Rất dễ lắp đặt cùng với thuật bố trí ánh sáng với chi phí rất nhỏ đã khiến cho giếng trời hình ống trở thành một lựa chọn vô cùng dễ dàng khi bạn muốn lắp các cửa sổ trong ngôi nhà có mái truyền thống.
Thiếu ánh sáng tự nhiên ở các hành lang, phòng nghỉ, phòng tắm và gian bếp là một vấn đề rất hay gặp phải đối với rất nhiều ngôi nhà. Với những cải tiến trong kỹ thuật lắp đặt cửa sổ mái nhà hình ống, một hành lang tối có thể sáng bừng lên với chi phí rất thấp mà hiệu quả lại rất cao. Giếng trời hình ống tạo ra một hệ thống phản chiếu ánh sáng được đặt trên các nắp đậy cửa sổ trên mái nhà. Các nắp đậy này truyền lại một lần nữa ánh sáng mặt trời qua các hệ thống ống phản chiếu, cung cấp ánh sáng ở xung quanh cho khu vực tối khác. Một giếng trời có đường kính khoảng 25,5 cm có thể làm sáng toàn bộ khu vực có diện tích khoảng 30 mét vuông và cung cấp lượng ánh sáng gấp 3 lần một bóng đèn thắp sáng 40W.
Hầu hết các công ty lắp đặt giếng trời hình ống đưa ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về bộ phận lắp ráp ánh sáng mà lắp đặt trong ngôi nhà như một bóng đèn nóng sáng hoặc huỳnh quang. Bóng đèn có thể được sử dụng suốt ngày, làm giảm đi nhu cầu sử dụng nhiều đồ đạc khác vào buổi tối. Đối với các phòng tắm hoặc các gian bếp, mọi thiết bị có quạt hút đều được sử dụng.
Trước khi bắt đầu
Khi bạn quyết định lắp một giếng trời hình ống ở vị trí bên trong ngôi nhà của bạn, bạn nên nhìn và xem xét những khu vực để đặt ống dẫn không khí, hệ thống dây điện, hay là bố trí của rầm nhà, những điều có thể khiến cho việc lắp đặt trở nên khó khăn. Từ phía bên trong của ngôi nhà, bạn sẽ có thể quyết định xem có bất kỳ điều trở ngại gì ở trên mái nhà thư mép bờ, nóc nhà, ống khói và các cửa sổ mái nhà hay không?
Các bước thực hiện
Bước 1: Đánh dấu vị trí nới bạn muốn lắp giếng trời trên mái nhà, đảm bảo chắc chắn rằng khu vực bên trên là thông suốt không bị vướng đường dây điện, các ống dẫn hoặc các vật cản trở khác. Sử dụng một chiếc búa hoặc một dụng cụ đóng để xác định vị trí của khu vực ở trên rầm nhà. Sử dụng một chiếc tua vít hoặc máy khoan với mũi khoảng gần 1cm, tạo một lỗ để đánh dấu vị trí trung tâm của cửa sổ.
Bước 3: Các bộ phận lắp ráp cửa sổ mái nhà thích hợp với khuôn cắt hình lỗ. Sử dụng khuôn có sẵn và một viên phấn nhỏ, vạch đường kính của lỗ khoan ở phía bên ngoài. Sử dụng một chiếc cưa xoi hoặc cưa chuyển động qua lại để cắt xuyên qua lớp ngoài của mái nhà. Bắt đầu khoan một chiếc lỗ ở trung tâm của vòng tròn đã được đánh dấu.
Bước 2: Ở trên mái, bỏ tất cả các vật cản trở khác và xác định vị trí của lỗ từ bước 1. Sử dụng lỗ này để nhằm xác định vị trí trên lớp phủ mái nhà theo phương thẳng đứng một chiếc lỗ khác ở trần nhà bên trong. Khoan lỗ thứ hai ở trên lớp phủ mái nhà để đánh dấu vị trí trung tâm của cửa sổ bên ngoài.
Bước 4: Đặt các ván lợp ở trên và xoay quanh đường cắt, đặt nó theo phương thẳng đứng. Đặt tấm kim loại sao cho nó có phương hướng lên đảm bảo rằng các tấm kim loại nằm thẳng vuông góc với bề mặt mái nhà. Đặt đường gân viền của ống kim loại vừa khít và chạm sát với lỗ bịt trên mái nhà. Ống kim loại đặt vào phải thấp hơn bề mặt của lớp phủ mái.
Đặt bộ phận đầu tiên của ống phản xạ ánh sáng vào và đậy một nắp chụp trong suốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 5:Ở trên gác mái, sử dụng mẫu hố tròn được cắt để đánh dấu khu vực cần phải bỏ đi nhằm lắp đặt phần thoáng phía bên trong. Sử dụng một chiếc cưa tường khoặc cưa xoi để cắt. Từ phần bên trong của ngôi nhà, lắp trêm một vành khung trên trần nhà với đinh vít bám vào tường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 6: Lắp đặt ống phản chiếu ánh sáng để nối với các phần ở cả bên trên và bên dưới. Mối nhà sản xuất đều cung cấp các ống phản chiếu ánh sáng có chiều dài khác nhau và đưa ra các chỉ dẫn cắt ngắn bớt ống để có chiều dài thích hợp. Nếu ống dài quá 1m2 thì bạn phải cần người giúp đỡ. Ghép và gắn các phần của ống với các dải phản chiếu ánh sáng.
Bước 7:Lắp đặt máy khuyếch tán trên trần nhà với kẹp và đinh vít theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét