Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

Tản mạn chuyện Xây dựng (5)

Năm căn nhà đắt nhất hành tinh Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những ngôi nhà đắt nhất thế giới. Trong đó, ngôi biệt thự La Leopolda (Pháp) đứng đầu với giá 500 triệu USD.
La Leopolda: 500 triệu USD: Đứng đầu danh sách là căn biệt thự Villa La Leopolda. Đây là một trong số các biệt thự của Quốc vương Bỉ Leopold xây làm quà tặng cho người tình. Biệt thự La Leopolda nay thuộc sở hữu của nhà tỷ phú Nga Roman Abramovich. Tòa nhà này từng thuộc quyền sở hữu của gia đình Agnelli, người sáng lập hãng xe Fiat và trong những năm 60 từng là nơi tổ chức các bữa tiệc của giới đại gia chuyên đi lại bằng máy bay phản lực.Trong số này có cả huyền thoại âm nhạc người Mỹ Frank Sinatra và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Trên khuôn viên rộng 8 ha, tòa biệt thự trông ra mũi Ferrat gần bãi biển Villefranche mộng mơ nhất nước Pháp và từng là nơi nghỉ của Vua Bỉ Leopold II.
Maison L’Amite, Florida: 250 triệu USD: Hiện giá của khu biệt thự "vàng" này lên đến 250 triệu USD. Biệt thự nằm trên mảnh đất có diện tích 5.500 m2, có mặt tiền gần 150 m chạy dọc theo bờ biển. Khu nhà được xây dựng một cách xa hoa và trông như trụ sở của một cơ quan hành chính, với một toà nhà trung tâm có đại sảnh cao đến 12 m, 9 phòng ngủ, một phòng khiêu vũ, phòng giải trí, phòng triển lãm tranh nghệ thuật, phòng thẩm mỹ và một phòng hòa nhạc 370 m2.

Biệt thự này được một tỷ phú mua với giá 41,25 triệu USD vào năm 2004 trong một cuộc đấu giá tại Tòa án ở West Palm Beach. Trước đó, chủ sở hữu cũ, Abe Gosman, chỉ phải trả 12,1 triệu USD để mua mảnh đất này trong năm 1986 (một kỷ lục về bất động sản thời bấy giờ) và sau đó đã tự xây dựng nên toà biệt thự này.

Ngoài ra, lâu đài còn có hai khu nhà riêng biệt làm nhà khách với 9 phòng ngủ nữa, một bể bơi và khu đậu xe chứa được đến 40 xe.

Ira Rennert House, New York: 170 triệu USD

Lâu đài này được coi là một trong những nơi cư ngụ choán nhiều diện tích nhất ở Mỹ. Nhà có diện tích gần 24 ha, nguyên diện tích xây dựng đã chiếm 10.000 m2, 6.000 m2 giành cho nhà chính. Tòa nhà chính có một phòng ăn dài 30 m, 29 phòng ngủ và 39 buồng tắm. Ngoài ra, còn có một khu vui chơi giải trí gồm một đường bowling, sân quần vợt và sân squash, một bồn tắm nóng trị giá đến 150.000 USD.


Ngoài ra, còn có một khu vui chơi giải trí gồm một đường bowling, sân quần vợt và sân squash, một bồn tắm nóng trị giá đến 150.000 USD. Updown Court, Surrey, Anh: 140 triệu USD Forbes cho biết, hàng xóm của chủ sở hữu khu biệt thự này gồm có Nữ hoàng Anh với lâu đài Windsor và Sir Elton John. Updown Court được cho là đắt hơn ngôi nhà đắt giá nhất nước Mỹ khoảng 50 triệu USD.

Updown Court, Surrey, Anh: 140 triệu USD

Lâu đài này được coi là một trong những nơi cư ngụ choán nhiều diện tích nhất ở Mỹ. Nhà có diện tích gần 24 ha, nguyên diện tích xây dựng đã chiếm 10.000 m2, 6.000 m2 giành cho nhà chính. Tòa nhà chính có một phòng ăn dài 30 m, 29 phòng ngủ và 39 buồng tắm.


Tòa nhà được xây dựng năm 1926 theo kiểu cách cung đình và đã được dùng làm nền cho bộ phim nổi tiếng The Godfather năm 1972. Các khu vực chính bao gồm 6 tòa nhà, ba hồ bơi và một rạp chiếu phim.

Fleur de Lys ở Beverly Hills, California: 125 triệu USD

Khu biệt thự này chiếm tới hơn nửa một ngọn đồi ở khu Beverly Hills sang trọng. Sau khi thuộc sở hữu của tờ báo William Randolph Hearst, biệt thự này được mở rộng thêm rất nhiều. Khoảng 75.000 m2 cho khu nhà ở và tới ba nhà kho vĩ đại, 29 phòng ngủ, 40 phòng tắm.


Tòa nhà được xây dựng năm 1926 theo kiểu cách cung đình và đã được dùng làm nền cho bộ phim nổi tiếng The Godfather năm 1972. Các khu vực chính bao gồm 6 tòa nhà, ba hồ bơi và một rạp chiếu phim



Trường học trong mơ của Thế giới

Trong thời gian gần đây, cùng với những đổi mới về mặt tư duy thiết kế cũng như những sáng tạo về mặt quan niệm công năng của trường học thời hiện đại đã dẫn đến những đột phá trong các thiết kế. Đây có thể được coi là cuộc “cách mạng” trong thiết kế trường học.

Trung học Ostrestad, Copenhagen
Trong thiết kế khu trường sở tại ngoại ô mới Copenhagen ở Orestad, thật khó mà tưởng tượng nổi rằng có ai đó đã nhìn qua ngôi trường này mà lại không muốn được vào học ở đây. Với triết lý lấy học sinh làm trung tâm, coi sự thoải mái của học sinh là ưu tiên số 1, thiết kế đã đề xoay quanh sự thân thiện và tiện nghi cho học sinh, khiến các em cảm thấy thoải mái và coi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình.


Cao đẳng Orestad được thiết kế hiện đại với những ô cửa kính màu sắc trong suốt tự động, luân phiên mở nhằm đón ánh sáng mặt trời. Bên trong đầy đủ nội thất siêu hiện đại, cầu thang gác xoáy và cùng với bục giảng đặt bên trên. Chưa hết, học sinh sẽ được thoải mái tựa trên những chiếc gối ôm màu vàng cam rất sành điệu trong khi nghe giảng.orestad-high-school-1

orestad-high-school-2

orestad-igh-school-3

Trường nghệ thuật vòm xanh ở Singapore

singapore-green-roof-1

singapore-green-roof-2Với triết lý mới, trường học cũng không được nằm ngoài trào lưu tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, đây là 1 trong những khu mái vòm xanh thú vị nhất thế giới tại khuôn viên trường đại học công nghệ thông tin Nanyang, Singapore. Trường có lối kiến trúc hiện đại, rất hòa hợp với môi trường chung quanh. Những bức tường thủy tinh bắt mắt cho phép lượng lớn ánh sáng tự nhiên rọi vào bên trong, và chiếc mái hiên đầy cỏ được dùng như 1 địa điểm họp mặt lý tưởng của học sinh. Mái vòm “xanh” đúng nghĩa này cũng bảo vệ cho khu nhà, làm mát không khí xung quanh.

Trung học số 9 tại trung tâm Los Angeles Với tư tưởng thiết kế cách tân, công trình trông giống như một bảo tàng nghệ thuật đỉnh cao với các hình khối đan xen một cách vô cùng ngẫu hứng. Các nét cong và thẳng của chủ nghĩa biểu hiệu tạo nên một sự khác biệt không đơn điệu và đầy chất hiện đại. Thêm vào đó là sự thống nhất giữa nội thất và hình khối công trình một cách hoàn hảo.high-school-9

high-school-9-2Công trình này được xây dựng bởi nhà thiết kế người Áo thuộc công ty Coop Himmelbau tại trung tâm Los Angeles. Trung học số 9 đào tạo học sinh cho các môn nghệ thuật biểu diễn. Trường có khoảng 1800 học sinh và có đầy đủ đặc trưng của 1 rạp chiếu phim với sức chứa 1000 chỗ.

Trung tâm Stata tại MIT

stata-building-mitCông trình nằm trong trào lưu thiết kế hậu hiện đại, bề ngoài trông giống như một bảo tàng nghệ thuật đỉnh cao với các hình khối đan xen một cách vô cùng ngẫu hứng. Xét về độ phức tạp, người ta có thể thấy được hình ảnh của kiến trúc bảo tàng Guigenhem - Bilbao trong thiết kế của trường học này.Trung tâm Stata dành cho các học viên nghiên cứu máy tính, công nghệ khoa học thông tin tại MIT. Nó được nhà kiến trúc sư nổi tiếng Frank Gehry thiết kế.Những đặc điểm sinh động của tòa nhà mô tả tính phiêu lưu của Gehry, đó là phong cách siêu thực với những tháp nghiêng dốc, thường là những bức tường góc cạnh và những hình khối kì dị. Khu nhà bao gồm các lớp học hiện đại, các tiện ích dành cho nghiên cứu, khu giảng đường, trung tâm chăm sóc trẻ em, và 1 thính phòng lớn.

Viện Triết học, Đại Học New York(New York University’s Department of Philosophy Interior)

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Steven Holl, bắt gặp lại hình ảnh và ánh sáng thiết kế nội thất của bảo tàng Do Thái – Beclin, công trình tòa nhà Viện Triết học tại Đại Học New York giống như 1 tòa nhà nghệ thuật, với không gian nội thất đầy chất ngẫu hứng và gợi mở. Các tính năng đổi mới về nội thất màu trắng được bố trí phức tạp. Toàn bộ các cầu thang có gờ nối với những rào chắn răng cưa chiếu ánh khắp xung quanh tòa nhà. Các hiệu ứng ánh sáng cũng thay đổi theo mùa và thời gian trong ngày.

Cao đẳng kịch nghệ Victorian(Victorian College of the Arts School of Drama)victoria-college-of-artsĐược thiết kế bởi Castles Stephenson + Turner Pty Ltd / Edmond & Corrigan,trường Cao đẳng kịch nghệ Victorian ở Melbourne, Úc vừa duy trì được tính lịch sử, vừa thể hiện sự sáng tạo với màu sắc.

Lâu đài Tháp Xám đại học Arcadia(Arcadia University’s Grey Towers Castle)grey-towers-1

grey-towers-2 Tương phản với những kiến trúc tân kỳ, Lâu đài Tháp Xám đại học Arcadia ở Glenside, Pennsylvania xây từ năm 1893 thuộc William Welsh Harrison và hiến tặng cho trường từ năm 1929 nổi tiếng với đường hầm bí mật nối từ một lò sưởi dẫn ra bên ngoài. Nay là văn phòng của Hiệu trưởng cùng nhiều phòng trọ cho sinh viên.

Oppenheim’s Miami-Dade College Campusmiami-dade-college-1

miami-dade-college-2 Miami-Dade College trên Biscayne Boulevard ở khu downtown Miami do Oppenheim Architects thiết kế, kết hợp kính và khung thép, sẽ hoàn tất năm 2012.

Concrete and Glass Gateway Building at MICAmica_1

(images via: Architect Magazine)The Maryland Institute College of Art (MICA) đã nổi tiếng từ lâu nhưng nay lại đổi mới với sự kết hợp kính và bêtông tạo nên building có hình cái trống mà chính giữa là sân vườn bao quanh bởi phòng khách/phòng triển lãm, nhà hát, trung tâm huấn nghệ, café, cùng nhiều phòng trọ cho sinh viên và studios.
Metzo College in the Hoà Lanmetzo-1

metzo-2(images via: Dezeen)

Metzo College mới ở Doetinchem, phía đông Hoà Lan, là khối kim tự tháp 6 tầng với sự kết hợp kính và tháp, bao quanh bởi cảnh quan.

Henning Larsen University Campus Concept ở Kolding, Denmarkhenning-larson-kolding-university-1

henning-larson-kolding-university-2(images via: Archicentral)

Công ty thiết kế Đan Mạch Henning Larsen đã thiết kế một trường đại học mới ở Kolding, Đan Mạch dọc theo bờ sông Østerbrogade với hình khối tam giác có khung kính màu xanh phản chiếu màu sông nước, có không gian mở, văn phòng quán café, cùng nhiều phòng lớp.

Napier University’s Futuristic Lecture Theater

napier-university-egg(images via: Edinburgh Architecture)

Giảng đường của Napier University còn gọi là trứng Napier Egg & đèn xe đạp có hình bầu dục với khung kính bao quanh, trên nền của một trường đại học xây từ thế kỷ 19.

Rafael Arozarena High School, La Orotava, Tây Ban Nha

rafael-arozarena-1

rafael-arozarena-2(images via: Niki Omahe)

Rafael Arozarena High School gần khu phố cổ La Orotava, Tây Ban Nha đã được AMP Arquitectos thiết kế hài hoà với môi trường xung quanh.

Bikuben Student Residence, University of Copenhagenbikuben-student-residence-1(images via: Best House Design)

Khu phòng trọ cho sinh viên Bikuben ở University of Copenhagen được gọi là phòng trọ cho sinh viên trong tương lai với sự kết hợp kính, bêtông và thép; đặc biệt là các cửa sổ đầy màu sắc hài hoà với môi trường xung quanh.

Jubilee Campus, University of Nottinghamjubilee-nottingham-1(images via: Hopkins Architects)Từ xưởng chế tạo xe đạp thành trường học cho 2,500 sinh viên do sự kết hợp kính, gỗ và thép, với đường xe đạp xuyên suốt khu văn phòng - nhà hàng - hàng quán -phòng trọ cho sinh viên, cạnh một hồ nhân tạo.

Hà Nội sẽ triển khai dự án thành phố bên sông Hồng: Sau gần một năm triển lãm, lấy ý kiến, Hà Nội đã quyết định xây dựng quy hoạch khoảng 40 km sông Hồng đoạn qua thủ đô. Hàng chục nghìn hộ dân sẽ phải di dời cho dự án có vốn đầu tư 7 tỷ USD này.


Tổ dự án Hà Nội-Seoul cho biết tổng diện tích qui hoạch công viên ven sông Hồng dự định là 4.200 ha. Trong đó, khoảng 80% (3.360 ha) sẽ được dùng vào mục đích chính là bảo tồn và khôi phục môi trường sông, 20% còn lại sử dụng chính dòng sông để tạo nên một “sức sống mới” cho toàn bộ dự án.Cùng với đó, khu đầm lầy sinh thái được hình thành gồm: công viên, không gian trải nghiệm sinh thái, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, dự án tính đến việc bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử sông Hồng và qui hoạch lộ trình khám phá lịch sử ven sông bằng du thuyền; trục văn hóa truyền thống Hồ Tây-Cổ Loa được chú trọng giữ gìn, phát triển.Tại khu vực 2, một khu phức hợp quốc tế kỹ thuật cao dự tính hình thành với quảng trường đi bộ trung tâm (bờ sông Hồng phía hồ Tây), khu nghỉ dưỡng Ngọc Thụy với đồi hóng gió (bờ sông Hồng phía Long Biên, Gia Lâm). Khu phục hồi sinh thái ven sông sẽ nằm ở khu vực Võng La và Từ Liêm, công viên thể thao ở Đông Anh, công viên văn hóa lịch sử ở Hoàn Kiếm, công viên mở dành cho cư dân đô thị ở Tây Hồ, đầm lầy lọc nước ven sông ở Hoàng Mai.Với 2.462 ha đất mới tạo ra, dự án có kế hoạch phát triển 4 khu vực chính: 560 ha khu cư trú, nhà ở, 830 ha khu vực sự kiện quốc tế, 500 ha công trình công cộng, 212 ha công viên đô thị, 120 ha khu thương mại, 40 ha còn lại dành cho các khu trung chuyển hàng hóa. Khu vực 4 (hai bên sông Hồng từ cầu Thanh Trì đến Hưng Yên) rộng nhất được qui hoạch khu cư trú, vành đai xanh và công viên Olympic.Khu vực 1 (từ cầu Thăng Long đến điểm cuối dự án) rộng 560 ha, khu vực 3 (từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì) diện tích 230 ha dành xây dựng khu trung chuyển hàng hóa phức hợp như: sân bay, liên kết KCN, chợ bán buôn, trung tâm chuyển phát và một số khu cư trú. Khu vực 2 (từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương) phát triển các khu cư trú liên kết với đô thị mới Hà Nội, trung tâm tài chính quốc tế, sân vận động thể thao dân tộc…Trung tuần tháng 7 này, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức phản biện về siêu dự án đô thị ven sông Hồng tại Hà Nội. Đây là dự án hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Seoul (Hàn Quốc), về “Lập qui hoạch phát triển sông Hồng, đoạn qua Hà Nội”, với tổng đầu tư dự tính lên đến 7 tỉ USD.

Di dân được coi là một trong vấn đề khó khăn nhất của dự án. Theo ông Tô Anh Tuấn, nếu di dời tất cả các hộ dân nằm trong phạm vi tuyến thoát lũ và hành lang bảo vệ đê thì khối lượng giải tỏa rất lớn. Do vậy, cần nghiên cứu để giảm số hộ dân di dời, tái định cư trong các khu vực xây dựng đô thị. Hiện ước tính có tới 39.100 hộ dân phải di chuyển.

Phối cảnh quy hoạch sông Hồng qua Hà Nội. Ảnh: Đoàn Lo
Phát hiện ngôi làng cổ gần 4000 năm

Viện Phát triển bền vững Nam bộ và Bảo tàng Long An vừa cho biết, rất nhiều cổ vật có niên đại hàng ngàn năm ở tỉnh Long An mới được công bố. Di tích khảo cổ này được xác định là ngôi làng cổ có niên đại 2.500 – 4.000 năm.

Cổ vật văn hóa Đông Sơn. Ảnh minh họa: Bảo tàng Nhân học
Kết quả đó thu được sau hơn 1 tháng tổ chức khai quật di tích khảo cổ học An Sơn ở ấp Sơn Lợi, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, Long An, bởi đoàn khảo cổ học thuộc Trường Đại học Quốc gia Australia cùng Viện Phát triển bền vững Nam bộ và Bảo tàng Long An.

Đợt khai quật lần này kéo dài hơn 1 tháng, đã thực hiện trên diện tích 86m². Tại đây, đoàn đã tìm được 7 ngôi mộ cổ, hàng chục ngàn mảnh gốm, công cụ sản xuất bằng đá.

Di tích khảo cổ học An Sơn thuộc xã An Ninh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, bên tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông. Di tích được phát hiện lần đầu vào năm 1938 và đã qua nhiều lần điều tra, khảo sát.

Năm 1978, các nhà khảo cổ đã khai quật 150m², tầng văn hoá dày 4,5m, trong đó có nhiều bếp than tro. Đợt khai thác này đã phát hiện được ba ngôi mộ, thu thập được khoảng 500 hiện vật bằng đá, xương, sừng và đồ gốm cùng nhiều xương răng động vật, trong đó có xương răng lợn nhà và chó nhà. Di tích An Sơn thuộc văn hoá sơ kì kim khí Đông Nam Bộ.

Khám phá làng cổ K’Tu Cách trung tâm thành phố Kon Tum chừng 8 km, làng du lịch sinh thái (DLST) Kon K’Tu thuộc xã Đắk Rơ Wa - thành phố Kon Tum (Kon Tum) hiện đang thực sự cuốn hút du khách thập phương.

Nhà rông ở Kon K'tu.
Đây là ngôi làng cổ còn giữ được những nét nguyên sơ nhất của văn hóa dân tộc Banar. Kon K’Tu có 92 hộ với 530 nhân khẩu đồng bào dân tộc Banar sinh sống. Theo tiếng Banar thì Kon K’Tu là làng nguyên gốc, nguyên sơ. Được hình thành rất sớm, đến nay Kon K’Tu vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng.
Đứng ở Kon K’Tu phóng tầm mắt về hướng đông, đỉnh Kong Muk sừng sững in bóng xuống dòng Krông BLả hiền hòa. Dọc theo bờ sông Đắk Bla chừng 5km là bãi cát phẳng lỳ ôm lấy Kon K’Tu.
Tìm về nét văn hóa truyền thống và những lễ hội của người Banar ở Kon K’Tu, già A Xép cho biết: “Hiện tại, dân làng vẫn duy trì được đội cồng chiêng với 18 người, đội múa xoang với 30 người. Đặc biệt là vẫn giữ được lễ hội bắt giọt nước (K’lang T’nglang)”.
Lễ hội này được tổ chức vào đầu tháng Giêng hằng năm. Dân làng tổ chức lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; cầu cho bà con trong làng khỏe mạnh; dân làng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không được ăn trộm ăn cắp của nhau. Thời gian lễ hội kéo dài 2 ngày 2 đêm.
Ngày đầu tiên chuẩn bị cây nêu, ngày hôm sau cúng tế giàng (tế trời) và thết đãi dân làng. Làng giàu có thì cúng nhiều trâu, bò, múa xoang, cồng chiêng... Đến Kon K’Tu, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ của làng cổ, du khách còn được chiêm ngưỡng nét uyển chuyển trong điệu múa xoang của những chàng trai cô gái Banar với trang phục thổ cẩm chính tay họ dệt nên, được tận hưởng men say ngây ngất của rượu cần.

Làng cổ Kon K'Tu - mang một bản sắc văn hóa độc đáo ở Kon tum.

Lần theo con đường vào khu rừng sinh thái (khoảng 2.000 mét), du khách sẽ có dịp thả hồn bên dòng thác H’Lay, Thác Mập. Hay ngẫu hứng hơn, có thể mang thuyền cao su, thuyền độc mộc lên phía thượng nguồn (thôn Kon PNang, xã Hà Tây - Chư Păh - Gia Lai) để lững lờ trôi trên dòng Krông Blả, nhào lộn ngoạn mục cùng những dòng thác để về xuôi ngắm non nước, trời mây, vãn cảnh bãi tắm Kon K’Tu... Khi màn đêm buông xuống, tại Nhà Rông văn hóa Kon K’Tu, du khách sẽ được tận hưởng những âm sắc cồng chiêng say đắm lòng người trong men say của rượu cần người Banar bản địa.
Thôn trưởng A Khẻo (người 35 năm làm thôn trưởng) cho biết: “Mỗi ngày Kon K’Tu đón từ 40 -50 khách du lịch nước ngoài đến tự do. Đặc biệt kể từ ngày cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể của nhân loại thì lượng khách đến thăm làng ngày một đông hơn”.

Làng cổ Đường Lâm

Cách Hà Nội chừng 50 km về phía tây, làng Việt cổ Đường Lâm nằm thu gọn mình trong cái đường làng quanh co nhỏ bé. Nơi đây thanh bình, êm ả và dường như được tách biệt khỏi cuộc sống ồn ã của thế giới bên ngoài. Hình ảnh được bạn Bùi Thị Mạnh chia sẻ.

Cổng làng đơn sơ bên cây đa cổ thụ là con đường sẽ đưa bạn vào làng.
Đi chừng 100m từ phía cổng làng ta đến thăm đình Mông phụ. Nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của làng.
Nước ao làng trong veo in bóng những rặng dừa.
Con đường làng ngoằn nghoèo với hai hàng cây xanh mát sẽ dẫn bạn tới đất hai vua - Làng Cam Thịnh.
Làng Cam Thịnh nổi tiếng với đền Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền.
Trong làng có những nhà thờ tổ, nơi thờ dòng họ và ghi gia phả rất cổ kính.
Dù cuộc sống có được nâng cao, nhưng người dân nơi đây vẫn sử dụng đá ong để xây dựng nhà cửa.
Cuộc sống người dân khá bình dị.

ảnh
Ông Trần Trọng Hanh. Ảnh: Tiến Dũng

'Hà Nội sẽ là siêu thành phố với 34 triệu dân'

- Là chuyên gia kiến trúc quy hoạch, ông nghĩ sao về các ý tưởng quy hoạch thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được Liên danh tư vấn quốc tế PPJ thực hiện?

- Tôi không tham gia thực hiện đề án song cũng được đơn vị tư vấn lấy ý kiến. Trước hết, tôi băn khoăn vì thời gian thực hiện một quy hoạch lớn lại quá ngắn, chỉ hơn một năm, hiểu biết về điều kiện tự nhiên, kiến thức về lịch sử hạn chế. Cơ sở khoa học hình thành các ý tưởng mà tư vấn đưa ra chưa được chứng minh sâu sắc.

Vấn đề khác là lẫn lộn giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch chung. Đây phải là đề án quy hoạch vùng, trên cơ sở đó có quy hoạch đô thị tại Sơn Tây, Hà Đông... Ngoài ra, các quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành lại chậm hơn, chưa có cái nào có tầm nhìn đến 2050, nên lại có thể khập khiễng với các quy hoạch khác sau này.

- Đơn vị tư vấn đưa ra ý tưởng là chiến lược phát triển 60% hành lang xanh và 40% phát triển đô thị, ý kiến của ông như thế nào?

- Quy hoạch Hà Nội năm 1998 đã nêu ra những vùng đủ điều kiện thì đã phát triển, nếu vẽ lại những cái cũ thì không có gì mới. Còn nếu dựa vào trên 700 đồ án dự án đã lập, cùng với với chỉ tiêu 40% đất dành cho xây dựng và cải tạo thì sẽ đưa ra một "siêu" thành phố với trên 34 triệu dân. Điều này là không tưởng. Cả hai ý tưởng mà đơn vị tư vấn đưa ra cùng đi đến một "siêu" đô thị.

Trong giai đoạn hiện nay, xu thế mà cả thế giới đang tránh là không đi vào "bệnh đầu to". Ví dụ, thủ đô Bangkok đã tạo ra sự chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo...

Hà Nội sẽ có tốc độ đô thị hóa cao. Ảnh: Hoàng Hà.

- Vậy tỷ lệ đô thị hóa nên chiếm bao nhiêu phần trăm?

- Nếu tính 200m2 đất cho mỗi người thì chỉ tiêu 40% đất đô thị là đáng quan ngại. Diện tích nông thôn phải rất lớn, vành đai xanh phải chiếm chủ đạo, đất xây dựng chiếm chỉ 10-20%. Chỉ tiêu đất đô thị phải xem lại, như một lô đất 100m2 mà xây 40m2 là quá nhiều, nên cả thành phố dành 40% cho đô thị thì quá lớn

Chúng ta phải tìm đến một đô thị hài hòa nông thôn, tức là gắn kết hạ tầng diện rộng. Nếu không sẽ tạo ra di dân từ nông thôn ra đô thị. Tất cả các vùng nông thôn được nối kết các đường giao thông, mà truyền bá văn hóa tạo sự nhất thể hóa. Trong đô thị thì có nông thôn và trong nông thôn phải có đô thị.

- Theo ông, Trung tâm hành chính quốc gia nên đặt tại đâu?

- Theo tôi không thể dời khỏi Trung tâm chính trị Ba Đình, nếu có mở ra nơi khác thì chỉ là vệ tinh, chứ không thể đưa toàn bộ đi nơi khác.

- Ngoài sân bay Nội Bài, các nhà tư vấn có ý tưởng đặt sân bay thứ hai ở Phú Xuyên, ông nghĩ sao?

- Hiện tính về công suất thì sân bay Nội Bài đủ đáp ứng cho nhiều năm tới, song có thể lý do khác như an ninh quốc phòng thì phải có sân bay khác. Trước đây đã có ý kiến về Miếu Môn nhưng điều kiện khí hậu không cho phép, tôi thấy vùng thuận lợi nhất là Hưng Yên song lại mất nhiều đất nông nghiệp, chiếm tới 500-1000 ha. Song nếu bố trí ở Phú Xuyên thì phải đào đắp rất nhiều vì là vùng xả lũ.

Theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 mà Liên danh tư vấn quốc tế PPJ đưa ra, cả 2 phương án đều có chiến lược phát triển 60% hành lang xanh và 40% phát triển đô thị. Trong đó 60% hành lang xanh có 40% là các vùng bảo tồn và 20% phát triển dựa trên bảo tồn; 40% phát triển đô thị sẽ chia đều cho các vùng phát triển mới và các vùng đã đô thị hóa. Mục tiêu phát triển thành phố 10 triệu dân vào năm 2030.

Quy hoạch dự kiến được Chính phủ phê duyệt vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (10/10/2010).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean