Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

Trạm cứu hoả VITRA,công trình đầu tay của nữ kiến trúc sư ZAHA HADID (Iraq) đang sống tại Anh. Công trình đang được sử dụng như một nhà triển lãm, nằm trong quần thể không gian của trung tâm thiết kế, kiến trúc, xây dựng, đồ gỗ, nội thất của Âu châu đặt tại Weil Am Rhein (Đức).

Vitra Fire Station
Charles-Eames-Straße 1
D-79576 Weil am Rhein
Germany

Công trình nằm bên trong khu vực cảnh quan và chạy dọc trên phố chính trong tổ hợp công trình của nhà máy VITRA, thành phố Weil Am Rhein (Đức).

Ban đầu, toà nhà này được xây dựng với mục đích phục vụ cho tổ hợp các công trình của VITRA (bao gồm Nhà hội nghị của KTS Nhật Bản Tadao Ando, Bảo tàng thiết kế của hoạ sỹ Frank Gehry và Phòng sản xuất của Alvaro Siza.

Chức năng của toà nhà này vẫn là trạm cứu hoả cho đến khi đường cứu hoả của quận được kéo đến. Chính vì lý do đó mà hiện giờ toà nhà được sử dụng như nơi tham quan và trưng bày một phần bộ sưu tập ghế của VITRA trong tổ hợp Bảo tàng ghế của VITRA.

Toà nhà bao gồm cả không gian gara. Mái của gara đặt trên bốn bức tường và được chiếu sáng từ sàn nhà. Trong suốt quá trình thiết kế, nữ kiến trúc sư ZAHA HADID đã nhận thức rõ ràng một không gian lớn có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Sáng tác của bà dựa trên những tấm bê tông nhọn, cấu trúc giống với cánh máy bay.

Nhờ những tấm tường xiên, dựng theo các góc nghiêng khác nhau tạo sự linh hoạt cho không gian. Thiết kế này để nhận ra không gian nhiều hơn là không gian chiếm đóng của nó.

Ấn tượng nhất khi bước vào bên trong công trình là cảm giác mạnh mẽ, dứt khoát của lớp tường nghiêng đâm xuyên nhau dọc theo yêu cầu chức năng của trạm.

Sự chuyển động được mô phỏng phía bên trong toà nhà giống như là chuyển động xe chữa cháy trong bài tập của đội lính cứu hoả.

Toà nhà dài 90m, nội thất bên trong là hai gam màu xanh đậm và đỏ đậm, đối nghịch màu vàng sáng của tường.

Ý tưởng chiếu sáng ở góc cạnh của nhà tạo hiệu ứng ba chiều làm nổi bật những khối tường.

Một điểm nữa trong thiết kế của nữ kiến trúc sư ZAHA HADID là trần nhà được khoét lỗ hổng theo ý tưởng mang ánh sáng vào tận bên trong mặt bằng công trình bất kể ngày hay đêm.

Cầu thang của tòa nhà

Vật liệu bê tông và kính được sử dụng chủ yếu cho công trình, phần mảng đặc và rỗng. Kính được dùng để tạo không gian mở và liên kết giữa bên trong và bên ngoài. Với ý tưởng kết nối giống như “đặc điểm đô thị”, người lính cứu hoả cũng là một bộ phận của nhà máy VITRA. Họ có thể mời những công nhân khác đến hội họp chung; đồng thời cũng có thể mời mọi người một bữa barbecue... Bằng cách đó, toà nhà có thể coi là nơi “hội tụ xã hội”.

Mặc dù đã chuyển thành khu triển lãm, nhưng cái tên trạm cứu hoả vẫn được giữ lại cho đến nay như một khẳng định về nguồn gốc của toà nhà này.

Trong bộ sưu tập những công trình của nữ kiến trúc sư ZAHA HADID, người ta không quên nhắc đến trạm cứu hoả VITRA, bởi nó là công trình kiến trúc đầu tiên của bà, đồng thời cũng đánh dấu lối đi đầy táo bạo trong sáng tạo kiến trúc thế giới.KTS. Trí Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean