Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Vận chuyển và đóng cọc

Good Hope là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn,thiết kế, thi công trọn gói các hạng mục công trình nhà ở, chung cư, khách sạn,..., đầu tư xây dựng các công trình nhà lô, biệt thự...

Chuyên mục:

Sua nha | sua chua nha | cam nang sua nha | dich vu sua nha | chong tham | chong dot | son nha | cai tao nha


xay nha, mau nha dep, biet thu dep, sua nha

 

Những sai sót sau đây có thể dẫn đến sự hư hỏng của cọc đúc sẵn :

 

Khi vận chuyển :

 

- Vận chuyển, xếp kho cọc khi cường độ bê tông chưa đạt 70% cường độ thiết kế, nếu phải làm việc này sớm hơn cần kiểm toán về cường độ và chống nứt của bê tông.

 

- Cẩu móc không nhẹ nhàng, vị trí và số lượng các móc thép để cẩu làm không đúng theo thiết kế.

 

- Khi số móc trên cọc ít hơn hoặc bằng 3 thì vị trí của điểm đặt móc xác định theo nguyên tắc cân bằng của mô men âm, khi số móc lớn hơn 3 thì vị trí của nó dựa trên nguyên tắc cân bằng phản lực. Để tránh hỏng gãy cọc, thông thường dùng 2 móc cho cọc dài dưới 20m và 3 móc cho cọc dài 20-30m.

 

Khi cọc đã đạt 100% cường độ thiết kế mới được chuyển chở đi xa.

 

Tùy theo điều kiện giao thông, điều kiện ở hiện trường và độ dài của cọc mà dùng ô tô, máy kéo, tàu hỏa, tàu thủy… để vận chuyển.

 

Để cọc khỏi bị gãy, nứt trong quá trình vận chuyển phải kê đệm cọc đúng quy định. Khi xếp cọc tại hiện trường cần phải đặt đúng những điểm kê (bằng gỗ) tại các tai móc cẩu, trên cùng một mặt phẳng, số tầng xếp không nên quá 4 vì đề phòng nền bị lún, cọc bị cuốn, sản sinh ứng suất vượt quá ứng suất cho phép hoặc cao quá sẽ bị đổ. Cọc có kích thước khác nhau xếp riêng theo từng loại, vị trí xếp cần theo trình tự đóng cọc để quy định.

 

Khi hạ cọc :

 

Cọc chế tạo sẵn cũng có thể bị hỏng do phương pháp hạ cọc (đóng, rung ép, ép…) không đúng. Những nguyên tắc chung để chọn búa phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây :

 

- Bảo đảm cọc xuyên qua tầng đất này (kể cả tầng cứng xen kẹp), vào được lớp đất chịu lực, đạt đến độ sâu quy định của thiết kế.

 

- Ứng suất do va đập gây ra (ứng suất xung kích) trong cọc phải nhỏ hơn cường độ của vật liệu cọc để cọc không bị vỡ, gãy; ứng suất kéo do lực xung kích gây ra nên bé hơn cường độ chống kéo của bê tông, ứng suất kéo của lực xung kích trong cọc bê tông cốt thép ứng suất trước không được lớn hơn tổng cường độ chống kéo của bê tông và trị ứng suất trước.

 

- Cần khống chế thỏa đáng tổng số nhát búa khi đóng và tổng thời gian đóng cọc; để đề phòng cọc bị mỏi và bị phá hoại hoặc làm giảm hiệu quả của búa đóng cũng như năng suất thi công .

 

- Độ xuyên vào đất của cọc không nên quá nhỏ, thông thường đối với búa diezen không nên nhỏ hơn 1-2mm/nhát và búa hơi không nên nhỏ hơn 2-3mm/nhát (để phòng tránh hỏng búa + máy đóng)

 

- Cần dựa vào tính năng động lực học của búa mà chọn búa tùy thuộc vào điều kiện nền đất, cường độ vật liệu cọc, lực chống xuyên của cọc.

 

Bảng kiến nghị số lượng nhát đóng khống chế


Loại cọc

Tổng số nhát đóng

Số nhát ở 5m cuối

Thép

< 3500 – 4000

< 1000 – 1200

Cọc BTCT ứng suất trước

< 2000 – 2500

< 700 – 800

Cọc BTCT

< 1500 - 2000

< 500 – 600

 

Để đảm bảo các yêu cầu nói trên thì một trong các biện pháp quan trọng nhất là chọn búa thích hợp và theo đúng trình tự đóng cọc.

 

Các căn cứ để chọn búa gồm có :

 

- Theo trọng lượng cọc, nói chung trọng lượng búa lớn hơn trọng lượng cọc.

 

- Theo lực xung kích của búa đóng : lực xung kích > lực chống xuyên của cọc.

 

- Theo phương trình truyền sóng động.

 

- Theo phương pháp khống chế độ cứng để chọn búa hơi, đơn động (dựa vào phương trình vi phân bậc 3 về truyền sóng ứng suất).

 

- Theo phương pháp đồ giải kinh nghiệm để chọn búa thủy lực (cho thi công cọc ống thép).

 

- Theo phương pháp kinh nghiệm so sánh tổng hợp.

 

Những sự cố thường gặp trong cọc đóng là :

 

- Khó xuyên và không đạt độ sâu thiết kế quy định.

 

- Cọc bị xoay và nghiêng quá lớn.

 

- Cọc đóng đến độ sâu thiết kế nhưng sức chịu tải không đủ.

 

- Tình hình của cọc lúc đóng so với tài liệu điều tra đất nền hoặc độ lún lúc thử cọc có những điều dị thường.

 

- Thân cọc bị hỏng hoặc gãy, ảnh hưởng đến việc tiếp tục ép hoặc đóng, các mối nối bị hỏng.

 

- Cọc đóng trước bị trồi lên khi đóng các cọc sau đó, có khi gặp vật cản, mũi cọc bị xiên, cá biệt còn trồi lên mặt đất (cọc thép).

 

- Không đóng tiếp được cọc nữa khi thời gian đóng bị kéo dài hoặc tạm ngừng.

 

- Biến dạng của nền gây ra lúc đóng cọc có thể tạo ra sự trượt của cả khói đất.

 

- Cọc bị lệch hoặc sai vị trí.

 

Cần phải phân tích, tìm nguyên nhân để khắc phục các sự cố nói trên trong khi phát hiện; có lúc phải đóng thử để xác định biện pháp thi công tiếp hoặc cũng có lúc phải đóng bổ sung khi những sự cố nào đó được phát hiện lúc đac đóng xong cọc.

 

 

Sua nha | sua chua nha | cam nang sua nha | dich vu sua nha | chong tham | chong dot | son nha | cai tao nha | san-be-tong-cot-thep">san be tong cot thep | sàn-bê-tông-cốt-thép">sàn bê tông cốt thép

Sua nha | sua chua nha | cam nang sua nha | dich vu sua nha | chong tham | chong dot | son nha | cai tao nha | san-be-tong-cot-thep">san be tong cot thep | sàn-bê-tông-cốt-thép">sàn bê tông cốt thép


Nhà Đẹp Kiến Trúc

Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean