiện thiếu thì đúng quá rồi. Lực lượng cảnh sát PCCC cả nước hiện có 800 xe chữa cháy thì 80% có từ thời Liên Xô cũ. Kinh phí thường xuyên cấp cho Cục chỉ 15-20 tỉ đồng/năm. Vừa rồi có thêm 100 tỉ đồng vốn ODA nhưng chẳng thấm vào đâu nếu so với một xe thang 72 m giá hơn triệu USD.

Điều quan trọng nhất là phải chấp hành, tuân thủ các quy chuẩn về xây dựng, về PCCC từ khâu thi công đến vận hành. Người dân phải có ý thức thường xuyên phòng ngừa hỏa hoạn, chứ không phải đến khi gặp sự cố mới giật mình. Chúng tôi rất buồn là đã nhiều lần tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiến thức PCCC cho các khu chung cư nhưng bà con rất thờ ơ. Những người trẻ khỏe, chủ nhà chả thấy đâu, toàn cử phụ nữ, người già, người giúp việc đi dự. Đến khi xảy ra cháy nổ lại đổ lỗi cảnh sát PCCC chậm, thang thấp không với được tầng cao…

“Phòng” là quan trọng nhất

. Vậy đã đến lúc trang bị trực thăng chữa cháy, cứu nạn cho lực lượng PCCC&CNCH?

+ Có điều kiện kinh tế mà trang bị trực thăng thì tốt quá. Ít ra trực thăng có thể đưa thiết bị, phương tiện, lực lượng PCCC&CNCH tiếp cận hiện trường nhanh hơn. Như vụ cháy rừng ở Sơn La năm ngoái, nhờ trực thăng của quân đội mà chúng tôi khảo sát được hiện trường, lên phương án chỉ huy. Cháy rừng U Minh Hạ mấy năm trước cũng phải nhờ đến trực thăng.

Nhưng bà con cũng đừng quá kỳ vọng vào trực thăng, bởi khả năng cứu hộ của nó rất hạn chế. Thả thang dây xuống, đung đưa trong gió, trên cao chót vót thế, mấy người đủ dũng cảm leo lên? Điều cả máy bay, chỉ cứu được 1-2 người/chuyến thôi. Mấy năm trước đã có lần diễn tập trực thăng cứu hộ trên nóc cao ốc nhưng rồi không hạ cánh được vì nóc nhà nào cũng ngổn ngang ăngten, chảo, dây tín hiệu viễn thông. Chưa kể trực thăng chỉ hoạt động an toàn ở vùng khí ổn định, trong khi nơi có cháy lớn, dòng đối lưu rất mạnh, khói nhiều che khuất tầm nhìn…

Trước đây có vụ cháy lớn nhà cao tầng làm chết nhiều người, dư luận cứ trách sao lực lượng PCCC&CNCH không trang bị đệm nhảy. Nhưng nói thật, anh em chúng tôi huấn luyện có mấy người dám nhảy từ trên cao 70 m xuống đâu. Tầm cao ấy, đệm cứu hộ 30 m2 trông bé như con kiến, nhảy có khi thân còn va vào tường…

. Trước những lo ngại của dư luận về khả năng PCCC&CNCH nhà cao tầng, ông có lời khuyên gì?

+ Chúng tôi có chức năng quản lý nhà nước về PCCC nhưng lực lượng cũng không đủ kiểm tra tất cả được. Khi kiểm tra, xử phạt còn gặp không ít sự chống đối hoặc nhờ vả can thiệp. Chúng tôi chỉ mong khi lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở, bà con hãy cộng tác, chấp hành. Có lắp đặt thiết bị, tập huấn PCCC thì cũng vì lợi ích của bà con, còn chúng tôi chỉ cố thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Nói PCCC, tức là phòng là quan trọng nhất, phải liên tục, không lơ là.

. Xin cảm ơn ông.

Từ đầu năm đến hết ngày 30.11, TP.Hà Nội xảy ra 224 vụ cháy, làm 10 người chết, 23 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 45 tỉ đồng. So với năm 2010 giảm 17 vụ, 6 người chết, thiệt hại giảm 37 tỉ đồng. Hỏa hoạn xảy ra ở nội thành chiếm 57,64% số vụ, nguyên nhân cháy đều là do bất cẩn trong sử dụng điện, gas, cháy nhà dân và các thành phần kinh tế tư nhân chiếm 92% số vụ. C.T Chống ngập tại TPHCM:

Ngày 16.12, Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (KHCN&QLMT) đã tổ chức hội thảo khoa học về “Giải pháp chống ngập triều, xâm mặn và ngập lũ cho khu vực TPHCM, Đồng Nai và Long An”.

Ngày 16-12, tại TPHCM đã diễn ra hội thảo “Giải pháp chống ngập triều, xâm nhập mặn và ngập lũ”, các chuyên gia đầu ngành về thủy lợi đã đưa ra nhiều khuyến cáo và giải pháp.

  • Cần sự phối hợp chung

Nguyên nhân ngập úng trên địa bàn thành phố như sau: ngập do mưa, ngập triều, ngập lũ và ngập do vài nguyên nhân khác. Nhiều chuyên gia về thủy lợi cho rằng, để giải quyết tình trạng trên, thời gian qua, TPHCM đã thành lập Ban Điều phối chống ngập TPHCM. Chỉ sau một thời gian hoạt động, Ban Điều phối chống ngập TPHCM đã nhận ra một điều là do chưa nắm bắt hết, hoặc hiểu chưa đầy đủ thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu khác nên đã phát sinh mâu thuẫn giữa các nhóm chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Trước tình hình này, Ban Điều phối chống ngập TPHCM đã mời các chuyên gia thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau thuyết trình, tổ chức trao đổi theo từng nhóm chuyên đề giữa các chuyên gia. Theo Th.S Nguyễn Ngọc Anh, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, nguyên nhân khách quan, đất có cao độ thấp, bị ảnh hưởng bởi thủy triều. Đặc biệt, do việc xả lũ ở các công trình thượng lưu khi gặp triều cường cùng lúc mưa trong nội vùng gây ngập lớn trên diện rộng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan do khai thác nước ngầm quá mức, đô thị hóa nhanh khiến bề mặt thành phố sụp lún, cống tiêu, kênh thoát nước xây dựng đã lâu, xuống cấp; người dân lấn chiếm cống dẫn thoát nước xả khiến cống tắc nghẽn. Trên hết là việc quản lý chưa tốt, quy hoạch chưa đúng tầm. Những nguyên nhân này khó giải quyết ngày một, ngày hai khiến công tác chống ngập, triều cường khó khăn.

Bên cạnh đó, giải pháp về vốn, kế hoạch thi công, áp dụng khoa học kỹ thuật và quan trọng là đặt vấn đề đúng tầm quan trọng để giải quyết trong thời gian sớm nhất có thể.

  • Tính kỹ trước khi xây

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT cùng các chuyên gia thống nhất với nhau trong cách giải quyết vấn đề ngập lụt do triều cường, nước lũ. Theo đó, giải pháp mà Bộ NN-PTNT đưa ra là xây dựng công trình cống kiểm soát đỉnh triều ở các sông rạch cấp 3 - cửa nối ra các sông chính (vòng giữa 2) và giai đoạn đầu xây dựng hạng mục công trình tại cống kiểm soát triều Rạch Tra, cống kiểm soát triều Vàm Thuật, cống kiểm soát triều Phú Xuân... Thực hiện công trình hạn chế đỉnh triều tại hạ lưu sông Đồng Nai và trên sông Lương Tài; xây dựng công trình phân bớt lũ ở thượng nguồn. Phương án này sẽ giải quyết được úng do mưa và ngập do triều cao, mưa và lũ trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn về.

PGS-TS Phan Trí Chính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho rằng hiện nay trong khi dự án Quy hoạch chống ngập cho TPHCM đang thi công dang dở được 1, 2 cống lớn trong 12 cống thì lại xuất hiện phương án làm tuyến đê Gò Công – Vũng Tàu. Nếu phương án này được phê duyệt thì dự án đang thi công trên coi như vô dụng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NN-PTNT), khuyến cáo nếu chúng ta chưa có được những công cụ, những dự báo để tiên liệu trước những hậu quả sau khi công trình hoàn thành thì chưa nên tiến hành. Sau khi dự án đê biển Gò Công - Vũng Tàu hoàn thành thì liệu sông Lòng Tàu có còn nguyên hay môi trường bị tàn phá và mức độ bị tàn phá như thế nào sau khi dòng sông này bị tuyến đê biển chắn lại.

Cùng quan điểm với GS-TS Nguyễn Tất Đắc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường về vấn đề sông Soài Rạp sẽ bị nhiễm mặn, TS Thái Văn Nam, Phó khoa Môi trường (ĐH Khoa học Công nghệ) cho biết, khi bị bít, sông Lòng Tàu đứng trước nguy cơ ngập úng, nguy hại cho toàn bộ hệ sinh thái ở đây khi ngập úng sinh ra khí độc, tăng độ phèn.

Đại diện Sở TN-MT tỉnh Long An cho rằng, dự án triển khai trên sông Soài Rạp sẽ khiến tỉnh Long An bị ảnh hưởng rất lớn. Xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn trong khi để phát triển kinh tế, tỉnh cần 60% nước ngọt. Cảng Tân Lập sẽ còn hoạt động được hay không sau khi tuyến đê biển này chắn ngang trước cảng? Việc xây dựng cần được tính toán kỹ.

Tại hội thảo, GS-TS Nguyễn Tất Đắc - Phó Viện trưởng Viện KHCN&QLMT - đã điểm lại 2 dự án lớn của Bộ NNPTNT để phân tích những ưu - nhược điểm và đưa ra đề xuất công trình cống đập Soài Rạp trong việc chống ngập tại TPHCM, Đồng Nai, Long An.

Hai dự án của Bộ NNPTNT chưa ổn

Theo phân tích của GS-TS Nguyễn Tất Đắc, đối với dự án “Quy hoạch chống ngập cho TPHCM”, ưu điểm là chống ngập triều cho TP nhưng mắc quá nhiều nhược điểm. Hệ thống cống quá nhiều và mỗi cống cần có quy trình quản lý vận hành riêng, phức tạp và tốn phí, việc xây dựng kéo dài từ 5 – 7 năm. Nhược điểm lớn nhất là khi hoàn thiện hệ thống đê và cống, mực nước trên sông chính sẽ bị gia tăng (Phú An: 43cm, Bến Lức: 41cm, Nhà Bè: 37cm, Thủ Dầu Một: 67cm) và như vậy làm gia tăng xâm nhập mặn cho các nhà máy nước trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, khu vực Gò Công, làm gia tăng ngập lụt về mùa lũ cho các vùng xung quanh. Dự án đê biển Gò Công – Vũng Tàu còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ như: Gia tăng xâp nhập mặn cho khu vực Tiền Giang, gây bồi lấp sông Cửa Đại, Cửa Tiểu, ảnh hưởng tới các luồng tàu và vấn đề môi trường khu vực Cần Giờ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục Quản lý xây dựng công trình – Bộ NNPTNT - cảnh báo: “Nếu chúng ta chưa có được những công cụ, những dự báo để tiên liệu trước những hậu quả sau khi công trình hoàn thành thì chưa nên tiến hành. Sau khi dự án đê biển Gò Công – Vũng Tàu hoàn thành thì liệu sông Lòng Tàu có còn nguyên hay môi trường bị tàn phá và mức độ bị tàn phá như thế nào sau khi con sông này bị tuyến đê biển bít lại”.

Thay thế bằng dự án cống đập Soài Rạp(?)

GS-TS Nguyễn Tất Đắc đề xuất công trình “cống đập Soài Rạp” chỉ có duy nhất một cống đập trên sông Soài Rạp tại vị trí hạ lưu ngã ba Soài Rạp – Nhà Bè – Vàm Cỏ khoảng 6km và cách cửa biển 20km, có chiều rộng tối đa từ 800m – 1km, vận hành đóng – mở theo 3 chu kỳ, luôn để trống 100m – 150m (cầu) đủ cho tàu bè đi lại.

Theo tác giả, dự án này có nhiều ưu điểm so với 2 dự án của Bộ NNPTNT, như: Giảm mực nước triều tối đa trên hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ, từ đó có thể chống ngập cho TPHCM (gồm cả triều và lũ). Ngoài ra, dự án này không cần ngăn tuyến giao thông thủy, dễ dàng lập quy trình vận hành và quản lý, hầu như không ảnh hưởng tới môi trường khu vực Cần Giờ, giảm độ mặn cho vùng Gò Công từ 4 – 5g/L, giảm độ mặn cho sông Đồng Nai và sông Sài Gòn và do đó giảm nguy cơ xâm nhập mặn cho các nhà máy nước cấp cho TPHCM...

Ưu điểm lớn nhất là chống được ngập triều, ngập lũ không chỉ cho TPHCM mà còn cho các khu vực lân cận như: Đồng Nai, Long An, Bình Dương, giảm được xâm nhập mặn cho các nhà máy nước Bến Than, Hóa An và đặc biệt là khu vực Gò Công, Long An.

GS-TSKH Lê Huy Bá – Viện trưởng Viện KHCN&QLMT và nhiều nhà khoa học đồng tình trong việc chọn triển khai cống đập Soài Rạp thay thế cho 2 dự án của Bộ NNPTNT nếu khi triển khai nghiên cứu kỹ, giải quyết được các khiếm khuyết của dự án.

Qua đường dây nóng Báo SGGP, người dân sống ven sông Xóm Củi, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM - nơi xảy ra sạt lở vào đầu tháng 7-2011, kêu cứu: Sau những ngày đỉnh triều dâng cao vừa qua, nhiều nhà dân dọc khu vực này có nguy cơ tiếp tục bị sạt lở (ảnh).


Nguy hiểm nhất là nhà C2/6 (ấp 5, Bình Hưng) đang lún, nứt nhanh cần được sở ngành, chính quyền địa phương hỗ trợ di dời khẩn cấp để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Ngoài triều cường, hiện nay sáng sớm và chiều tối, trên sông Xóm Củi có nhiều sà lan, tàu thuyền qua lại khiến nguy cơ sạt lở bờ sông càng tăng cao.

Được biết, ngày 8-12, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn TP đã có văn bản gửi Sở GTVT, UBND huyện Bình Chánh khẩn cấp xử lý vấn đề sạt lở bờ sông Xóm Củi, hỗ trợ, dời dân đến nơi an toàn. Tuy nhiên, theo người dân, hiện nay việc hỗ trợ di dời rất chậm.

P. MINH

  • Trụ bê tông nguy hiểm

Trước số nhà 18 đường Hồng Hà, phường 2 quận Tân Bình, TPHCM có một trụ bê tông nằm bên đường rất nguy hiểm (ảnh). Đây là phần gốc của một cột điện bị gãy nhưng không được đập bỏ hoàn toàn. Đường Hồng Hà ở đoạn này tiếp giáp với sân bay Tân Sơn Nhất nên có rất nhiều phương tiện qua lại. Vì vậy rất mong cơ quan chức năng sớm xử lý để đảm bảo an toàn.


L. ĐẶNG

  • Thi công làm bít đường

Bạn đọc phản ánh: Nhiều ngày qua, đường Kỳ Đồng, quận 3, TPHCM, đoạn trước nhà số 18/45/31 bị đơn vị thi công gói thầu 10D - Dự án vệ sinh môi trường nước TP (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) dựng rào chắn ngang đường khiến người dân không thể lưu thông, phải quay đầu xe tìm hướng đi khác (ảnh 1).

Ảnh 1

Đáng nói hơn, bên trong rào chắn được dựng lên không phải để phục vụ thi công mà là nơi để xe cẩu và phương tiện đi lại cho công nhân (ảnh 2).

Ảnh 2

Đề nghị Thanh tra Giao thông TP sớm kiểm tra và có biện pháp xử lý, trả lại mặt đường cho người lưu thông.

Trước số nhà 21/18 đường Trường Sơn, phường 4, quận Tân Bình có một hố lõm sâu với đường kính gần 0,5 m, nằm sát một nắp cống, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông qua lại.


Để khắc phục tình trạng này, người dân đã dùng xi măng lấp miệng hố nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi nguy cơ sụp lún còn đó.

Đề nghị các cơ quan chức năng sớm kiểm tra và có biện pháp xử lý.


LÊ ĐẶNG

Chờ xe buýt cũng khổ

Trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, không có một trạm xe buýt ra hồn nên nhiều người không biết rõ chuyến xe, điểm dừng xe và đứng đón xe rất ngẫu nhiên, ở nơi có gốc cây…


Đường này nhỏ hẹp, lại không có vỉa hè, cạnh đó là đường ray xe lửa, nên muốn đón xe người ta phải trèo qua đường ray và đứng ngay dưới lòng đường rất nguy hiểm, nhất là khi xe buýt trả, đón khách.

Trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, đoạn dưới chân cầu Ông Bé, thuộc huyện Bình Chánh, TPHCM rác chất đống ngay chân cầu và có những chỗ tràn ra đường cả tháng trời mà không thấy đơn vị nào dọn dẹp.

Thỉnh thoảng, một số người thấy rác nhiều quá nên châm lửa đốt để tiêu hủy. Do đống rác nằm cạnh đường nên khói bay mù mịt, mùi hôi thối bốc lên khiến người đi đường phải lãnh đủ. Mong cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn người dân đổ rác bừa bãi ra nơi này.


NG.QUỲNH

  • Thi công cẩu thả, kéo dài

Đường Ngô Quyền đoạn qua phường 11 và 12, quận 5 nhiều đoạn đã thi công xong nhưng việc tái lập mặt đường rất cẩu thả, nhiều hố ga cao hơn mặt đường đến 20cm. Tại giao lộ Ngô Quyền và Nguyễn Chí Thanh, đơn vị thi công còn súc xả nước dưới hố ga để nước chảy tràn lan trên mặt đường, đêm 29 và sáng 30-11 nhiều người đi xe máy qua đây đã bị té ngã.

Đáng nói hơn, “lô cốt” ở giao lộ Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo án ngữ hết chiều ngang mặt đường và “án binh bất động” hơn 2 tháng qua, nhiều người khi lưu thông đến đây phải quay đầu xe tìm hướng khác. Được biết, chủ đầu tư công trình này là Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, đơn vị thi công là Tổng Công ty xây dựng số 1.

Đề nghị Thanh tra Sở Giao thông Vận tải thành phố kiểm tra, có biện pháp xử lý, đẩy nhanh tiến độ thi công.


PH.MINH

  • Lấn chiếm kênh trái phép

Kênh Đồng Đen nằm trên con đường Đồng Đen chảy qua đường Âu Cơ, phường 13, quận Tân Bình giúp tiêu nước cho phường 13 nói riêng cũng như con đường lớn Âu Cơ. Thế nhưng một số hộ dân sống bên dòng kênh này đã đổ đất, đá lấn chiếm dòng kênh này. Làm cho dòng kênh bị thu hẹp lại (ảnh).

Rất mong chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng can thiệp kịp thời để dòng kênh không bị xâm hại, ảnh hưởng đến việc tiêu nước cho khu vực dân cư này.

Việc sử dụng xe quét đường để vệ sinh đường phố có mặt tích cực là giúp cho công tác “làm sạch phố phường” được nhanh hơn. Tuy nhiên trong quá trình xe hoạt động, nó cũng gây ra sự phiền toái là bụi bay mù mịt. Không chỉ tạo sự khó chịu mà nguy hiểm hơn, điều này còn hạn chế tầm quan sát của người tham gia giao thông.

Vì vậy, thiết nghĩ chỉ nên sử dụng xe quét đường vào những giờ có ít người đi lại (tốt nhất chỉ sau 22 giờ đêm) để đảm bảo sự an toàn.

Xe quét đường hoạt động trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 vào trưa 23-11.

T. PHÚC

  • Hộp dây điện nguy hiểm

Tại ngã tư Trần Quang Diệu - Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3, hộp đựng dây điện xiêu vẹo và hư hỏng nặng nhưng vẫn tồn tại ở đây, rất nguy hiểm đối với người đi đường (ảnh).

Người dân ở đây cho biết họ đã nhiều lần phản ánh lên Công ty Điện lực Sài Gòn nhưng không có kết quả.

Đường Bàu Cát 9 phường 14, Q. Tân Bình giao nhau với Âu Cơ chỉ dài gần 100m mà có rất nhiều ổ gà, ổ voi, đất đá, rác (ảnh). Cần nói thêm, số nhà ở đây ghi tên đường Bàu Cát 9 nhưng cột biển báo ghi là đường Bàu Cát 8.


Tên đường ghi vậy nhưng trên giấy tờ thì số nhà của dân được chính quyền cấp ghi tên đường là Bàu Cát 9 nên biển số nhà của hầu hết bà con ghi tên đường là Bàu Cát 9! Đề nghị các cơ quan chức năng và chính quyền sớm cho sửa chữa đường và khắc phục điểm bất nhất về tên đường.

THANH HẢI

Hình ảnh xấu trong công viên Để tạo mảng xanh và mỹ quan đô thị trong Công viên Gia Định (quận Gò Vấp, TPHCM), nhân viên và bảo vệ công viên đã cấy cỏ xanh và gắn nhiều bảng cấm đi lại, nằm trên cỏ. Thế nhưng, nhiều người đến sinh hoạt trong khuôn viên công viên ngang nhiên đi lại và ngồi trên cỏ (ảnh). Đề nghị Ban quản lý công viên chỉ đạo bảo vệ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các trường hợp thiếu ý thức như vậy.

Trên đường song hành đường cao tốc TPHCM-Trung Lương đoạn qua khu phố 2 thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh TPHCM, cầu Ông Giáo bắc ngang rạch Ông Đồ đã bị hư hỏng, thủng nhiều chỗ, lan can ngã đổ gây nguy hiểm cho người qua cầu, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên không thấy cơ quan chủ quản cho sửa chữa để bảo đảm sự an toàn cho mọi người qua lại trên cây cầu này.


VŨ HUYỀN ĐAM

  • Cây xanh ngáng đường

Nhiều sinh viên trọ học tại làng đại học – Đại học Quốc gia TPHCM, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM phản ánh: Dọc hai bên tuyến đường nội bộ (đoạn từ ký túc xá sinh viên đến Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) có rất nhiều cây xanh nằm nghiêng hẳn ra đường. Tình trạng này tồn tại từ nhiều năm nay gây nguy hiểm cho người và các tuyến xe buýt lưu thông đến bến xe buýt Đại học Quốc gia. Đề nghị đơn vị quản lý hệ thống cây xanh nêu trên sớm có biện pháp đốn hạ để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.


PHẠM MINH

  • Ao nước bên quốc lộ


Trên quốc lộ 1A hướng vào TPHCM, đoạn đi qua ấp 3, xã Tân Kiên huyện Bình Chánh, có một vết trũng rất rộng, vào mùa mưa trông giống như một ao nước. Đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục để người dân đi lại dễ dàng.

Ảnh chụp chiều 12-6-2011.

TT - Sáng 28-10, Công ty khoa học công nghệ Việt Tiệp Khắc đã đề xuất với Sở Giao thông vận tải TP.HCM hai dự án chống kẹt xe và chống ngập nước ở TP.HCM.

Về biện pháp chống kẹt xe, công ty này đề xuất dự án phát triển hệ thống đường trên cao dành riêng cho xe gắn máy.

Theo đó, đường trên cao được xây dựng bằng sắt. Tùy theo tuyến đường cho xe gắn máy từ dưới đất chạy thẳng vào đường trên cao này hoặc sẽ do thang máy từ dưới đất đưa xe gắn máy lên đường trên cao để lưu thông...

Kẹt xe tại Lăng Cha Cả, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Về giải pháp chống ngập nước, công ty đề xuất sử dụng cánh quạt đặt trong lòng cống ở đầu các hố ga để hút nước và đẩy nước ở những vùng ngập nhằm tăng tốc độ nước thoát nhanh hơn so với để nước tự chảy trong lòng cống.

Ông Đậu An Phúc, trưởng phòng quản lý và khai thác hạ tầng giao thông - Sở Giao thông vận tải TP, cho biết sở tiếp thu các ý tưởng “rất tốt này” và đề nghị công ty cần tham khảo ý kiến của các sở ngành liên quan về quy hoạch kiến trúc, môi trường để hoàn chỉnh dự án.

* Ngày 28-10, tại hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành của UBND TP.HCM, tình hình kinh tế - xã hội TP tháng 10, mười tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 11-2010, UBND TP đã coi nhiệm vụ khắc phục ngay tình trạng sụt lún, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông; xử lý nghiêm ban quản lý dự án, các đơn vị thi công... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 11-2010.

Bớt nhà cao tầng, tăng bãi giữ xe

TT - Hôm nay (6-12), kỳ họp thứ 3 HĐND TP.HCM khóa VIII chính thức khai mạc và dự kiến phiên bế mạc diễn ra sáng 9-12. Phiên khai mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình TP (HTV) và truyền thanh trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói nhân dân TP.

Cử tri TP.HCM kiến nghị giảm bớt nhà cao tầng, chung cư ở nội thành, xem đó là giải pháp để giảm nạn kẹt xe - Ảnh: Thuận Thắng

Tại kỳ họp lần này, các vị đại biểu HĐND TP sẽ thảo luận, cho ý kiến báo cáo của UBND TP về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012, tổng quyết toán ngân sách năm 2010, tình hình thu chi ngân sách năm 2011, phân bổ dự toán ngân sách TP năm 2012, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách thành phố năm 2012, kết quả thực hiện chủ đề “Năm 2011, năm Vì trẻ em”... HĐND TP sẽ xem xét nhiều tờ trình của UBND TP.

Cần bỏ chính sách không hợp lý

Trước giờ khai mạc kỳ họp, ý kiến của cử tri TP cũng được tổng hợp. Cử tri kiến nghị HĐND TP tăng cường giám sát đối với các ngành chức năng, không chỉ nghe báo cáo từ các ngành mà còn phải tiếp xúc người dân để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng. Các vị đại biểu HĐND TP cần tăng cường giám sát các công trình trọng điểm và khi tiếp xúc cử tri các đại biểu nên tham dự đầy đủ.

Nhiều kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề đất đai. Cử tri cho rằng UBND TP cần xem xét lại quyết định 64 về ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân vì còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho nhân dân trong việc đóng thuế. Tương tự, quyết định 19 của UBND TP quy định diện tích đất tối thiểu khi tách thửa gây khó khăn cho người dân, không phù hợp với thực tế, tiếp tục nhận được nhiều kiến nghị bãi bỏ.

Cử tri huyện Bình Chánh kiến nghị TP xem xét dự án nào thực hiện được thì đẩy nhanh tiến độ, nếu không phải xóa quy hoạch, đừng để làm khổ người dân. Trong khi đó, cử tri quận 12 kiến nghị TP cần cắt giảm các dự án xây dựng sân golf, nên quan tâm xây dựng bãi đậu xe; giảm bớt việc xây dựng các chung cư, nhà cao tầng trong khu vực nội thành vì những khu vực này thu hút dân cư dẫn đến quá tải trường học, bệnh viện, ùn tắc giao thông...

Xử lý nghiêm trộm cắp, cướp giật

Tại kỳ họp này, vấn đề giao thông vẫn là điểm “nóng” tập trung các kiến nghị của cử tri. Cử tri các quận 5, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Tân Bình, huyện Hóc Môn... đề nghị cần có những giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông. Phương án lệch giờ làm, giờ học được cử tri nhắc lại. Cử tri kiến nghị nên đầu tư xây dựng và mở rộng những tuyến đường chính, tránh đầu tư tràn lan như hiện nay, nhiều công trình xây dựng chậm gây ngập nước, ùn tắc giao thông.

Tình hình trật tự an toàn xã hội phức tạp tiếp tục gây băn khoăn cho cử tri nhiều quận huyện. Những kiến nghị gửi đến Công an TP nói rõ cần sớm có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng đua xe trái phép và có những biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với những người vi phạm để người dân an tâm.

Cử tri nhiều quận huyện cùng đề nghị cần có giải pháp ngăn chặn tội phạm cướp giật, có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm nạn trộm cướp. Đồng thời sớm có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng rải đinh, lấy cắp nắp cống trên các tuyến đường. Trong khi đó cử tri các quận 5, 11, Thủ Đức cho rằng hiện nay tình hình tai nạn giao thông chưa có chiều hướng giảm, nên kiến nghị có giải pháp hạn chế tai nạn giao thông.

Vẫn còn doanh nghiệp gian dối làm ô nhiễm môi trường

Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP.HCM đã có báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý nước thải tại các khu chế xuất, khu công nghiệp. Ghi nhận tình hình ô nhiễm tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có chuyển biến, môi trường từng bước được cải thiện nhưng báo cáo cũng chỉ rõ những tồn tại: vẫn còn hiện tượng một số ít doanh nghiệp cố tình không vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định, xả nước thải trực tiếp ra môi trường hoặc có dấu hiệu đối phó với các cơ quan chức năng khi bị thanh tra, kiểm tra.

Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP kiến nghị cần thiết lập “đường dây nóng” phản ảnh các vi phạm môi trường và có chính sách khen thưởng đối với người cung cấp thông tin, có cơ chế chính sách tài chính trong việc đầu tư xử lý môi trường theo hướng xã hội hóa đối với lĩnh vực này. Ngoài ra, cần xem xét lại quy hoạch bố trí các dự án tái định cư gần khu công nghiệp...

TT - Nhiều giải pháp quyết liệt được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cùng đại diện các ban ngành tính đến để nâng cao năng lực vận chuyển của xe buýt, giải phóng sự nghẹt thở của hạ tầng đô thị Hà Nội.

Các giải pháp được đưa ra trong cuộc làm việc ngày 17-10 tại thủ đô.

Cả rừng người đợi xe buýt trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) - Ảnh: Nam Khánh

Theo ông Thăng, đây là những giải pháp trong khi chờ đợi sự phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông.

Không chờ đủ hạ tầng mới làm

"Đã đến lúc cuộc sống bắt chúng ta phải làm quyết liệt! Trước mắt đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh giờ làm việc, học hành là cần thiết. Cơ quan trung ương nên làm từ 8g30, 9g và chỉ nghỉ 30 phút buổi trưa. Với tuyến xe buýt đông, đề nghị cấm taxi, hạn chế xe cá nhân trong giờ cao điểm.

Cần triển khai những việc làm được ngay như điều chỉnh, tổ chức giao thông, không dùng lòng đường làm điểm đỗ xe. Đây là những việc không cần nhiều tiền và có thể thực hiện trước mắt, không phụ thuộc hạ tầng hoàn thiện. Nếu làm chưa hợp lý thì điều chỉnh chứ không nên nghĩ là làm một lần được ngay"

Bộ trưởng ĐINH LA THĂNG

Ông Nguyễn Phi Thường - tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), đơn vị đảm bảo khoảng 10.000 lượt xe vận chuyển trên 1 triệu khách/ngày (chiếm 93% lượng khách đi xe buýt của Hà Nội) - trình bày vắn tắt thực trạng: đường sá quá tải khiến giờ cao điểm xe buýt có thể chậm tới 40 phút, xe 80 chỗ phải chở đến 200 hành khách.

Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt câu hỏi: “Nếu các trở ngại được giải quyết thì xe buýt có đáp ứng được nhu cầu đi lại hiện nay không?”. Ông Thường cho biết hiện nay học sinh sinh viên chiếm 80% khách đi xe buýt. Để giảm tải phải có phương án giờ đi học lệch giờ đi làm. Đồng thời tăng tần suất xe buýt trong giờ cao điểm ở một số tuyến.

“Thế đến giờ cao điểm cấm các loại xe khác để cho xe buýt hoạt động thì có giải quyết được không?” - ông Thăng hỏi. Khi ông Thường trả lời “có thể đáp ứng được”, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị nghiên cứu việc cấm ôtô hoạt động trong giờ cao điểm ở một số tuyến đường nhưng cũng lưu ý “có vi phạm luật không?”. “Tôi đi Trung Quốc thấy người ta cấm ôtô một số tuyến đường vào giờ cao điểm, cấm xe con chở một người vào thành phố. Mình có thể học người ta được không?” - ông Thăng đặt vấn đề với lãnh đạo Hà Nội.

Để tăng năng lực xe buýt, ông Trần Ngọc Thành - vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) - đề nghị cần có làn đường riêng cho xe buýt, chỗ nào có hai làn đường trở lên thì cắt một làn dành cho xe buýt đi, cân nhắc việc bố trí xe buýt nhỏ 12 chỗ đi vào ngõ ngách vì không hợp thức tế. Riêng việc tăng tần suất xe buýt vào giờ cao điểm, ông Thành cho rằng không thiếu xe nhưng không thể tăng nổi vì không còn đường để đi nên cần tính lại.

Với đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm lệch ca, Bộ trưởng Đinh La Thăng đồng ý, đồng thời cho biết đã thảo luận với bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo và có sự đồng ý.

Giờ cao điểm, xe buýt 80 chỗ ở Hà Nội bình quân có tới 200 người chen chúc - Ảnh: Nam Khánh

Vẫn còn nghi ngại

Khác với nhiều ý kiến đồng thuận, PGS Bùi Xuân Cậy - trưởng khoa công trình Đại học GTVT - cho rằng phát triển xe buýt Hà Nội hiện nay đến giới hạn so với hạ tầng. Vì vậy giải pháp cơ bản vẫn là phải đẩy mạnh xây dựng đường sá, ưu tiên phát triển giao thông công cộng rồi mới hạn chế phương tiện cá nhân chứ không thể một bước là thay đổi ngay được. Tuy nhiên ông Cậy ủng hộ chủ trương giãn cách giờ làm việc để tránh ùn tắc. “Nếu chúng ta vận động người đi làm từ 2km trở xuống có thể đi bộ thì cũng giảm được nhiều phương tiện cá nhân” - ông Cậy đề xuất.

Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội - cho rằng nếu Hà Nội tính toán đến năm 2015 xe buýt đáp ứng 15% nhu cầu đi lại, đến năm 2020 đáp ứng 20% nhu cầu như Sở GTVT tính toán thì xe buýt cũng không đảm đương được vai trò của phương tiện giao thông công cộng. Ông Nghị cũng cho rằng nếu tạo đường riêng cho xe buýt thì đường sá hiện nay không đáp ứng được. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay cần giãn mật độ đi lại trong giờ cao điểm, hạn chế phương tiện cá nhân, nhất là xe máy vì đây là phương tiện “hay chen lấn, thấy chỗ nào trống là bò vào đến khi không đi được mới dừng lại”. Nếu không cấm được đăng ký xe thì hạn chế bằng tăng phí, lệ phí, có chính sách hạn chế đăng ký, ông đề xuất.

Tuy nhiên, thượng tá Nguyễn Duy Ngọc - trưởng Phòng CSGT Hà Nội - nghi ngại việc bố trí đi làm lệch giờ đi học khó được như mong muốn. Ông Ngọc lý giải: “Hiện nay người dân ở chồng chéo, ở một nơi đi làm một nơi, đưa đón con đi học một nơi nên ngại đi xe buýt”. Với việc cấm xe giờ cao điểm, ông Ngọc đề nghị có thể hạn chế taxi để dành đường cho xe buýt, hoặc có cơ chế cho những hãng taxi chạy theo các tuyến nhất định chứ với 15.000 taxi hiện nay, nhiều tuyến đường quá tải taxi trong giờ cao điểm.

Kẹt xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM (ảnh chụp đầu tháng 9-2011) - Ảnh: Thuận Thắng

TS Khuất Việt Hùng (ĐH GTVT), sự phát triển của xe buýt không phải việc riêng của ngành GTVT hay Transerco mà cần thực hiện các giải pháp hạn chế xe cá nhân vào nội ô, nhất là ôtô, bằng cách tăng mức thu phí đỗ xe ở trung tâm, nhất là giờ cao điểm, thu phí lưu thông trong nội ô như TP.HCM dự định làm để hạn chế xe đi vào. Đồng thời trả vỉa hè cho người đi bộ để họ tiếp cận được với xe chứ đưa xe buýt vào ngõ phố là bất cập. Riêng việc bố trí lệch giờ làm cũng giảm được ùn tắc nếu thực hiện được nhưng cần phải có thử nghiệm bằng mô hình để tính toán cụ thể về nhu cầu, số lượng các đối tượng để có khung giờ hợp lý.

Giải pháp mà bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội đề xuất là không mới, có một thời được dư luận xã hội rất quan tâm, nhưng rồi mọi chuyện vẫn như cũ.

Rất phức tạp

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên chủ nhiệm bộ môn đường bộ (ĐH GTVT), bố trí giờ làm việc, giờ đi học lệch nhau chỉ có ý nghĩa với những năm trước đây vì lúc đó mật độ giao thông giờ cao điểm và giờ bình thường chênh lệch nhau nhiều. “Nhưng bây giờ quan sát trên đường Hà Nội, giờ bình thường nhiều lúc cũng đạt tới 80% lượng xe cộ của giờ cao điểm. Do đó, có đẩy một lượng người tham gia giao thông từ giờ cao điểm sang giờ bình thường thì tình trạng giao thông cũng không thay đổi được bao nhiêu” - ông Toản nhận định.

Giảm đáng kể ùn ứ tại cổng trường

Ông Trần Khắc Huy - trưởng phòng công tác chính trị học sinh sinh viên, Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM - cho biết Sở Giáo dục - đào tạo áp dụng lệch giờ học từ năm năm nay. Giờ học giữa các cấp chênh lệch từ 15-30 phút. Cụ thể, vào học lúc 7g sáng áp dụng với cấp tiểu học và cấp THPT, vào học lúc 7g15 áp dụng với cấp THCS và vào học 7g30 với cấp mầm non. Giờ ra về buổi chiều giữa các cấp có sự chênh lệch lớn hơn, có thể tới 90 phút. Trong cùng một trường, các khối lớp cũng có giờ vào lớp và giờ tan học lệch nhau.

“Sau nhiều năm thực hiện, chúng tôi khẳng định biện pháp này hiệu quả, giảm đáng kể tình trạng ùn ứ tại các cổng trường. Việc tập trung đông người trước các cổng trường chỉ còn xảy ra trong rất ít phút, không gây kẹt xe như trước” - ông Huy cho biết.

BÁ SƠN

Năm 2003, Hà Nội đã điều chỉnh giờ làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương làm việc bắt đầu từ 7g30, kết thúc lúc 16g30; cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp địa phương bắt đầu từ 8g, kết thúc lúc 17g.

Ông Toản nói thời điểm đó việc bố trí lệch giờ có giảm được mật độ giao thông do lưu lượng phương tiện và nhu cầu đi lại ít hơn hiện nay. Đến nay thực tế có nhiều trường đại học cũng bắt đầu học từ 6g30-7g, sớm hơn giờ làm của các cơ quan hành chính nhưng mật độ vẫn đông do nhu cầu đi lại tăng.

“Số người làm việc theo giờ giấc cố định ở đô thị không nhiều và cũng có nhiều người chủ động đi sớm về muộn để tránh tắc đường nên mật độ giao thông luôn cao” - ông Toản lo ngại.

TS Nguyễn Quang Báu - viện trưởng Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển giao thông bền vững - cho biết về lý thuyết đơn thuần của giao thông, việc giãn cách mật độ có thể làm được nhưng với xã hội sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.

“Thực hiện lệch giờ theo từng cơ quan, trường học là cực kỳ phức tạp. Sẽ có người bảo con 17g tan học, mẹ 18g tan sở thì ai đón con? Rồi nhiều gia đình lâm vào tình trạng đến buổi tối con về nhà chờ mẹ, mẹ về chờ bố... thành ra người ăn trước ăn sau, đĩa rau chia ba, đĩa thịt chia bốn, không còn là bữa cơm gia đình nữa. Hiện nay người có ôtô cá nhân, sáng ra cả nhà đi một xe kết hợp đưa con đi học, đưa vợ đi làm, chiều lại đón về, nếu giãn giờ thì chạy lòng vòng chờ nhau”.

Phải có giải pháp tổng thể

Theo TS Khuất Việt Hùng - trưởng bộ môn quy hoạch và quản lý GTVT (ĐH GTVT), việc bố trí lệch giờ có thể giảm một chút ùn tắc nhưng không có mô hình tính toán thì không biết được sẽ giảm bao nhiêu.

TS Hùng cho rằng cần nghiên cứu một người trong đô thị một ngày có bao nhiêu chuyến đi. Và trong chuỗi chuyến đi này có điểm xuất phát ở đâu, loại phương tiện nào, bị tắc ở điểm nào. Nếu 9g cơ quan nhà nước mới làm việc, có người vẫn phải đưa con đi học từ 8g, rồi đi lòng vòng chờ đến giờ tới cơ quan làm việc, liệu điều này có làm giảm ùn tắc không?

Với giả thiết xe buýt sẽ rộng rãi hơn khi bố trí đi làm lệch giờ, sẽ thu hút người dân hơn, PGS.TS Nguyễn Quang Toản cũng không hi vọng: “Xe buýt hiện nay 80% người đi là học sinh sinh viên. Vì thế có đẩy lệch giờ thì cũng không bớt được nhiều, chỉ khác là không lèn chặt như giờ cao điểm. Nên nhớ giờ bình thường xe buýt Hà Nội vẫn đông”.

Về các giải pháp ngắn hạn, ông Toản nói không nên trông cậy vào bất cứ giải pháp nào để có thể đặc trị được ùn tắc giao thông mà phải có giải pháp tổng thể. Mỗi giải pháp tức thời hiện nay giải quyết được một chút, có thể cải thiện được phần nào, còn cải thiện hết là không thể.

TS Nguyễn Quang Báu lại nói: “Mục tiêu đầu tiên là giảm mật độ dân cư bằng cách đưa các trường đại học ra khỏi nội ô rồi đến bệnh viện, nhà máy. Đồng thời cấm xe xích lô du lịch, taxi, xe tải “cóc” chạy vào các tuyến phố nhỏ. Xe cá nhân hạn chế bằng cách đánh thuế, phí đậu xe để giảm hoạt động. Nếu cấm toàn bộ phương tiện trên một tuyến đường trong thời gian cao điểm cho xe buýt chạy vẫn không giải quyết được vấn đề”.

Cần kết hợp những biện pháp khác

Theo ông Nguyễn Tất Năm - trưởng phòng pháp chế của Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM - đơn vị có nhiệm vụ đề xuất lệch giờ học - giờ làm từ năm 2003, sở đã hai lần đề xuất phương án này (năm 2003 và 2007) nhưng vẫn không được thông qua. Trước tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, sở có công văn gửi Sở GD-ĐT TP.HCM, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất và UBND các quận nội thành xem xét thực hiện việc bố trí lệch giờ làm, giờ học.

Gần đây sở có nhận được một số báo cáo của các đơn vị nêu trên. Theo báo cáo từ Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, tình hình thực tế chưa cần thiết đến việc bố trí lệch giờ làm. Nhiều công ty, xí nghiệp có đặc thù bố trí giờ làm theo ca kíp riêng và phân bổ công nhân khá đồng đều, giờ giấc tăng ca, ra về cũng lệch nhau. Vì thế chưa xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kết hợp với ngành giáo dục tìm hiểu lại, bố trí lệch giờ học sao cho khoa học và phù hợp thực tế hơn. Riêng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước cần chấp nhận điều chỉnh giờ làm để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông” - ông Năm nói.

Ông Năm nhấn mạnh: một trong những giải pháp quan trọng để thực hiệc thành công giải pháp giờ học, giờ làm lệch ca là UBND các quận áp dụng việc bố trí giờ giấc sao cho linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phổ biến cho người dân biết cơ quan hành chính làm việc lệch giờ như thế nào.

Ngoài ra, cần xem xét phương án di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành để giảm số lượng người tham gia giao thông vào giờ cao điểm tại khu vực nội thành. “Nếu kết hợp với những biện pháp khác như nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá, xóa sổ nhiều công trình xây dựng đang chiếm lòng đường, tôi tin việc bố trí lệch giờ làm, giờ học một cách linh hoạt sẽ góp phần tháo gỡ vấn nạn ùn tắc giao thông tại TP.HCM” - ông Năm khẳng định.

Mô hình phác thảo của tòa nhà Kingdom Tower do kiến trúc sư Adrian Smith và công ty kiến trúc Gordon Gill Architecture thiết kế.

Tòa nhà chọc trời có tên Kingdom Tower cao hơn 1.000m với tổng diện tích xây dựng là 530.000m2. Kingdom Tower là tòa nhà trung tâm của dự án phát triển Kingdom City với kinh phí 20 tỉ USD.

Dự tính tòa nhà cao nhất thế giới này sẽ tốn 1,2 tỉ USD. Dự án bao gồm khách sạn hạng sang, văn phòng công ty, các căn hộ cao cấp và đặc biệt là đài quan sát cao nhất thế giới.

Hiện dự án đang được xúc tiến và theo một nguồn tin thì tòa nhà chọc trời Kingdom Tower sẽ tọa lạc ở khu vực gần biển Đỏ Jeddah, Saudi Arabia.

Mô hình chi tiết của tòa nhà chọc trời với kiểu kiến trúc hiện đại

Sân bay lưng chừng trời trên tòa nhà Kingdom Tower. Tòa nhà này sẽ cao hơn tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay là Buri Khalifa 173m

Một số hình ảnh phát họa mô hình bao quát dự án 20 tỉ USD Kingdom City tại tòa nhà Kingdom Tower

Khoảng trống trong quản lý về tác động môi trường

Thứ Bảy, 17.12.2011 | 07:35 (GMT + 7)

Khoáng sản rắn đáy biển đối với một số địa phương đang là “lộc trời” đem lại nguồn thu và góp phần giải quyết việc làm. Tuy nhiên, đây lại là một lĩnh vực mà quy định quản lý về đánh giá tác động môi trường (ĐMT) chưa vươn tới.

Vì thế thực trạng khai thác ồ ạt có thể gây ra những tác động mạnh đến môi trường biển đang là lo ngại của các nhà quản lý.

Khoảng trống luật

Từ năm 2005, sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường với quy định ĐMT đã bao quát các đơn vị khi đầu tư xây dựng những công trình, dự án mới trong tất cả các lĩnh vực. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và ĐMT cũng ngày càng được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường VN. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, hàng rào pháp luật này lại chừa nguyên một lĩnh vực khai thác khoáng sản rắn đáy biển không điều chỉnh. Cụ thể, cho đến nay lĩnh vực khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển như sa khoáng, vật liệu xây dựng... đã bị “bỏ quên” vì chưa có một văn bản pháp lý nào quy định tiêu chí ĐTM.

Những năm gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy biển phát triển mạnh, tập trung ở vùng các cửa sông và ven biển. Đơn cử việc khai thác loại VLXD phổ biến là cát diễn ra ở hầu hết các tỉnh từ bắc vào nam. Các loại sa khoáng như quặng ilmenit, quặng titan, zircon... là những nguồn tài nguyên đem lại nguồn thu lớn nên được khai thác mạnh. Mặt khác do khoa học công nghệ phát triển, việc thăm dò cũng như khai thác thuận lợi hơn ngành công nghiệp khai khoáng sản rắn đáy biển phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Về mặt kinh tế - xã hội, đây là những nguồn lợi từ biển bạc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đừng để mất bò mới lo…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, việc khai thác và sử dụng tài nguyên trên biển có những đặc thù riêng. Cụ thể là cần đánh giá quá trình phát tán các chất thải trong khi khai thác xảy ra trong không gian rộng, bởi môi trường nước biển cùng chế độ dòng chảy phức tạp. Đơn cử quặng ilmenit - một loại khoáng sản rắn đáy biển - đang được coi là vật liệu hấp dẫn cho XK. Tại các khu vực ven biển như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, các tập đoàn nhà nước và cả tư nhân đều tích cực khai thác với sản lượng khá lớn để XK sang Nhật Bản và Trung Quốc. Sản lượng bình quân vào khoảng 100 - 150 ngàn tấn/năm.

Riêng Tập đoàn CN Than và Khoáng sản VN hiện có tới 2 đơn vị khai thác quặng ilmenit với tổng sản lượng khoảng 40 - 50 ngàn tấn/năm. Công nghệ khai thác bằng sức nước kết hợp máy xúc, máy gạt, tuyển bằng phân ly côn, tuyrne vít đứng và tuyển từ đang được áp dụng, song chưa có một nghiên cứu đánh giá nào về độ tác động đến môi trường biển của các hoạt động này.

Thiên nhiên có những quy luật bí ẩn riêng, vì thế tác động đến tự nhiên một cách mạnh mẽ rất cần phải được nghiên cứu đánh giá và đưa ra quy định quản lý. Việc khai thác khoáng sản rắn đáy biển cần phù hợp để bảo vệ môi trường biển. Nếu không kịp thời có những quy định quản lý về tác động môi trường của những hoạt động này, nguy cơ các điểm khai thác sẽ thành điểm nóng môi trường nay mai là rất có thể.

Từ 2006 đến nay, có hơn 20 văn bản pháp luật liên quan đến ĐTM được ban hành. Riêng đối với lĩnh vực dầu khí, có quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan - 1998, hướng dẫn quan trắc và phân tích môi trường biển khu vực lân cận các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam (2011). Trong khi đó, lĩnh vực khai thác khoáng sản rắn đáy biển chưa có quy định pháp luật nào điều chỉnh.

10 vụ cháy cao ốc nổi tiếng thế giới

Tòa khách sạn 44 tầng tại thủ đô của Trung Quốc cháy vì người dân bắn pháo hoa, còn hỏa hoạn trong cao ốc của ngân hàng Deutsche Bank xảy ra vì công nhân hút thuốc lá.

Một khách sạn năm sao trong khu phức hợp Dynasty Wanxin tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bốc cháy bởi pháo hoa mừng tết Nguyên Đán vào tối 2/3/2011. Với độ cao 219 m, khách sạn này là tòa nhà cao nhất tại Thẩm Dương. Ảnh: shanghaiist.com.
Hỏa hoạn xảy ra tại một chung cư 28 tầng trong quá trình tu sửa tại thành phố Thượng Hải cháy vào chiều 15/11/2010 khiến 53 người thiệt mạng. 4 thợ hàn không bằng cấp bị bắt do cảnh sát tình nghi họ vô tình gây hỏa hoạn. Ảnh: AP.
Ngày 13/3/2009, lửa bùng phát từ những tầng trên cùng của trung tâm thương mại 21 tầng Bashundhara City tại thủ đô Dhaka của Bangladesh. Phần lớn văn phòng trong khu phức hợp trống không vào thời điểm hỏa hoạn xảy ra. Chỉ một nhân viên bảo vệ thiệt mạng do nhảy từ nóc tòa nhà xuống đất. 17 người khác bị thương. Ảnh: AP.
Người dân thành phố Bắc Kinh chứng kiến lửa bốc lên từ một tòa nhà khách sạn 44 tầng trong quần thể trụ sở Đài truyền hình trung ương tại Bắc Kinh vào hôm 9/2/2009. Nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn là hoạt động bắn pháo hoa của người dân nhân dịp Tết Nguyên tiêu gần quần thể trụ sở Đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Ảnh: AP.
Abraj Al-Bait Towers là khách sạn và tháp đồng hồ cao nhất thế gi
Khu quần thể tháp Abraj Al-Bait tại thành phố Mecca, Arab Saudi giữ nhiều kỷ lục, như tháp đồng hồ và khách sạn cao nhất thế giới. Nhưng nó hứng chịu hỏa hoạn tới hai lần trong quá trình xây dựng. Hỏa hoạn lần đầu xảy ra vào ngày 28/10/2008 và lần thứ hai xảy ra vào 1/5/2009. Ảnh: xcitefun.net.
Một ngọn lửa bùng phát trên nóc sòng bạc và khách sạn Monte Carlo trong thành phố Paradise, bang Nevada, Mỹ vào ngày 25/1/2008 và lan rất nhanh. Khách sạn có 32 tầng và tọa lạc trên một khu đất có diện tích 8.400 m2. Lửa bao bọc 4 hoặc 5 tầng trên cùng. Một giờ sau đám cháy bị khống chế. Ảnh: Fox News.
Deutsche Bank Building
Lửa bùng lên tại tầng 17 của tòa nhà ngân hàng Deutsche Bank tại thành phố New York, Mỹ vào ngày 18/8/2007 do một số công nhân hút thuốc lá. 10 tầng của tòa nhà chìm trong lửa. Vào thời điểm hỏa hoạn xảy ra, tòa nhà 41 tầng được tu sửa để giảm số tầng xuống còn 26. Hai lính cứu hỏa thiệt mạng khi dập lửa và 115 đồng nghiệp của họ bị thương. Ảnh: The New York Times.
Trung tâm Tài chính Thế giới tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc bị lửa tấn công từ một nơi gần tầng thượng vào ngày 14/8/2007. Hỏa hoạn bùng phát khi tòa nhà 101 tầng với độ cao 492 m đang trong quá trình xây dựng. Đám cháy trong tòa nhà cao nhất Trung Quốc được khống chế sau 75 phút. Ảnh: Xinhua.
Một đám cháy lớn phá hủy toàn bộ các tầng trên của tòa nhà văn phòng 32 tầng mang tên Windsor nằm trong khu buôn bán của thủ đô Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 12/2/2005. Ít nhất 9 tầng trên của tòa nhà đã bị đám cháy thiêu rụi hoàn toàn. Vài giờ sau khi xảy ra cháy, người ta vẫn nghe thấy nhiều tiếng nổ phát ra từ tòa nhà. Ảnh: AP.
Tòa nhà 56 tầng trong khu phức hợp Parque Central tại thành phố Caracas, thủ đô Venezuela vào đêm 14/10/2004. Đám cháy diễn ra trong hàng chục giờ và lan khắp 26 tầng. Ảnh: CBS News.

Sau hơn 9 năm, nhiều người vẫn chưa thể quên hỏa hoạn tại Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cao 6 tầng ở TP HCM cuối tháng 10/2002, cướp đi 61 sinh mạng, làm chừng 70 người khác bị thương, và gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Để ứng phó với vụ cháy được cho là chưa từng có này, TP HCM đã huy động hơn 60 xe cứu hỏa cùng gần 400 chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, do những vòi phun quá yếu, không thể phun nước vào tới bên trong toà nhà nên gần 50 văn phòng của các doanh nghiệp, tổ chức đặt trụ sở tại đây bị thiêu rụi.

Lực lượng chữa cháy quá mỏng, không được trang bị đầy đủ (như thiếu loa phóng thanh hướng dẫn người sơ tán, mặt nạ chống nóng, thang cứu hộ...) đã khiến cho quá trình dập lửa cứu người gặp nhiều khó khăn. Nhiều nạn nhân mắc kẹt bị lửa thiêu cháy đen, không thể nhận dạng. Không ít người vì quá hoảng loạn đã lao mình ra khỏi lan can và bị chấn thương.

Nguyên nhân vụ cháy tòa nhà là do sự bất cẩn của thợ hàn khi sửa lại vũ trường Blue đặt tại đây. Sau khi để xảy ra cháy, ba thợ hàn sợ hãi bỏ chạy mà không ở lại dập lửa nên đám cháy lan nhanh ra cả tòa nhà rộng hơn 5.000 m2.

10 người bị khởi tố, 16 tập thể và cá nhân liên quan đến thảm họa này bị kỷ luật. Nhưng với người dân thành phố, vụ cháy lớn với số người thiệt mạng nhiều nhất sẽ vẫn là những nỗi ám ảnh khó phai.

Vụ cháy tòa nhà ITC nhìn từ trên cao.
Quang cảnh hỗn loạn tại hiện trường vụ cháy tòa nhà ITC.

Chiều 24/5/2009, đám cháy lớn kèm nhiều tiếng nổ xảy ra tại cao ốc căn hộ cho thuê 32 tầng của khu phức hợp cao cấp Kumho Asiana Plaza, đường Lê Duẩn (TP HCM). 8 xe chữa cháy và gần 100 cảnh sát cứu hỏa được huy động dập lửa tại khu cao ốc đang trong quá trình hoàn thiện.

Nguồn cháy bùng phát từ khu vực tầng trệt. Nguyên nhân ban đầu được xác định là khí gas của hệ thống dàn lạnh bên hông phải của tòa nhà bị xì. Gần một giờ sau, ngọn lửa được dập tắt. Ít nhất 35 cục nóng lạnh của hệ thống dàn lạnh bị thiêu rụi. Rất may không có thương vong nào xảy ra.

Tòa nhà Kumho Asiana Plaza do tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) đầu tư, khởi công cuối năm 2006. Khi đi vào hoạt động, đây được coi là khu cao ốc văn minh và hiện đại nhất TP HCM.

Gần một năm sau tại Hà Nội, tối 10/3/2010, chung cư JSC 18 tầng ở phố Lê Văn Lương mới đưa vào sử dụng bốc cháy nghi ngút. 20 phút sau khi xảy ra cháy, 6 xe cứu hỏa được điều đến hiện trường, cảnh sát phải mang mặt nạ ôxy, bắc thang tiếp cận các tầng cao giải cứu người mắc kẹt đang đứng ở ban công vẫy khăn cầu cứu. Có gia đình tầng 18 bện quần áo thành dây buộc con thả xuống lan can tầng 17 nhờ giúp đỡ.

Một tiếng sau, ngọn lửa được khống chế, hơn 40 người được giải cứu nhưng do bị ngạt khói nặng nên chị Vương Lan Phương (34 tuổi) và con trai Lưu Gia Minh (10 tuổi) ở tầng 18 đã tử vong tại bệnh viện.

Theo cơ quan chức năng, vụ cháy chung cư bắt nguồn từ hầm chứa rác và thiết kế của tòa nhà đã có nhiều thay đổi so với ban đầu. Ống xả rác phải làm bằng thép nhưng lại được lắp đặt bằng vật liệu composite nên gây ra cháy. Còn nguyên nhân gây cháy được xác định có thể là nhúm tàn thuốc lá hoặc than tổ ong cháy dở. Công an quận Thanh Xuân đã khởi tố điều tra vụ cháy để làm rõ trách nhiệm.

Vụ cháy Keangnam nhìn từ xa
Vụ cháy Keangnam nhìn từ xa. Ảnh độc giả cung cấp.

Chiều 27/8/2011, tầng 7 công trường xây dựng tổ hợp Keangnam (đường Phạm Hùng, Hà Nội) - tòa nhà cao nhất Việt Nam bỗng bốc khói đen nghi ngút khiến hàng trăm công nhân hoảng hốt, giao thông xung quanh cao ốc tắc nghẽn.

Tòa nhà 7 tầng này được thiết kế để ôtô cho tòa tháp thương mại 70 tầng. Hai xe cứu hỏa, một xe téc và hàng chục cảnh sát được huy động. Cảnh sát đã dùng xe thang tiếp cận tầng 7, phun nước dập tắt đám cháy nhưng một trong hai giàn làm lạnh đặt trên nóc tòa nhà bị thiêu rụi, thiệt hại ước tính 30.000 USD.

Do bất cẩn khi hàn, cắt lắp đặt hệ thống máy tản nhiệt, máy làm mát cho tòa nhà 72 tầng đặt trên nóc nhà đỗ xe, nhà thầu của dự án đã bị Sở Cảnh phát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội phạt 7,5 triệu đồng.

Mới đây nhất, chiều 15/12, tòa nhà 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên phố Cửa Bắc (Hà Nội) đang trong giai đoạn hoàn thiện bốc cháy dữ dội, tạo thành cột khói cao hàng trăm mét. Hàng chục công nhân đang làm việc trên các tầng bị mắc kẹt.

Hàng chục lượt xe cứu hỏa cùng 600 cảnh sát chữa cháy, bộ đội... được điều đến hiện trường tham gia cứu hộ. Ba xe thang được huy động nhưng do chỉ vươn tới tầng 17 nên những công nhân mắc kẹt ở các tầng cao phải đập kính chui ra ngoài, đứng chênh vênh trên những thanh sắt phía ngoài cầu cứu.

Cứu hộ tháp đôi
Cứu hộ nạn nhân mắc kẹt trong cao ốc hiện đại bằng biện pháp thô sơ. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Thiếu phương tiện cứu hộ hiện đại, không có đèn chiếu sáng nên lực lượng chức năng phải đi cầu thang bộ, dùng ròng rọc giải cứu nạn nhân. Năm tiếng sau vụ cháy, 40 công nhân bị mắc kẹt mới được giải cứu, trong đó 24 người phải nhập viện trong tình trạng bị ngạt khói.

Phó giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, nguyên nhân hỏa hoạn là do lửa đã bắt vào hệ thống bảo ôn, mút xốp ở dưới tầng hầm, sau đó bắt vào các vỏ dây điện 3 pha nên gây ra khí rất độc, đậm đặc. Thêm nữa, công tác phòng cháy của tòa nhà EVN không đảm bảo quy định.

Khẳng định việc việc giải cứu người bị nạn bằng trực thăng là phương án hay song ông Phó giám đốc Sở cho rằng không đơn giản vì không phải chỗ nào trực thăng cũng đỗ được. Hiện, xe thang phòng cháy chữa cháy chủ yếu dùng loại 32, 52, 54 mét - tức là cao nhất tương đương với nhà 17 tầng.

Bích Liên

Ở các đô thị, nhà cao tầng ngày càng nhiều, nguy cơ "bà hỏa" luôn rình rập, song công tác phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, để hạn chế thương vong, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP HCM có hướng dẫn cụ thể sau:

Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên bạn cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể bạn đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần đưa mắt chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp bạn thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.
Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.
Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bạn kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.
Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.
Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.
Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.
Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.
Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.
Khi có thang, đệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu, bạn mới nhảy xuống.

Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột: (không nên dùng bình chữa cháy bằng khí CO2 vì dễ gây ngộ độc).

1. Đối với loại xách tay:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

2. Đối với bình xe đẩy:
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Chú ý khi dùng bình chữa cháy:
- Cần xem hướng dẫn tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
- Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát
- Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Giập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

10 công viên đô thị đẹp nhất thế giới

Đối với cư dân đô thị, việc tìm kiếm một khoảng không gian yên bình để hít thở không khí trong lành thật không dễ dàng. Nhưng một số thành phố đã may mắn khi có được không gian xanh trong các công viên, những khu vườn, những con đường mòn, vườn thú, đài quan sát....

Dưới đây là 10 công viên đô thị đẹp nhất thế giới:

Butchart Gardens, British Columbia, Canada

Những khu vườn xinh đẹp nơi đây được coi là một trong những khu vườn đẹp nhất thế giới. Năm 1909, Butchart đã bắt tay vào việc tu sửa một mỏ đá cạn kiệt và chào đón bạn bè, du khách đến tham quan. Hiện nay, khu vườn thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với thành phố Victoria, bang British Columbia. Năm 2004, khu vườn chính thức trở thành di tích lịch sử quốc gia.

Central Park, New York, Mỹ

Công viên Trung tâm New York là một trong những công viên đẹp nhất thế giới bao quanh hoàn toàn là những cao ốc chọc trời. Nó trải dài trên 770 mẫu Anh, sau đó mở rộng đến 843 mẫu vào năm 1857 khi diễn ra cuộc thi thiết kế cảnh quan. Trong số những cải tiến về thiết kế, công viên được xây dựng thêm các tuyến đường dành cho đua ngựa, đường cho người đi bộ và xích lô cùng các con đường dưới mặt đất, biến nó trở thành ốc đảo xanh tuyệt đẹp trong lòng đô thị.

Park Güell, Barcelona, Tây Ban Nha

Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng xứ Catalan Antoni Gaudi vào những năm đầu thế kỷ 20, không gian cảnh quan đô thị này sau đó được chuyển đổi từ việc phát triển nhà ở thành một khu vườn. Một trong những điểm nhấn của công viên Güell là sân thượng chính, nó là một chiếc ghế mô phỏng theo hình con rắn. Những hoa văn, thơ ca xứ Catalan cũng được sử dụng trong thiết kế công viên. Công viên Güell đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Keukenhof, Lisse, Hà Lan

Nơi đây là thiên đường dành cho những người yêu thích hoa. Những bông hoa rực rỡ tạo thành cả dòng sông hoa đủ sắc màu. Keukenhof còn được gọi là "Vườn châu Âu", với khoảng 7 triệu cây hoa được trồng mới mỗi năm, đây chính là vườn hoa lớn nhất thế giới.

Wiener Prater, Vienna, Áo

Wiener Prater tự hào với Hauptallee - một trong những đại lộ ấn tượng nhất thế giới, nơi có những hàng cây hạt dẻ ngựa tươi tốt.

Griffith Park, Los Angeles, Mỹ

Công viên Griffith đẹp bởi vẻ xù xì không theo quy chuẩn của nó. Rộng 4.310 mẫu Anh, nơi đây còn có đài quan sát được đặt trên núi Hollywood. Nó được sử dụng làm bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng. Rất tiếc là công viên đã bị phá hủy nặng trong một trận cháy vào năm 2007, thiêu hủy 817 mẫu Anh, nơi trú ngụ của loài chim và nhiều loài khác.

Roundhay Park, Leeds, Anh

Công viên Roundhay được coi là kho báu của thành phố Leeds. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác bước vào một thế giới khác hẳn với vẻ nhộn nhịp chốn thị thành. Trải rộng trên 700 mẫu, Roundhay là một trong những công viên đô thị lớn nhất châu Âu. Có 3 khu vườn chính trong Roundhay là Canal, Monet và Ahhambra.

Silesian Zoological Garden, Katowice and Chorzów, Ba Lan

Không chỉ là khu vườn động vật học lớn của Ba Lan - ngôi nhà của 2.500 loài động vật, không gian xanh đô thị này còn độc đáo bởi đây là thung lũng khủng long tuyệt đẹp. Vườn động vật được thành lập vào năm 1954 trên diện tích 47,6 ha.

Master of the Nets Garden, Tô Châu, Trung Quốc

Master of the Nets là một khu vườn yên tĩnh và thanh bình giữa thành phố Tô Châu nhộn nhịp, nó đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản thế giới. Những khu vườn xinh đẹp bao quanh là hồ Mây Hồng, chỉ nghe tên thôi đã đủ gợi nên vẻ yên bình cho những người quá bận rộn.

Fort Canning Park, Singapore

Nằm trên một ngọn đồi cao 60m giữa trung tâm buôn bán của thành phố Singapore sầm uất là một công viên xanh giàu giá trị lịch sử bởi nó đã được Chính phủ và quân đội sử dụng. Hiện nay, Fort Canning vẫn là công viên tuyệt đẹp từ giá trị lịch sử cho đến những thảm thực vật. Trong số các điểm tham quan của Fort Canning có thể kể đến khu vườn Spice, các cổng Gothic, các khu nghỉ chân...

Ngôi nhà của ca sĩ Nguyễn Hưng nằm trong con hẻm lớn đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình (TP.HCM) nổi bật bởi 4 tầng lầu đều trồng đầy cây xanh, nuôi nhiều loại chim kiểng. Vì Nguyễn Hưng bận rộn đi lưu diễn suốt nên mọi chuyện liên quan đến căn nhà đều do vợ anh - chị Thục Hiền vun vén sắp xếp.

Đến thăm ngôi nhà này sẽ nhận thấy sự hiếu khách của chủ nhân và niềm tự hào về tình cảm gia đình thể hiện qua những bức ảnh treo khắp nhà. Phòng khách rộng rãi và tràn ngập màu xanh - sắc màu mà ca sĩ Nguyễn Hưng và bà xã yêu thích nên đã chọn để trang trí dịp Noel này. Trước kia chị Thục Hiền kinh doanh nhà hàng nên một góc phòng khách trang trí bằng tủ rượu. Tầng 2 là phòng ngủ và phòng làm việc của vợ chồng Nguyễn Hưng. Phòng ngủ rộng rãi với cây xanh ngoài ban công tạo không gian mát mẻ. Phòng làm việc của Nguyễn Hưng có nhiều kệ nhỏ nhằm tận dụng không gian. Tầng 3 là dành cho các con của anh chị. Tầng 4 được thiết kế làm nơi giải trí, tụ tập bạn bè.


Đây là nơi bạn bè ca sĩ tụ tập vui vẻ


Bộ sưu tập chai rượu của gia đình Nguyễn Hưng


Phòng ngủ rộng rãi


Phòng làm việc được thiết kế gọn gàng - Ảnh: Khương Duy studio

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean