Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Tản mạn chuyện Xây dựng(87)

Nhìn về Tokyo và giải pháp phát triển giao thông, mở rộng đô thị ở Việt Nam

Theo quy luật kinh tế thị trường nói chung, nhu cầu rất lớn về đi lại để làm việc, học tập, kinh doanh... của người dân giữa các khu vực trong đô thị cũng như giữa đô thị với các vùng miền lân cận đã tạo nên sự bùng nổ về các phương tiện hàng ngày tham gia giao thông trên đường phố. Những phương tiện giao thông cá nhân dày đặc không những gây khó khăn cho công tác duy tu, sửa chữa đường sá mà còn là nguyên nhân chính gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông. Chính vì vậy, việc quy hoạch và phát triển các loại hình đường giao thông công cộng có một ý nghĩa rất quan trọng: đường sắt (trên cao, trên mặt đất, đi ngầm) đóng vai trò vận chuyển trên trục chính, các phương tiện giao thông khác đóng vai trò phân toả hành khách. Hệ thống giao thông đường sắt có đặc điểm là loại hình hiện đại, chở được nhiều, không ảnh hưởng đến môi trường, không bị ách tắc vì là đường riêng, khu vực nhà ga có đầy đủ các dịch vụ cần thiết, đảm bảo mỹ quan thành phố...

Hệ thống đường sắt và chính sách phát triển Tokyo


Khu vực trung tâm thành phố Tokyo và hệ thống giao thông đường sắt bao gồm cả mạng nội-ngoại đô, mạng đường ngầm

Khác với nhiều thành phố lớn trên thế giới (Paris, Thượng Hải, Thành Đô , Băng cốc,... vẫn thường xuyên bị ùn tắc giao thông do có một lượng rất lớn phương tiện giao thông cá nhân), Tokyo đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của hệ thống đường sắt, bao gồm cả mạng lưới đường sắt đi trên cao (nội - ngoại ô - liên vùng) cùng mạng lưới đường sắt ngầm (subways). Mạng lưới đường sắt nội - ngoại ô được hình thành trên cơ sở tận dụng toàn bộ hạ tầng đường sắt khổ hẹp 1067 mm hiện có. Trong đó, tại khu vực trung tâm thành phố có nhiều đoạn được đưa lên cao và phát triển liên thông thành đường khép kín như tuyến Yamanote dài (34 km), đồng thời nối ray với nhiều tuyến khổ 1067 mm khác cận trung tâm như: Sobu, Joban, Kehin-Tohoku, Tokaido, Sonan-Shinjuku, Chuo-Sobu...(khoảng 20 tuyến cận trung tâm) để đoàn tàu đi ra ngoại ô và đến các tỉnh lân cận. Các tuyến đường trên cao thường đi dọc theo tim đường và tận dụng khoảng không gian của các đường phố lớn; tuỳ từng vị trí giao cắt qua các đường phố khác hoặc các đường bộ hành mà nó được xây dựng đi trên hoặc dưới... Mạng lưới đường ngầm (subways) cũng là một lựa chọn tương đương cho người dân, toàn mạng có 14 tuyến đường với tổng chiều dài 293,1 km bao gồm 282 nhà ga đã đến được các điểm dân cư đông đúc, những điểm nhạy cảm - nơi mà mạng đường trên cao không thể đến. Các loại khổ đường là 1435 mm (tuyến Ginza, Marunouchi, Oedo-Toei-Asakusa) và 1067 mm (cho một số tuyến khác).


Mạng đường sắt ngầm (subways) trong thành phố Tokyo

Toàn bộ hệ thống đường sắt được đầu tư xây dựng và quản lý bởi nhiều tập đoàn lớn như đường sắt đông Nhật Bản (được hình thành từ đường sắt quốc gia Nhật bản), Tokyo Metro... Bên cạnh đó, có rất nhiều công ty tư nhân cũng tham gia góp vốn hoặc có sở hữu riêng từng đoạn công trình hoặc từng tuyến. Tuỳ theo tổng chiều dài tuyến đường của mỗi công ty, mà họ lựa chọn hình thức tự tổ chức hoặc cùng liên kết quản lý khai thác. Để có nguồn kinh phí mở thêm các tuyến mới nối liến với khu vực trung tâm, Chính phủ có chính sách cho phép các nhà đầu tư được xây dựng các tổ hợp và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, tạo thành một quần thể nhà ở - dịch vụ - giải trí...(Tokyu Tama garden, Tokyo Disneyland, Hankyu...).
Đối với một mạng lưới giao thông công cộng, vị trí nhà ga hoặc trạm đỗ xe là cả một sự xem xét thận trọng, nhà ga phải tập hợp đủ các yếu tố như thuận tiện cho hành khách đi lại, thuận tiện trung chuyển giữa các loại tầu, gần hệ thống công trình công cộng như công viên, cửa hàng, siêu thị, bãi đỗ xe... Trong khu vực trung tâm, nhà ga Tokyo được xây dựng chỉ cách hoàng cung của Nhật Bản (trung tâm thành phố) khoảng 1 km, còn lại các ga lớn khác như Ueno, Nipori, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Shinagawa xa nhất cũng chỉ cách hoàng cung khoảng 6 km. Các nhà ga này vừa là ga khách cho mạng đường sắt nội-ngoại ô, vừa là ga khách cho mạng đường sắt ngầm. Bên cạnh đó ga Tokyo và Ueno còn là điểm dừng tàu của tuyến đường sắt cao tốc Shinkansen.
Tại thành phố Tokyo, tuyến đường mô nô ray bánh lốp cao su (Tokyo-Haneda monorail) hoặc tuyến đường tàu không người lái bánh lốp (Auto guide Train) có khối lượng vận chuyển hành khách nhỏ nên chỉ có ý nghĩa thu gom hành khách cho các tuyến đường sắt; Các tuyến này đi gần khu vực vịnh Tokyo được xem như là phục vụ du lịch và kết hợp chuyển hành khách ra sân bay nội địa Haneda.


Mạng đường sắt nội-ngoại ô thành phố Tokyo và vùng lân cận

Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc quy hoạch giao thông nói chung và giao thông đường sắt nói riêng khu vực nội-ngoại đô thị của các thành phố lớn cần phải dựa trên nền tảng các tuyến công trình giao thông hiện tại. Mục tiêu của quy hoạch là tạo thuận tiện nhất cho người dân đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng, nhanh chóng đưa hành khách từ điểm đi tới điểm đến, không phải chuyển tuyến nhiều lần, vì nó có vai trò rất quan trọng trong vận chuyển và phân toả hành khách khu vực đô thị, tránh tình trạng ách tắc giao thông do chính khối lượng lớn hành khách chuyển tàu tại một nhà ga. Giải quyết giao thông đô thị là phải giải quyết cả mối quan hệ vận tải khách đường dài và cả khách đường ngắn (liên thông nội-ngoại ô), bởi vì cư dân nội đô không chỉ đi lại làm việc sinh hoạt trong vùng nội đô mà còn đi lại làm việc trong những vùng lân cận ở bên ngoài và ngược lại. Từ thực tế quy hoạch này, mà người dân Tokyo ít có khái niệm chậm giờ trong các ngày làm việc vì lý do giao thông, họ thường lập lịch trình đi lại làm việc chính xác đến từng phút, đa phần họ sử dụng phương tiện đường sắt cho dù các gia đình đều có xe hơi riêng.
Kiến nghị giải pháp phát triển đường sắt, mở rộng đô thị ở Việt Nam
Theo quy luật chung: các thành phố trên thế giới càng ngày càng mở rộng dần ra, do nhu cầu sinh hoạt, đầu tư xây dựng nhà cửa và chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang ngành nghề khác của cư dân càng ngày càng cao. Việc quy hoạch giao thông và mở rộng thành phố là định hướng đón trước, và cùng với người dân tạo nên sự phát triển đó. Chúng ta không thể dùng biện pháp xây thành phố khác để di chuyển dân cư vì không có kinh phí, ai sẽ đến đó để ở (mỗi một cư dân sinh sống trong thành phố tồn tại rất nhiều mối quan hệ xã hội về: công việc, gia đình, bạn bè... do đó không dễ dàng chấp nhận di chuyển đến ở một nơi mới cách rất xa nơi ở cũ trong điều kiện giao thông cách trở).
Quy hoạch đường giao thông khu vực đô thị là việc cần phải làm trước tiên trong quy hoạch thành phố, tránh tình trạng những tuyến đường lại trở thành tuyến phố, tuyến phố lại thành đường giao thông trục chính. Chính vì tuyến phố trở thành đường giao thông trục chính, nên dẫn đến sinh hoạt của cư dân hai bên bị cản trở; sự vi phạm luật giao thông của người dân và tai nạn khó được kiểm soát, nhiều đường phố thường xuyên bị tắc ngẽn do không có lối thoát sang phố khác.



Các thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là các trung tâm kinh tế văn hoá, càng ngày càng phát triển và có bán kính càng lớn thì áp lực về nhu cầu giao thông lại càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc ách tắc giao thông càng tiếp tục là vấn nạn vì lý do người dân không có nhiều cơ hội để lựa chọn loại hình phương tiện giao thông công cộng khác nhau nên phải dùng phương tiện giao thông cá nhân.
Từ trước đến nay, nhiều chuyên gia quy hoạch thành phố đã đề xuất các quy hoạch tổng thể với những đường phố chính, các trục trung tâm, điều này đã tạo ra những thuận lợi trong quản lý, đầu tư xây dựng để hình thành những khu phố mới khang trang hiện đại. Tuy nhiên, việc quy hoạch chi tiết thường chỉ dừng lại theo từng chuyên ngành riêng biệt, chuyên ngành này lại phải chờ quy hoạch của chuyên ngành kia, quy hoạch thành phố chỉ thấy nói đến tuyến đường phố là chính và chỉ có vài tuyến đường sắt nội đô. Để có thể giải quyết giao thông và thu hút được nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn xây dựng, thì quy hoạch tổng thể của thành phố cần phải được bổ sung nhiều tuyến vào hệ thống mạng lưới đường sắt nội - ngoại ô cùng với mạng lưới đường sắt đi ngầm, đồng thời dự kiến cả tuyến đường sắt cao tốc riêng biệt. Trong quy hoạch này, cần đặc biệt chú ý đến việc bố trí vị trí một số ga lớn dùng chung cho mạng lưới đường sắt nội - ngoại ô và mạng lưới đường sắt đi ngầm theo từng thời kỳ đầu tư xây dựng, để thuận tiện cho hành khách chuyển tuyến.
Đối với mạng đường sắt nội - ngoại ô, sự tận dụng mạng lưới mặt bằng cơ sở hạ tầng của đường sắt hiện có là giải pháp tối ưu, trong đó có xem xét đưa tuyến đường lên cao, cần ưu tiên bổ sung vào quy hoạch một số tuyến mới đi trên cao để có thể nối ray liên thông với các tuyến cũ đồng thời liên thông ra các tỉnh lân cận. Các tuyến mới này có thể đi giữa các đường vành đai hoặc bám theo các dòng sông, kể cả giải pháp làm đường phố mới với giải phân cách rộng ở giữa.


Theo cách mà người Nhật đã làm, Chính phủ sẽ tổ chức cho các nhà đầu tư đấu thầu mua đất xây dựng văn phòng, cao ốc theo quy hoạch hai bên tuyến phố mới - kể cả cho thuê đất (BOT với thời gian ưu đãi 50 năm, 70 năm....) hoặc cho mua đất xây dựng đường phố cùng với xây dựng một quần thể dịch vụ tổng hợp từ nhà chung cư cao tầng đến văn phòng, siêu thị, của hàng, nguồn kinh phí thu được này sẽ hỗ trợ thích đáng trong đền bù giải phóng mặt bằng. Khu vực các tuyến phố mới sẽ được quy hoạch hai bên với chiều rộng thay đổi trên cơ sở lấy các đường ngõ cũ làm ranh giới, tránh tình trạng nhà cửa của dân bị cắt xén. Với giải pháp trên: tại khu vực các tuyến đường sắt cũ cũng hoàn toàn có thể quy hoạch đường sắt đôi và mở đường phố mới. Theo quy hoạch chung quốc gia, đường sắt sẽ có 2 loại: đường sắt chạy tàu khách tốc độ cao khổ 1435 mm; đường sắt chạy tàu khách tốc độ thấp hiện tại đa phần là khổ đường 1000mm, như vậy việc lựa chọn khổ đường 1000mm hay 1435 mm để áp dụng cho đường nội - ngoại ô trên cao cần phải được suy xét cẩn thận.
Đối với mạng đường sắt đi ngầm, giải pháp thiết kế tuyến đi dưới các trục đường phố là thuận lợi hơn cả. Tuy nhiên kinh phí đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt ngầm lớn hơn 2.5 - 3 lần chi phí làm đường trên cao, nên mạng đường sắt ngầm sẽ được đầu tư xây dựng trong những chiến lược lâu dài hơn, phù hợp với nhu cầu gia tăng của người dân trong tương lai. Việt Nam là nước phát triển sau, do đó rất cần thiết phải tham khảo lựa chọn mô hình đạt hiệu quả cao và phù hợp nhất để làm cơ sở phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị của mình.
ThS. Lương Văn Vịnh 
TP.HCM: Đi tìm dấu ấn quy hoạchMột tòa nhà sắp xây giữa trung tâm TP, người thì cho rằng xây 99 tầng vẫn đẹp, người lại bảo xây 54 tầng là cao quá, phá vỡ hết bố cục... Đến bao giờ thì người dân TP.HCM có thể nghe được “bản giao hưởng số 9 của Beethoven” hay xem vở ba lê “Hồ Thiên Nga”? Có muốn cũng không được vì sau hơn 30 năm làm quy hoạch, chúng ta vẫn chưa có được một nhà hát đúng nghĩa.


Dấu ấn Sài Gòn xưa
Quy hoạch... vụn
Theo đánh giá của các chuyên gia kiến trúc, quy hoạch chung các TP lớn ở nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng đã gặp phải một số nhược điểm rất lớn. Rõ nhất là quy hoạch vẫn mang nặng “tinh thần tư duy bao cấp”. Đối tượng đầu tư chính vẫn là Nhà nước chứ hoàn toàn không chú ý đến sự bùng phát của các khu quy hoạch tư nhân.
Khi cơ chế thị trường mở cửa, sự phát triển ồ ạt của hàng loạt các dãy phố, các KĐTM mọc lên khắp nơi, trong khi bộ phận quy hoạch của nhà nước không thể kiểm soát nổi. Vai trò quy hoạch TP không theo kịp sự bùng phát các khu đô thị đã dẫn đến tình trạng những KĐT chắp vá, manh mún thiếu tính hệ thống đi kèm như điện, giao thông, nước các cơ sở trường học, y tế, chợ… Đặc biệt là không quy hoạch cốt nền hoàn chỉnh dẫn đến thảm hoạ ngập lụt toàn TP trong nhiều năm qua chưa giải quyết nổi. Hậu quả ai cũng thấy rõ ở các quận như Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình các KĐT xây dựng trở nên hỗn loạn.
Một trong những hạn chế về tầm nhìn thể hiện rõ ràng là trong quy hoạch tổng thể năm 1993 không có khu Nam Sài Gòn mà chỉ chú trọng đến những khu vực khác. Nhưng may mắn là KĐT này làm rất tốt, nếu không thì thế hệ con cháu mai sau sẽ lãnh hậu quả.

Bản đồ QH tổng thể Khu đô thị mới Nam Sài Gòn (click vào ảnh để xem kích thước lớn hơn)
Chính sách phát triển kinh tế không rõ ràng dẫn đến quy hoạch lệch lạc và không theo kịp yêu cầu: TP phát triển kinh tế theo hướng nào và phát triển cái gì là chủ yếu, thì không nhìn thấy được. KTS Lưu Trọng Hải - một người tâm huyết với kiến trúc của TP.HCM - cho rằng, lẽ ra TP chỉ tập trung vào khu công nghệ cao và dịch vụ thương mại, thu hút đội ngũ trí thức, lao động bậc cao thì chúng ta lại cho các nhà đầu tư vào phát triển một cách ồ ạt các KCN, thu hút lao động phổ thông với đủ các loại hình sản xuất như giày da, may mặc, gia công chế biến... Dẫn đến sự có mặt của 15 KCN trên địa bàn TP và kéo theo gần 1 triệu công nhân về đây sinh sống.
Hậu quả vấn đề nhà ở là điều mà TP không lượng định trước. Điều nghịch lý ở chỗ TP sẵn sàng ưu đãi về giá đất cho thuê rẻ mạt cho các DN làm nhà máy sản xuất nhưng không ràng buộc về việc bố trí khu định cư cho công nhân. Các DN thì cũng chẳng dại gì bỏ ra số tiền lớn để xây nhà cho công nhân mà không thu lại được đồng nào. Chính sách khập khễnh này đã dẫn đến hậu quả là ở đâu có KCN hình thành thì ở đó xuất hiện các khu dân cư tự phát, khu nhà ổ chuột, quán xá, chợ búa... và tệ nạn xã hội phát sinh.
Những giá trị xưa và nay
Một thực tế không ai có thể phủ nhận là vấn đề quy hoạch của nước ta hiện rất yếu. Chẳng hạn như quy hoạch hệ thống cảng biển, các KCN, KCX... đua nhau mở. Một kiểu quy hoạch tùy tiện, không bền vững và hết sức lãng phí. Cho đến quy hoạch một con đường, một khu dân cư... cũng đều mang tính “vá víu”. Đơn cử như việc mở rộng con đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khi quá trình mở rộng theo quy hoạch chưa xong thì ai cũng thấy việc mở rộng này chỉ mang tính tạm thời, thậm chí còn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông và mỹ quan ở giai đoạn hiện tại. Vậy nhưng sự “tạm thời” này cũng đã ngốn hết 800 tỷ đồng! Trong khi đó, yêu cầu của công tác quy hoạch là đáp ứng yêu cầu xã hội trong tầm nhìn hàng trăm năm. Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP là những công trình minh chứng cho một tầm nhìn quy hoạch thực sự. Những công trình này được người Pháp xây dựng để phục vụ cho một Sài Gòn chỉ khoảng 400 nghìn dân. Thế nhưng sau bao nhiêu năm quy hoạch, đến nay vẫn chưa có một công trình phúc lợi nào thực sự có giá trị để tạo dấu ấn... tự hào và có thể so sánh với những công trình này, mặc dù dân số tại TP này đã từ 400 ngàn dân lên trên 6 triệu dân.

Dự án Elaenia - Keppel Land D7 Saigon (ảnh minh họa)
Cách đây không lâu, chúng ta đã từng tự hào về công trình khu dân cư Bàu Cát, như một điểm son về công tác quy hoạch của TP, nhưng cũng chỉ sau vài năm, công trình này đã lập tức bộc lộ những hạn chế trong tầm nhìn về quy hoạch. Hiện tại, khu dân cư này chỉ được biết là khu dân cư không có cây xanh, hệ thống thoát nước... không dùng được, nhà cửa chật hẹp, màu sắc không hợp lý. Ngay cả những khu tái định cư mới xây dựng như Miếu Nổi, Rạch Miễu... cũng chỉ là những khối bê tông kém chất lượng, đang xuống cấp. Hoặc như khu biệt thự cao cấp Thảo Điền, một địa thế “trên cả tuyệt vời” bên bờ sông Sài Gòn hiện cũng đã được băm nát bởi những kiểu quy hoạch tùy tiện, không giống ai. Ngay thời điểm hiện tại, khu biệt thự cao cấp này vẫn đang “loang lổ” bởi những căn biệt thự “mỗi người một vẻ” hết sức lộn xộn về kiểu dáng. Tình trạng thi công không đồng bộ càng làm cho khu nhà lẽ ra hết sức đẹp và sang trọng này trở nên luộm thuộm. Hệ thống giao thông nội bộ là những con đường quá nhỏ, chất lượng kém và đang hỏng.
Nhà quy hoạch đã tận dụng tối đa đất để phân được nhiều lô hơn và gần như bỏ qua sự hài hòa cần thiết giữa diện tích xây dựng và hệ thống đường sá. Hệ thống giao thông này trở nên quá nhỏ so với những căn hộ và quá nhỏ so với nhu cầu giao thông thực tế. Chỉ cần một chiếc xe bơm bê tông trưng dụng con đường thì toàn khu phố đã trở nên hết sức vất vả khi đi lại, vì rằng, chủ các căn hộ này hầu hết đi bằng ôtô. Và toàn bộ khu biệt thự cao cấp này chỉ toàn những khối bê tông khô khốc vắng bóng cây xanh, hoàn toàn không có những dải phân cách xanh tối thiểu của một KĐT hiện đại.
Quy hoạch là đi từ tổng thể đến từng mảng, thế nhưng TP.HCM đang làm theo chiều ngược lại, đi từ chi tiết đến tổng thể. Bắt đầu như vậy thì chỉ còn giải pháp tình thế chứ không thể căn cơ...

Một góc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng 
Trong khi đó, không cần phải “đao to búa lớn”, Cty LD Phú Mỹ Hưng đã xin đầu tư vào một vùng đất nằm ngoài quy hoạch phát triển của TP trong thời kỳ đó. Và Phú Mỹ Hưng đã chứng minh được một tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch bằng một KĐT hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Thời điểm 1994, khi nhà đầu tư xây dựng các cao ốc, khách sạn, văn phòng... chúng ta lúng túng vì không biết quy hoạch không gian như thế nào. Sài Gòn cũng đã có nhiều bài học đắt giá cho việc xây dựng nhà cao tầng thiếu kiểm soát. Khách sạn Caravelle là một ví dụ, chiều cao của khách sạn này đã “nuốt chửng” Nhà hát TP. Công trình này trước khi xây dựng cũng đã bị phản bác mạnh mẽ nhưng không hiểu sao nó vẫn mọc lên. Tuy nhiên có nhiều công trình nhà cao tầng bên cạnh những công trình cổ được thiết kế bố cục rất đẹp. Đó là toà nhà Metro Politan góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi, nằm sát bên Nhà thờ Đức Bà trông rất hài hoà hay một số toà nhà đường Tôn Đức Thắng nhìn thẳng ra bờ sông.
Theo KTS Lưu Trọng Hải, phát triển đô thị là một chuỗi giá trị giữa cái cũ và cái mới. Nhà quy hoạch phải biết làm thế nào để phát triển hài hoà song song giữa Sài Gòn mới và Sài Gòn xưa. TP.HCM không thể giữ mãi trong cái vỏ bọc cổ kính này mà phải phát triển, phải xây dựng để trở thành một đầu tàu kinh tế. Vấn đề chính là nhà quy hoạch phải kiểm soát thế nào để không phát triển đô thị một cách ồ ạt. Xác định được công trình nào, khu vực nào phải bảo tồn và khu vực nào cho phép xây dựng. Chẳng hạn như khu Mả Lạng (Q.1) thì nên phá bỏ vì quá nhếch nhác, cần phải được chỉnh trang. Nhưng đối với những khu phố hai bên đường Lê Thánh Tôn, gần khu chợ Bến Thành thì tuyệt đối phải giữ lại vì nó là một phần hồn của Sài Gòn.
Diễm Quỳnh
Khu nghỉ dưỡng nửa tỷ đô dưới lòng đất : Với thiết kế phần lớn nằm dưới mặt đất 100m, khu nghỉ dưỡng Shimao Shanghai Wonderland gồm một khách sạn 5 sao cùng khu công viên với tổng vốn đầu tư 555 triệu USD. 
Toàn cảnh khu nghỉ dưỡng Shimao Shanghai Wonderland.
Khách sạn InterContinental Shimao Wonderland sẽ có 16 tầng dưới mặt đất và 3 tầng nổi.
Khách sạn InterContinental Shimao Wonderland.
Ở chính giữa khách sạn, một dải kính trong suốt rộng 60m trải dài từ mặt đất xuống dưới mô phỏng thác nước tự nhiên.
Khách sạn sẽ được bao quanh bằng kính.
Tầng nổi của khách sạn.
Diện tích đất để xây dựng khu nghỉ dưỡng
Hiện Tập đoàn Shimao cho xây cầu tạm để du khách vào tham quan công trình đang thi công.
Bản thiết kế khu nghỉ dưỡng Shimao Shanghai Wonderland.
Năm 2006, Tập đoàn bất động sản Shimao mua lại khu đất tại chân núi Tianmashan để xây dựng khu nghỉ dưỡng Shimao Shanghai Wonderland trên diện tích 428.200 m2. Khách sạn InterContinental Shimao Wonderland là một phần của khu phức hợp này. Dự kiến, khu nghỉ dưỡng hoàn tất vào cuối năm 2014.
Dự án được xây dựng dưới sự hợp tác của Tập đoàn bất động sản Shimao (Trung Quốc) và Công ty kỹ thuật Atkins (Anh). InterContinental Shimao Wonderland sẽ có 3 tầng nổi và 16 tầng dưới mặt đất, với 380 phòng. Toàn bộ dự án ước tính cần ít nhất 555 triệu USD và giá phòng khách sạn thấp nhất là 320 USD một đêm. Mức này cao gần gấp đôi so với các khách sạn 5 sao gần đó.
Khách sạn
Phối cảnh khách sạn InterContinental Shimao Wonderland. Ảnh: Shimao Property Group
Dự án là thiết kế của công ty Atkins (Anh), đạt huy chương vàng giải thưởng MIPIM ASIA năm 2011. Martin Jochman, giám đốc công ty này cho biết: “Ý tưởng thiết kế khách sạn xuất phát từ chính mỏ đá dưới chân núi Tianmashan. Khung cảnh đồi núi xanh biếc trải dài xuống các dãy núi đá tự nhiên trông như những khu vườn treo bậc thang tuyệt đẹp. Ở chính giữa khu khách sạn, một tấm màn kính dài 60m sẽ được thiết kế kéo dài từ trên xuống lòng đất, tạo hình ảnh của một thác nước tự nhiên”.
Khách sạn InterContinental Shimao Wonderland sẽ có một nhà hàng dưới nước, một khu phức hợp thể thao dưới nước và một khu thủy cung sâu 10m. Ngoài ra, những vách đá của vùng núi này sẽ được tận dụng là khu thể thao cảm giác mạnh như leo núi và nhảy bungee.
Khách sạn độc nhất vô nhị này nằm trên một hòn đảo nhân tạo, cách bờ biển Jumeirah của Dubai (thuộc các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) 280m. Burj Al Arab là một biểu tượng cho sự đô thị hoá của Dubai và có hình dáng của một thuyền buồm Ả Rập, do kiến trúc sư Tom Wright của Tập đoàn WS Atkins PLC thiết kế.
Để tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho Burj Al Arab, người ta đã phải dùng tới 1.590 m2 vàng lá 24 carat và 24.000 m2 đá hoa cương các loại. Burj al-Arab gồm 28 tầng với 202 phòng. Diện tích căn phòng nhỏ nhất là 169 m2, rộng nhất là 780m2. Đây là một trong những khách sạn đắt nhất thế giới, với chi phí cho mỗi đêm từ 1.000 đến 15.000 USD. Riêng phòng hoàng gia là 28.000 USD.
Burj Al-Arab có hình dáng một con thuyền buồm, đứng sừng sững ở Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Phía trước một phòng Hoàng gia rộng 780 m2 và được dẫn lên bằng cầu thang máy riêng.
Phòng ăn cực kỳ sang trọng dùng trong trường hợp bạn không muốn xuống một trong 7nhà hàng đẳng cấp trên thế giới bên trong khách sạn.
Căn phòng rộng rãii với cách bài trí cực kỳ xa hoa và lộng lẫy.
Thư viện sang trọng.
Cầu thang được phủ vàng và các bậc làm từ đá kim cương.
Phòng ngủ được thiết kế theo kiểu hoàng cung.
Bồn tắm được làm bằng đá cẩm thạch.
Trên tường phía sau bể tắm là một bức tranh sứ.
8 siêu khách sạn mở cửa trong năm 2012

1. Trump International Hotel & Tower Toronto, Canada

Khách sạn này đã mở cửa vào ngày 31/1/2012. Đây là tòa nhà hùng vĩ nhất Canada với độ cao gần 278m. Trump International Hotel & Tower gồm 65 tầng với 261 phòng khách sạn, 109 căn hộ chung cư và một khu spa rộng gần 1.700 m2. Những người ở khách sạn sẽ có thang máy và lối ra vào riêng, mỗi tầng sẽ chỉ có từ 4 - 6 phòng để đảm bảo sự tiện nghi và thoải mái cho người ở.

2. Ritz-Carlton Okinawa, Nhật Bản

Ritz-Carlton Okinawa bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2012 với 97 phòng nghỉ hạng sang nhìn thẳng ra biển. Ba mặt của khách sạn này được bao quanh bởi một sân golf 18 lỗ. Sân golf này lại nằm trong một rừng gỗ nguyên sơ khiến quang cảnh nơi đây rất thích hợp để làm một khu nghỉ dưỡng. Bên trong Ritz-Carlton Okinawa là ba cửa hàng ăn uống phong cách Ý, một phòng spa có tên ESPA, hồ bơi và một phòng tập.

3. Bulgari Hotel, Anh

Bulgari Hotel được mở cửa vào tháng 4/2012 với 85 phòng nằm trên 12 tầng siêu sang, trong đó, một nửa số tầng sẽ nằm dưới lòng đất. Vì những người chủ muốn mang phong cách Bulgari đến cho khách sạn, nên những đồ bằng bạc sẽ là vật trang trí chủ đạo của nơi này. Bulgari Hotel có một nhà hàng dưới lòng đất với ghế, quầy bar và lan can cầu thang đều được dát bạc. Ngoài ra, ở đây còn có phòng khiêu vũ, phòng họp và phòng chiếu phim với hơn 50 chỗ ngồi.

4. The Leela Palace Chennai, Ấn Độ

The Leela Palace Chennai vừa được mở cửa đầu năm 2012 ở gần vịnh Belgan. Lấy cảm hứng từ triều đại Chettinad nổi tiếng, khách sạn này có khoảng 329 phòng sang và phòng họp rộng rãi cho các cuộc hội nghị, hội thảo mang tầm quốc tế.

5. Conrad New York, Mỹ

Conrad là một trong các thương hiệu khách sạn của tập đoàn Hilton và được xây dựng trên một khu đất ở Manhattan, New York. Khách sạn này có tổng cộng 16 tầng với 463 phòng ở. Điểm đặc biệt nhất ở đây là quán bar trên sân thượng nhìn thẳng ra tượng Nữ thần Tự Do và cảng New York. Ngoài ra, người ta còn thiết kế bên trong Conrad một phòng họp rộng 278 m2 và phòng khiêu vũ rộng hơn 575 m2.

6. JW Marriott Marquis, Dubai

Với tổng cộng 365m, hai khách sạn này là công trình cao thứ hai và thứ ba tại Dubai. JW Marriott Marquis cung cấp 1.614 phòng năm sao với tầm nhìn bao quát toàn thành phố. Khách sạn này có hai phòng khiêu vũ, 24 phòng họp và dành riêng một khu rộng 5.100 m2 để tổ chức sự kiện cho hơn 1.000 người tham gia. Ngoài ra, JW Marriott Marquis còn có 9 nhà hàng, 5 phòng chờ cùng nhiều khu vui chơi giải trí khác.

7. Khách sạn Palais Namaskar, Morrocco

Nằm giữa dãy núi Atlas và đồi Djebilet tại Marrakech, Palais Namaskar sẽ mang lại cho du khách cảm giác thư thái trong những kỳ nghỉ dài ngày. Khách sạn này có 41 biệt thự riêng và rất nhiều kiểu lâu đài như: lâu đài hồ bơi, lâu đài núi và lâu đài nước.

8. Palazzo Versace, Dubai

Palazzo Versace sẽ mở cửa vào nửa đầu năm 2012 với tổng diện tích lên tới 55.000 m2. Khách sạn này có tổng cộng 213 phòng, 169 nhà ở riêng, một khu spa và một cửa hàng quần áo – trang sức độc quyền của Versace.
Hà Thu (Theo Luxpresso)

Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Kauffman nằm ở thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ, được thiết kế bởi kiến trúc sư Safdie.
trung tâm Kauffman
Trung tâm Kauffman gồm 2 không gian chính là: nhà hát kịch Muriel Kauffman và khán phòng Helzberg với tổng diện tích lên tới 26.500 m2. Trong đó nhà hát kịch Muriel Kauffman có sức chứa 1800 khán giả, còn khán phòng Helzberg có sức chứa 1600 khán giả. Bên cạnh 2 không gian chính, Kauffman còn có các không gian rộng lớn khác như khu vực văn phòng, khu vực chuẩn bị biểu diễn, gara…

Công trình kiến trúc này hoàn thành vào ngày 16/9/2011. Nơi đây là trung tâm phục vụ các loại hình biểu diễn nghệ thuật bao gồm: hòa nhạc thính phòng, opera, ba lê, múa đương đại, hài kịch, v.v… Trung tâm được tạo nên bởi 2 khối biểu diễn với vỏ bọc bên ngoài có hình dáng như chiếc vỏ sò làm từ những tấm panel bằng thép.

trung tâm Kauffman
Nhìn từ hướng khác, 2 không gian chính này được kết nối bằng vách kính khổ lớn cao tới 20m, neo với mặt đất bằng 27 sợi cáp – gợi lên hình ảnh của một loại nhạc cụ bộ dây – tạo nên một không gian ngoại thất khá ấn tượng. Trung tâm Kauffman đóng vai trò nâng cao ảnh hưởng của nghệ thuật tới giáo dục ý thức công dân thành phố Kansas. Từ khi mở cửa, trung tâm là một trong những trung tâm nghệ thuật có sức hút về kiến trúc và công nghệ tiên tiến bậc nhất trên nước Mỹ.

trung tâm Kauffman
Công trình kiến trúc nhìn từ trên cao khi đang xây dựng
trung tâm Kauffman
trung tâm Kauffman
Công trình nhìn từ phía trước
trung tâm Kauffman
Bên trong trung tâm khi đã hoàn thành
trung tâm Kauffman
trung tâm Kauffman
trung tâm Kauffman
trung tâm Kauffman
Lung linh ánh đèn trong đêm
trung tâm KauffmanNhật Bản không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp dịu dàng trong sắc hoa anh đào mà còn là đất nước có nhiều kiến trúc đáng kinh ngạc. Sau đây là danh sách 10 tòa nhà gây ấn tượng nhất tại xứ sở hoa anh đào:
1. Lik House

kiến trúc độc đáo
Hình dạng nhà hình chữ V của Lik House ở Tokyo cho phép gia chủ có thể tạo một khu vườn ở giữa hai phần của ngôi nhà. Công trình này được xây dựng vào năm 2010 bằng cách sử dụng bê tông mỏng.
2. Keyhole House

kiến trúc độc đáo

Keyhole House nằm ở Kyoto, Nhật Bản có diện tích 103 m2. Mặt tiền của căn nhà có hình dạng giống lỗ khóa. Kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà cho rằng mặt tiền ngôi nhà có hình dáng lỗ khóa bởi bất kỳ ai bước vào căn nhà này cũng sẽ giống mở ra một cánh của dẫn tới thế giới hạnh phúc. Vẻ đẹp của nó ở chỗ giản dị không cầu kỳ và rất bắt mắt. 3. Slit House

kiến trúc độc đáo

Slit House là ngôi nhà không cửa sổ tại Ostu, đô thị trung tâm vùng Kinki. Công trình được xây dựng với nhiều bức tường có độ dày 22cm, gia chủ tận dụng các khe hở ở mặt tiền để lưu thông khí cho cả căn nhà. 4. Hansha Reflection House

kiến trúc độc đáo

Hansha Reflection House là một tòa nhà 2 tầng tại Nagoya với sân vườn nhỏ và 1 tầng áp mái có diện tích 124 m2. Nhìn bề ngoài, ngôi nhà giống như một lô cốt kiên cố nhưng bên trong ngôi nhà đảm bảo sự thông thoáng với cách thiết kế theo không gian mở, bày trí nội thất hiện đại kết hợp với phong cách Nhật Bản truyền thống. 5. New York's Flatiron

kiến trúc độc đáo

Tòa nhà Flatiron, có tên ban đầu Tòa nhà Fuller, là một tòa nhà chọc trời nằm ở 175 Fifth Avenue thuộc khu Manhattan, Thành phố New York. Được hoàn thành năm 1902, đây được coi là một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên ở New York. Hình dáng đặc biệt dạng tam giác của tòa nhà khiến nó trở thành công trình đáng chú ý hàng đầu của thành phố New York. 6. Urbanprem Minamiaoyama

kiến trúc độc đáo

Urbanprem Minamiaoyama, Tokyo là một tòa nhà văn phòng thương mại và các cửa hàng. Cách thiết kế độc đáo với tạo hình cong cho mặt tiền ngôi nhà khiến chiều cao ngôi nhà bị hạn chế đáng kể. 7. MON Factory

kiến trúc độc đáo

MON Factory , Kyoto được thiết kế nhiều lỗ hổng ở phía mặt tiền tạo nên hình cây thánh giá. Ngôi nhà được hoàn thành vào năm 2007. 8. Mode Gakuen Cocoon Tower

kiến trúc độc đáo

Tòa nhà Mode Gakuen Cocoon Tower (tháp kén) có chiều cao 204m bao gồm 50 tầng, là một cơ sở thuộc ngành giáo dục được xây dựng tại quận Nishi-Shinjuku, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Khung nhôm màu trắng và kính màu xanh đen bên ngoài tạo thành một cấu trúc vững chắc có dạng hình cong, được bao bọc bởi một mạng lưới dày đặc những đường chéo màu trắng khắp bề mặt khiến cho toà nhà có cái tên tương xứng với tên gọi của nó. 9. Tokyo Midtown

kiến trúc độc đáo

Tokyo Midtown là khu phức hợp các tòa nhà có diện tích 569.000 m2 được hoàn thành tháng 3 năm 2007, tại khu vực Akasaka của Minato-ky, Tokyo, Nhật Bản. Khu phức hợp gồm các tòa nhà: tháp Midtown (là tòa nhà cao nhất với chiều cao 248m), Midtown Đông, Parkside, Midtown tiền, Midtown Tây, Galleria.

10. Sugamo Shinkin Bank

kiến trúc độc đáo
Sugamo Shinkin nổi bật với các tone màu nổi bật, cách sắp xếp tưởng chừng như lộn xộn nhưng được tuân theo một nguyên tắc khắt khe. Công trình này được trưng dụng làm chi nhanh ngân hàng mở cửa vào đầu tháng 3 năm 2011. Trong tòa nhà gồm có cả quán cafe và phòng họp lớn.
Khách tham quan đã được chiêm ngưỡng cảnh đẹp ngoạn mục của Tokyo từ đài quan sát trong suốt trên tháp truyền hình cao nhất thế giới ở Tokyo, cao 634m, với thiết kế đặc biệt chống chịu được động đất 9 richter.

Kiến trúc đẹp
Khách tham quan ở tầng quan sát trên độ cao 450m so với mặt đất ở Tokyo Skytree trong cuộc giới thiệu với báo chí ngày 17/4.
Kiến trúc đẹp
Mặt đất nhìn từ sàn kính của đài quan sát. Tokyo Skytree là tháp truyền hình cao nhất thế giới, cao 634m.
Kiến trúc đẹp
Theo người chủ sở hữu, Tobu Tower Skytree Co., Tokyo Skytree là cấu trúc cao thứ hai thế giới, sau Burj Khalifa, cao 828m, ở Dubai.
Kiến trúc đẹp
Cấu trúc tháp Tokyo Skytree được nhìn qua cửa sổ trên cùng của thang máy, trên đường tới đài quan sát ở độ cao 450m.
Kiến trúc đẹp
Các phóng viên đã được tham quan tòa tháp và thưởng thức khung cảnh tuyệt vời của Tokyo.
kiến trúc đẹp
Tòa tháp truyền hình và phát thanh giống như chiếc kim khâu này dự kiến mở cửa cho công chúng vào 22/5 tới.
Kiến trúc đẹp
Mất khoảng 50 giây đi bằng thang máy tốc độ cao để lên đài quan sát ở độ cao 350m và thêm 30 giây nữa lên đài quan sát ở độ cao 450m.
Kiến trúc đẹp
Skytree có một nhà hàng và hai quán café trên các đài quan sát với sàn kính trong suốt để du khách có thể nhìn thẳng xuống dưới và một cầu thang thoát hiểm với 2.523 bậc.
Kiến trúc đẹp
Tháp được xây dựng bằng các ống tháp chịu lực đặc biệt, bao quanh cột bê tông ở trung tâm. Về mặt cấu trúc chúng tách biệt hoàn toàn với nhau ở phần giữa của tòa tháp.
Kiến trúc đẹp
Trong trường hợp xảy ra động đất, lõi bê tông và khung thép được thiết kế bù trừ cho nhau để giảm sự chuyển động tổng thể của tòa nhà.
Kiến trúc đẹp
Skytree được xây dựng có thể đứng vững, không bị rung lắc khi có động đất 7 richter ở bên dưới mặt đất. Và tòa nhà được thiết kế không bị hư hại về cấu trúc thậm chí là khi đang được xây dựng, trong trường hợp có động đất 9 richter, giống như trận động đất ngoài khơi đông bắc Nhật hồi tháng 3 năm ngoái.
Kiến trúc đẹp
Skytree dự kiến sẽ củng cố truyền tín hiệu truyền hình và phát thanh ở khu vực thủ đô. Những người chủ của nó cũng hi vọng tháp sẽ là địa điểm tham quan hấp dẫn của Tokyo.
Nhật Bản nổi tiếng với các lâu đài cổ trên khắp đất nước cùng kiến trúc đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Nét kiến trúc cổ kính trong mỗi công trình tạo nên điểm thu hút mỗi du khách khi đến đây. Sau đây là 4 tòa lâu đài được công nhận là di sản quốc gia Nhật Bản:
1. Lâu đài Hikone

Kiến trúc độc đáo

Hikone là công trình lịch sử nổi tiếng nhất ở Hikone. Lâu đài từ thời kỳ Edo này có từ năm 1603 khi Ii Naokatsu, con trai của vua Ii Naomasa, yêu cầu xây dựng. Sau 20 năm, Hikone mới được hoàn thiện.

Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Trải qua 260 năm tồn tại, lâu đài này vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên bản và được coi là một trong bốn tòa lâu đài có lịch sử lâu đời nhất Nhật Bản. Tọa lạc tại quận Shiga, gần hồ Biwa, lâu đài cổ kính có 3 tầng với kiến trúc mái độc đáo, các bức tường trắng nổi bật giữa màu xanh của cây cối xung quanh. Lâu đài Hikone luôn thu hút khách thăm quan bởi cảnh quan tuyệt đẹp theo từng mùa.
2. Lâu đài Himeji

Kiến trúc độc đáo

Được xây dựng vào thế kỷ 14 và sau đó xây dựng lại vào năm 1580, lâu đài Himej là lâu đài có nhiều lượt khách thăm quan nhất mỗi năm tại Nhật Bản và công trình này được ví xứng đáng là lâu đài đặc trưng phong cách Nhật Bản nhất tính đến thời điểm hiện tại. Himej là biểu tượng nghệ thuật Nhật Bản cổ hay còn được mệnh danh “White heron” (hạc trắng) bởi màu của các bức tường ốp thạch cao.

Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
 Himej bao gồm mạng lưới 83 tòa nhà với các hệ thống phòng thủ kiên cố từ thời phong kiến. Trong đó có 74 công trình được công nhận là Tài sản Văn hóa quan trọng như: 11 hành lang, 16 tháp pháo, 15 cổng thành, và 32 bức tường bằng đất. Lâu đài cổ này được liệt vào danh sách Di sản Văn hóa Quốc gia vào năm 1931 và chính thức có tên trong các Di sản thế giới của Unesco vào năm 1992.
3. Lâu đài Inuyama

Kiến trúc độc đáo

Inuyama là một tòa lâu đài xinh đẹp nằm tại thành phố Inuyama, tỉnh Aichi. Được xây dựng vào năm 1537 bởi Oda Nobuyasu. Tuy diện tích của tòa lâu đài không lớn nhưng nó gây ấn tượng với người thăm quan bởi kiến trúc phòng thủ độc đáo. Nhìn từ phía ngoài, Inuyana gồm có 3 tầng rõ rệt nhưng bên trong lại có tới 4 tầng và 2 tầng hầm.

Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Khi đứng từ trên tầng 4, bạn có thể nhìn thấy phong cảnh tuyệt đẹp của các ngọn núi xung quanh và vẻ đẹp của 500 cây anh đào trồng xung quanh. Lâu đài này là một ví dụ điển hình cho kiến trúc lâu đài thế kỷ 16 và là niềm tự hào của thành phố Inuyama.
4. Lâu đài Matsumoto

Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo
Matsumoto được xây dựng vào thế kỷ 16 và nổi tiếng trong tất cả các lâu đài thời trung cổ, được mệnh danh là “Crow Castle” vì màu đen của đồ gỗ. Điểm thu hút của lâu đài này nằm ở sự tương phản đen- trắng, khác biệt với kiểu phủ màu trắng toàn phần của các lâu đài khác. Nằm trên dãy núi Alps Nhật Bản, Matsumoto được xây dựng vào năm 1590 với 6 tầng trong kiến trúc đẹp, được xem là một trong những lâu đài cổ kính nhất Nhật Bản.
Là một trong những tòa nhà có thiết kế sáng tạo nhất năm 2011 do tờ báo Time của Mỹ bình chọn, tòa nhà Al Hamra Firdous Tower là cao ốc cao nhất ở Kuwait– một quốc gia vùng Trung Đông.

Al Hamra Firdous Tower
Cao ốc do Công ty Skidmore, Owings & Merrill (SOM) thiết kế bao gồm 74 tầng với chiều cao 412 mét, có cấu trúc cuộn tròn độc đáo, được thiết kế nhằm tạo hiệu ứng làm tăng tối đa tầm nhìn và giảm thiểu sức nóng hấp thụ từ ánh sáng mặt trời. Tòa cao ốc này sẽ là khu phức hợp thương mại, bao gồm văn phòng làm việc, câu lạc bộ sức khỏe và trung tâm thương mại.

Al Hamra Firdous Tower
Tọa lạc tại trung tâm thành phố Kuwait, Al Hamra Firdous Tower là một tòa tháp mang tính bước ngoặt của hình thức nghệ thuật điêu khắc và là điểm nhấn của vịnh Arabian với kiểu kiến trúc điêu khắc tinh tế, làm cho khu vực này trở nên đẹp hơn và hiện đại hơn.

Al Hamra Firdous Tower
Với mục tiêu tối đa hóa tầm nhìn và giảm bớt sức nóng mặt trời ở những tầng văn phòng, phía Nam của tòa nhà, mỗi sàn sẽ được đục một phần tư chuyển từ phía Tây sang phía Đông tạo nên một khối đá điêu khắc mang vẻ đẹp hiện đại và tinh tế.

Al Hamra Firdous Tower
Được thiết kế độc đáo và ấn tượng, cao ốc Al Hamra Firdous ở hướng Bắc, hướng Tây và Đông vừa tạo tầm nhìn xuyên suốt ra vịnh Arabian, vừa tránh được sức nóng của mặt trời sa mạc ở hướng Nam.

Al Hamra Firdous Tower
Các bức tường phía Nam được thiết kế với nhiều lỗ trống có tác dụng làm giảm sức nóng mặt trời. Bức tường không chỉ bảo vệ tòa nhà bởi khí hậu khắc nhiệt mà còn đảm nhận vai trò trụ đỡ của cao ốc. Bên cạnh đó, các bức tường phía Tây và Đông xuyên suốt từ chân lên đến đỉnh là cấu trúc các tấm kính nối khớp với nhau, làm tô thêm vẻ đẹp hiện đại và độc đáo của tòa nhà.

10 siêu biệt thự của các ông chủ giàu nhất giới bóng đá

Những ông bầu này sẵn sàng vung tay tậu riêng những siêu biệt thự đắt đỏ bậc nhất thế giới.

1. Roman Abramovich (ông chủ CLB Chelsea, tài sản 13,4 tỉ USD)

Được xem là ông bầu bóng đá chịu chơi và chịu chi nhất trên thế giới, tỉ phú Roman Abramovich sẵn sàng kí tấm séc mệnh giá 30 triệu bảng để tậu căn biệt thự ở phía Nam nước Pháp. Đây là một trong những dinh thự đáng chú ý của ông chủ CLB Chelsea. Hiện tại, tỉ phú với tổng giá trị tài sản 13,4 tỉ USD còn sở hữu 6 căn hộ và một ngôi nhà tại London, 4 ngôi nhà ở Nga.

2. Lakshmi Mittal (ông chủ CLB Queen’s Park Rangers, tài sản 31,1 tỉ USD)

Với diện tích 390 m2 và tọa lạc ở đường Manresa thuộc Kensington, biệt thự của ông chủ CLB Queen’s Park Rangers có trị giá 22,8 triệu bảng. Dinh tư của người giàu nhất Vương quốc Anh có 12 phòng ngủ, một bể bơi trong nhà, phòng tắm theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ, bãi đậu xe dành cho 20 chiếc xe hơi. Biệt thự được trang trí bằng đá cẩm thạch trắng khai thác từ cùng một khu mỏ đã cung cấp loại đá này cho tòa nhà nổi tiếng Taj Mahal.

3. Amancio Ortega (ông chủ CLB Deportivo, tài sản 31 tỉ USD)

Để thỏa mãn niềm đam mê bóng đá, người giàu nhất Tây Ban Nha quyết định chi tiền mua CLB Deportivo. Tuy nhiên, khoản tiền trên chẳng khác gì như "muối bỏ biển" khi so với tổng giá trị tài sản lên tới 31 tỉ USD của ông chủ tập đoàn bán lẻ Inditex. Để chứng tỏ đẳng cấp, ông chủ CLB Deportivo đã chi ra 22 triệu bảng sắm biệt thự tọa lạc trên đường Oxford ở London.

4. Alisher Usmanov (cổ đông CLB Arsenal, tài sản 17,7 tỉ USD)

Tỉ phú giàu thứ 35 thế giới (theo danh sách của Forbes) bỏ ra 10 triệu bảng để mua lâu đài được xây dựng năm 1524 dựa trên ý tưởng của Vua Henry VIII. Tư dinh của cổ đông chính CLB Arsenal có 10 phòng khách và 6 phòng ngủ. Đây là một trong 10 biệt thự có giá "khủng" nhất ở London.

5. Paul Allens (ông chủ CLB Seatlle Sounders, tài sản 13 tỉ USD)

Cùng Bill Gates sáng lập ra hãng máy tính Microsoft, ông chủ CLB Seatlle Sounders vốn là nhà tỉ phú hàng đầu thế giới với tài sản có giá trị lên tới 13 tỉ USD. Năm ngoái, Paul Allens chi ra 25 triệu đô la để sở hữu biệt thự ở bãi biển Carbon thuộc khu vực Malibu.

6. Francois Pinault (ông chủ CLB Rennes, tài sản 11,5 tỉ USD)

Sau khi chi ra 32,11 triệu USD, ông chủ CLB Rennes đã sở hữu một dinh thự ở phía Tây Nam London. Trước đó, biệt thự này từng thuộc quyền sở hữu của nữ hoàng Anne được thiết kế vào năm 1868.

7. John Fredriksen (ông chủ CLB Valerenga, tài sản 10,7 tỉ USD)

Vào năm 2004, tỉ phú Abramovich từng trả giá biệt thự này 100 triệu bảng, nhưng ông chủ CLB Valerenga quyết định giữ lại dinh thự này. Với vị trí đẹp, từ biệt thự của tỉ phú John Fredriksen có thể quan sát quang cảnh của vùng Địa Trung Hải.

8. Silvio Berlusconi (ông chủ CLB Milan, tài sản 7,8 tỉ USD)

Khi còn là thủ tướng Italia, tư dinh của ông chủ CLB Milan được quân đội canh gác 24/24 giờ. Đây là điểm làm nên sự khác biệt giữa Berlusconi với những ông chủ giàu có của các đội bóng khác.

9. Philip Anschutz (ông chủ CLB LA Galaxy, tài sản 7,5 tỉ USD)

Được xếp thứ 34 trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ, Philip Anschutz sử dụng phần nhỏ trong khoản tài sản 7,5 tỉ đô la đầu tư cho đội bóng đang thi đấu tại giải nhà nghề Mỹ, LA Galaxy. Ngoài ra, vốn là người thích chơi môn thể thao quý tốc golf, nên biệt thự của Philip Anschutz khá rộng với diện tích khoảng 1000m2. Trị giá dinh thự trên khoảng 10 triệu đô la.

10. Bernard Ecclestone (ông chủ CLB Queen’s Park Rangers, tài sản 4,2 tỉ USD)

Ông trùm giải đua xe F1, Bernie Ecclestone có thể huy động vốn lên đến 4,2 tỉ USD. Cùng sở hữu CLB Queen's Park Ranger với tỉ phú Lakshmi Mittal, ‘ông già' 81 tuổi này thường làm nhiều người choáng váng với quyết định của mình. Để sở hữu căn biệt thự có diện tích 400m2, Ecclestone sẵn sàng mở két lấy ra 22,8 triệu USD.
Nhà thờ Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kỳ) được ví như hình ảnh thu nhỏ của phong cách kiến trúc Byzantine. Nơi đây ban đầu là nhà thờ Thiên Chúa giáo sau đó chuyển thành nhà thờ Hồi giáo và hiện là bảo tàng Istanbul.
Công trình kiến trúc đồ sộ này từ khi bắt đầu xây dựng đến khi hoàn thiện chỉ trong vòng 6 năm (từ năm 532 – 537) dưới triều đại hoàng đế Đông La Mã Justinian. Ngay từ khi ra đời, Hagia Sophia đã nắm giữ vị trí là nhà thờ lớn nhất thế giới trong vòng gần 1000 năm, cho đến khi nhà thờ Seville hoàn thành vào năm 1520.

nhà thờ Hagia Sophia
Công trình kiến trúc này nổi tiếng bởi mái vòm trần lớn và là một trong những công trình mái bát úp đồ sộ nhất thế giới. Ngoài những nét đặc trưng của nhà thờ Thiên chúa giáo, công trình còn mang những nét riêng biệt của đạo Hồi còn tồn tại đến ngày nay như hốc thờ, giảng đường và bốn ngọn tháp bên ngoài. Tất cả những chi tiết này đều được xây dựng thêm trong quá trình lịch sử dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman.

nhà thờ Hagia Sophia
nhà thờ Hagia Sophia
nhà thờ Hagia Sophia
Bên trong nhà thờ Hagia Sophia
nhà thờ Hagia Sophia
nhà thờ Hagia Sophia
nhà thờ Hagia Sophia
nhà thờ Hagia Sophia
Từ khi đế quốc Ottoman cai trị cho đến đầu thế kỷ 20, các bức họa Thiên chúa giáo trên tường đã bị che lấp bằng vữa nhiều lần. Sau này khi trùng tu để Hagia Sophia trở thành bảo tàng các nghệ nhân đã cạo hết lớp vữa khôi phục lại các bức tranh Thiên chúa trên tường như lúc ban đầu. Tuy nhiên những người trùng tu đã tạo ra được sự hòa hợp giữa đặc trưng Thiên chúa giáo ban đầu và các thay đổi Hồi giáo sau này bên trong Hagia Sophia.

nhà thờ Hagia Sophia
nhà thờ Hagia Sophia
Một bức tranh Thiên Chúa giáo được khôi phục.
Bên trong nhà thờ từ mái cong dạng vòm trên trần cho đến các vách ngăn đều trang trí bằng vật liệu khảm. Bên cạnh đó, nhà thờ còn trưng bày vô số thánh giá bằng vàng, Đức Mẹ đồng trinh và Chúa Hài Đồng giữa các thiên thần, chân dung hoàng đế…

nhà thờ Hagia Sophia
Ngày nay, nhà thờ Hagia Sophia trở thành bảo tàng nổi tiếng thế giới về bề dày lịch sử cũng như sự hòa trộn giữa lối kiến trúc văn hóa tôn giáo Thiên Chúa và đạo Hồi. Và Hagia Sophia cũng từng được đề cử là một trong 10 nhà thờ đẹp nhất hành tinh.
Wat Rong Khun là ngôi đền Phật giáo có kiến trúc độc đáo ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Chalermchai Kositpipat và được xây dựng trong 10 năm (1998 – 2008).

đền Wat Rong Khun
Wat Rong Khun được thiết kế xây dựng khác biệt so với bất kỳ ngôi chùa nào khác ở Thái Lan do khu chính điện linh thiêng sử dụng hoàn toàn tông màu trắng trong trang trí bằng cách lắp một hệ thống kính trắng bao bọc xung quanh. Màu trắng là biểu tượng cho sự thuần khiết của Đức Phật, còn kính trắng thì tượng trưng cho sự thông thái, những nét đẹp này sẽ "tỏa sáng rực rỡ khắp nơi trên trái đất và trong vũ trụ."

đền Wat Rong Khun
đền Wat Rong Khun
Cây cầu bắc vào đền

đền Wat Rong Khun
đền Wat Rong Khun
Hồ bán nguyệt phía trước ngôi đền
Trong ngôi đền có một cây cầu dẫn đến đền thờ đại diện cho con đường vượt qua các chu kỳ tái sinh của Đức Phật. Hình bán nguyệt nhỏ trước cây cầu tượng trưng cho thế giới con người. Vòng tròn lớn là miệng của Rahu, có nghĩa là các tạp chất đại diện cho địa ngục, khổ đau.

đền Wat Rong Khun
Những bàn tay giơ lên biểu tượng cho linh hồn nơi thế giới địa ngục mong muốn được cứu vớt.
đền Wat Rong Khun
Tất cả các bức tranh bên trong chính điện đều sử dụng tông màu vàng. Trong khi đó trên mái nhà lại được trang trí bởi bốn loài vật đại diện cho đất, nước, gió, lửa. Đó là voi tượng trưng cho trái đất, rồng đứng cho nước, đôi cánh của thiên nga đại diện cho gió; và bờm của sư tử đại diện cho lửa.

đền Wat Rong Khun
Những biểu tượng đất, nước, gió, lửa bên ngoài ngôi đền.
đền Wat Rong Khun
đền Wat Rong Khun
đền Wat Rong Khun
đền Wat Rong Khun
đền Wat Rong Khun
Ngày nay, Wat Rong Khun trở thành khu du lịch văn hóa Phật giáo nổi tiếng thế giới. Và công trình này vẫn đang tiếp tục được mở rộng. Khi hoàn thiện toàn bộ công trình Wat Rong Khun sẽ có 9 tòa nhà bao gồm: các chính điện, các hội trường có chứa di tích của Đức Phật, các hội trường chiêm niệm, các mặt tiền cửa của các Buddhavasa, phòng trưng bày nghệ thuật…
Trung Quốc là đất nước mà chùa chiền có mặt ở khắp mọi nơi. Trong đó có nhiều thiền tự đã trở thành những di tích linh thiêng níu chân phật tử cũng như trở thành những thắng cảnh danh lam bậc nhất hút hồn khách thập phương. Chùa chiền ở Trung Quốc được xây dựng với những nét đặc trưng riêng về kiến trúc và văn hóa. Cùng đến thăm chùa Hàn Sơn để tìm hiểu những nét đặc trưng của kiến trúc chùa trên đất nước này.
Hàn Sơn Tự là ngôi chùa cổ nằm ở phía tây của trấn Phong Kiều (Tô Châu). Chùa do Thiền sư Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương từ đầu thế kỷ thứ VI, sau nhiều thăng trầm, ngôi chùa được gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay. Tên gọi ban đầu của ngôi chùa là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện về sau chuyển thành Hàn Sơn Tự để ghi nhớ câu chuyện của hai vị Hàn Sơn, Thập Đắc.
Ngôi chùa cổ này từ lâu đã trở thành một trong số những ngôi chùa linh thiêng nhất được tâm thức người dân Trung Hoa hướng về.
Ở Trung Hoa, các lĩnh vực văn hóa hòa quyện với nhau nên không khó hiểu khi ngôi chùa này càng trở nên nức danh khi gắn với bài thơ nổi tiếng của Trương Kế từ hơn ngàn năm trước:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/ Giang phong ngư hoả đối sầu miên/ Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” (“Trăng tà tiếng quạ kêu sương/ Lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ/ Thuyền ai đậu bến Cô Tô/ Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”.)
Giống như lối kiến trúc xây chùa phù hợp phong thủy trên đất Cô Tô thành, phía trước chùa Hàn Sơn, có con kênh nhỏ uốn quanh dãy nhà cổ với cây cầu đá yêu kiều gác bến:





Hàn Sơn Tự ngày nay vẫn nổi tiếng với nhiều kiến trúc trang nghiêm và cổ kính như Ðại Hùng Bửu Ðiện, Phổ Minh Tháp Viện, Hàn Thập Ðiện, La Hán Ðường, Hàn Tháp Ðình, Phương Trượng Thư, Hoằng Pháp Ðường, Tàng Kinh Lâu, Tăng Ðường và vườn Phong Kiều…
chùa hàn sơn
Nắng phả lên biển đá vào chùa Hàn Sơn
chùa hàn sơn
Sơ đồ bối cảnh chung của ngôi chùa Hàn Sơn
chùa hàn sơn
Chùa Hàn Sơn cũng giống như tất cả các chùa ở Trung Hoa đều thờ Phật tổ Thích Ca. Và ở ngoài cùng, cửa vào đón khách luôn là không gian thờ Phật Di Lặc
chùa hàn sơn
chùa hàn sơn
Hai bên trái, phải dẫn lối vào chùa là 4 vị thiên vương Phong, Lôi, Vân, Hỏa. Không gian dành cho 4 vị này là dạng kiến trúc chung cho tất cả các kiến trúc chùa Trung Quốc. Du khách tinh ý chỉ cần nhìn vào chân của 4 vị thần này. Nếu như chân của 4 vị đứng vững như ở chùa Hàn Sơn thì đó là ngôi chùa có lịch sử lâu đời trên 500 năm, nếu 4 vị này đều nhấc một chân lên thì đó là chùa được xây dựng mới hơn.
chùa hàn sơn
chùa hàn sơn
Ngoài chình điện thờ Phật tổ, một bên chùa Hàn Sơn thờ Phật Quan âm, một bên thờ 500 vị la hán. Đây là lối kiến trúc tín ngưỡng chung của tất cả các chùa ở Trung Hoa
Chùa Hàn Sơn chủ về thờ sự hòa hợp: Sự hòa bình của thế giới, sự hòa hợp cho Quốc gia, sự hòa quyện tâm hồn cho chồng vợ, lứa đôi. Ở khu chính có thờ hai vị Hàn Sơn, Thập Đắc, một vị cầm hoa, một vị cầm lọ tượng trưng cho sự hòa hợp, gắn bó:
chùa hàn sơn
Nói đến Hàn Sơn Tự, không thể bỏ qua chuông chùa đặc biệt nơi đây. Tiếng chuông chùa Hàn Sơn là một di sản văn hoá phi vật thể của thành phố sông nước miền Giang Nam này. Chuông có thể vang xa hàng chục dặm vì nó được đúc theo bí quyết 6 phần đồng, 1 phần thiếc, nặng 2 tấn. Ban đêm thanh vắng, khí ẩm từ sông hồ bốc lên càng làm cho tiếng chuông ngân nga lảnh lót để lại những dư âm khó quên.

chùa hàn sơn
Thỉnh chuông trên tháp chuông Hàn Sơn tự
Hàn Sơn tự còn là ngôi chùa có được sự hài hòa về kiến trúc, cân đối giữa cảnh và vật, giữa cây cối và vật thể... Tất cả đều toát lên vẻ hài hòa, hòa hợp mà ngôi chùa thịnh cầu. Cùng ngắm một số không gian của Hàn Sơn Tự:








Với những nét riêng đặc trưng hòa hợp trong văn hóa kiến trúc chung của chùa Trung Hoa, Hàn Sơn Tự trở thành điểm đến lý tưởng để du khách mở tâm hồn cảm nhận sự anh linh và mở tầm mắt hướng ra toàn bộ kiến trúc chùa của người Trung Quốc. Người Trung Quốc có câu: "Thượng hữu thiên đàng, hạ hữu Tô Hàng"(“Trên trời có Thiên đàng, Dưới đất có Tô Hàng nhị châu”), ý nói vẻ đẹp của Tô Châu và Hàng Châu của Trung Quốc có thể sánh ngang với thiên đàng, đó là thiên đàng trên mặt đất.
Tô Châu được mệnh danh là Venice của Châu Á, với những con sông nhỏ chạy xen giữa những dãy nhà cổ. Tô Châu là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo.
Tô Châu sở dĩ nổi tiếng đến như vậy còn là do những Hoa viên nằm rải rác khắp trong thành phố. Những Hoa viên này nở rộ nhất là từ thời nhà Tống cùng lúc với sự hưng thịnh kinh tế và thương mại ở vùng này. Thế nên Tô Châu kể từ khi ấy còn được gọi là: “Hoa Viên chi thành”:
“Giang Nam viên lâm giáp thiên hạ/Tô Châu viên lâm quan Giang Nam”
Nghĩa là: miền Giang Nam vườn hoa rừng cây khắp trời đất, nhưng thành phố Tô Châu vườn hoa và rừng cây trùm cả Giang Nam. Hoa viên ở Tô Châu rất là nghệ thuật, tinh xảo, là tinh hoa kiến trúc nghệ thuật vườn rừng cổ điển của phương Nam Trung Quốc. Nó không những là hoa viên của hoàng gia cung đình, hay là phú lệ hào hoa, mà còn là cảnh thanh tao nhã nhặn, nổi tiếng là nghệ thuật tinh vi, lung linh ngây ngất. Do đó mà Tô Châu được nổi danh là mỹ lệ của mọi tầng lớp người trong xã hội Trung Hoa.
Sư Tử Lâm đã được xét là di sản văn hóa thế giới, là một trong 4 lâm viên đẹp nhất Tô Châu. Sư Tử Lâm được xây dựng vào cuối thời Nguyên do nhà sư Thiên Như dựng lên để tưởng nhớ về một sư thầy của ông có tên là Trung Phong. Sở dĩ vườn có tên là Sư Tử Lâm vì ở chỗ nào ta cũng gặp những tảng đá, những hòn núi giống như những con sư tử. Trong vườn sư tử, người ta xây dựng nhiều hang động nhân tạo rất kỳ ảo chẳng khác nào những mê cung.
Sư Tử Lâm là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử Trung Hoa (như sư kiện Nhật ký thỏa ước đầu hàng Đồng minh tại Trung Quốc), và cũng là nơi được lấy làm bối cảnh của nhiều bộ phim nổi tiếng (như Tây Du Ký).
Quy hoạch vườn Sư Tử rất chặt chẽ, tinh tế, là đỉnh cao của kiến trúc Viên lâm Trung Hoa. Phía Đông Nam là núi non, phía Tây Bắc là sông suối ao hồ, các tòa lâu đài đặt ở hai cánh Đông và Bắc. Các quần thể kiến trúc này được nối với nhau bằng một hành lang dài, trên vách hành lang có nhiều bút tích của tự đại gia đời Tống như Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, Thái Nhượng...
Cùng đến với những góc ảnh về Sư Tử Lâm:

sư tử lâm
Biển hiệu cổng vào Sư Tử Lâm
sư tử lâm
Chứng nhận di sản văn hóa thế giới tại Sư Tử Lâm
sư tử lâm
Điêu khắc tinh xảo tượng trưng cho tư duy kiến trúc môn đăng hộ đối ở cửa vào
sư tử lâm
Sư Tử Lâm mang cảm hứng hội họa nên không thể thiếu những bức tranh dọc hành lang đi vào
Những nét cổ xưa trầm mặc, tuân theo đúng quy tắc lễ nghĩa nghiêm ngặt trong kiến trúc còn lưu giữ khắp các căn phòng của Sư Tủ Lâm qua các đồ vật tinh xảo được bảo tồn nguyên vẹn:








Khuôn viên của Sư Tử Lâm được bài trí phù hợp phong thủy và âm dương ngũ hành, hữu tình non nước:







Đá quý được xếp thành giả sơn len lỏi khắp khuôn viên theo trận đồ bát quái mà đến nay vẫn đầy kỳ bí:




Chùa trong khuôn viên với bút tích của vua Càn Long và nhiều nét trạm khắc được mạ vàng (Chỉ có chùa được vua ngự phong mới được mạ vàng): 



Sư Tử Lâm được lưu giữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn sau nhiều biến cố lịch sử và ngày nay vẫn là một trong những điểm tham quan du lịch đặc biệt thu hút du khách đến Tô Châu.
Tiểu Phong Nhi
Chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 40km, song không nhiều người biết đến làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, ngôi làng nhỏ với hàng chục ngôi biệt thự cổ đã lên màu rêu phong. Người dân trong làng cho biết, về làng nhiều nhất vẫn là sinh viên kiến trúc, mỹ thuật rồi đến nhà báo, tuyệt nhiên không thấy các nhà quản lý và bảo tồn…

Cổng Làng Cựu
Cổng Làng Cựu. Ảnh: ANTĐ
Chuyện xưa…
Ông Nguyễn Thiện Tứ, một người dân trong làng kể lại, ngôi làng có sắc vóc như ngày hôm nay một phần là nhờ… lửa. Vốn là nơi đồng chiêm trũng, mỗi năm chỉ cày cấy được một vụ, nên cuộc sống của người dân thiếu thốn quanh năm. Rồi một buổi chiều năm 1921, một ngôi nhà trong làng do bất cẩn đã để xảy ra hỏa hoạn. Ngọn lửa cứ thế lan ra, “liếm” sạch cả làng.
Sau vụ cháy ấy, người làng Cựu phải tỏa đi tam phương tứ hướng tìm kế mưu sinh. Và cũng chính từ sau cơn thịnh nộ của “bà Hỏa” đã tạo nên những người thợ may tài hoa bậc nhất Hà thành. Nghề may của làng Cựu vươn đến tận Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi sang Pháp. Và khi đã có tiền, các thương gia trở về làng xây nên những ngôi biệt thự bề thế. Biệt thự nọ nối tiếp biệt thự kia, trải dài đến gần một cây số đường làng. Ngôi làng từ đó mang diện mạo mới. Hiện tại, ước tính cả làng còn khoảng 30 ngôi biệt thự được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1928 đến 1945 với kiểu kiến trúc vòm cuốn, ngói mũi, gỗ lim, chất kết dính là mật với muối.
Những ngôi nhà ở đây được chủ nhân chau chuốt đến từng chi tiết nhỏ, ngoài ngõ, trong nhà đều được điểm xuyết bằng hình hoa lá, hạc, phượng, hươu, nai. Đường làng được lát đá xanh. Nhà ông Xã Vinh là một trong những biệt thự cầu kỳ nhất. Lối ngõ thênh thang, hai tòa nhà hai bên nối với nhau bằng một cầu bê tông. Nhà cụ Hàn Thăng lại mang dáng dấp cổ, cửa bức bàn, cột gỗ lim to…
Trước năm 1945, làng Cựu đã có điện. Những ông chủ hiệu may nổi tiếng chơi sang mang điện về thắp sáng khắp trong nhà ngoài ngõ. Những cột điện giờ vẫn còn nguyên vẹn trên dọc đường làng, dấu tích của một thời xa hoa. Không chỉ có thế, những người giàu có nhất làng như cụ Chu Văn Luận mang tiền về xây trường học. Có lẽ, trường Huỳnh Thúc Kháng cũng là ngôi trường đầu tiên mang ngoại ngữ dạy cho trẻ con trong làng. Và từ đó, một làng Cựu nơi vùng chiêm trũng nghèo nàn đã trở thành một “làng Tây” sang trọng.
Chuyện nay…

Những nếp nhà cổ nằm dọc đường làng
Những nếp nhà cổ nằm dọc đường làng. Ảnh: ANTĐ
Làng Cựu giờ không còn cái vẻ hào hoa của mấy chục năm về trước. Qua biết bao thăng trầm, những ngôi biệt thự cổ hôm nay khoác lên mình một màu trầm buồn của rêu phong. Dọc đường làng, đi sâu vào từng con ngõ, những ngôi biệt thự vẫn hiện diện, nhưng cũ kỹ và xuống cấp. Cũng ra đời cùng thời gian với làng Cự Đà (Thanh Oai) nhưng không hiểu sao làng Cựu (Vân Từ) lại không nổi tiếng bằng Cự Đà, không được mấy các nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn quan tâm. Có người nói đó là một thiệt thòi, nhưng người khác lại bảo, chính sự “bị quên” là một cái… may.
Vì thế, mà làng Cựu còn gần như nguyên vẹn đến ngày hôm nay. Xưa làng Cựu đông đúc là thế, sau năm 1954, những người dân gốc của làng vì thời thế mà phải bỏ làng tha phương nơi đất khách. Người sang định cư ở nước ngoài. Người lên phố cổ… Nhiều ngôi biệt thự giờ hoang phế, cỏ dại ngút ngàn. Ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó Chủ tịch xã Vân Từ cho biết, hiện có tới 1/3 số biệt thự trong làng bị bỏ không. Chủ nhà ở xa, thỉnh thoảng mới về ngó nghiêng một chút rồi khóa cửa để đấy. Lại cũng có nhiều biệt thự thuộc sở hữu cùng một lúc mấy hộ, bị bán đi bán lại nhiều lần, mỗi hộ lại tu sửa, cải tạo theo ý riêng, nên kiến trúc nguyên bản đã bị biến dạng đi ít nhiều. Ông Nguyễn Thanh Xuân cũng cho biết thêm, hiện cả làng chỉ có khoảng 100 hộ, sống chủ yếu bằng nghề nông, không có nghề phụ gì khác.
Thanh bình - đó là cảm nhận của chúng tôi, những người lần đầu tiên đến thăm làng. Dường như cái sự đô thị hóa, cái ầm ĩ và bụi bặm ven Quốc lộ 1A vẫn còn cách rất xa cổng làng. Dẫn chúng tôi thăm làng, anh Nguyễn Quang Huy - trưởng thôn Cựu, sinh năm 1981, một trưởng thôn trẻ nhất từ trước tới nay mà tôi từng gặp bảo, cứ để xe gọn vào là được, đi từ sáng tới tối cũng không mất. Tệ nạn xã hội chưa mon men đến làng. Rồi anh Huy kể, chuyện có nhà quên khóa cửa cả đêm, sáng dậy vẫn không bị trộm “hỏi thăm”... đến chuyện xưa nay, trong làng chẳng nhà nào bị mất chó, trộm gà bao giờ…
Rõ ràng, làng Cựu đang chứa một tiềm năng du lịch lớn. Nhưng ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó Chủ tịch xã Vân Từ bảo, biết là có “của chìm” đấy, nhưng việc làm du lịch thế nào lại vượt ra ngoài thẩm quyền của xã. Thấy làng Đường Lâm, làng Cự Đà lên báo chí ầm ầm, lãnh đạo xã Vân Từ cũng thấy… nóng ruột. Cũng muốn đề xuất lên trên việc bảo tồn tôn tạo, hơn nữa là xếp hạng “làng biệt thự cổ”, nhưng việc xếp hạng rồi làm hồ sơ thế nào chính quyền xã cũng không nắm được. Cũng đã vài lần “đánh tiếng” lên trên xin được hướng dẫn, nhưng rồi cũng không thấy ai nói gì. Thế là đành thôi… Làng Cựu lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”- cũng giống như tình cảnh của nhiều làng cổ khác ở Hà Nội.
Ngày nay, làng cố Đường Lâm nổi tiếng khắp cả nước như một ngôi làng Việt còn “nguyên bản” với đầy đủ các yếu tố cổng làng, cây đa, bến nước, nhà cổ và những chiếc giếng làng.
Đến Đường Lâm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 16 di tích kiến trúc gồm đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, lăng mộ... trong đó có tới bảy di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia như lăng Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng, chùa Mía, rặng Ruối, đình Mông Phụ...
 
Đường vào làng rất đặc trưng nông thôn Việt Nam với cây đa, bến nước, sân đình.
 
 
Ngõ nhỏ vắng vẻ.
 
 Người nông dân sau giờ làm đồng.
Những đứa trẻ tung tăng nô đùa trên đường làng.
Phút thảnh thơi bên lăng mộ Ngô Quyền của một cụ già.
Đình Mông Phụ, xây dựng năm 1684, một trong 7 di tích lịch sử của Đường Lâm được Nhà nước xếp hạng.
 
Di tích Chùa Mía, thôn Đông Sàng, nơi thờ bà chúa Mía.
Đền thờ Phùng Hưng.
Rặng Ruối, thôn Cam Lâm với đường đi quanh co.
 Giếng làng.
Hiếm có ngôi làng nào ở xứ Đoài lại nhiều giếng như Đường Lâm. Tại đây, những chiếc giếng công cộng thường được đặt ở giữa các xóm để người dân thuận tiện qua lại như giếng xóm Đình, xóm Sải, xóm Giang... Bên cạnh giá trị sử dụng, có giếng còn mang ý nghĩa tâm linh như hai giếng bên đình Mông Phụ, tượng trưng cho đôi mắt rồng thiêng liêng của ngôi làng. Nhiều giếng đã có tuổi đời 4 thế kỷ.
Về mặt kiến trúc, những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng. Miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất bền và vững chãi. Giếng thường rộng từ 3-5m, sâu trên 10m.
Theo năm tháng, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, giếng khoan và nước máy dần dần thay thế giếng cổ. Những chiếc giếng đá ong trăm tuổi trở nên hoang phế, cạn nước và bị cây cỏ dại bao phủ. Nhiều giếng bị biến dạng, bọc bê tông lên trên những khối đá ong cũ.
Thiết nghĩ, việc gìn giữ và bảo tồn hình ảnh những chiếc giếng cổ sẽ làm tăng thêm giá trị di sản của ngôi làng Việt cổ Đường Lâm. Điều này đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực của người dân cùng chính quyền địa phương.
Nằm trong một ngõ sâu, giếng xóm Miễu là chiếc giếng đẹp nhất Đường Lâm với phần miệng xếp bằng những tảng đá ong.
Giếng nằm cách đình Mông Phụ không xa và được coi là một trong hai "mắt rồng" của ngôi đình này.
Bị bỏ hoang từ lâu, giếng dần bị bao phủ bởi các loài cây dại .
Chiếc giếng còn lại của đình Mông Phụ nằm ngay cạnh đình. Đường kính giếng này lớn gấp đôi giếng xóm Miễu.
Trong "con mắt rồng" này là cả một "rừng" dương xỉ um tùm.
Nước giếng khá trong.
Giếng xóm Xui đã bị "bê tông hóa".
Tuy vậy, bia đá cổ và những chi tiết kiến trúc trên nền giếng vẫn được gìn giữ.
Giếng xóm Sải cũng đã bị "mặc áo" bê tông.
Nhìn vào lòng giếng vẫn thấy những phiến đá ong sần sùi xếp thành tầng lớp.
Giếng xóm Đình vẫn ăm ắp nước.

Những phiến đá ong cổ của giếng xóm Giang lộ ra khi lớp bê tông bọc ngoài bị tróc lở.
Chờ một ngày được cải tạo tu bổ, gìn giữ và đưa vào khai thác du lịch có lẽ vẫn là một tương lai xa và mờ mịt đối với những ngôi biệt thự cổ ở làng Cựu - ngôi làng bên bờ sông Nhuệ.
Làng cổ Đường Lâm, Hà Nội vẫn còn giữ được nét đặc trưng của ngôi làng Việt cổ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh…
Làng cổ Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Làng cổ Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Nhìn từ xa, cổng làng gợi nhớ về cảnh làng quê yên bình, êm ả, vắng hẳn tiếng xe cộ nhộn nhịp ồn ào chốn thị thành.
Đường Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ năm 2006.
Đường Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ năm 2006. Nét đặc trưng, tiêu biểu nhất của Đường Lâm là cổng làng và đình làng Mông Phụ. Có thể nói, kiến trúc đình này là biểu trưng của đình Việt Nam. Đình Mông Phụ xây dựng cách đây gần 400 năm, mặt chính quay hướng nhìn về phía đồi Dum.
Ngôi làng cổ này còn được gọi là đất 'hai vua', nghĩa là vùng đất có hai người làm vua.
Ngôi làng cổ này còn được gọi là đất "hai vua", nghĩa là vùng đất có hai người làm vua.
Nhà trái
Trước cửa đình là một cái sân rộng, thường là nơi diễn ra các trò chơi khi làng vào hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng.
Mọi ngõ ngách trong làng đều tụ về sân đình như một quảng trường trung tâm.
Những công trình điêu khắc tinh xảo.
Một số nhà được xây dựng từ rất lâu đến nay vẫn còn nguyên hệ thống cột kèo, giàn mái với hoa văn trang trí cầu kỳ.

Mọi con đường làng đều rất sạch sẽ và thoáng đãng.
Những bức tường đá ong có hàng trăm năm nay bao quanh các ngôi nhà, tạo không gian biệt lập và bình yên cho mỗi gia đình.
Hiện nay, Đường Lâm có 956 ngôi nhà đã hơn 150 năm tuổi. Nét làng lại cổ kính, rêu phong loang lổ, u hoài, tư lự.
Đến Đường Lâm, du khách nên vãn cảnh chùa Mía (tên chữ là Sùng Nghiêm tự), có tòa bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.
Những chum tương nhà tự làm ngon không kém tương Bần hay tương Cự Đà nổi tiếng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean