Không thể có chuyện “dời đô”
TTO- Sáng 15-6, Quốc hội thảo luận về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trình bày báo cáo bổ sung một số nội dung về quy hoạch nêu trên.
Nhiều người dân Hà Nội đã đến xem, đóng góp ý kiến vào đồ án quy hoạch thủ đô, trước khi đồ án này được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến - Ảnh: Thân Hoàng |
Dự án Silk City (Hà Đông, Hà Nội) ở phía tây Hà Nội do Tổng công ty Sông Đà - Thăng Long làm chủ đầu tư đang được triển khai - Ảnh: TTO |
Theo đó, về ý kiến cho là “Trung tâm hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân giải thích trong hiến pháp và các văn bản khác đã chỉ rõ: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Như vậy, phải hiểu rằng toàn bộ thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước. Sở dĩ như vậy là vì trong thủ đô Hà Nội có trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia.
Do vậy, không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi.
Vẫn đề nghị dành quỹ đất dự trữ ở Ba Vì
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân khẳng định: chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là “trung tâm chính trị” của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia, mà thực tế phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố Hà Nội.
Hiện nay, một số bộ, ngành thuộc Chính phủ đang xây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình. Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.
“Ba Vì trong ý tưởng quy hoạch chung lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Trụ sở các bộ, ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này phải chuyển đi nơi nào nếu không có nhu cầu. Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ... phải được nêu trong quy hoạch dài hạn. Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải có trong một đồ án quy hoạch chung” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói. |
“Trục Thăng Long” là điểm nhấn
Về “trục Thăng Long”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho biết trong quy hoạch chung có 5 trục giao thông mới được đề xuất song hành với 7 trục hướng tâm hiện hữu, để tăng cường khả năng giao thông và phục vụ 5 đô thị vệ tinh về phía bắc, phía tây và phía nam. Trong đó có một trục phát triển, cũng là một trục cảnh quan được đề xuất kết nối khu vực nội đô với Hòa Lạc - tạm gọi là trục Thăng Long.
Trục Thăng Long bên cạnh chức năng nhằm giải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật là hết sức cần thiết, còn tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiến trúc văn hóa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện không gian kiến trúc cảnh quan kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài.
Một số ý kiến đã nêu Trục Thăng Long là “trục tâm linh hay trục hoàng đạo” là không đúng với ý tưởng của đồ án. Dọc trục Thăng Long sẽ được xây dựng và kiểm soát quỹ đất hai bên đường để tạo dựng nên quần thể kiến trúc đô thị hiện đại cho thủ đô.
Các dự án nơi có trục Thăng Long đi qua sẽ được quy hoạch lại để phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố. Trục Thăng Long sẽ phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Trước mắt cần phải kiểm soát bảo vệ quỹ đất và hành lang cho phát triển tuyến đường này trong tương lai, tránh để các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng trong tương lai.
Cần thiết có quy hoạch, nhưng…
Trong thảo luận, đa số đại biểu đều cho rằng Hà Nội sau khi mở rộng cần có quy định để làm định hướng phát triển cho tương lai, tuy nhiên nhiều đại biểu còn băn khoăn về các nội dung liên quan đến “trục Thăng Long” cũng như mục đích của việc dành quỹ đất dự trữ ở Ba Vì.
Đại biểu Rcom Sa Duyên (Gia Lai) nói: “Tôi không tán thành việc lấy Ba Vì làm nơi làm việc của các cơ quan hành chính quốc gia trong tương lai”. Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đồng quan điểm: “Đồ án đưa ra nhiều nội dung rất hấp dẫn, nhưng tôi cũng không đồng tình việc dời trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì, lý do là trung tâm chính trị ở Ba Đình, như vậy trung tâm chính trị và trung tâm hành chính phải gắn kết chặt chẽ với nhau chứ không thể một nơi ở Ba Đình, còn nơi khác ở Ba Vì được”.
Đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) nói ông đồng tình với ba phần tư nội dung trong tờ trình của Chính phủ về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô, riêng các nội dung liên quan đến khu đất dự trữ ở Ba Vì và “trục Thăng Long” thì ông thấy ngạc nhiên và khó hiểu.
Ông Dung cho rằng việc đưa ra các nội dung như trên là không phù hợp và lãng phí, “Ba Vì được xem như lá phổi của thủ đô, nay dự định đưa trung tâm hành chính quốc gia lên đó nghĩa là sẽ phá nát lá phổi này”. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng “không ai lại đưa Chính phủ lên Ba Vì, một nơi sơn cùng thủy tận và dựa lưng vào núi như vậy”.
Ông Dung và ông Thuyết đều cho rằng nếu không chọn Ba Vì làm trung tâm hành chính quốc gia trong tương lai thì việc xây dựng “trục Thăng Long” cũng không cần thiết. “Trục Thăng Long sẽ lãng phí, vì cách đó không xa (khoảng 4km) đã có đường Láng - Hòa Lạc, đường 32. Về mặt phong thủy cũng không nên làm trục Thăng Long vì trục này chọc thẳng vào Ba Đình”.
Trước nhiều băn khoăn của đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: “Sau khi xem xét các mô hình thực tế và kể cả tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, Thủ tướng đã thống nhất quyết định không có quy hoạch xây dựng trung tâm hành chính mà chỉ đạo xem xét quy hoạch các địa điểm di dời các bộ. Quỹ đất ở Ba Vì, ý tưởng đề xuất của tư vấn và kể cả có ý kiến đồng ý thống nhất phản biện lấy đây là đất dự trữ để có thể sau này chúng ta xây dựng các cơ quan công cộng, trong đó có cơ quan hành chính của quốc gia.
Đối với trục Thăng Long, là một trục về không gian, về kiến trúc cảnh quan đô thị, một cái trục để thực hiện mục tiêu kép, đó là trục không gian kết nối giữa trung tâm Ba Đình với Ba Vì. Trong đó mục đích là để cùng phối hợp với các trục hướng tâm hiện nay của thành phố chúng ta”.
Trục Thăng Long: với vai trò chính là trục giao thông phục vụ các loại phương tiện đi lại, được xây dựng kết nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến quốc lộ 21, kết nối Ba Vì với khu vực Hồ Tây - Ba Đình. Trục Thăng Long cũng là trục hành lang hạ tầng kỹ thuật chính (gồm hệ thống ngầm như: cấp nước, thoát nước và các hệ thống cáp kỹ thuật...).
Ngoài ra trục Thăng Long cũng kết nối văn hóa Thăng Long - Hà Nội với văn hóa xứ Đoài. Đoạn đi qua chuỗi khu đô thị mới phía đông dọc đường vành đai 4 sẽ xây dựng một số công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử, giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế, có đài Độc lập và hệ thống công viên cảnh quan…
Kết thúc trục Thăng Long là khu vực đất dự trữ xây dựng các công trình của Chính phủ sau năm 2050. Bao gồm trụ sở của các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ, các công trình văn hóa và sẽ có các khu dân cư. Trung tâm chính trị quốc gia vẫn ở khu Ba Đình (gồm trụ sở Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội).
Nguồn: Tờ trình của Chính phủ
image hosted on flickrVừa qua, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã ký hợp đồng mua một số căn hộ cao cấp tại khu đô thị tiện ích Sunrise City. Trong đó, “Penthouse” căn hộ khoảng 5 triệu USD với thiết kế đặc biệt, sang trọng đã chính thức thuộc quyền sở hữu của “Mr. Đàm”. Hãy cùng DiaOcOnline đến chiêm ngưỡng ngôi nhà mới với kiến trúc hiện đại, sang trọng nhưng tinh tế và đẳng cấp của Đàm Vĩnh Hưng.
Là người có góc nhìn thẩm mỹ rất riêng và độc đáo nên toàn bộ phần nội thất của Penthouse được thiết kế đặc biệt và độc đáo theo đúng “gu” của “Đàm tướng quân”.
Tại buổi ký hợp đồng mua căn hộ, Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chia sẻ: “Việc Hưng quyết định chọn mua căn hộ penthouse lớn và đẳng cấp nhất tại Sunrise City vì có vài lý do đặc biệt. Trong thời buổi tấc đất tấc vàng hiện nay, rất khó tìm được một căn hộ riêng biệt ngay trung tâm, vừa rộng, thoáng, tầng hầm đậu xe thoải mái lại có góc nhìn rất đẹp từ trên cao, Hưng có thể vừa ngắm pháo bông vừa thưởng thức buổi tiệc ấm cúng với bạn bè trong các dịp lễ Tết. Hơn nữa, với căn hộ có quy mô như một dinh thự này, Hưng có thể thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo và thiết kế của mình”.
Không chỉ là Penthouse sang trọng bậc nhất và hoành tráng về quy mô với tổng diện tích sử dụng khoảng 700m2 chưa kể đến khu sân vườn trên cao. Penthouse của Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính là điển hình của sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và các thiết bị nội thất hiện đại.
Những đường nét kiến trúc chính trong penthouse đa phần là hình khối vuông vức, màu sắc của các vật dụng trong căn hộ cũng tuân theo phong cách thiết kế này, đặc biệt căn hộ sẽ được trang trí toàn là hoa màu trắng theo đúng phong cách của Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
Các không gian chức năng khác như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng tắm, bếp, phòng ăn… cũng được bố trí liên hoàn vừa mang lại sự thoải mái, tiện nghi khi sử dụng vừa dễ sắp xếp đồ đạc, trang trí tranh ảnh, đồ lưu niệm trong các chuyến lưu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Đặc biệt, phòng làm việc ngoài nội thất hiện đại, tông màu nâu đen bóng của gỗ cao cấp phối hợp cùng cách bày trí hợp lý càng làm toát lên vẻ sang trọng, tinh tế của căn phòng.
Toàn bộ tầng dưới của Penthouse dành để thư giãn, nghỉ ngơi và sinh hoạt chung với phòng khách sang trọng, bàn ăn cao cấp cùng khu vực bếp với quầy bar thiết kế rất hiện đại và cả khu thư giãn, khu Cigar ngắm ra hồ nước ở cả 2 phía của Penthouse
Căn hộ có cả phòng nghe nhạc, xem phim được thiết kế đặc biệt, còn ở tầng trên là khu vực dành cho phòng ngủ chính với phòng tắm rộng lớn, cao cấp cùng với phòng xông hơi đặc biệt… Ba mặt của căn hộ đều là hệ cửa kính thiết kế đặc biệt - Baywindow rộng đưa cả bầu trời và không gian bao la bên ngoài vào trong tầm tay.
Burnham Pavilion By Zaha Hadid Architects
Here are photos of Zaha Hadid Architects‘ Burnham Pavilion, which opened recently in Millennium Park in Chicago.
Hadid’s pavilion is one of two commissioned to celebrate the centenary of the Burnham Plan, which set out a blueprint for urban design in the city.
See our story about the other Burnham Pavilion, designed by UNStudio.
See all our stories about Zaha Hadid in our special category.
More info on Hadid’s pavilion plus renderings in our earlier story.
Images courtesy of Zaha Hadid Architects © Michelle Litvin. Here’s some info from the architects:The pavilion is composed of an intricate bent-aluminum structure, with each element shaped and welded in order to create its unique curvilinear form.
Outer and inner fabric skins are wrapped tightly around the metal frame to create the fluid shape. The skins also serve as the screen for video installations to take place within the pavilion.
Zaha Hadid Architects’ pavilion also works within the larger framework of the Centennial celebrations’ commitment to deliberate the future of cities.
The presence of the new structure triggers the visitor’s intellectual curiosity whilst an intensifi cation of public life around and within the pavilion supports the idea of public discourse.
The pavilion was designed and built to maximize the recycling and re-use of the materials after its role in Millennium Park. It can be re-installed for future use at another site.
Zaha Hadid Architects’ pavilion design for Chicago’s Burnham Plan Centennial celebrates the city’s ongoing tradition of bold plans and big dreams.
The project encourages reinvention and improvement on an urban scale and welcomes the future with innovative ideas and technologies whilst referencing the original organizational systems of Burnham’s plan.
Our design continues Chicago’s renowned tradition of cutting edge architecture and engineering, at the scale of a temporary pavilion.
The design merges new formal concepts with the memory of bold historic urban planning.
Superimpositions of spatial structures with hidden traces of Burnham’s organizational systems and architectural representations create unexpected results.
By using methods of overlaying, complexity is build up and inscribed in the structure.
BURNHAM PAVILION [CHICAGO, USA]
2009
PROGRAM: Temporary pavilion to house multimedia installation
CLIENT: Burnham Plan Centennial
ARCHITECT: Zaha Hadid Architects
Design Zaha Hadid and Patrik Schumacher
Project Architect Jens Borstelmann, Thomas Vietzke
Project Team Teoman Ayas, Evan Erlebacher
LOCAL ARCHITECT: Thomas Roszak
STRUCTURAL ENGINEERS: Rockey Structures
FABRICATOR: Fabric Images
LIGHTING & ELECTRICAL: Tracey Dear
MULTIMEDIA CONTENT: The Gray Circle
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét