Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của con người cũng tăng theo từng nhịp đập hối hả của cuộc sống. Cứ sống trên mặt đất đôi khi lại làm con người cảm thấy nhàm chán, họ muốn được thay đổi sắc màu cuộc sống, được hòa nhập với thiên nhiên, với sông nước.
Vì vậy, từ hàng thế kỷ trước, con người đã cho xây dựng những ngôi nhà độc đáo, cái chìm sâu dưới mặt nước, cái lại nối giữa biển cả bao la. Và trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ hiện đại này, những ngôi nhà với lối kiến trúc độc đáo kiểu như vậy đang góp phần tạo ra một cuộc chạy đua về kiến trúc và xây dựng.
Làng Tự Đức ở Huế -Việt Nam
Nằm ở trên bờ hồ Lưu Khiêm cách Huế 7km, lầu nghỉ ngơi đặc biệt nằm trên các cột trụ là một phần của lăng Tự Đức được xây dựng giữa thế kỉ XIX, lúc sinh thời của Vua Tự Đức. Người ta kể rằng, vị Vua này rất thích ngồi ở đó để vừa thưởng thức trà hương sen vừa làm thơ. Từ năm 1993, toàn bộ các công trình kiến trúc cổ của Huế đã được xếp hạng di sản văn hóa thế giới của Unesco.
Ngôi làng nổi Sausalito ở California
Được đầu tư xây dựng bởi những người theo chủ nghĩa hippiies trong những năm 60-70, ngôi làng biệt lập thuộc vịnh San Francisco là nơi tập hợp những con tàu - nhà đông nhất nước Mỹ. Ngôi làng độc đáo này bị các nghệ sĩ là những kẻ sống bên lề xã hội theo giáo luật chiếm giữ, để tạo dựng một nơi ở theo tưởng tượng của họ. Nơi này giờ đã trở thành một địa danh, mà các nhân vật giàu có sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đôla để có được một ngôi nhà với lối kiến trúc như vậy.
Nhà - phòng thí nghiệm dưới biển Galatee
Được xây dựng với mục đích khoa học và kĩ thuật, dự án nhà ở bán lưu động chìm dưới nước này lần đầu tiên được thực nghiệm năm 1977, dưới sự chỉ đạo của thuyền trưởng Cousteau. Đây là một ngôi nhà được tạo dựng dựa trên khoa sinh điện tử, nó không tương đồng với bất cứ cái gì hiện hữu từ trước và nó rất phù hợp ở giữa đại dương với khả năng chìm dưới nước 3 tháng với số lượng người sinh sống trong đó là 45 người.
Ngôi nhà Poseidon Resort trên đảo Fidji
Chìm sâu dưới mặt nước ở độ sâu 12m, trong một dải nước ngăn các biển cả bởi một mạng san hô bí hiểm ở biển Pacifique với vị trí khá kì bí. Tòa nhà 5 tầng này sẽ là một quần thể khách sạn dưới biển đầu tiên trên thế giới, sẽ được khai trương đón tiếp những vị khách đầu tiên vào dịp Noel 2008. Bất chấp giá thuê phòng cực kì đắt (15.000 đôla/tuần), hàng nghìn đơn đặt phòng đã được đặt qua mạng Internet.
Mắt biển Aquaspace
Kiến trúc sư Jacques Rougerie đã xây dựng ý tưởng về ngôi nhà Aquaspace và hoàn thành ý tưởng năm 1982. Aquaspace là một chiếc thuyền buồm có hai thân dài 20m và rộng 8,5m, được làm bằng vỏ máy bay bằng chất polycardonate trong suốt cho phép theo dõi và nghiên cứu những con cá voi cả ngày lẫn đêm. Kể từ khi Aquaspace thuộc quyền sở hữu của một người Mỹ, nó trở thành chiến cụ du hành trên biển Caribê.
Khách sạn thuyền buồm Burj Al Arab ở Dubai
Với hình dạng một chiếc buồm căng gió, Burj Al Arab nằm cách các bờ biển Dubai 280m và được khánh thành năm 1999, sau 5 năm được con người xây dựng miệt mài, dinh thự cao nhất thế giới này được dùng làm khách sạn và được tuyên bố là khách sạn 7 sao. Một phần của Burj Al Arab được chìm dưới nước với một nhà hàng toàn cảnh dưới biển và chỉ có duy nhất hai tầng với diện tích 196 và 780m2. Đảo AZ
Jean-Philippe Zoppini đã phải làm việc hơn 20 năm cho các dự án "Sống ngày mai trên biển" và Jean đang trên đường hoàn thành giấc mơ kiến trúc của mình, với việc cho xây dựng hòn đảo AZ (A: Alson - Z: Zoppi) sẽ được khánh thành trong cuộc triển lãm thế giới Thượng Hải năm 2010. Tuy nhiên, cần phải có 2 tỉ đôla để hoàn thành đảo thép này (chu vi 1.000m, nằm sâu dưới mực nước biển 78m) và để các du khách có thể chèo thuyền tự do ở đó mà không sợ bị ô nhiễm môi trường.
Con tàu vũ trụ đại dương Sea Orbiter
Được bắt đầu vào cuối năm 2005, dự án của kiến trúc sư Jacques Rougerie đã được phát triển cùng với sự hợp tác của Bill Todd, người chịu trách nhiệm về chương trình Neemo (Nasa Extreme Environment Mission Operation) ở Nasa. Trung tâm vũ trụ này đã chuẩn bị dưới nước các chuyến du lịch của các hành khách vũ trụ. Mục đích của dự án này là tìm một ngôi nhà dưới biển, có thể đón tiếp từ 8 đến 10 người trong vòng 6 tháng và cũng là để kiểm tra sự thích ứng của cơ thể người ở một nơi cực điểm.
Đảo giá Palm Jumeirah ở Dubai
Từ cuối những năm 1990, thủ lĩnh Arập Sheik Mohammed quyết định biến Dubai thành điểm du lịch xa xỉ đầu tiên, khi cho xây dựng những hòn đảo giả lớn nhất thế giới. Trong hình là hình ảnh của hòn đảo đầu tiên trong số 3 Palm Islands và người ta đã mất 5 năm làm việc không nghỉ, với 92 triệu mét khối cát và 7 triệu tấn đá để hoàn thành nó. Tổ chức sinh thái WWH đã tỏ ra lo lắng về ảnh hưởng mà việc khai thác nạo vét khổng lồ, khi xây dựng những hòn đảo này có thể ảnh hưởng đến môi trường biển.
City in the Ocean của Abu Dhabi trong khối Ả Rập thống nhất.
Với ý tưởng xây dựng của kiến trúc sư Jacques Rougerie phục vụ cho thủ lĩnh Abu Dhabi, dự án "City in the Ocean" nhằm tạo ra một " công viên biển" được đặt ở trung tâm các dải nước ngăn cách biển cả, bởi một mạng san hô bán tự nhiên lớn nhất, chưa bao giờ được con người xây dựng với 3 tòa tháp cao 30m, đại diện cho 3 ngón tay của thần biển Neptune. Khách sạn với các phòng và nhà hàng dưới biển, spa, cửa hàng lưu niệm, văn phòng..Nguồn: Thegioiphunu.
Khách sạn ở 12m dưới mặt nước biển ở Key Largo, Florida, Mỹ
Bạn có sẵn sàng cho việc ở trong một căn phòng rộng 112m 2 dưới độ sâu 12m giữa Thái Bình Dương? Cái giá phải trả là 15.000 USD cho một đêm trong căn phòng trong suốt này. Dự án resort dưới biển táo bạo này với tên gọi Poseidon sẽ mở cửa đón khách từ tháng 9.2008.Bruce Jones đã dành phần lớn thời gian để thiết kế các món "đồ chơi" dưới biển đắt giá dành cho những tay tỉ phú và các nhân vật nổi tiếng. Chủ tịch Hội tàu ngầm Mỹ đã 50 tuổi này nổi tiếng với việc chế tạo những chiếc tàu ngầm sang trọng theo đơn đặt hàng, những chiếc tàu có giá đến 80 triệu USD gồm các phòng ngủ với nội thất bên trong bằng gỗ cứng hảo hạng, trải thảm nhung và đủ oxy cho bạn cùng 10 người khách sống thoải mái 3 tuần liền dưới độ sâu 300m so với mặt biển. Nay Jones đang đưa những kiến thức dưới mặt biển vào việc kinh doanh ngành khách sạn. Kế hoạch táo bạo của ông là khai trương Đảo bí ẩn Hải vương tinh (Poseidon Mystery Island), khu resort dưới đáy biển đầu tiên trên thế giới, đi vào hoạt động từ tháng 9.2008.
1. Nhà chế tạo tàu ngầm Bruce Jones dự định xây dựng một khách sạn sang trọng nằm dưới 12m nước tại vùng biển san hô của đảo Fiji giữa Thái Bình Dương2. Khối kiến trúc này sẽ lắp ráp trên bờ, sau đó đưa đến nơi cần bố trí và hạ xuống biển.3. Dự án Poseidon bao gồm 24 phòng, có một phòng đặc biệt 112m 2 giá 15.000USD/đêm và cả một nhà thờ nhỏ để cử hành hôn lễ.
Khách sạn này ở 12m dưới mặt nước biển, gồm các phòng ở cá nhân và có thư viện, nhà thờ nhỏ để cử hành hôn lễ và một nhà hàng. Ngoài việc lặn biển, du khách có thể tham quan đáy biển trên một tàu ngầm có sức chở 16 người, lặn sâu đến gần 100m; hoặc học điều khiển tàu lặn Triton có sức chứa 3 người, lặn sâu đến 300m
Căn phòng có tầm nhìn là nước bao quanh. Mỗi phòng riêng có diện tích 51m 2 , có bể tắm massage tạo sóng Jacuzzi và 70% diện tích vách và trần phòng làm bằng kính nhựa acrylic trong suốt dày 4 inch. Những công nhân phục vụ sẽ rải thức ăn quanh khu khách sạn để thu hút các loài cá đến
Mỗi modul phòng ở được nối với khung khách sạn bằng khớp nối (joint) chống thấm nước và có thể tháo rời để đưa lên mặt nước bảo dưỡng
Chi phí trọn gói cho chuyến nghỉ ở Poseidon là 15.000USD/người/tuần gồm 2 đêm ở trong phòng dưới nước và 5 ngày ở trên bờ.
Khu đầm phá san hô rộng 5.000 mẫu Anh bao quanh đảo có độ sâu gần 30m"Khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường bậc trung học, tôi thường viết thư cho nhà hải dương học Jacques Costeau và phác thảo về môi trường sống dưới nước", Jones kể. Năm 2000, ông tiến một bước đến hiện thực cho giấc mơ chưa ai làm: tìm địa đểm cho dự án khu nghỉ dưỡng dưới đáy biển. "Tôi có nhiều bạn bè trong ngành kinh doanh tàu lặn, họ cũng là những thợ lặn (có bình dưỡng khí). Tôi có hứa nếu ai đưa ra được địa điểm thích hợp cho dự án, tôi sẽ trả 10.000 USD". Một người bạn kinh doanh và là một thợ lặn đã đưa ra đề xuất về vùng đá ngầm gần đảo Eleuthera, thuộc quần đảo Bahamas (Trung Mỹ) và nhận được số tiền ông hứa. Tuy nhiên, Jones gặp rắc rối khi thương thuyết về giá cả với những chủ nhân của đảo (người Mỹ). Sau một năm lui tới thất bại, ông quyết định chuyển tầm nhìn xa hơn, đến tận đảo Fiji ở Thái Bình Dương.Những dự án táo bạo khácJones không phải là người đầu tiên theo đuổi dự án khách sạn dưới đáy biển. Đầu tiên là dự án khu nhà nghỉ dưới biển Jules sâu 6m (mang tên Jules Vernes, tác giả cuốn 2.000 dặm dưới đáy biển) nằm tại đầm phá Emerald ở Key Largo, bang Florida, Mỹ. Mở cửa năm 1986, khu nhà nghỉ nhỏ bé này trông có vẻ như một chiếc tàu lặn hơn là một khu nghỉ dưỡng thật sự. Nó chỉ chứa tối đa 6 khách với 2 phòng ngủ, một phòng tắm, khách phải có giấy phép lặn.Tại Dubai, nơi các khách sạn thường mang tính phô trương, một nhóm nhà phát triển địa ốc đang thổi phồng cho một dự án 500 triệu USD: khu resort dưới biển Hydropolis. Khu này có diện tích 1,1 triệu bộ vuông (102.200m2) gồm các phòng suite sang trọng, một phòng khiêu vũ, siêu thị và và cả một hệ thống phòng thủ chống tên lửa (!) để phòng ngừa những tay khủng bố. Hydropolis là dự án đầy tham vọng nhất ở độ sâu gần 40m dưới mặt nước biển. Tuy nhiên, do sức ép thời gian, dự án này đã sa lầy ngay từ khâu tiền xây dựng. Theo Mansoor Ijaz, phó chủ tịch hội đồng quản trị của Crescent Hydropolis resort, dự án này đang trong giai đoạn tìm địa điểm và chắc chắm sẽ không khai trương trước năm 2008.Thông thường, vấn đề tài chính là rào cản đầu tiên cho các dự án tầm cỡ. Trong trường hợp dự án Poseidon, các nhà đầu tư tư nhân và một ngân hàng thương mại Mỹ đã gom gần 105 triệu USD mà Jones cần để hoàn tất khu resort. Rõ ràng những nhà đầu tư này lạc quan cho rằng Poseidon sẽ thu hút đủ lượng khách danh tiếng và các tay chơi lớn để có thể thành công về mặt tài chính. Trong khi đó, Jones đã ký một hợp đồng với những chủ nhân của khu quần đảo Fiji tận nam Thái Bình Dương về địa điểm bố trí khu resort. Nếu không có gì thay đổi, khu resort Poseidon sẽ nằm ở độ sâu 12m dưới mặt biển trong khu đầm phá san hô rộng 5.000 mẫu Anh, phía đông bắc quần đảo Fiji.Ở và ngắm thế giới biển. Jones đã thiết kế Poseidon để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là những tay cuồng nhiệt về môn lặn và cả những người không thạo đi biển với đầy đủ tiện nghi cho một kỳ nghỉ: món ăn ngon, quang cảnh "gây choáng" của thế giới nước xung quanh, và cơ hội được lặn biển từ cửa thông ra biển của khách sạn này (cho phép người lặn ra ngoài nhưng không cho nước biển tràn vào trong các phòng). Một khi dự án mở cửa, du khách sẽ được ở trong những căn phòng riêng biệt 51m 2 , có tầm nhìn 270 độ vào thế giới dưới biển đầy san hô và các loài cá nhiệt đới lượn quanh, tầm nhìn thông từ sàn nhà đến trần nhà qua những tấm kính trong suốt, bên ngoài có đèn chiếu sáng... Khách sẽ vào (đúng hơn là xuống) khách sạn qua hai thang máy. Do áp suất trong khách sạn dưới biển này luôn được giữ ở mức 1 atmosphere (tương đương áp suất trên bờ) nên du khách không phải lo lắng về chứng bệnh bị giảm áp suất. Một khối nhà hình cái dĩa tại một đầu của khách sạn dành làm nhà bếp, khu tiếp tân và nhà hàng - quán bar, rộng gần 280m 2 , tự quay quanh. Một khối nhà tròn khác ở đầu kia của khách sạn gồm thư viện, phòng hội nghị, nhà thờ nhỏ để cử hành hôn lễ, spa, và một phòng thượng hạng dưới biển lớn nhất thế giới có tên Nautilus (tên chiếc tàu ngầm trong cuốn tiểu thuyết viễn tưởng 2.000 dặm dưới biển của Jules Verne). Phòng này rộng 112m 2 , giá 15.000USD/đêm. Giữa hai khối nhà tròn này là các phòng cá nhân 51m 2 gắn hai bên hành lang nối hai khối nhà tròn.Để bảo đảm cho khách có cái nhìn toàn cảnh xung quanh phòng, Poseidon sẽ có hệ thống lau chùi cửa kính tự động để không cho những loài nhuyễn thể như ốc, hàu bám lên cửa. Những dòng nước biển cực mạnh từ những vòi phun dọc theo khách sạn sẽ quét không cho những loài nhuyễn thể này bám được vào vách trong suốt của các phòng.Nếu các cửa sổ phòng khách ở bị hư hại hay nếu căn phòng cần sửa chữa, chúng sẽ được thợ bảo trì tách rời khỏi thân của khách sạn (hành lang đóng vai trò như một trục chính, gắn các mô-đun phòng ở với nhau) và trục lên bờ. Để nới lỏng các khớp nối từng phòng vào "xương sống" của Poseidon (hành lang), công nhân sẽ đóng các cửa kín nước ngăn giữa phòng ở với khung của Poseidon, rồi bơm nước biển vào khớp nối. Khi áp suất nước biển gia tăng sẽ khiến mô-đun phòng ở lỏng ra khỏi thân Poseidon và cần cẩu dễ dàng trục nó lên bờ.Kỳ công xây dựngĐể giảm chi phí,toàn bộ khối kiến trúc này sẽ được lắp ráp tại một xưởng đóng tàu ở Portland, bang Oregon, Mỹ; sau đó chuyên chở bằng tàu hàng cỡ lớn đến Fiji. Trong lúc đó, các kỹ sư sẽ chỉ đạo việc đóng cọc xuống biển. Các thợ lặn sẽ nối những sợi dây cáp mảnh mai gắn bên ngoài khách sạn và nối chúng với các cọc dưới biển. Những chiếc cọc này sẽ giữ cho khách sạn được thẳng hàng để các thợ lặn sau đó neo các chân thép của khách sạn vào bãi đá ngầm. Sau đó khối kiến trúc này sẽ được cho chìm dần xuống độ sâu đã định.Phần khó khăn phức tạp nhất của việc xây dựng Poseidon là đòi hỏi phải có những tấm kính nhựa acrylic trong suốt khổng lồ để làm cửa sổ cho các phòng khách và phòng ăn, Chỉ có một vài nhà sản xuất là đủ khả năng làm ra chúng theo kích cỡ Jones muốn, nhưng giá của chúng có thể làm dự án phá sản, Jones cho biết. Vì vậy ông quyết định tự làm. Các kỹ sư của dự án Poseidon và một nhà thiết kế tàu ngầm có ít nhất 13 năm kinh nghiệm trong ngành tàu ngầm Mỹ, sẽ thiết kế và xây dựng một chiếc nồi hấp đặc biệt để tạo nên những tấm acrylic uốn cong dày 4 inch làm cửa sổ cho các phòng ở, và những tấm vuông lát trần và sàn nhà của hai khối nhà tròn.Cũng như các dự án khách sạn - resort đầy tham vọng khác, Poseidon cũng phải vượt qua những rào cản khác trước khi mở cửa đón khách. Một rào cản nữa là sự chi tiêu vượt quá ngân sách dự trù và những tranh cãi về mặt pháp lý. Cả vấn đề tài trợ tài chính và địa điểm của khu đầm phá cũng chưa thể bảo đảm cho Poseidon hoàn tất, dù Jones quyết định lắp ráp sẵn dự án trên mặt đất thay cho việc tiến hành xây dựng dưới biển đầy rủi ro. Cuối cùng, một số nhà phân tích ngành công nghiệp khách sạn ngờ vực về việc liệu khách sạn có đủ lượng khách để có thể tồn tại? Tuy vậy Jones tin tưởng sẽ có khách đặt chỗ tại Poseidon với giá 15.000USD/người/tuần để được nghỉ ngơi tại Poseidon.
Venice
Venice (tiếng Ý là Venezia) là thành phố phía bắc nước Ý, thủ phủ vùng Veneto. Venice còn được gọi với tên khác như "Queen of the Adriatic", "City of Water", "City of Bridges", and "The City of Light". Thành phố nằm trải dài trên vô số các hòn đảo nằm trong quần thể gọi là Venetian Lagoon. Thành phố này mang trong lòng một khối khổng lồ những công trình kiến trúc : 120 nhà thờ kiểu Phục Hưng Balook ,hơn 60 tu viện ,hơn 100 tháp chuông và 40 cung điện. Ở giữa thành phố, có quảng trường Piazza San Marco và Tiểu quảng trưởng Piazzeta, xung quanh quảng trường có nhiều kiến trúc đẹp. Quảng trường Piazza San Marco (thánh đường St Mark _ thánh nhân mà dân Venice thờ phụng) là biểu tượng của thành phố
Trong lịch sử của những đám rước và những buổi biểu diễn ngoài trời ở thành phố, quảng trường đã là “căn phòng khách thanh lịch nhất ở châu Âu” - theo lời của Napoleon.
1.Thánh đường St Mark:Thời điểm xây dựng: Từ năm 1063 - 1071 Venice được xây dựng như một nơi an toàn giữa phá nước vào năm 813. Thi thể của Thánh Mark bị lấy cắp vì lòng ngoan đạo từ Alexandria, Ai Cập rồi mang về thành phố năm 828. Trước đây có một nhà thờ được xây dựng để tỏ lòng tôn kính người nhưng đã bị hỏa hoạn thiêu rụi vào năm 976. Nhà thờ hiện nay tiếp giáp với Cung điện của Doge ngày xưa, khởi công xây dựng năm 1063 và được cung hiến năm 1094. Đây chính là một công trình độc đáo ở Tây Âu, một phần do hình dáng kiến trúc và phần khác là do sự phong phú phi thường trong trang trí vật liệu khảm. Cả hai đặc điểm là do thực tế Venice, một đế quốc thương mại được hình thành bằng sức mạnh hải quân, nhìn về phương Đông, hướng về Constantinople chứ không hướng về phương Tây. Mô hình xây dựng nhà thờ là nhà thờ Các thánh tông đồ thánh thiện xưa hơn rất nhiều của Justinian ở Constainople đã bị tàn phá sau khi Tổ Nhĩ Kỳ xâm lăng. Giống như nhà thờ hoàng đế, nhà thờ St Mark có sơ đồ hình thánh giá Hy Lạp: 4 nhánh dài bằng nhau hình thành gian giữa nhà thờ, cánh ngang và thánh đường với các mái bát úp phía trên các nhánh và chỗ đường giao nhau. Thánh đường kết thúc trong gian nhà con bán nguyệt cuối nhà thờ và quanh gian giữa và cánh ngang, bên ngoài các mái bát úp là các lối đi. Để nâng cao, nhà thờ St Mark có 2 tầng, ban đầu có những hành lang nằm phía trên lối đi nhưng về sau tháo dỡ những hành lang này, lối đi cũng làm thành 2 tầng, mặc dù lối đi lót ván có lan can nằm ở tầng trên phía dãy liên vòm liên kết với cột. Kết quả là liên kết kiểu lồng phức hợp các khoảng không gian với các cảnh nhìn huyền bí thoáng hiện giữa các cột cẩm thạch. Quanh gian giữa nhà thờ, ở phía Bắc, Đông và Tây, nhưng không hợp nhất vào gian giữa nhà thờ, đại sảnh La Ma một tầng phía trên che phủ bằng một loạt các mái bát úp nhỏ hơn. Vật liệu khảm trong những mái bát úp này được bố trí thành các vòng tròn đồng tâm như kể một mạch chuyện liên tục. Nhỏ về quy mô và vừa đủ chiêm ngưỡng rõ ràng, vật liệu khảm là một trong những công đoạn khiến nhiều người phải say mê so với toàn bộ nhà thờ. Sự tạo thành Chim cá là một ví dụ cho thấy óc sáng tạo phát huy ở mức vô cùng tự do. Xây dựng Nhà thờ St Mark thực ra xây dựng bằng gạch, nhưng mỗi bề mặt đều được ốp đá cẩm thạch hay vật liệu khảm cầu kỳ, sao cho tác dụng tổng thể là tạo ra sự phong phú cực độ. Nhìn từ góc độ kỹ thuật kết cấu, nhà thờ không mang tính cách tân, và không thể sánh với quy mô hay tính dám nghĩ dám làm của nhà thờ Hagia Sophia ở Constainople. Tầng đất chính toàn là bùn của Venice vốn không ổn định, thậm chí khi được gia cố bằng móng bè hay đóng cừ gỗ, thảm họa đang đe dọa - mối nguy cơ ngày nay biểu hiện rõ trên sàn nhà không đều. Nhà thờ hoàn tất năm 1071 về cơ bản giống như nhà thờ ngày nay. Mặt tiền phía Tây vẫn còn nguyên năm mái cổng sâu, xếp thành hàng với đá cẩm thạch và được các panel khảm hình bán nguyệt phủ lên, hợp với tầng trên bằng các cửa nhỏ hình bán nguyệt, chỉ có cửa nhỏ ở giữa là còn kính. Những ô cửa nhỏ này được che phủ bằng loại điểm trang trí kiểu Gothic gần đây, theo nhận xét của John Ruskin chúng giống như bọt biển.
Số liệu thực tế: Tổng chiều dài: 76m Chiều rộng hành lang nằm ngang: 61m
Chiều rộng đại sảnh La Mã: 47m
Mái bát úp chính: - Đường kính: 13m - Chiều cao nội thất: 29m - Chiều cao ngoại thất: 40m.
Trang trí: Trong hàng ngàn năm, công trình tích lũy nhiều tác phẩm nghệ thuật, một số tác phẩm như trang trí trên đá cẩm thạch và vật liệu khảm, là bộ phận không thể thiếu đối với công trình. Các tác phẩm khác như Pala d'Oro (bàn thờ vàng) và Ngựa đồng, đều tập hợp từ nơi khác. Công trình khảm sau cùng cũng theo phong cách Byzantine nhưng là tác phẩm của thợ thủ công Ý theo truyền thống Ravenna vào thế kỷ thứ 6, hình thành một sơ đồ phức tạp giáo lý Cơ Đốc, từ sự tạo thành cho đến ngày tận thế. Công trình khảm khởi công ngay sau khi công trình xây dựng nhà thờ hoàn tất, và công đoạn khảm này tiếp tục kéo dài đến thế kỷ 12, 13. Ở tầng trệt, mặt ngoài các vách đều ốp đá cẩm thạch, phần lớn sử dụng vật liệu của La Mã cổ đại cướp đoạt từ nhiều địa điểm ở châu Âu. Ở tầng trên, nhiều đĩa màu đỏ hay xanh lục cho thấy các cột cổ điển đã được cắt lớp để tạo thành panel theo mẫu. Từ cửa chính Tây, khách tham quan đi vào cổng vào có nhiều cột hay đại sảnh La Mã, nơi đây vật liệu khảm ở mái bát úp lấy từ kinh Cựu Ước: sự Tạo thành, Adam và Eve, sự Sa ngã, Cain, Abel, Noah và Đại hồng thủy, tháp Babel, câu truyện về Moses và Joseph và sau cùng là câu truyện về Moses và cuộc hành trình rời khỏi Ai Cập. Bên trong nhà thờ lấy từ kinh Tân Ước - cuộc đời của chúa Jésus, chúa chịu đóng đinh và Lễ thăng thiên, sách Tông đồ công vụ, kết thúc bằng Ngày tận thế. Đời sống của các Tông đồ, nhất là cuộc đời của thánh Mark, đều thể hiện khá chi tiết. Không phải chi tiết nào cũng làm từ thời Trung cổ. Trong thời kỳ Phục hưng, nhiều nơi trên mái vòm và vách đều được phục chế theo thiết kế của những họa sỹ hàng đầu ở Venice, trong đó có Tintoretto. Trong số những báu vật có được từ thời Trung cổ, 2 trong những báu vật đáng kể nhất là Pala d'Oro (Bàn thờ vàng) và Ngựa đồng. Bàn thờ vàng do các họa sĩ đến từ Constainople chế tác vào năm 975 nhưng có nhiều thay đổi và bổ sung. Màn che bàn thờ có nhiều hình ảnh vẽ trên men nhiều màu sắc và được khảm đá quý. Sáu phong cảnh lớn dọc theo phần đỉnh thể hiện câu truyện Khổ nạn của chúa Jésus và cái chết của Đức mẹ Maria đồng trinh, với tổng lãnh thiên thần Michael ở giữa. Các panel khác thể hiện cuộc đời của chúa Jésus và nhiều hàng các thánh. Ngựa đồng là một phần trong số chiến lợi phẩm do quân Thập tự cướp đoạt ở Constainople vào năm 1204 - một tình tiết đáng hổ thẹn của cuộc Thập tự chinh lần thứ 4. Tướng ngựa đồng vẫn còn sừng sững phía trên mái cổng phía Tây (hay đã đặt trên đó nhưng ngày nay mang xuống và thay bằng bản sao). Vẫn còn nhiều tranh cãi về niên đại cũng như nguồn gốc xuất xứ của những con ngựa đồng này. Phải mất nhiều ngày mới chiêm ngưỡng tất cả kỳ công trong nhà thờ St Mark. Một số hiện nay đưa vào viện bảo tàng nằm bên ngoài cánh nang. Thật ra, toàn bộ nhà thờ đã là viện bảo tàng, nhưng là viện bảo tàng vẫn lưu giữ chức năng và ý nghĩa nguyên thủy, mang phong vị độc đáo của quá khứ, một công trình tưởng niệm khiến cho đạo lẫn đời đều cảm thấy tự hào.
2. Nhà thờ Đức Bà Santa Maria della Salute:Được xây dựng bằng hơn 1 triệu cây cột, tu viện Santa Maria della Salute đứng sừng sững ở khu Dorsoduro, một trong sáu giáo phận lớn nhất ở Venice. Đó là một kiệt tác lạ lùng được thiết kế bởi một kiến thúc sư người Venice, Baldassare Longhena(1598 - 1682) . Công trình này được xem như một lời thỉnh cầu gửi đến Đức Chúa Trời khi một bệnh dịch bùng phát ở Venice vào thế kỷ XVII. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1634 đến năm 1654 và đến năm 1687 mới hoàn thành toàn bộ. Kiến trúc có mặt bằng hình bát giác rõ rệt, với hai tháp tròn mái vòm trên đỉnh có bầu đèn thông sáng. Ngoài ra, nhiều kiến trúc khác cũng rất đáng chú ý: Cádoro - nhà mạ vàng xây vào thế kỷ XV, lâu đài Vedramin - Calergi xây vào thế kỷ XVI, lâu đài Rezzonico, cá Grande...
Toàn cảnh Venice
Venice "ngập"
Một nghìn lẻ một chuyện cây cầu
Những con sông nước mặn trong lòng thành phốme.
Loại thuyền truyền thống của Venice: Gondola
Nằm trên 122 "hòn đảo" được bao bọc và phân chia bởi khoảng 150 dòng kênh lớn nhỏ, thành phố được nối với nhau bởi khoảng 400 chiếc cầu với đủ chủng loại, hình dáng, kích thước và mỗi chiếc đều mang trong mình một lịch sử hình thành và ý nghĩa khác nhau.Hàng nghìn năm qua, những chiếc thuyền Gondola cong cong duyên dáng vẫn là hình ảnh biểu trưng đầy gợi cảm của thành phố Venice vốn nổi tiếng bởi kiến trúc trên mặt nước.
Thuyền Venice cổ là chiếc Gondola, dù cho ngày nay nó được dùng chủ yếu cho du khách, hay cho đám cưới, đám ma và các dịp lễ khác.
Xem http://lenduong.gdc.vn/VietNam/Home/Du-lich/Nhin-ra-the-gioi/2007/11/2A610E50/
http://lenduong.gdc.vn/VietNam/Home/Du-lich/Nhin-ra-the-gioi/2007/11/2A610E5D/
Hoà Lan
Theo Spiegel, 39/2005 , người Hà Lan đang trang bị đất nước họ những ngôi nhà nổi để chống lại sự biến đổi bất thường của khí hậu. Khi những con sông phá vỡ bờ thì những ngôi nhà như vậy cũng bồng bềnh dâng lên theo…
Những ngôi nhà “bơi được”.
Suốt từ hôm mưa như trút xuống hối hả từ những đám mây nặng trĩu. Lẽ ra bà Anne van der Molen phải lo lắng. Vậy mà bà bình thản nói : “À, theo dự báo thời tiết, cả ngày mai cũng còn mưa to”. Bà vẫn uống ly cà phê hàng ngày như không có chuyện gì ghê gớm xảy ra, mặc dù nhà bà nằm ngay sát mép ngoài của con đê chạy dọc sông Maas. Bà nói: “Tôi như đang ngồi trong ngôi nhà bị tuyết bao phủ, nhưng yên tâm vì trong lò có đủ củi sưởi và trong kho đủ đồ ăn”. Mực nước sông Maas lên cao không đe doạ được bà, vì nhà bà là loại nhà “bơi được” và có thể nổi lên theo mực nước, thậm chí ngay cả khi nước sông dâng cao hơn mức bình thường đến 5m!
Tất cả 37 ngôi nhà nằm ngay ngắn bên sông Maas như được nối với nhau bằng một sợi dây thần kỳ. Bên ngoài chúng như những ngôi nhà bình thường, có hai tầng lầu, mái cong bằng kim loại và mặt tiền sơn màu vàng hoặc xanh. Thoạt nhìn không ai nghĩ rằng đó là những ngôi nhà nổi đầu tiên ở Hà Lan. Tầng hầm của những ngôi nhà này không nằm trên mặt đất, mà trên một dàn phẳng như một dàn khoan. Đó không chỉ là nơi chứa đồ, mà được thiết kế như tầng hầm của một con tàu sao cho có thể giữ cho ngôi nhà luôn nổi trên mặt nước.
Để những ngôi nhà nổi không bị nước cuốn đi, chúng được móc với hai cột thép cỡ lớn và có thể trượt lên, trượt xuống quanh cột thép này - những khi nước sông dâng cao hoặc xuống thấp. Ông Dick van Gooswinigen, đại diện Công ty Xây dựng Dura Verrmeer cho biết: “Những cột thép được găm sâu vào lòng đất và có thể chịu được ngay cả những dòng chảy lớn như ngoài biển”.
Câu trả lời đối với hiện tượng mực nước biển ngày càng dân cao.
Gần đây rất nhiều đoàn khách từ Mỹ sang Hà Lan để tham quan những khu nhà nổi tại vùng Maas Bommel này. Ông Dick Goowinigen tuyên bố với các vị khách tham quan của mình: “ Đây là câu trả lời của chúng tôi đối với hiện tượng mực nước biển đang ngày càng dâng cao vì khí hậu trái đất ngày càng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Thiết kế nhà ở này là tương lai của những khu vực châu thổ thường xuyên bị nạn lụt đe doạ”.
Nhận định như vậy hiện đang được Mỹ rất chú ý. Cơn bão Katrina đã làm người Mỹ quan tâm đến những vùng đất nằm thấp hơn mực nước biển của Hà Lan. Nhiều đoàn chuyên gia thuỷ xây dựng từ Louisiana hoặc Texas đến tìm hiểu công trình xây dựng theo kiểu “sống chung với lũ” của Hà Lan. ngay cả cách người Hà Lan xây dựng đê điều dọc theo các con sống cũng được coi là mẫu mực. Các cơ quan phòng chống thiên tai Đức rất chú ý đến những công trình như vậy. Theo mô hình khí hậu tính toán được, trong tương lai mưa lớn, kéo dài sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Có thể coi trận lụt năm nay tại vùng núi Alpes và ven sông Elbe cách đây ba năm là những tín hiệu báo trước sự biến đổi đó.
Người Hà Lan sống chung với lũ lụt như thế nào ?
Các nhà khí hậu học dự báo là lượng mưa ở Hà Lan sẽ tăng 25%. Đồng thời áp lực phải xây dựng cả ở những vùng thường xuyên bị ngập lụt cũng tăng lên. Không chỉ đất hẹp, người đông, mà theo các định luật vật lý, thực ra Hà Lan không thể tồn tại được, vì hơn một phần tư diện tích đất đai nước này nằm thấp hơn mực nước biển và hàng năm Hà Lan còn chìm xuống biển thêm một chút.
Bằng hệ thống kênh rạch, máy bơm người Hà Lan chống lại quá trình “chìm xuống” này của đất nước họ . Mối hiểm nguy đe doạ hệ thống đê điều vĩ đại không chỉ đến từ ngoài biển khơi mà còn từ khối lượng nước khổng lồ do những con sông đổ ra, trước hết là từ sông Rhain, khi đến Hà Lan, con sông này phân thành nhiều nhánh và cùng với sông Maas tạo ra một vùng châu thổ rộng lớn. Để vùng chấu thổ này không bị lụt sau những trận bão mà còn ngày càng có nhiều diện tích dọc theo con sông ở Hà Lan được Chính phủ chỉ định sẽ là vùng bị tháo nước vào trong trường hợp khẩn cấp và cấm không xây dựng trên những diện tích đó. Trong những thập niên tới, tổng diện tích những vùng này sẽ lên đến 500.000ha. Tuy nhiên chỉ có thể làm được điều đó, nếu một số lượng lớn con người, nhà máy công nghiệp và trang trại nông nghiệp được chuyển đến vùng an toàn hơn. Điều này vô cùng khó khăn, mà trước mắt còn không thể thực hiện được, vì đa số những người dân đang sống ở những vùng đó không muốn do dời đi chỗ khác.
Vì thế chính quyền quyết định, trước mắt phải chứng minh là vẫn có thể sinh sống được trong những khu vực bị ngập lụt ven sông. Tháng 9 vừa qua, Chính phủ Hà Lan công bố danh sách 15 khu vực thử nghiệm, nơi mà trước đây đã từng nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng. Tuy nhiên tại đó chỉ được xây dựng những ngôi nhà nổi, sao cho những trường hợp khẩn cấp vẫn có thể tháo nước vào những vùng ven sông, mà không đe doạ cuộc sống của con người trong những ngôi nhà đó.
Bà Sybina Dekker, Bộ trưởng Bộ Giao thông công trình công cộng và quản lý nước tuyên bố: “Chống lại thuỷ nạn là vô nghĩa. Chúng ta phải tìm cách chung sống với lũ lụt”. Bộ này đã tổ chức một cuộc thi trong giới kỹ sư, kiến trúc sư và các nhà quy hoạch chọn mẫu thiết kế nhà ở, nhà trồng cây, sân đỗ xe và nhà máy, sao cho những công trình này có thể nổi được và liên kết với nhau thành những khu đô thị, thành phố chịu được nước.
Một trong những người đi đầu trong lĩnh vực thuỷ xây dựng mới mẻ này là kiến trúc sư Koen Olthuis. Văn phòng kiến trúc Waterstudio.nl của ông đã đưa ra một số mẫu thiết kế nhà ở và sàn đỗ xe nổi có tầng dưới dành cho xuồng máy và thậm chí còn giới thiệu những phương án thiết kế các loại tháp nổi trên mặt nước cao tới 100m.
Nguyên tắc Lego.
Cơ sở của những mẫu thiét kế đó là một kỹ thuật có thể biến móng của một toà nhà thành một cái bể nổi. Cốt lõi của cái bể này là khối vật liệu xốp bọc bê tông và được bảo vệ chống lại dòng chảy bằng một hệ thống giằng thép. Từng thành phần riêng rẽ đó, cho dù là đường đi, dãy nhà ở hoặc chuồng chăn nuôi gia súc, có thể được ghép lại với nhau như trong trò xếp hình Lego thành những khu dân cư nổi. Kiến trúc sư Koen Olthuis cho biết: “Kết cấu đó được tính toán sao cho có độ bền từ 100 năm trở lên”. Khi có vấn đề xảy ra với phần móng, từng phần có thể được tách ra và kéo đến xưởng đóng tàu để sửa chữa. Vị kiến trúc sư này muốn đón trước những khuynh hướng mới trên thế giới. Càng ngày càng có nhiều người phải đụng chạm với nước, cho dù vì thiên tai, vì lợi ích kinh tế hay đơn giản chỉ vì họ thích một khung cảnh như vậy khi được sống trên mặt nước. Ông ta thiết kế những thành phố nổi không chỉ cho vùng sông nước, mà cả cho DuBai các tiểu vương quốc Arập thống nhất nữa.
Một thành phố như vậy với 12.000 ngôi nhà có thể sẽ được xây dựng gần sân bay Schiphol Amsterdam. Vùng đất đó đặc biệt thấp sơ với mực nước biển. Trong khi hạ cánh phi công có thể nhìn thấy vô số những hòn đảo mini hình chữ nhật cỏ mọc dầy nằm giữa một vùng đồng nước mênh mông tuyệt đẹp. Nhiều con kênh chia cắt vùng đồng nước đầy lau sậy và chúng luôn phình ra thành những ao chuôm hoặc những hồ lớn. Tại đây vào năm 2010 có thể xuất hiện đô thị đầu tiên gồm những ngôi nhà nổi như ở Maas Bommel hoặc những nhà kính trồng cây giống như loại nhà kính mới được Bộ trưởng Nông nghiệp Hà Lan khai trương tháng 9 vừa qua tại Den Haag.
Hiện nay chi phí xây dựng nhà nổi vẫn cao hơn chi phí xây dựng nhà thông thường. Giá một ngôi nhà nổi như ở Maas Bommel với diện tích 120m2 khoảng từ 250.000 đến 300.000euro. Những đặc điểm quan trọng nhất của một ngôi nhà như vậy là kết cấu nhà phải di chuyển được, hệ thống cấp điện, khí đốt và cấp thoát nước cũng phải dịch chuyển được phù hợp với độ cao của nền nhà dâng lên và hạ xuống theo mực nước. Tuy nhiên, một khi loại nhà nổi này được xây dựng đại trà thì giá thành sẽ hạ xuống nhiều. Theo kiến trúc sưi Koen Olthuis, chúng ta sẽ tiết kiệm được khoản chi phí cho việc gia cố móng khi xây nhà theo kiểu thông thường trên nền đất bùn.
Một Amsterdam nhìn từ dưới nước: Holland là tên của một tỉnh mà Amsterdam là thành phố chính. Khi được hợp nhất với các tỉnh khác thành một đất nước độc lập để chống lại Tây Ban Nha năm 1579, Holland là khu vực quan trọng nhất của quốc gia mới được thành lập nên có thể xem như tên gọi không chính thức của Netherlands. Từ “Netherlands” có nghĩa là những quốc gia phía dưới thấp, vì 20% Hà Lan nằm dưới mặt nước biển và đa số đất đai ở đây đều được cải tạo từ biển cả. Qua hàng trăm năm, bằng những phát minh khoa học công nghệ, bằng niềm tin và sự nỗ lực, người Hà Lan đã tạo ra đất và mọi thứ từ nơi trước đây chỉ có nước! Cũng như thế, tất cả những gì làm nên một Amsterdam hôm nay hoàn toàn chìm dưới nước 700 năm về trước. Và Amsterdam bây giờ, với 90 hòn đảo do đất lấn biển và 160 kênh đào, hơn 1200 cây cầu, có tên gọi bắt nguồn từ dòng sông Amstel và con đập (dam) để ngăn nước mà giờ đây là quảng trường Dam. Bạn thấy không, chỉ cần bạn đừng bao giờ cho rằng những điều bạn đang cố gắng là hoang đường để rồi ngừng nỗ lực. Chẳng phải một Amsterdam phồn thịnh từ cái nền cơ bản chỉ có nước là một minh chứng cho những điều kỳ diệu lớn hơn bạn tưởng tượng ấy sao? Tour du lịch sông Amsterdam được xếp hạng là chương trình tham quan phổ biến và thú vị thứ nhì ở châu Âu, chả trách mà không lúc nào thấy thiếu vắng người vừa nhâm nhi ly nước trên tay, vừa lắng nghe những câu chuyện về Amsterdam khi tàu đang rẽ sóng trên sông Amstel, đi qua những điểm nhấn không thể bỏ sót của thành phố: cung điện Hoàng Gia, đài tưởng niệm quốc gia, cầu Skinny, chợ Albert Cuyp, nhà máy kim cương, chợ hoa. Nhưng để tồn tại và phát triển, cố gắng thôi vẫn chưa đủ, cần cả sự sángtạo. Có thể thấy điều đó qua việc các công ty du lịch ở Amsterdam đang ra sức động não để “câu” khách bằng “tour pizza” (phục vụ món đặc sản là bánh pizza), “tour candle light” (đánh vào tâm lý các khách hàng lãng mạn thích bữa tối bên sông với ánh nến lung linh), hay “jazz cruise” cho những ai muốn thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc trong chuyến hành trình của mình..
Cuộc sống làng nổi trên sông Hương
Hơn 200 hộ dân đang sống trên những con thuyền lênh đênh bên dòng sông Hương (Huế).Đánh bắt tôm cá là nguồn sống chính của họ. Không có những trò chơi như trên cạn, những đứa trẻ lấy sông nước làm nguồn vui.
Cồn Hến chia sông Hương ra làm hai nhánh. Nhánh phía Đông là ranh giới giữa Vĩ Dạ và cồn Hến, nhánh phía Tây là ranh giới giữa cồn Hến và phường Phú Cát. Làng nổi khu vực 7 phường Vỹ Dạ với hơn 200 hộ dân sinh sống lênh đênh trên sông Hương (Huế). |
Nghề chính của những người dân tại ốc đảo này là đánh bắt tôm, cá và mò hến. |
Làng chỉ cách cầu Trường Tiền chừng 1 cây số. |
Thuyền nhỏ là phương tiện chính để phụ nữ đi chợ hằng ngày. |
Thuyền vừa là nơi để ở vừa làm ăn. |
Bé Mị, học sinh lớp 1 trường tiểu học Phú Lưu đi học bằng thuyền do anh trai đưa đón. |
Không có những trò chơi như trên cạn, những đứa trẻ nơi đây ngày ngày lấy sông nước làm nguồn vui. |
Chiếc thuyền có chỗ ngủ rộng chừng 6m2 của gia đình cô Phan Thị Quảng với 10 người ở bao gồm các con, cháu. Người con trai cả của cô ngày ngày đánh chài lưới kiếm sống. Cả gia đình thu nhập chừng 50.000 đồng mỗi ngày. |
Cả xóm nổi thường sống trong cảnh túng bấn, mối khi có khách du lịch ngang qua, chú bé này và nhiều người khác thường nhảy xuống bơi tới bám lấy xuồng của khách trò chuyện và xin chút tiền lẻ. |
Bữa cơm trưa của một cô bé. |
Giặt giũ ngay tại nơi nước bẩn với vỏ hến chất đống ven sông. |
Cụ bà Võ Thị Tánh, 73 tuổi đã vài chục năm sống trên ốc đảo. Bà hy vọng những người xóm nổi được một ngày nào đó lên bờ sống trong một ngôi nhà khang trang. |
Hồ Tây là một thắng cảnh đệ nhất của Thủ đô, nhưng ít ai biết rằng, dưới đáy Hồ Tây có rất nhiều nghĩa địa cổ. Vì sao những nghĩa địa lại nắm dười lòng Hồ Tây?
Hồ Tây là một thắng cảnh đệ nhất của Thủ đô, nhưng ít ai biết rằng, dưới đáy Hồ Tây có rất nhiều nghĩa địa cổ. Vì sao những nghĩa địa lại nắm dười lòng Hồ Tây? Nghĩa địa chìm dưới đáy hồMột chiều, lang thang trên con đường bê tông uốn lượn quanh Hồ Tây, đoạn làng Võng Thị, thuộc phường Bưởi, phóng tầm mắt ra giữa hồ, tôi thấy một hình khối màu trắng trồi lên giữa biển nước mênh mông, thi thoảng lại bị những con sóng bạc đầu nhấn chìm. Dùng máy ảnh thu zoom hết cỡ, trên màn hình hiện rõ, đó là 3 ngôi mộ xây liền. Xa hơn, còn một ngôi mộ nữa, cũng chơ vơ giữa biển nước. Hỏi một người bán nước bên gốc đa cổ thụ ngay bờ Hồ Tây, thì đó quả là những ngôi mộ. Hàng năm, cứ đến gần tết, lại có người chèo thuyền ra giữa Hồ Tây thắp hương, khấn vái. Nhưng tại sao, những ngôi mộ lại nằm ở giữa hồ? Chẳng lẽ, phong tục người dân ven hồ đem người chết ra giữa hồ chôn cho mát mẻ? Tôi đã tìm gặp một người từng có cả cuộc đời lặn ngụp ở Hồ Tây để tìm lời giải đáp.Phải vất vả lắm, tôi mới tìm được ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc Trung tâm cá giống Nhật Tân, thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây. Khi gợi chuyện Hồ Tây, những kỷ niệm trong ông lại tràn về. Suốt 40 năm lặn ngụp ở Hồ Tây, ông thuộc nó như thuộc những đường chỉ trên bàn tay mình. Ông bắt đầu câu chuyện từ nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bao nhiêu năm nay, các nhà khoa học không ngừng tranh luận và đưa ra các giả thiết về nơi chôn bà chúa thơ Nôm cũng như đề xuất các biện pháp truy tìm mộ bà. Tuy nhiên, theo ông Bân, việc này vô cùng khó, bởi nếu mộ nữ sĩ được đổ bằng "bê tông", thì cũng nằm dưới đáy hồ, còn nếu mộ táng bình thường, thì xác thịt nữ sĩ đã tan vào hàng triệu mét khối nước Hồ Tây từ hàng trăm năm nay rồi. Theo ông Bân, xưa kia Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 ha và chứa tới 8 triệu m3 nước như hiện nay. Bên Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong bãi. Trong sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên theo ông Bân, dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ Chăm-pa. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu rồi.Cùng với nghĩa địa của người Chăm-pa, còn hàng chục nghĩa địa khác của người Việt hình thành trên những dải đất hoang ven hồ. Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng hàng chục ha. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa địa. Những nghĩa địa hình thành từ hàng ngàn năm trước, đã bị những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn. Theo khảo sát của ông Bân, thẳng khu vực làng Xuân La cũng từng có một nghĩa địa rộng chừng 3 ha, bị sóng Hồ Tây nhấn chìm. Giờ đứng ở đoạn Xuân La nhìn ra, chỉ thấy biển nước mênh mông, với những đợt sóng lớn đang ngoạm dần vào đường Lạc Long Quân. Cảnh Hồ Tây ở khu vực Phủ Tây Hồ rất đẹp, song ít ai biết rằng dưới mặt nước xanh biêng biếc ấy, cách bờ vài trăm mét cũng có một nghĩa địa rộng mênh mông với dày đặc các ngôi mộ nhấp nhô. Rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lý, khai thác Hồ Tây bị gãy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực này vì chạm vào mộ.Ông Bân từng là người trực tiếp chứng kiến nghĩa địa cuối cùng bị sóng Hồ Tây nhấn chìm xuống đáy, đó là nghĩa địa của làng Nghi Tàm. Hồi những năm 60, 70 của thế kỷ trước, khi quân Mỹ bắn phá Hà Nội, ông Bân cùng các chiến sĩ bộ đội đưa pháo cao xạ ra hòn đảo nằm giữa Hồ Tây, gần làng Nghi Tàm, cách bờ chừng 200m để ngắm bắn máy bay địch. Hòn đảo thực tế là một gò đất trong nghĩa địa cổ. Khi đó, xung quanh hòn đảo ken dày những ngôi mộ nằm xâm xấp mặt nước đang bị sóng đánh chìm dần. Những con sóng bạc đầu của Hồ Tây trong những ngày gió lớn cứ nối đuôi nhau xô vào đảo, đánh tan cả cái đảo ấy. Giờ đứng bên làng Nghi Tàm nhìn ra, không còn thấy bóng dáng hòn đảo xưa đâu nữa. Nghĩa địa cổ mênh mông của làng Nghi Tàm đã nằm sâu dưới đáy hồ. Mùa nước cạn, lội xuống khu nghĩa địa này sâu đến ngực, còn mùa nước lớn, ngập quá đầu. Những con tàu lớn kéo nhà nổi Hồ Tây vẫn chạy qua lại trên khu nghĩa địa này mà không hề hấn gì.Săn đồ cổ ở nghĩa địaNăm 1966, cơ quan của kỹ sư Nguyễn Viết Bân (thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây) đóng ở làng Yên Phụ. Làm việc ở đây, rồi lấy vợ người trong làng, nên không chuyện gì ở Hồ Tây và làng Yên Phụ mà ông không biết. Theo ông kể, suốt hàng chục năm trời, người dân ở một số ngôi làng quanh Hồ Tây đã kiếm sống, thậm chí làm giàu từ việc săn đồ cổ ở những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây. Những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây kéo dài hàng trăm năm đã đánh tan hàng chục nghĩa địa cổ, làm bật nắp quan tài, phơi xương cốt trắng hếu, lăn lốc dưới đáy hồ. Chính vì thế, những năm 70 đến 80 của thế kỷ trước, làng Yên Phụ nổi lên phong trào mò gỗ quý tại những nghĩa địa dưới lòng Hồ Tây. Hầu hết những thanh niên trẻ khỏe, lặn giỏi ở Yên Phụ đều tham gia mò gỗ. Ngày ngày họ lặp ngụp, mò mẫm dưới hồ, hễ phát hiện có ván thiên làm bằng gỗ quý chìa lên khỏi mặt bùn là họ tiến hành đào bới lấy gỗ. Họ dùng những chiếc thuốn sắt chọc sâu xuống lớp bùn đất để truy tìm gỗ và những vật quý nằm sâu dưới bùn. Ngày trước, rừng còn nhiều, nên khi người giàu chết được chôn trong những chiếc quan tài gỗ vàng tâm, đinh hương, thậm chí pơmu dày cộp, nặng trịch. Những loại gỗ quý này nằm trong lòng đất vài trăm năm không mối mọt, ngâm dưới bùn, nước hàng thế kỷ vẫn rắn chắc. Dân ở các làng ven hồ phá tung những ngôi mộ, lấy những tấm áo quan bán lại cho các xưởng mộc chế tác ra đủ các loại đồ dùng như giường, tủ, bàn ghế, cánh cửa...Ngoài việc người dân ven Hồ Tây lặn mò quan tài đóng bằng gỗ tốt, thu lượm tiểu sành kè bờ chắn sóng giữ đất, thì một thời có cả đội ngũ chuyên lặn mò đồ cổ trong những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây. Theo lời đồn, nhiều người còn bới được cả hũ vàng trong những chiếc quan tài. Những chiếc vòng vàng, vòng bạc, khuyên tai vàng thì kiếm được rất nhiều. Tuy nhiên, thứ nhiều nhất là chum, lọ, bát đĩa, bình gốm... toàn là những đồ cổ có tuổi vài trăm năm. Xưa kia, người giàu chết thường được chia của chôn theo. Sóng Hồ Tây đánh bật mộ, những món đồ cổ này cũng lăn lóc đầy dưới đáy hồ.Giới săn đồ cổ không những mò mẫm, tìm kiếm, mà họ còn bới cả những ngôi mộ chìm dưới lòng đất lên để lấy đồ cổ. Nhiều ngôi mộ đổ kiên cố bằng hợp chất vôi-cát-mật, bên trong có xác ướp, chôn sâu dưới đáy bùn, cũng bị đám săn đồ cổ đào bật lên. Thậm chí, họ dùng cả mìn để đánh bật nắp. Trong những ngôi mộ hợp chất này thường có một số đồ cổ giá trị hoặc vàng bạc, tiền cổ. Ông Nguyễn Văn Tiến (hiện quản lý thuyền vịt ở hồ Trúc Bạch) kể rằng, ông là người có thâm niên 20 năm kéo cá thuê ở Hồ Tây, từng lượm được rất nhiều đồ cổ đem bán. Phần lớn những món đồ ông lượm được là do dính vào lưới vét. Trong số đó, có một cái hũ rất đẹp. Lòng chiếc hũ tráng men xanh, mặt ngoài có nhiều hình thù cổ quái. Ông Tiến kiếm được chiếc hũ đó trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Đợt đó, khi kéo lưới vào sát khu vực nghĩa địa cạnh làng Võng Thị thì lưới bị mắc vào nắp chiếc quan tài kiến mọi người không thể kéo được. Ông cùng đám thợ tìm cách gỡ lưới thì chiếc quan tài bật nắp. Trong chiếc quan tài có một số đồ cổ bằng sành, sứ, trong đó chiếc hũ là đẹp nhất. Vì thấy chiếc hũ đẹp quá nên ông Tiến không bán, mà đem cọ rửa sạch sẽ rồi cắt vào trong tủ.Một hôm, không kiếm đâu ra bình muối dưa, vợ ông Tiến đã bê chiếc hũ cổ ra... dùng tạm. Điều lạ là dưa muối cả chục ngày không thấy lên men chua, lá dưa vẫn tươi nguyên như ngày mới đổ vào. Sợ quá, ông Tiến đổ dưa muối đi, rửa sạch chiếc hũ rồi lại cất vào trong tủ. Thế nhưng, vài ngày sau, bọn trộm phá khóa nhà và khóa tủ rồi lấy mất chiếc hũ. Cũng thật kỳ lạ, bọn trộm không lấy gì khác ngoài chiếc hũ ông lượm được dưới đáy Hồ Tây. Đến bây giờ ông Tiến vẫn tiếc hùi hụi. Đặc sản tôm Hồ Tây bắt từ... nghĩa địa?Với thâm niên 20 năm lặn ngụp kéo cá ở Hồ Tây, ông Nguyễn Văn Tiến là người rất am hiểu luồng lạch Hồ Tây. Chỗ nào lắm cá, lắm tôm ông đều biết cả. Mỗi khi thả lưới, động hồ, những con trắm đen nặng 40 - 50kg, to như quả bom lừ đừ dưới nước, lại rồng rắn kéo nhau vào trú trong những khu nghĩa địa. Những điểm này mấp mô, lắm vật cản nên lưới vét bất lực. Do đó, mỗi khi kéo cá, người ta phải dùng gậy gộc sục xạo, xua đuổi đàn cá ra ngoài mới bắt được.Mỗi khi lưới quây vào khu nghĩa địa, thứ mắc vào lưới nhiều nhất là xương cốt, đầu lâu. Những cái đầu lâu ngâm trong nước hàng trăm năm mà không mục nát, cứ trắng lốp, rất sạch sẽ, trông như đầu lâu làm bằng thạch cao. Trong các khu nghĩa địa, cá trê và tôm là hai loài trú ẩn nhiều nhất. Giống cá trê thường thích đào hang ở những khu vực có mồ mả. Chúng đào tung cả mộ để làm hang ổ. Đàn cá trên cũng góp phần rất lớn cùng với sóng phá tan các khu mồ mả dưới đáy Hồ Tây. Giờ đây, đi lang thang quanh Hồ Tây, đến các khu vực có nghĩa địa nằm dưới, có thể gặp nhiều người sống ven hồ lặn ngụp mò tôm. Tại những nghĩa địa này, người ta thả xuống hàng vạn rọ tôm, rồi hàng ngày lội xuống nhấc rọ giũ lấy tôm. Những người mò tôm ở các làng ven hồ thậm chí còn nhấc cả đầu lâu lên để nhặt lấy những con tôm trú ngụ ở bên trong. Điều đặc biệt là tôm hồ Tây rất ngon, rất bùi. Người mê ẩm thục cả nước đều biết đến món tôm Hồ Tây nổi tiếng, vẫn còn hiện diện bên đường Thanh Niên. Chỉ có điều, tôm ở đây có phải làm từ tôm Hồ Tây, và có phải bắt từ khu nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây hay không thì không ai biết được. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, trước đây, mỗi mẻ lưới có đến có tạ tôm dính vào, nhưng giờ đáy Hồ Tây ô nhiễm rất nặng ở nhiều điểm nên tôm không phát triển được nữa. Mỗi mẻ lưới vét may ra chỉ có một vài ký tôm dính vào lưới mà thôi. Người ta chỉ có thể nhặt nhạnh tôm bằng cách thả rọ bẫy ở những khu vực có nghĩa địa...Theo PGS Nguyễn Lân Cường: "Trước đây Hồ Tây rất rộng, có nhiều nhánh khác nhau, thậm chí, nó còn ăn sát vào Hoàng thành Thăng Long. Nhiều cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy cả bờ sông ở gần thành, có cả biểu hiện của giao thông thủy. Hàng ngàn năm nay, Hồ Tây lúc lở, khi bồi, nên chuyện các nghĩa địa cổ bị chìm dưới đáy Hồ Tây do hiện tượng xói lở là hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra, chỉ có điều, tôi cũng như các nhà khoa học, khảo cổ, đều chưa nghiên cứu về chuyện này". Nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc là người am hiểu rất sâu sắc về Hà Nội. Năm 2008, ông viết tác phẩm cuối cùng cuộc đời mình, đó là "Địa chí Tây Hồ". Tuy nhiên, trao đổi với PV Tạp chí Đàn Ông, ông Phúc cũng thừa nhận không nắm được thông tin gì về những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây. Có lẽ, những khu nghĩa địa cổ này, cùng với việc chìm nghỉm dưới đáy Hồ Tây từ hàng trăm, hàng chục năm nay, nó cũng đã biến mất trong tâm trí người Hà Nội.
Nhà vệ sinh nổi cho người dân vùng sông nước
Khó mà giữ được vệ sinh môi trường khi người dân ở ĐBSCL có thói quen đi "cầu tõm", nhất là khi vào mùa lũ. Khắc phục điều đó, các nhà khoa học đã chế tạo một loại cầu tiêu mới giúp bà con vùng sông nước...
Ngày 28/10, trong chuyến đi khảo sát thực tế và lắp đặt cầu tiêu nổi tại một số xã thuộc huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cùng các nhà khoa học của Viện Khoa học Vật liệu và Ứng dụng ; Chúng tôi đã được nghe người dân nơi đây kể rất nhiều câu chuyện về những chiếc “cầu tiêu nổi” mà họ đang trực tiếp sử dụng.
“Cầu tiêu nổi” với một ống kín đáy để chứa chất thải
Cầu tiêu thay cho… cầu tõm
Do điều kiện tự nhiên và tập quán sinh hoạt từ nhiều năm nay, phần lớn người dân hiện đang sinh sống tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều quen với việc dùng “cầu tõm” để đi vệ sinh. Trong khi đó, khu vực này lại thường xuyên xuyên bị ngập lũ theo mùa nên việc sử dụng các loại hình “cầu tõm” nói riêng và các loại cầu tiêu cố định truyền thống nói chung không thích hợp và khó có thể sử dụng được trong mùa lũ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, ý tưởng thiết kế mô hình cầu tiêu nổi cho vùng nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do một nhóm các nhà khoa học của Viện Khoa học Vật Liệu ứng dụng, đứng đầu là T.S Nguyễn Văn Dzũng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng thực hiện theo đơn đặt hàng của quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã ra đời. Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học nói trên đã chế tạo thành công cầu tiêu bằng vật liệu composite.Trong đó, phần thân của cầu tiêu hoàn toàn kín nước để cho nó có thể nổi được trong môi trường nước. Đồng thời, mặt sàn của cầu tiêu có 4 lỗ định vị gắn vào 4 trụ đứng để có thể dịch chuyển độ cao của cầu tiêu trong mùa mưa lũ. Với cấu trúc gọn, nhẹ cầu tiêu nổi nói trên có chế hoạt động tương tự như nhà tiêu tự hoại truyền thống. Về mặt nguyên tắc hoạt động, mô hình cầu tiêu nước nổi được thiết kế với 3 ngăn: 2 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Phân sau khi được thải vào cầu tiêu sẽ được giữ tại đó từ 3-6 tháng để phân hủy và chuyển hóa vi sinh vật. Sau đó, các chất xơ, cặn sẽ được lắng xuống dưới đáy, nước sau khi được xử lý trở nên sạch sẽ được đưa trở lại môi trường bên ngoài
Ông Nguyễn Văn Dzũng cho biết, hiện nay đã có khoảng 100 cầu tiêu nổi được lắp đặt tại nhiều xã ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Chi phí để sản xuất một chiếc cầu tiêu nổi như vậy có giá khoảng từ 2,5-3 triệu đồng. Tuy nhiên, người dân sẽ được miễn phí hoàn toàn khi lắp đặt loại cầu tiêu này nếu đáp ứng được các tiêu chí cụ thể như: phù hợp với cầu tiêu nổi dùng cho vùng nước lũ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
Lắp đặt "cầu tiêu nổi" ngay nơi sông nướcGiải pháp phù hợp với nhu cầu người dân vùng nước lũ
Trong những câu chuyện mà chúng tôi được nghe kể từ chính những người dân nơi đây về chiếc cầu tiêu nổi đã phần nào chứng minh được giải pháp thay thế “cầu tõm” nói trên hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người dân vùng nước lũ.Ông Nguyễn Minh Tài, một người dân ở Ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Gia đình tôi sử dụng cầu tiêu nổi từ năm 2005. Ban đầu, do gia đình đã quen với với tập quán sinh hoạt từ nhiều năm nay là dùng “cầu tõm” thay cho nhà vệ sinh nên khi mới sử dụng cũng cảm thấy hơi ngại vì một phần do chưa quen hơn nữa lại phải thực hiện quá nhiều công đoạn nào là không được bỏ rác, giấy, rồi phải dội nước sạch sau khi đi vệ sinh. Trong khi đó, đi vệ sinh tại “cầu tõm chỉ cẩn đem theo mỗi mảnh giấy nhỏ là xong. Tuy nhiên, sau khi sử dụng một thời gian ngắn, tất cả thành viên trong gia đình tôi đều cảm thấy thực sự thoải mái với việc sử dụng loại cầu tiêu nổi này”.
Không riêng gì gia đình ông Tài mà rất nhiều người dân tại đây khi sử dụng cầu tiêu nổi đều cảm thấy rất thoải mái, sạch sẽ và đặc biệt là không có mùi hôi. Nhiều bà con còn phấn khởi cho biết, kể từ khi loại cầu tiêu nổi này được đưa vào lắp đặt, sử dụng thì vấn đề ô nhiễm môi trường đã được cải thiện rõ rệt.
“Cô ở thành phố nên không biết, chứ trước đây cái cảnh nhà bên này giặt giũ, rửa chén bát vô tình múc nước nước có dính phân do nhà ở bên kia thải ra là chuyện hết sức bình thường. Do chúng tôi sống ở đây từ nhỏ, hơn nữa là do điều kiện tập quán sinh hoạt từ nhiều năm nay nên chúng tôi cảm thấy chuyện đó không có gì lạ chứ cô ở thành phố về mà trông thấy cảnh này chắc …khỏi ăn cơm” chị Hạnh- một người dân sống gần đó cho biết. Chưa kịp để chúng tôi hỏi thêm, chị Hạnh đã tiếp lời: “Nói đâu xa, năm ngoái, gia đình tôi có cô em họ cũng từ thành phố về chơi. Sau khi ăn cơm xong, tôi và cô em họ mang chén bát ra ven sông để rửa. Trong lúc tôi rửa chén, cô em tôi vô tình trông thấy phân nổi lềnh bềnh trên mặt nước, ngay gần chỗ chúng tôi đang rửa chén cô ấy liền ói ra mật xanh mật vàng. Giờ có cầu tiêu nổi là đỡ nhiều rồi”…
Một "cầu tiêu nổi" sắp hoàn thành
Vẫn còn nhiều khó khăn khi triển khai
Tận mắt chứng kiến cảnh đoàn chuyên gia lắp đặt cầu tiêu nổi cho gia đình ông Đỗ Thanh Hồng, trưởng ấp Đông Mỹ xã Mỹ Hội huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) chúng tôi thấy quá trình lắp đặt tương đối đơn giản. Thoạt trông, cầu tiêu nổi giống như một chiếc thùng phuy cao khoảng 2m, đường kính 1m. Trên mặt có một tấm hình vuông dùng để gắn bệ xí. Chỉ cần đưa cầu tiêu đến nơi cần lắp đặt, sau đó bơm nước đầy khoảng 2/3 “thùng phuy” rồi dùng 4 cọc dài cắm vào 4 lỗ (được tạo sẵn trên mặt cầu tiêu). Sau cùng là thực hiện việc che chắn, làm mái cho cầu tiêu là có thể đưa vào sử dụng ngay.Theo ông Hà Quý Hưng, kỹ sư Viện Vật liệu khoa học ứng dụng- người trực tiếp thi công và lắp đặt cầu tiêu nổi nói trên cho biết: Khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện việc lắp đặt cầu tiêu nổi cho người dân nơi đây chính là việc làm cho họ thấy được tính tiện dụng, hợp vệ sinh của nó. Ông Hưng cho biết, những ngày đầu thuyết phục người dân “làm quen” với việc sử dụng cầu tiêu nổi do chính ông và cộng sự thiết kế lắp đặt là cả một quá trình. Khó khăn thứ hai là do một số người cảm thấy ngại do việc đặt nhà vệ sinh trong nhà sẽ có mùi hôi thối. Thậm chí có nhiều hộ gia đình không chịu sử dụng loại nhà vệ sinh này đơn giản chỉ vì lí do sử dụng cầu tõm vừa mát lại vừa có phân nuôi cá.
Những chiếc nhà vệ sinh như thế này giúp người dân giữ được vệ sinh môi trường và tạo được nếp sống văn hoá mới, thay cho "cầu tõm" truyền thống
Tuy nhiên, ông Hưng cho biết, hai khó khăn trên không đáng ngại bằng việc tập cho người dân ý thức sử dụng loại cầu tiêu này đúng theo hướng dẫn ban đầu, đã xảy ra một số tình trạng như: nghẹt cầu, cầu tiêu bốc mùi hôi thối, nước trong cầu tiêu không thoát…Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do người dân không làm theo hướng dẫn, việc lắp đặt cầu tiêu nổi không đúng kỹ thuật.
Hiện nay, nhiều người dân đã ý thức được tính tiện ích của loại cầu tiêu này, thậm chí một số gia đình không thuộc diện được lắp đặt miễn phí cũng đã đề nghị Viện khoa học vật liệu cung cấp để sử dụng. Tuy nhiên, do số lượng đơn đặt hàng chưa nhiều và không tập trung nên thời điểm này nhóm thực hiện công trình trên chưa đồng ý nhận lời. Tuy nhiên, Viện khoa học Vật liệu ứng dụng sẵn sàng bắt tay hợp tác chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp tiến hành sản xuất đại trà bán và bán cho người dân vùng ven sông taijTP.HCM nói chung và cho nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
PHÁT HUY LỢI THẾ MÙA NƯỚC NỔI Ở AN GIANG
VÕ NGỌC ÁNH
I. Đặt vấn đề
An Giang là một tỉnh đầu nguồn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Chính vì vậy mà hàng năm, mỗi khi lũ (còn gọi là mùa nước nổi) về thì người dân ở đây phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người và của. Điển hình là trận lũ năm 2000 đã làm thiệt hại tài sản 842 tỷ đồng, 134 người người chết, làm cho nhà của hơn 700.000 hộ dân bị ngập, nửa triệu người phải cứu trợ khẩn cấp, hơn 700.000 học sinh phải nghỉ học (Nghị quyết của chính phủ số 15/2000/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2000). Bên cạnh đó, mùa lũ còn gây hạn chế trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến việc sản xuất, tạo ra một lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Mặc dù vậy, lũ cũng mang lại nhiều lợi ích như cung cấp phù sa bồi đắp đồng ruộng, cải thiện chất lượng đất và mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào (Nguyễn Đình Huấn và ctv, 2003). Và để phát huy các lợi thế đó, trong những năm gần đây, các cấp chính quyền trong tỉnh đã không ngừng nổ lực tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an tâm “sống chung với lũ” và đầu tư sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của họ. Cụ thể là đề án 31 do Ban cán sự Đảng tỉnh An Giang đề ra năm 2002, đã giúp cho người dân An Giang có cuộc sống tốt hơn. Họ đã chủ động hơn trong việc phát huy những lợi thế có sẵn trong mùa lũ để phát triển các mô hình có hiệu quả. Chẳng hạn, người dân 2 huyện Phú Tân và Châu Phú đã phát triển các mô hình như: nuôi cá, tôm chân ruộng, cá lồng bè, uốn lưỡi câu, sản xuất thảm lục bình, trồng ấu, chở đất mướn… mang lại một nguồn thu nhập cho người dân, đặc biệt là những hộ dân nghèo, giúp giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương (Trang Nghiêm, 2005). Từ đó cho thấy, việc tận dụng thành công các lợi thế trong mùa nước nổi sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo.
Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình này còn nhiều hạn chế, một số mô hình chỉ thích hợp đối với những vùng nhất định, nhiều hộ dân nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với các mô hình này. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả lợi thế mùa nước nổi ở các vùng ngập lũ An giang thì cần phải nắm rõ những lợi thế của từng vùng để có thể phát triển các ngành nghề phù hợp hơn và tạo điều kiện cho người nghèo có thể tham gia sản xuất trong mùa nước nổi.
II. Một số lợi thế mùa nước nổi ở An Giang
Mùa lũ về, người dân An Giang lại có nhiều cơ hội việc làm mới như đan lưới, lợp, lờ để đánh bắt thủy sản và các nghề tiểu thủ công nghiệp. Nhờ vậy, họ đã chủ động hơn trong việc sống chung với lũ. Mùa lũ đã tạo cho người dân nhiều lợi thế để khai thác và tận dụng như:
1. Làm cho đất màu mỡ
Theo Nguyễn Đình Huấn và ctv (2003) cho thấy, hàng năm lũ bồi đắp hơn 150 triệu tấn phù sa cho các vùng ven sông và đồng ruộng ở An Giang. Lượng phù sa này mang nhiều các khoáng chất và chất hữu cơ được lắng tụ và sau khi lũ rút sẽ tạo nên độ màu mỡ cho đất, giúp cây trồng có thể phát triển tốt mà không cần nhiều phân bón.
Mùa lũ còn có thể giúp rửa phèn cho những vùng đất bị nhiễm phèn, điều này sẽ tạo nên sự thay đổi về tính chất của đất làm giảm độ chua giúp canh tác tốt hơn.
2. Tạo điều kiện phát triển các mô hình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Mùa lũ về, diện tích đất sản xuất bị ngập nên không sản xuất được nhưng đây là mùa phát triển mạnh của các loài thủy sản nước ngọt trong tự nhiên. Do đó, người dân có thể tận dụng thời gian này để đánh bắt thủy sản, làm tăng nguồn thu nhập.
Một trong những thế mạnh quan trọng trong mùa lũ là tận dụng nguồn nước mặt để nuôi trồng và khai thác các loài thủy sản, nhờ đó tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Trong mùa lũ, người dân có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như ốc, cua, cá tạp để nuôi thủy sản. Từ đó giúp giảm chi phí trong nuôi trồng và cho lợi nhuận cao. Theo Chu Mã Giang (2006) trong năm 2005 Thoại Sơn nuôi gần 540 ha tôm càng xanh và sau khi trừ các chi phí thì lợi nhuận thu được từ 30 - 50 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, người dân cũng có thể trồng các loài thủy sinh như ấu, rau nhút, rau muống, sen. Theo Võ Văn Hà và ctv (2004) việc trồng cây thủy sinh trong mùa lũ được người dân các huyện Thoại Sơn, Phú Tân và Châu Phú áp dụng cho thấy trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu nhập bình quân của cây sen là 17,1 triệu đồng/ha và lợi nhận thu được khoảng 10,2 đến 12,3 triệu/ha. Cũng theo Chu Mã Giang (2006) trong năm 2005 thì huyện Thoại Sơn trồng được 106 các loài cây thủy sinh cho thu nhập từ 12 - 25 triệu đồng/ha.
3. Phát triển các ngành nghề gắn với mùa lũ
Đặc điểm lũ ở An Giang cũng như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường rút chậm nên thời gian lũ kéo dài, điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều lao động nhàn rỗi trong mùa lũ. Vì thế người dân có thể tận dụng lực lượng lao động nhàn rỗi này để phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp như làm lưỡi câu, đóng xuồng, ghe, dệt chiếu, thêu, đan đệm… Trong năm 2007, làng nghề đóng xuồng, ghe xã Mỹ Hiệp (huyện Chợ Mới) có 111 hộ làm nghề đóng xuồng, ghe với trên 750 lao động, tập trung ở ấp Tây Thượng và trung bình mỗi cơ sở sản xuất 2 - 3 chiếc xuồng/ngày, bán với giá 500.000 đồng/chiếc, sau khi trừ chi phí nông dân lời gần 80 ngàn đồng/chiếc (Báo An Giang, 2007). Hay làng nghề sản xuất lưỡi câu tại phường Mỹ Hòa, Mỹ Thành (Tp. Long Xuyên) trung bình mỗi ngày sản xuất được 2 đến 3 tấn lưỡi câu các loại, thu hút khoảng 1.000 lao động và thu nhập bình quân trên 50.000 đồng/người/ngày (Tố Quyên, 2007).
Ngoài việc tham gia các nghề tiểu thủ công nghiệp, người dân có thể tham gia các công việc như bắt ốc bươu vàng, chở đất mướn, thu gom và sơ chế lục bình… Đây là những nghề không cần vốn nhiều, lại có thể tạo thêm thu nhập trong mùa lũ, giúp người dân cải thiện cuộc sống. Theo Phụng Tiên (2006) cho biết: năm 2006 toàn xã Bình Long (Châu Phú) có 72 người chở đất thuê, 68 người nhặt và thu gom ốc bươu vàng, thu nhập bình quân từ 15.000 đến 40.000 đồng/ngày. Nhìn chung, các ngành nghề phát triển trong mùa lũ là một tiềm năng để người dân có thu nhập ổn định.
4. Phát triển du lịch mùa nước nổi
Hiện nay, ngành du lịch ở An Giang khá phát triển, nhiều loại hình du lịch đang được đầu tư như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… do đó có thể tận dụng mùa nước nổi để phát triển du lịch thu hút khách từ nhiều nơi có nhu cầu đi tham quan bằng thuyền, ngắm cảnh sông nước, thưởng thức các món ăn đồng quê. Hiện nay, có các khu du lịch mùa nước nổi điển hình như khu du lịch sinh thái ở Trà Sư (Tịnh Biên), Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên), khu du lịch Búng Bình Thiên (An Phú). Chỉ tính riêng mùa lũ năm 2006, ở Rừng Trà Sư có khoảng 500 du khách đến tham quan (Trọng Đức, 2006).
Tóm lại, mùa lũ có nhiều lợi thế để người dân khai thác và nếu họ biết cách đầu tư theo điều kiện kinh tế của mỗi người thì sẽ góp phần tạo thu nhập, có việc làm ổn định và giúp cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo.
III. Một số khó khăn trong việc khai thác lợi thế mùa lũ ở An Giang
Thiếu vốn: việc thiếu vốn gây ra một số hạn chế như: không đủ tiền để mua phương tiện sản xuất, mua thức ăn trong nuôi thủy sản mùa lũ hay áp dụng các mô hình đòi hỏi vốn nhiều. Điều này sẽ dẫn đến hiệu quả của việc sản xuất không cao. Do đó, vốn là một yếu tố quan trọng đối với người dân nghèo. Theo điều tra của Cao Quốc Nam và ctv (2004) cho thấy việc thiếu vốn trong sản xuất là một hạn chế trong việc áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo chiếm 25 % tại huyện Phú Tân và 2,7 % tại huyện An Phú.
Ý thức của người dân: người dân thường nhạy cảm với các mô hình mang tính rủi ro cao, họ rất sợ bị thất bại vì người nghèo thường ít vốn nên khi thất bại sẽ ảnh hưởng đến đồng vốn của họ. Thêm vào đó, một số hộ nghèo còn mang tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của các cấp chính quyền gây hạn chế cho việc phát huy lợi thế mùa nước nổi.
Một số mô hình chỉ thích hợp đối với những vùng nhất định : chẳng hạn mô hình nuôi tôm trong mùa lũ phát triển ở các huyện như Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân, còn mô hình trồng lúa mùa nổi phát triển ở huyện Tri Tôn. Nhưng nhìn chung, muốn phát triển mô hình nào thì còn phải dựa vào điều kiện cụ thể của từng vùng, vào khả năng khai thác những lợi thế của người dân nơi đó.
Nguồn nước bị ô nhiễm: hiện nay nông dân sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp nên khi lũ về lượng hóa chất dư thừa này hòa vào nguồn nước gây nên sự ô nhiễm làm rủi ro cho việc nuôi trồng và khai thác các loài thủy sản trong mùa nước lũ. Bên cạnh đó, việc không xử lý chất thải từ nuôi thủy sản hay các chất thải từ các nhà máy làm cho môi trường bị ô nhiễm đặc biệt là môi trường nước gây ảnh hưởng đến việc khai thác và đánh bắt thủy sản. Theo Nguyễn Hoàng Tuấn (2004) thì các làng bè trong mùa lũ, các nhà máy đã thải xuống sông các chất thải độc hại làm ảnh hưởng đến nguồn nước, dễ gây ra các bệnh trên cá, làm cá chết.
Diễn biến lũ thất thường: tùy năm mà lũ lên sớm hay muộn và cao hay thấp, điều này cũng gây khó khăn cho người dân trong đánh bắt thủy sản, phát triển các mô hình sản xuất trong mùa lũ.
IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng mùa lũ
Chính quyền cần hỗ trợ vốn cho người dân phát triển sản xuất kịp thời, cụ thể là cho vay vốn với lãi suất thấp, kết hợp với đào tạo nghề cho người dân giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định.
Nâng cao ý thức của người dân thông qua hiệu quả từ các mô hình sản xuất thực tế để họ tự học hỏi, phấn đấu vươn lên tránh tâm lý ỷ lại.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà áp dụng các mô hình hay mô hình kết hợp có hiệu quả trong mùa lũ cho thích hợp.
Cán bộ chuyên môn nên hướng dẫn cách sử dụng đồng vốn, chuyển giao các tiến bộ khoa học như các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, các nghề tiểu thủ công nghiệp, đưa các mô hình sản xuất có hiệu quả đến người dân, giúp họ sản xuất có hiệu quả hơn và sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
Người dân thường xuyên theo dõi các diễn biến của lũ để có cách ứng phó và lựa chọn các công việc cho phù hợp.
V. Kết luận
Mùa lũ ở An Giang mang lại cho người dân nhiều tiềm năng đáng kể, một trong những tiềm năng quan trọng cần phát huy như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch mùa nước nổi, các ngành nghề gắn liền với mùa lũ... Các ngành nghề này phát huy tốt sẽ góp phần giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân ngay trong mùa lũ. Bên cạnh đó, cần khắc phục các hạn chế ảnh hưởng đến khai thác lợi thế mùa lũ. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp để phát huy các lợi thế trong mùa nước nổi giúp người dân giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất và đời sống nhằm thực hiện tốt phương châm sống chung với lũ.
Đến Châu Đốc, An Giang mà không đi thăm làng nổi cá bè quả là một điều thiếu sót". Vậy là "chương trình du ngoạn làng nổi" được tổ chức ngay lập tức vào buổi chiều hôm đó.
Làng nổi Châu Đốc
Xuồng lướt trên sông tạo nên những con sóng nhấp nhô. Mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông Bassac. Nếu lấy thị xã Châu Đốc làm tâm điểm, thì ngược lên đầu nguồn sông Hậu làng bè trải dài hơn 3 cây số, xuôi trở xuống thì làng bè cũng kéo dài hơn 3 cây số. Rẽ về hướng huyện Châu Phú, làng bè trải dài 4-5 cây số, sau đó thưa thớt dần, rồi làng bè qui tụ đông đúc và dày đặc hơn là đoạn sông ở huyện Tân Châu với chiều dài 7-8 cây số. Anh Cường cho biết: "Số lượng bè tăng vọt khoảng 7-8 năm trở lại đây vì phong trào nuôi cá ba sa xuất khẩu thu lợi cao.
Chỉ cần giá cá ổn định khoảng 12.000-13.000 đồng/kg là các chủ nhà bè đã có lãi cao. Vì thế, phong trào nuôi cá bè đua nhau nở rộ. Đóng một cái bè nuôi cá tốn không dưới 100 triệu đồng vì dạng bè kích cở rộng rãi, dưới đáy sâu khoảng 10m được bọc bằng lưới kẽm hoặc cây đóng thưa". Mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư. Anh Cường giải thích: "Kiếm một miếng đất giá vài chục triệu đồng ở thị xã cũng khó. Thay vì vậy, người ta lấy số tiền đó đóng bè, neo đậu dưới sông vừa có nhà ở mà không cần tốn tiền mướn hoặc mua bến bãi vừa chẳng lo sơ tán khi mùa nước nổi". Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè giống như một chiếc trẹt bề ngang 4m, dài 7-8m. Do nhu cầu sinh họat của dân cư, nhiều dịch vụ phục vụ khác phát sinh trên các bè: cửa hàng, sửa chữa máy móc, bán xăng dầu,... Vậy là hình thành làng nổi.Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này, không khác gì chiếc xe máy của người dân trên bờ. Khách du lịch cũng thích đi trên các tắc ráng, vỏ lãi, hay xuồng gắn máy đuôi tôm tham quan làng nổi. Anh Cường đưa chúng tôi ghé tham quan điểm nuôi cá bè của chị Huỳnh Thị Nương, chủ nhân của 8 chiếc bè. Đến nơi đây, ngoài tận mắt chứng kiến quy trình chế biến thức ăn cho cá, chúng tôi còn thấy thích thú hơn khi thải mồi xuống bè hàng ngàn con cá vẩy đuôi tranh nhau đớp mồi, làm nước bắn tung tóe ướt sũng cả mặt sàn bè. Ngồi trên bè, hứng những luồng gió mang hơi nước mát lạnh từ ngoài sông thổi vào, dường như đã xua tan hết cái nóng bức của mùa hè.Chia tay với người dân làng bè thì trời vừa sẫm tối. Làng bè trên sông Bassac bắt đầu lên đèn. Anh sáng từ các nhà bè phản chiều xuống nước trông giống như thành phố về đêm nổi trên sông.
Làng nổi hoa kiểng Sa Đéc
Có dịp về thăm Đồng Tháp, bạn nhớ đến thăm làng hoa kiểng Sa Đéc- một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, nằm trên địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, trước đây rộng khoảng 60 ha, với 600-3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày tăng nhanh, hiện nay đã lên đến 177 ha, sản lượng trên 10 triệu chậu các loại, bình quân mỗi năm tăng 10 ha.
Vào làng quê hiền hoà Tân Quy Đông, vào bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim… có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng. Dường như các nàng hồng kiêu sa, lộng lẫy nhất đều đã tụ hội về đây. Làng hoa hiện nay còn lưu giữ được trên 50 giống hoa hồng : hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm nhạt, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam…
Không những vậy, làng hoa Tân Quy Đông bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa còn là xứ sở của nhiều loại cây kiểng quý hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Mỗi thế cây, dáng đứng đều thắm đượm nền văn hoá và triết học phương Đông. Có những loại cây rất bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày như khế, cau, bùm sum, si, mai… qua bàn tay khéo léo tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ.
Ngôi làng có 4 mùa xuân này với mô hình trồng hoa, cây kiểng tập trung từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch về tham quan cũng như mang lại lợi nhuận và góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống cho bà con Sa Đéc. 1 ha hoa kiểng ở đây có thể mang lại cho nguời trồng hoa thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một năm. Phát huy tiếng tăm và truyền thống vốn có, làng hoa kiểng Sa Đéc đang tiếp tục đưa thương hiệu hoa Sa Đéc vươn cao, vươn xa hơn nữa, trở thành một điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.
Đến với làng hoa kiểng Sa Đéc, bạn được đắm mình trong thế giới của muôn hoa với vô vàn hương thơm thanh cao, quyến rũ, bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ còn lại cảm giác thanh thản yên bình.
Làng nổi Việt Nam ở Siem Reap
Làng nổi Kampong Ayer là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Brunei. Người ta thường nói: “Đến Brunei mà chưa đến thăm Kamphong Ayer thì coi như chưa đến Brunei”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét