Từ lý thuyết: "Định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2010"
2. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Từ tỷ trọng 53,7% trong cơ cấu, khu vực dịch vụ TP.HCM phấn đấu đạt tỷ trọng khoảng 50,5% năm 2005 và 51,7% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng 44,1% năm 2000, đạt 48,1% (2005) và 47,5% (2010); khu vực nông lâm ngư nghiệp dự kiến sẽ giảm liên tục từ 2,2% năm 2000 xuống còn 1,4% năm 2005 và 0,8% năm 2010. Hiện đại hóa các ngành dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ cao cấp phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
3. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành CN hiện có, từng bước phát triển các ngành CN mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu CN tập trung. Phát triển các ngành, các lãnh vực DV then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; hình thành một trung tâm kinh tế - tài chánh khu vực Đông Nam Á; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2000-2005 là 22%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 20%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân năm giai đoạn 2000-2005 là 17%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 15%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái.
4. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực; lựa chọn phát triển các công nghệ “mũi nhọn”, đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng dụng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; tạo nhiều việc làm. Phấn đấu không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo dưới 8% tổng số hộ, giảm khoảng cách về mức sống giữa hộ dân cư giàu nhất và hộ nghèo nhất từ trên 10 lần hiện nay xuống còn 5 - 6 lần vào năm 2010; xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, tiên tiến, mang đậm bản sắc và truyền thống dân tộc; cải thiện môi trường rộng thoáng, sạch và xanh. Việc cung cấp nhà ở với giá phù hợp cho các tầng lớp dân cư khác nhau trong khu vực nội thành nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, được đặt lên hàng đầu.
5. Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề nghiệp, đạo đức và thể chất. Coi trọng phát triển khoa học và công nghệ, văn hóa – nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tương xứng với một trung tâm của khu vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo.
6. Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Song song với việc chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp khu vực đô thị cũ, phát triển nhanh các khu vực đô thị mới, đô thị hóa vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu vực trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại. Về lâu dài, thành phố là đầu mối lớn về giao thông đường sắt ở khu vực phía Nam, nối với đồng bằng sông Cửu Long, Nam Tây Nguyên và với đường sắt xuyên Á. Kiên quyết dần từng bước thay đổi cơ cấu các loại phương tiện giao thông hoạt động trên địa bàn Thành phố. Tập trung giải quyết vấn đề giao thông công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển một hệ thống giao thông công cộng (xe Bus) tiện nghi và giá cả vừa phải trong khu vực nội thành, cũng như phát triển dọc theo trục hành lang nối ra bên ngoài.
7. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố; nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố.
8. Phát triển kinh tế, kết hợp với giữ vững an ninh chính trị, trật tự công cộng, an toàn xã hội, đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng khu vực phía Nam và đất nước.
1. Dân số
Theo kết quả điều tra dân số trên địa bàn TP HCM ngày 1/10/2004, dân số thường trú trên địa bàn thành phố là 6.117.251 người chiếm 7% dân số cả nước. Trong đó dân số của 19 quận là 5.140.412 người chiếm 84,03% dân số thành phố và dân số của 5 huyện ngoại thành là 976.839 người, chiếm 15,97%. Mật độ dân số của thành phố hiện nay 2.920 người/km2 tăng 21,4% so với mật độ dân số thành phố năm 1999. Trung bình từ năm 1999 đến năm 2004 tốc độ tăng dân số bình quân tại thành phố là 3,6%. Tốc độ tăng dân số lần này cao hơn hẳn so với các kỳ điều tra trước. Mức tăng dân số thời kỳ 1999 - 2004 bằng mức tăng dân số trong 10 năm từ 1989 đến 1999 và xấp xỉ bằng 2 lần mức tăng dân số trong 10 năm từ 1979 -1989.
2. Sử dụng đất
2.1 Thực trạng sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 123/1998/QĐ-TTg về việc điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng thành phố đến năm 2020.
Trong 7 năm (từ 1997 - 2004), tổng diện tích đất xây dựng tăng 11.227ha, bình quân mỗi năm tăng 5% - 1.600ha (theo quy họach 1997 -2005 tăng bình quân mỗi năm 1680 ha). Đất ở tăng 5.222ham đất giao thông tăng 943ha, đất công nghiệp tăng 2.416ha đất nông nghiệp giảm mạnh, các khu dân cư và khu công nghiệp nhường chỗ cho sự phát triển do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.2.2 Nhu cầu sự dụng đất xây dựng đô thị trong những năm tới
a/- Khu nội thành cũ: Diện tích tự nhiên 14.210ha chỉ tiêu đất đô thị hiện tại 38,6m2/ng. Dự kiến đến năm 2025 là 35 - 40m2/ng (giữ ổn định dân số khoảng 3,6 triệu người - 4,0 thiệu người).
b/- Khu nội thành phát triển: Diện tích đất khoảng 35.190ha. Dự kiến chỉ tiêu đất đô thị bình quân 110 - 120 m2/ng.
c/- Khu vực các đô thị ở ngoại vi: Diện tích đất đô thị (thị trấn, thị tứ, khu dân cư đô thị hóa, khu chức năng khác...) khoảng 40.000 - 50.000ha.
d/- Tổng nhu cầu đất đô thị toàn thành: khoảng 90.000 - 100.000ha (năm 2025).
2.3 Định hướng phát triển không gian đô thị
a/- Các khu dân dụng
Khu nội thành cũ: là khu đã có quá trình phát triển trên 300 năm. Trọng tâm tại khu vực này là cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới. Phát triển kiến trúc mới trên cơ sở kết hợp giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa và các công trình kiến trúc có giá trị; tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng; giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kên rạch va khu phố; di chuyển các xí nghiệp công nghiệp và các cơ sở gây ô nhiễm mội trường đô thị ra ngoại vi.
Khu nội thành phát triển: Mở rộng và phát triển ở phía Tây - Nam. Khai thác quỹ đất kém hiệu quả về nông nghiệp, chi phí đền bù thấp tại khu vực phía Tây - Bắc thành phố thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn phát triển khu đô thị mới, chức năng khu dân cư, dịch vụ, công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Đảm bảo mật độ xây dựng, mật độ cư trú theo quy hoạch.
Tại các khu đô thị phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặt nền tảng cho phát triển đô thị bền vững trong tương lai.
Khu vực ngoại thành:
Trên địa bàn 5 huyện ngoại thành, xây dựng các đô thị mới gắn với các khu công nghiệp tập trung các khu nhà ở công nghiệp, các khu du lịch - nghỉ dưỡng , các thị trấn, thị tứ khác trong huyện.
Các khu đô thị và đô thị mới đuợc xây dựng theo hướng hiện đại, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp giữ gìn di tích, cảnh quan, đảm bảo môi trường sống với chất lượng cao.
Các khu dân cư nông thôn đuợc quy hoạch, sắp xếp theo hướng tập trung, đầu tư các cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu ở, làm việc tốt hơn.
b/- Các khu công nghiệp tập trung:
Cải tạo nâng cấp và sắp xếp lại các khu công nghiệp hiện có và quy hoạch thêm các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch phát triển cônng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng một số khu, cụm công nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, công nghiệp sạch gắn với các khu dân cư.
Hướng phát triển công nghiệp Thành phố phải đảm bảo phát huy thế mạnh, tạo động lực phát triển vùng trọng điểm phía Nam, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho cả khu vực và cả nước. Tính chất công nhiệp chủ yếu công nghiệp sạch, có công nghệ hiện đại, tiên tiến với hàm luợng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn không gây ô nhiễm môi trường.
2.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
a/- Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị:
Trong điều chỉnh Quy hoạch chung đuợc phê duyệt 7/1998 chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân là 100m2/người, trong đó đất giao thông (động và tỉnh) từ 20 - 22 m2/ người, đất cây xanh 10 - 15m2/người, đất công trình phúc lợi công cộng 5m2/người, nay được điều chỉnh như sau:
- Khu vực nội thành: 35 -40m2/người
- Đất dân dụng: 26 - 30m2/người
- Đất ngoài dân dụng: 9 - 10m2/người
- Khu vực đô thị phát triển : 110 - 120m2/người
- Đất dân dụng: 70 - 80m2/người
- Đất ngoài dân dụng: 30 - 40m2/người
- Khu vực ngoại vi (các khu đô thị mới và các khu nông thôn đô thị hóa): 110 - 120m2/người.
b/- Các chỉ tiêu về xây dựng các khu dân dụng:
Khư vực nội thành cũ: tầng cao xây dựng trung bình: 2,5 - 3 tầng ( hiện trạng là 1,4 tầng) mật độ xây dựng chung từ 40 - 50%, hệ số sử dụng đất chung 1 - 1,3 lần.
Khu nội thành phát triển (6 quận) tầng cao xây dựng trung bình khoảng 3,5 tầng tại những khu vực trung tâm, hệ số sử dụng đất 0,88 - 1,05 lần, mật độ xây dựng chung 25 - 30%.
Chỉ tiêu nhà ở: bình quân 18 - 20m2/người.
Hoàn thành việc di dời và tái định cư số dân sống trên kênh rạch ở nội thành. tạo quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp. Từ nay đến năm 2010 đầu tư dây dựng 30 ngàn căn hộ cho người có thu nhập thấp.
3. Giao thông vận tải
Trong giai đọan sắp tới, TP HCM đặt trọng tâm vào việc phát triển mạng lưới giao thông, theo đề án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt nhằm giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông đô thị.
Giao thông đường bộ, phấn đấu từ nay đến năm 2010 mật độ đường đạt 22 - 24% quỹ đất đô thị. Trong đó khu vực nội thành đạt 16 - 20% quỹ đất. Tích cực xây dựng và hoàn thành các tuyến đường vành đai 1, vành đa 2, xây dựng mới dự án đường cao tốc của HCM - Trung Lương - Cần Thơ. Tiếp tục nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số trục đường chính đô thị như đường song hành Hà Nội, Đại lộ Đông Tây, đường Trường Chinh,....Xây dựng và hoàn chỉnh một số cầu, đồng thời xây dựng đường hầm vượt sông Sài Gòn, kết nối khu trung tâm hiện hữu và trung tâm mới Thủ Thiêm.
Đường sắt: ngoài hệ thống đường sắt quốc gia, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị bao gồm tàu điện ngầm (Metro) và xe điện trên mặt đất hoặc đường sắt trên cao ( Monorail).
Đường sông, đầu tư nâng cấp các cảng sông, phấn đấu đến năm 2010 đạt khối lượng hàng hóa thông qua từ 3,2 triệu tấn đến 3,9 triệu tấn.
Đuờng biển, phấn đấu từ nay đến năm 2010 hệ thống cảng biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tổng công suất từ 49 triệu tấn đến 55 triệu tấn. Xây dựng kế hoạch di dời các cảng: Tân Cảng, Sài Gòn, Khánh Hội đồng thời tiến hành cụ thể hóa quy hoạch xây dựng cụm Cảng biển tại Cát Lái, Hiệp Phước...
Hàng không: Theo định hướng phát triển, thành phố sẽ thực hiện việc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện sân bay Tân Sơn Nhất để đạt công suất đón tiếp 8 triệu hành khách/năm
4. Điện năng
Theo dự báo nhu cầu, điện nhận từ lưới ước tính khoảng 12,3 tỷ kwh vào năm 2005 và 20,6 tỷ kwh vào năm 2010. Từ đây đến năm 2025 nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh các lưới điện sau:
- Lưới 500 KV: Phục vụ phụ tải phía Tây Bắc thành phố, ngoài việc triển khai xây dựng trạm 500 KV Nhà Bè và đường dây 500KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm, đường dây 500KV Pleiku - Tân Định - Phú Lâm cần điều chỉnh bổ sung thay thế các trạm Cát Lái và Bình Chiểu
- Lưới 220KV: Quy hoạch bổ sung và điều chỉnh một số trạm 220KV như Bắc Thủ Đức, Nam Sài Gòn, Nam Sài Gòn 2, Thủ Thiêm, Bình Phước, Cầu Bông; xem xét việc thay thế các trạm Hỏa Xa, Bình Chiểu và Vĩnh Lộc.
Lưới 110KV: Xem xét việc thực hiện theo quy hoạch và nghiên cứu điều chỉnh những trạm khó thực hiện như Tân Hưng, Trung tâm Sài Gòn, Công viên 23/9.
Theo tổng sơ đồ phát triển điện lực miền Nam do nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn năng lượng còn hạn chế, giai đoạn 2001 - 2005 tăng 11%/năm. Tuy tốc độ tăng cao hơn so với quy hoạchở các giai đọan tương ứng là 12,2% và 10,6% nhưng nguồn điện nhận được ở năm 2010 mới đạt 86% so với quy hoạch đề ra. Phấn đấu nâng công suất cực đại của lưới lên 2400MW vào năm 2005 và 4.200MW vào năm 2010. Giảm tổn thất điện năng trên lưới xuống còn 10% vào năm 2005 và 8% vào năm 2010.
5. Bưu chính viễn thông
Từ nay đến năm 2010, xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới bưu chính 3 cấp, phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông. Phấn đấu đến năm 2005 đạt bình quân 28,4 máy/100 dân, năm 2010 đạt 35,9 máy/100 dân. Phát triển mạnh dịch vụ Internet, ước tính đến năm 2005 có khoảng 160 ngàn số thuê bao và năm 2010 sẽ có 300 ngàn số thuê bao.
Những nhiệm vụ phát triển chủ yếu
1. Phát triển và hiện đại hóa các ngành kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiễm, du lịch, thông tin viễn thông, khoa học – công nghệ và dịch vụ khác phục vụ sản xuất kinh doanh, cũng như các mặt hoạt động đa dạng của thành phố và khu vực kinh tế trong điểm phía Nam. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm thương mại và tài chính của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
2. Đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp hiện có. Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí chế tạo; điện tử, công nghệ thông tin; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho việc tạo ra các giống cây, con chất lượng cao và chế biến nông – thủy - hải sản; ứng dụng công nghệ chế tạo vật liệu mới; các ngành công nghiệp chủ lực phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển các khu công nghiệp của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hòa với các khu công nghiệp của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Từng bước di dời các cơ sở công nghiệp không còn thích hợp ở nội thành ra các khu công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp phải đảm bảo môi trường bền vững.
3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển các loại rau, quả, thực phẩm sạch. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và hạ tầng kỹ thuật như: điện, giao thông, nước sạch, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà ở và phát triển giáo dục nâng cao mặt bằng văn hóa, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
4. Cải thiện đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải hiện nay, đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho nhu cầu phát triển theo các mục tiêu đề ra. Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến cảng,…; phát tirển đội tàu biển và các cơ sở dịch vụ vận tải biển. Phối hợp với các tỉnh lân cận nâng cấp các quốc lộ 1A, 22, 13, 50, 51 và mở các trục đường giao thông mới nối liền thành phố với các vùng đô thị phát triển., các khu công nghiệp tập trung đang và sẽ hình thành theo quy hoạch. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đối ngoại của thành phố cả về tuyến, công trình đồi mối và phương tiện vận tải thủy bộ, đảm bảo giao thông thuận lợi giữa thành phố và khu vực phía Nam, với cả nước và giao thông xuyên Á. Hệ thống giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của thành phố phải được nâng cấp, phát triển từng bước theo kế hoạch, quy hoạch dài hạn theo hướng hiện đại, ngang tầm trình độ về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị văn minh, tiên tiến trong khu vực và thế giới. Nghiên cứu, tổ chức thực hiện quy hoạch và kiến trúc đô thị nhằm mục tiêu đưa thành phố Hồ Chí minh trở thành một đô thị hiện đại và mang bản sắc dân tộc; gìn giữ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu và cảnh quan thiên nhiên.Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc giải tỏa nhà ở lụp xụp trên và ven kênh rạch, nạo vét thông thoáng nước thải thành phố. Kết hợp giải tỏa với bố trí lại dân cư, cải thiện điều kiện sống và làm việc của người dân.
5. Phát triển và từng bước xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội tương xứng với phát triển kinh tế và đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khu vực. Tổ chức đời sống dân cư đô thị theo hướng văn minh hiện đại nhưng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Coi trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
6. Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hóa và đầu tư, xây dựng. Kết hợp cải tạo, chỉnh trang khu đô thị cũ và mở rộng đô thị mới theo đúng quy hoạch và đảm bảo các chỉ tiêu về quy hoạch, kỹ thuật đô thị, kiến trúc, tiện ích công cộng và các chỉ tiêu khác của một đô thị hiện đại, văn minh. Phát triển thành phố thành một đô thị đa trung tâm, nối kết với các tỉnh trong khu vực bằng những hành lang đô thị hóa. Hạn chế tăng dân số tự nhiên và cơ học kết hợp với bố trí lại dân cư. Không chế dân số toàn thành phố đến năm 2010 khoảng 7,2 triệu người, trong đó khu vực nội thành hiện hữu (gồm tại 12 quận nội thành cũ) khoảng 4,5 triệu người, khu vực nội thành phát triển (gồm 5 quận mới) khoảng 1,3 triệu người và các huyện ngoại thành mới khoảng 1,4 triệu người. Thực hiện đồng thời việc cải tạo, chỉnh trang và hiện đại hóa khu vực nội thành hiện hữu, đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng khu vực nội thành phát triển. Khẩn trương xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung nhằm tiếp nhận một bộ phận dân cư các quận nội thành chuyển ra.Quy hoạch, cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng, huyện lỵ mới và các khu dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung.
7. Hướng phát triển của thành phố: Hướng Đông: Vùng Thủ Đức cũ tới giáp Nhơn Trạch, Long Thành Đồng Nai. Hướng Nam: Vùng quận 7 quận 8, huyện Nhà Bè – Nam Bình Chánh hướng ra biển. Hướng Bắc: theo quốc lộ 22 (đường xuyên Á) vùng Hốc Môn, Củ Chi tới giáp Tây ninh và theo hướng Quốc lộ 13 tới giáp Bình Dương. Hướng Tây: Theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50 đi đồng bằng sông Cửu Long.(Theo website UBND/TP HCM: http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/dinh_huong_phat_trien/pt_do_thi_va_csht?left_menu=1)
đến thực tế...
Bài 1: TPHCM vào top 100 thành phố phát triển nhanh trên thế giới
TPHCM vừa được hãng tư vấn tài chính uy tín quốc tế Pricewaterhouse Coopers đưa vào danh sách 100 thành phố phát triển kinh tế nhanh trong khoảng thời gian 2005-2020.
Theo nghiên cứu của Pricewaterhouse Coopers được công bố trên tờ Thời báo Tài chính (Anh) mới đây, TPHCM là một trong 9 thành phố mới lọt vào danh sách 100 thành phố phát triển kinh tế nhanh.Tokyo, New York và Los Angeles là những thành phố lớn nhất thế giới về sản lượng kinh tế, nhưng những thành phố thuộc các nền kinh tế đang nổi lên - tương tự như TPHCM - lại dẫn đầu về nhịp độ tăng trưởng.
TPHCM với dân số khoảng gần 6 triệu người, là trung tâm kinh tế-thương mại lớn nhất của VN với tổng sản phẩm nội địa (GDP) chiếm 1/3 GDP của cả nước. Tăng trưởng GDP của thành phố từ mức 7,4% năm 2001 đã đạt mức 12,2% năm 2005. Trong giai đoạn đó, GDP của thành phố đã tăng gấp đôi, từ 84.852 tỉ đồng lên 169.559 tỉ đồng.T.X (Theo http://www.nld.com.vn/, http://tapchiktnn.no-ip.info/am/modules.php?name=News&file=article&sid=10557)
Bài 2: TP.HCM: Những vùng nước ô nhiễm theo chỉ số quốc tế
Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường vừa thực hiện đề tài "Phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) ở TP.HCM”. PGS-TS Lê Trình giải thích về ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng nước theo WQI.
- Thưa ông, điều gì khiến cho việc nhất thiết chúng ta phải có chỉ số chất lượng nước (WQI)?
PGS-TS Lê Trình |
Dựa vào đó các nhà lãnh đạo và cả người dân bình thường cũng có thể biết chất lượng và mức độ ô nhiễm nước ở từng đoạn sông vào từng thời điểm, từ đó có thể biết nguồn nước ấy có thể sử dụng được cho sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi… được hay không.
Một địa phương hoặc một quốc gia nếu có mạng lưới quan trắc chất lượng nước đồng thời lại có qui định về WQI thì có thể thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước, phòng chống ô nhiểm, sử dụng nước hợp lý và an toàn. Chính vì vậy nhiều nước tiên tiến, nhất là Hoa Kỳ, Canada, Anh và một số nước đang phát triển như Ấn Độ, Thổ Nhĩ kỳ… đang triển khai rộng rãi các hệ thống WQI ở nhiều lưu vực sông. Với các lợi ích đã được chứng minh nước ta trước hết là các thành phố lớn, các lưu vực sông quan trọng cần nghiên cứu thiết lập và ứng dụng Hệ thống WQI.
- Nếu đem hệ thống WQI nói trên so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành mà chúng ta đã và đang sử dụng từ trước tới nay thì WQI có những ưu điểm gì?
- Mục đích của đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.HCM” là (a) xác định cơ sở khoa học lựa chọn các thông số để lập các mô hình WQI phù hợp đặc điểm môi trường nước TP.HCM, (b) áp dụng mô hình WQI để phân loại, phân vùng chất lượng nước, (c) đề xuất, đánh giá khả năng sử dụng nước các đoạn sông, kênh, rạch ở TP.HCM.
Đây là lần đầu tiên ở lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn và các sông phía Nam được phân loại chất lượng nước theo hệ thống WQI có tính quốc tế hoá.
Chỉ số chất lượng nước là biện pháp lượng hoá dễ hiểu về mức độ ô nhiễm nước tại vị trí cụ thể, thời điểm cụ thể. Dựa vào đó người dân có thể biết được nguồn nước mà mình đang sử dụng đạt loại gì (rất tốt - không ô nhiễm, tốt - ô nhiễm nhẹ, trung bình - ô nhiễm trung bình, xấu - ô nhiễm nặng hoặc rất xấu - ô nhiễm nghiêm trọng) và sử dụng có an toàn cho mục đích mong muốn hay không? Bằng cách đánh giá mức độ ô nhiễm nước bằng số học (cho điểm từ 0 đến 100) qua WQI ta có thể hiểu chất lượng nước tại từng điểm trên dòng sông vào từng thời điểm.
Ví dụ khi được thông báo WQI của sông Sài Gòn tại cầu Bình Lợi vào ngày 25 tháng 5 là 30, người dân sẽ hiểu là vào thời điểm đó sông Sài Gòn tại đây đã bị ô nhiễm ở mức nặng, không nên sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, thủy sản, bơi lội. Ngược lại, nếu được thông báo giá trị WQI của sông Lòng Tàu là 90 thì người dân sẽ hiểu là chất lượng nước tại khu vực này rất tốt, có thể sử dụng an toàn cho nuôi tôm, cá, du lịch, thể thao dưới nước.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, các cơ quan chức năng (Sở TNMT hoặc Bộ TNMT) cần phải có các điều kiện sau:
(a) Thiết lập và hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường nước với nhiều điểm thu mẫu và phân tích trên các dòng sông chính theo tần suất tuương đối dày, với nhiều thông số quan trắc, ít nhất phải có các thông số trong công thức WQI đà được lập.
(b) Tính toán các giá trị WQI và công khai thông tin cho lãnh đạo và công chúng theo định kỳ.
(c) Diễn giải cách phân loại chất lượng nước theo WQI một cách dễ hiểu: Chỉ số WQI là gì? Qui định chất lượng nước theo điểm số: bao nhieu điểm lầ loại tốt, bao nhiêu điểm là loại xấu v.v…Loại nước nào có thể sử dụng cho sinh hoạt, loại nào sử dụng an toàn cho nuôi thủy sản, loại nào không nên sử dụng mà phải xử lý…
Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông, kênh rạch TP Hồ Chí Minh theo HCM-WQI 8.2007 (theo Lê Trình, 2007) |
Hiện ở Việt Nam chưa có hệ thống chung để phân vùng chất lượng nước, hơn 15 năm trước chúng tôi đã nghiên cứu phân vùng chất lượng nước cho lưu vưc sông Đồng Nai – Sài Gòn nhưng chưa có công cụ về tin học để cập nhật số liệu định kỳ. Trong các năm 2004-2006 Khoa Hóa học - Đại học Huế cũng đã vận dụng phương pháp tính chỉ số WQI của Ấn Độ áp dụng cho việc phân loại chất lượng các sông khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Hiện nay TP Hà Nội đã bắt đầu triển khai đề tài nghiên cứu phân vùng chất lượng nước khu vực Hà Nội bằng hệ thống WQI và đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý nguồn nước (chủ nhiệm : Lê Trình). Hy vọng là trên cơ sở kết quả của các đề tài này việc xác lập và áp dụng WQI trong quản lý môi trường ở Việt Nam sẽ thành hiện thực sau năm 2010.
Phương pháp WQI tương đối đơn giản, ít tốn kém so với việc phải phân tích toàn bộ các thông số ô nhiễm có trong các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường nước (ví dụ theo TCVN 5942-1995phải phân tích 37 thông số). Hệ thống WQI của TP Hồ Chí Minh theo đề tài đề xuất chỉ yêu cầu phân tích 10 thông số chọn lọc hoặc ít nhất là 6 thông số là có thể đánh giá tổng quát về chất lượng nước toàn bộ lưu vực.
Nguồn nước ô nhiễm làm cá chết, phơi bụng trắng phau trên sông Sài Gòn. Ảnh: VNN |
- Trước tiên, cần phải khằng định rằng, hệ thống WQI này không thể thay thế cho các Tiêu chuẩn chất lượng nước chuyên ngành (TCVN về nước cấp cho sinh hoạt, thủy sản, thủy lợi…). WQI chỉ đánh giá một cách khái quát chất lượng nước cho một lưu vực, một dòng sông, một hồ nước cụ thể. WQI không phải là tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên do WQI có thể khái quát chất lượng nước cho một lưu vực sông hoặc một vùng cụ thể nên đây là công cụ rất hiệu quả trong quản lý môi trường, quan trắc ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm, đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng nước. Nếu áp dụng theo hệ thống WQI tại khu vực TP.HCM và các lưu vực trong cả nước chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả BVMT, tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí về tiền của và nhân lực cho các địa phương.
- Thế còn việc quản lý nước thì sao?
- Mục tiêu của đề tài này chính là để phục vụ cho yêu cầu quản lý và sử dụng hợp lý, an toàn các nguồn nước, qua hệ thống WQI chúng ta sẽ quản lý được chất lượng nước tại từng thời điểm, từng khu vực cụ thể, các cơ quan chức năng có thể dựa vào đó để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục chất lượng nước cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia hệ thống này được đánh giá là có hiệu quả cao trong bảo vệ tài nguyên nước.
- Xin cảm ơn ông!
Đặc điểm chất lượng nước (CLN) đoạn sông, kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh
Sông/kênh | Đoạn | Phân loại CLN theo WQI | Đặc điểm CLN | Khả năng sử dụng |
Đồng Nai | Ngã 3 Đèn Đỏ đến P. Long Trường Q.9 | III | Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô; ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, vi sinh, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS): trung bình | Thủy lợi (vào mùa mưa); Nuôi thủy sản nước ngọt; Du lịch, thể thao dưới nước. |
P. Long Trường Q.9 – Cầu Đồng Nai | II | Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô, ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ | Như trên | |
Cầu Đồng Nai – Cầu Hóa An | II | Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ | Cấp nước thủy lợi, thủy sản (nước ngọt). Cấp nước sinh hoạt (cần xử lý ô nhiễm do dầu mỡ, hóa chất độc hại) | |
Sài Gòn | Từ ranh giới giáp Tây Ninh – Bến Đình (Củ Chi) | II | Không nhiễm mặn. Ô nhiễm nhẹ do hữu cơ, dinh dưỡng, chua phèn và vi sinh: trung bình; SS, độ đục: nhẹ. | Cấp nước sinh hoạt, thủy sản nước ngọt, du lịch, thể thao dưới nước. |
Bến Đình – X. Nhị Bình (Củ Chi) | III | Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do chua phèn (axit hóa) trung bình đến nặng. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, SS, độ đục, vi sinh: trung bình | Cấp nước cho thủy sản nước ngọt (không an toàn vì chua phèn) cấp nước cho nhà máy nước (cần xử lý pH), du lịch, thể thao dưới nước. | |
Nhị Bình – Cầu Bình Phước (Quận 12) | III | Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô, ô nhiễm do axit hóa nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình. | Nuôi cá nước ngọt (không an toàn do thay đổi về độ mặn, pH và ô nhiễm hữu cơ). Không phù hợp CLN cho các nhà máy nước Thể thao dưới nước, du lịch:hạn chế | |
Cầu Bình Phước – Cầu Sài Gòn | III | Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng | Nuôi cá nước ngọt (kém an toàn) – Không sử dụng cấp nước sinh hoạt. Thể thao dưới nước, du lịch: rất hạn chế | |
Cầu Sài Gòn – Cảng Tân Thuận | III - IV | Nhiễm mặn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nặng | Không sử dụng cho thủy sản, thủy lợi, sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch. | |
Cảng Tân Thuận – Ngã 3 Đèn Đỏ | III | Nhiễm mặn quanh năm. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng. | Như trên | |
Sông Chợ Đệm | Cầu Bình Điền – Giáp huyện Bến Lức (Long An) | III | Nhiễm phèn: trung bình, nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng. | Không sử dụng cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt |
Sông Cần Giuộc – Các sông rạch ở Nam Bình Chánh – Nhà Bè | Toàn bộ các sông, rạch | III | Nhiễm phèn: nhẹ; Nhiễm mặn vào mùa khô. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình. | Cấp nước cho thủy sản (an toàn không cao do CLN thường thay đổi). Không cấp nước cho thủy lợi (vào mùa khô) không cấp nước sinh hoạt. |
Sông Nhà Bè | Từ hợp lưu với sông Sài Gòn đến phà Bình Khánh | III | Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình | Có thể cấp nước cho thủy sản nước lợ, không cấp nước cho thủy lợi, sinh hoạt |
Sông Soài Rạp | Từ phà Bình Khánh đến cửa Soài Rạp | II | Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ | Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn), du lịch, thể thao dưới nước. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. |
Lòng Tàu – Ngã Bảy, Vàm Sát | Toàn tuyến | II | Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ | Cấp nước cho thủy sản (lợ - mặn), du lịch, thể thao dưới nước. |
Đồng Tranh – Gò Da | Toàn tuyến | II - III | Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: nhẹ đến trung bình (sông Gò Da: ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng: trung bình). | Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn): không an toàn vì ảnh hưởng nước thải từ sông Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước. |
Thị Vải | Khu vực xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) | III | Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: trung bình đến nặng. | Cấp nước cho thủy sản: không an toàn vì nguồn thải từ thượng lưu Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước. |
Các kênh rạch nội thành | Các lưu vực Đôi – Tẻ, Tân Hóa – Lò Gốm, NL – TN, Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên | IV-V | Hầu như không nhiễm mặn. Nhiễm phèn nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nghiêm trọng. | Không sử dụng được cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch. |
* Nguồn: Tổng hợp của Lê Trình - Đề tài “Nghiên cứu phân vùng CLN TP Hồ Chí Minh”
Bài 3: Kẹt xe ở TPHCM: Càng thông càng tắc!
Người và xe nhích từng bước một dưới làn mưa tầm tã. (Ảnh chụp chiều 5/11). |
Kẹt vẫn hoàn kẹt
Đường Nguyễn Kiệm vốn là tuyến đường trục từ trung tâm TP ra quận Gò Vấp và quận 12 nên thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm. Để giảm tải lưu thông cho tuyến đường này, Sở GTCC TPHCM quyết định phân luồng cả cụm tuyến đường Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn - Phạm Ngũ Lão - Đào Duy Anh - Hồ Văn Huê, từ ngày 3/11.
Thế nhưng, do phương án phân luồng quá phức tạp, người dân không thể hình dung được cách di chuyển để đến được nơi mình muốn. Anh Hoàng ngụ tại phường 17, quận Gò Vấp, làm việc tại quận Bình Thạnh, cho biết: “Trước chạy một lèo trên đường Nguyễn Kiệm là tới Phan Đăng Lưu quen rồi, nay phân luồng rẽ vào Đào Duy Anh từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn mà cũng chẳng biết con đường này dẫn đến đâu nữa”. Bác Long sửa xe trên hè đường Nguyễn Thái Sơn, gần ngã năm cho biết: “Trước khu vực này kẹt dữ lắm. Nhưng hai ngày nay phân luồng, hàng chục cảnh sát và thanh tra giao thông điều khiển mà đường vẫn kẹt. Tôi thấy chạy ngang chạy dọc, không biết đường nào mà đi”.
Mấy ngày đầu phân luồng, nhiều người không biết phải đi theo đường nào nên rẽ bừa vào các hẻm nhỏ, gây kẹt nghiêm trọng trong các khu dân cư. Nhiều con đường vốn nhỏ, nay được giao “trọng trách”, không tải nổi nên tình hình kẹt xe không được giải quyết.
Sang ngày 5/11, mọi người đã quen với sơ đồ phân luồng mới nhưng trên đường, người và xe vẫn chặt như nêm. Chiều tối qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 6, TPHCM mưa tầm tã, người dân cứ nhích từng tí dưới mưa.
Đang kẹt cứng trên đường Phạm Ngũ Lão, chị Phương - nhân viên Công ty Huy Phong - chán nản: “Tưởng phân luồng xong, chịu khó chạy xa hơn một chút thì hết kẹt, dè đâu vẫn vậy!”.
Sở GTCC cho biết sẽ nghiên cứu thêm để có điều chỉnh thích hợp.
Thông chỗ này, tắc chỗ kia
Phân luồng, đường Nguyễn Kiệm đã có phần thoáng đãng hơn nhưng khu vực giao thông này lại xuất hiện điểm kẹt xe mới, đó là điểm Hồ Văn Huê - Hoàng Văn Thụ. Đường nhỏ, lượng người và phương tiện lưu thông lớn khiến con đường kẹt cứng; ngoài giờ cao điểm, đường không tắc thì tốc độ lưu thông cũng rất chậm.
Điểm kẹt mới khác là đường Phạm Ngũ Lão. Ngã năm Nguyễn Thái Sơn còn nghiêm trọng hơn: người và phương tiện từ 5 con đường đổ vào giao lộ này, nhưng để thoát ra lại chỉ có 3 đường, thế là kẹt lại, dồn ứ dần đến kẹt cứng. Nếu nói để thông thoáng, cải thiện tình trạng ùn tắc của đường Nguyễn Kiệm thì dự án này đã thành công. Được biết, do Dự án Vệ sinh môi trường TP sắp rào đường để thi công hệ thống thoát nước trên đường Nguyễn Kiệm nên Sở GTCC phải gấp rút dẹp con đường này.(Theo http://dantri.com.vn/Sukien/Ket-xe-o-TPHCM-Cang-thong-cang-tac/2007/11/204464.vip)
Bài 4: TP HCM sẽ tiếp tục sống trong ngập lụt
Theo dự báo của Sở Giao thông công chính, TP HCM sẽ tiếp tục ngập lụt nặng nề trong năm 2008 do tiến độ các công trình thi công thoát nước quá chậm.
Theo Sở Giao thông, năm 2007 thành phố đã khởi công được tất cả hạng mục thoát nước của các dự án ODA trên địa bàn. Tuy nhiên do khối lượng lớn nên thời gian triển khai sẽ kéo dài đến năm 2009; dẫn đến tình trạng người Sài Gòn vẫn sẽ tiếp tục sống chung với nước thải trồi lên trong những đợt triều cường.
Quy hoạch tổng thể thoát nước TP HCM đến năm 2020 đã được Chính phủ thông qua từ năm 2001. Theo đó năm năm từ 2001 đến 2005, sẽ thực hiện xong các dự án ODA để xoá ngập cho lưu vực trung tâm. Thành phố cũng chi 60.000 tỷ đồng cho các dự án thoát nước từ nay đến 2020. Tuy nhiên chỉ mỗi việc quy hoạch chi tiết cho 5 lưu vực ngoại vi của thành phố được triển khai quá chậm, cũng đã khiến nhiều dự án liên quan bị ách tắc.
Tại hội nghị tổng kết ngành diễn ra ngày 17/1, ông Trần Hồng Nam, Phó chánh thánh tra Sở Giao thông công chính tỏ ra bức xúc: "Không hiểu vì lý do gì quy hoạch chi tiết mà lại chậm trễ đến 4 năm, phải tìm hiểu rõ vấn đề là chủ quan hay khách quan, do cơ chế hay không đủ người".
TP HCM có 60% diện tích đất nằm trong diện tích ngập bình thường. Theo các chuyên gia, việc hoàn thành quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước cho 5 lưu vực ngoại vi thành phố sẽ là kim chỉ nam cho mọi công trình chống ngập. Dự kiến phải đến tháng 4 năm nay quy hoạch này mới được hoàn tất.
Người dân TP HCM sẽ tiếp tục sống chung với nước trong năm nay. Ảnh: Kiên Cường |
Ông Nam thừa nhận, việc thi công chậm của các công trình là một trong những nguyên nhân chính khiến tình hình ngập nước thành phố càng ngày càng nghiêm trọng.
Cụ thể như dự án Vệ sinh môi trường thành phố trên đường Nguyễn Văn Trỗi, đường đã đào, đáy làm xong nhưng không có cống nên tiếp tục "ngâm" lại để chờ. Trong khi đó, đây là con đường huyết mạch từ sân bay về thành phố nên rào chắn đã gây ảnh hưởng lớn đến các phương tiện lưu thông.
"Song tấu" cùng "thi công rùa" của các dự án lớn là việc cải tạo kênh rạch một cách ì ạch khiến thành phố luôn đón nhận điệp khúc: mưa - ngập, triều cường - ngập.
Dự án cải tạo rạch cầu Sơn, cầu Bông đã có chủ trương từ năm 2000 nhưng đến nay vẫn chưa xong công tác chuẩn bị đầu tư. Rạch Tân Hóa - Lò Gốm đã được duyệt thiết kế kỹ thuật từ 2004, giờ vẫn dẫm chân tại chỗ vì chưa tìm được nguồn vốn ODA.
Theo Sở Giao thông công chính, qua kiểm tra trên 13 quận huyện cho thấy, công tác duy tu nạo vét kênh rạch được thực hiện rất sơ sài. Các quận huyện mỗi năm chỉ nạo vét kênh rạch một lần nên không đảm bảo cho quá trình thoát nước.
Bên cạnh đó, tình hình khí tượng thuỷ văn diễn biến bất thường năm 2007 cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình hình thêm phức tạp. Thống kê cả năm có tổng cộng 42 trận mưa lớn. Nước triều cao nhất 1,49 m, kỷ lục trong vòng 48 năm, trong khi quy hoạch tổng thể thành phố chỉ tính cao trình 1,31 m.
"Thiệt hại do ngập nước sâu và trên diện rộng tại thành phố là rất lớn, phải có giải pháp để khắc phục những vấn đề tồn tại", Phó Giám đốc Sở Giao thông công chính Lê Toàn khẳng định. Theo ông Toàn, việc thiếu cán bộ đủ tầm, có chuyên môn là một trong những lý do khiến TP... ngập nước triền miên.(Theo http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/01/3B9FE7DA/)
Bài 5:TP HCM nhức nhối xây dựng sai và không phép
Cấp phép xây dựng còn nhiêu khê, thủ tục nhà đất chậm chạp, tồn tại nhiều công trình sai phép, không phép... là những yếu kém của ngành xây dựng được Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Phương Thảo đặt ra với Giám đốc Sở Nguyễn Tấn Bền ngay khi bắt đầu phiên chất vấn chiều 2/7.
Liên quan đến vấn đề người dân xây nhà không phép trên kênh rạch, đại biểu Phạm Văn Bạch cho rằng, Sở Xây dựng đẩy trách nhiệm qua Sở Giao thông vận tải như trả lời bằng văn bản trước đó là không thỏa đáng. "Đúng là Sở Giao thông phụ trách cắm mốc kênh rạch, nhưng việc nhà dân lấn đất xây nhà thuộc lĩnh vực quản lý của ngành xây dựng", ông Bạch phản đối.
Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Tấn Bền thừa nhận, thành phố hiện còn hơn 600 công trình xây dựng sai phép, chủ yếu nằm trong khu vực dân nghèo, nhập cư, ở một mức độ nào đó nên thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của họ.
TP HCM vẫn tồn tại nhiều công trình sai phép và không phép. Ảnh: Vũ Lê. |
Tuy nhiên ý kiến này ngay lập tức nhận được một loạt sự "phản pháo" từ các đại biểu. "Không thể lấy hoàn cảnh của dân để ngụy biện. Thông cảm với dân là một chuyện, nhưng ngành xây dựng phải làm đúng chức năng và bổn phận chuyên môn mình", đại biểu Nguyễn Thanh Chín phản đối. Gay gắt hơn, đại biểu Nguyễn Văn Sen cho rằng "cách suy nghĩ của giám đốc Sở Xây dựng quá nguy hiểm". "Làm sao có thể tính toán được bao nhiêu phần trăm nhà xây dựng trái phép cần thông cảm. Lực lượng thanh tra sẽ xử lý sai phạm theo tình cảm cá nhân hay luật pháp?", ông Sen đặt câu hỏi.
Đại biểu này cũng đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng đưa ra cách quản lý chặt chẽ, triệt để các công trình sai phạm. Theo phân tích của ông Sen, những công trình không phép dù chỉ là một căn nhà nhỏ cũng phải trải qua đầy đủ các khâu của quá trình xây dựng từ đo đạc, đào móng... chứ không phải "ngày một ngày hai" là xong. "Vấn đề đặt ra ở đây tại sao sự vi phạm ngang nhiên kéo dài như thế mà cơ quan chức năng lại không phát hiện và xử lý được", ông Sen bức xúc.
Vấn đề ông Sen đặt ra khiến Giám đốc Sở xây dựng Nguyễn Tấn Bền lúng túng. Ông cho rằng một mình Sở không thể phát hiện ngay lập tức các công trình vi phạm.
"Chúng ta có hệ thống chính trị hoàn chỉnh, chặt chẽ nên việc phát hiện sai phạm phải từ cấp cơ sở trở lên. Ví dụ nếu nhà hàng xóm xây dựng trái phép và không phép thì người dân phải phát hiện đầu tiên và báo cho các cơ quan chức năng như tổ dân phố, chính quyền, đoàn thể cấp phường, xã", ông Bền giãi bày.
Người đứng đầu ngành xây dựng thành phố cũng không loại trừ trường hợp người dân chấp nhận xây dựng trái phép, không phép còn vì những lý do khách quan của chính quyền, như chậm công bố quy hoạch chi tiết, quy hoạch treo quá dài... Còn những khu đất nông nghiệp muốn chuyển sang đất xây dựng thì người dân phải đóng thuế quá cao so với khả năng, nên họ chấp nhận làm liều.
Về vấn đề cấp phép xây dựng, nhiều đại biểu đề nghị Giám đốc Sở xây dựng nói rõ, trung bình xin một giấp phép xây dựng mất thời gian bao lâu, và theo quan điểm của Sở thời gian đó có quá dài hay không.
Đại biểu Đình Chiến cho rằng, nếu theo điều chỉnh mới của Bộ Xây dựng rút ngắn từ 33 thủ tục xuống còn 8 bước, 3 năm xuống còn 1 năm, Sở nên chỉ rõ cho người dân thấy những nội dung nào được điều chỉnh, cắt giảm.
Còn đại biểu Sen phản ánh, theo quy định, việc cấp giấy phép xây nhà dân được thực hiện trong vòng 20 ngày, nhưng thực tế không diễn ra đúng như thế. Cử tri các quận huyện phàn nàn, nhiều người phải mất 3-4 tháng mới xin được giấp phép xây dựng một ngôi nhà nhỏ.
Lại có nơi chỉ vì một bản vẽ mà trả đi trả lại hồ sơ, "hành" dân lên xuống. Nếu người dân xin giấy theo hình thức dịch vụ thì trơn tru, nhưng tự đi xin thì vô cùng phức tạp. "Việc cấp phép xây dựng chắc chắn tồn tại tiêu cực. Chúng ta có biện pháp gì để hạn chế những thủ tục hành dân", đại biểu Sen gay gắt.
Giải trình những vấn đề liên quan đến thủ tục cấp phép, Giám đốc Sở xây dựng cho biết ngành sẽ rà soát việc cấp phép xây dựng theo hướng rút ngắn thời gian ngay trong quý III. Sở cũng kiến nghị thành phố sửa đổi một số nghị định liên quan đến xử lý vi phạm cho phù hợp. Đơn cử, đối với những sai phạm không ảnh hưởng đến bản chất ví dụ như dịch chuyển vị trí cầu thang, có thể không cần yêu cầu chuyển đổi giấy phép xây dựng...
"Bão" giá ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công nhân. Ảnh: Đức Quang. |
Vấn đề lạm phát ảnh hưởng tới đời sống của người lao động và việc chăm lo cho người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, được cử tri tập trung chất vấn Giám đốc Sở Lao động thương binh xã hội Nguyễn Thành Tâm.
Theo ông Tâm, mặc dù từ tháng 1 mức lương tối thiểu đối với người lao động tăng thêm 10%, nhưng giá cả hàng hóa tăng tới 1,5 lần so với cuối năm 2007, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nghèo, người lao động.
Theo phân tích của ông Tâm, mặc dù chuẩn nghèo của TP HCM hiện ở mức 6 triệu đồng một hộ mỗi năm, nhưng với tỷ lệ lạm phát như hiện nay, mức thu nhập này chỉ còn giá trị thực tương đương 3,5 triệu đồng. Như vậy, người nghèo đối mặt trực tiếp với những khó khăn khi giá cả biến động. Còn công nhân cũng phải loay hoay vượt qua bữa cơm hàng ngày với mức lương trung bình hơn 1,4 triệu đồng một tháng trang trải chi phí ăn uống, thuê nhà, sinh hoạt...
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Đăng Nghĩa về vấn đề trách nhiệm của Sở trong tình trạng ngộ độc tập thể tại các bữa ăn công nhân, nạn ăn xin ở thành phố làm ảnh hưởng đến văn minh đô thị; ông Tâm cho biết hiện các doanh nghiệp ngoài việc tự tổ chức bếp ăn tập thể, đã mua suất cơm công nghiệp từ nhà cung cấp, do vậy việc quản lý chất lượng thực phẩm đầu vào phải cần có sự tham gia của các ngành liên quan như y tế...(Theo http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/07/3BA0403E/)
Bài 6:TP HCM cắt giảm 1/3 dự án giáo dục
Với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố hôm nay đã thông qua việc cắt giảm vốn ngân sách đầu tư XDCB của 390 dự án với hơn 500 tỷ đồng để tập trung nguồn lực vào các công trình chống ngập, xây dựng trường học.Trước khi biểu quyết, nhiều đại biểu đã tỏ ra băn khoăn vì trong tổng số 390 dự án được điều chỉnh giảm vốn, ngừng triển khai và giãn tiến độ có tới 1/3 liên quan đến ngành giáo dục."Với số dự án thuộc ngành giáo dục bị cắt giảm trong năm nay, liệu năm học 2009-2010 thành phố có thiếu cơ sở vật chất dành cho giáo dục và trong những năm học tới học sinh sẽ không phải quay lại tình trạng học 3 ca", đại biểu Nguyễn Văn Ngạn đặt câu hỏi.Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Tài cho biết trong số các dự án liên quan đến giáo dục bị cắt giảm lần này, hầu hết đang ở giai đoạn ghi vốn để khảo sát, lập thiết kế, dự toán... Một số chưa hoàn tất việc giải phóng mặt bằng, chưa có thiết kế chi tiết... nên thành phố không thể để "giam" vốn trong những dự án này.Bài 7: TPHCM đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát
Đó là quyết nghị về kinh tế mà các đại biểu đã thông qua với sự nhất trí cao trong kỳ họp thứ 13, khóa VII, HĐND TPHCM vừa bế mạc.
Trước tình hình kinh tế xã hội có quá nhiều biến động trong 6 tháng đầu năm như vật giá leo thang, sốt ảo giá gạo, xăng dầu tăng… chóng mặt, UBND TPHCM nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm vượt qua những khó khăn trước mắt, phấn đấu cao nhất để đạt kế hoạch tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 12,7% đến 13%.TPHCM góp phần lớn vào tăng trưởng GDP của cả nước và cũng góp phần vào tăng lạm phát của cả nước. Đại biểu Phạm Minh Trí góp ý: “Không nên quá chú trọng giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế mà cần tập trung chống lạm phát vì sắp tới giá cả của một số nguyên liệu chủ yếu còn tăng cao”.
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cũng đồng tình: “Chúng ta chưa đặt vấn đề điều chỉnh các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu kinh tế xã hội đã được xác định mà phấn đấu cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững…”.
Để làm tốt công tác kiềm chế lạm phát, UBND TP thống nhất chủ trương đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước bảo đảm yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần cùng cả nước kiềm chế lạm phát và giảm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng.
UBND TP sẽ trực tiếp chỉ đạo các biện pháp để kiềm chế và bình ổn giá cả thị trường, dự trữ các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt gia súc, gia cầm… Đồng thời, rút kinh nghiệm tình hình biến động giá cả trong 6 tháng qua, đặc biệt là sốt giá gạo, vật liệu xây dựng, UBND TP yêu cầu các Sở ngành liên quan tổ chức lại hệ thống buôn bán, bán lẻ của doanh nghiệp nhà nước… chủ động đối phó, can thiệp kịp thời khi có biến động.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố ước tăng 10,5%. Tốc độ tăng trưởng này chậm hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2007 (11,2%).
Tuy nhiên, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) của Thành phố đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua (7,138 tỷ USD) tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ.
Bài 8: TP. Hồ Chí Minh: Mất điện, cúp nước liên tục: Dân khổ, doanh nghiệp lỗ!
TP - Gần 80% người dân trên địa bàn TP Đà Nẵng tiếp tục bị cắt nước vào trưa hôm qua (19/7), khi khoảng 13 giờ 30 trưa, điện ở khu vực Nhà máy nước Cầu Đỏ (cung cấp nước cho 80% dân số Đà Nẵng) tiếp tục bị cắt hơn 1 giờ đồng hồ.
Nhiều lần bị cúp điện đột ngột, ở trong thùng của Cty TNHH Thủ đô không thể bảo quản |
Ông Nguyễn Trường Ảnh - GĐ Cty cấp nước Đà Nẵng, cho hay: “Điện bị cắt đột ngột, bên ngành điện không thông báo trước nên cắt nước là chuyện đương nhiên, chúng tôi cũng bó tay”.
Theo dự kiến của ông Ảnh, mỗi lần mất điện, máy bơm cần ít nhất 3 tiếng đồng hồ để ổn định, bơm nước thô về tới Nhà máy nước Sân bay, để từ đây, nước sạch mới được phân phối đến toàn thành phố. Vì vậy, đến chiều tối, một số khu vực trung tâm thành phố mới có nước, các quận như Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ… còn phải chờ.
Đại diện Cty thời trang xuất khẩu Song Châu (KCN An Đồn) khi tiếp chúng tôi đã bức xúc trình ngay một tờ giấy ghi lại những lần cắt điện không thông báo trước của Điện lực Đà Nẵng. Theo thống kê của bà Nguyễn Thị Cẩm Thanh - kế toán trưởng Cty, thì cho đến ngày 19/7, với 4 lần cúp điện bất thường vào các ngày 30/6, 1/7, 4/7, 11/7 và 14/7, thì công ty lỗ gần 800 triệu đồng.
“Cúp điện đột ngột nên nếu vận chuyển hàng bằng đường thủy, chúng tôi không thể đúng hạn với bạn hàng. Vì thế, mọi chi phí vận chuyển bằng đường hàng không (gọi là phí Air), chúng tôi đã chịu tới 27.550 USD trong tháng 7.
Đó là chưa kể tiền lương và nhiều tổn thất khác” - bà Thanh cho biết. Bà Thanh cũng cho biết thêm, hiện công ty của bà đang chuẩn bị hoàn tất các thủ tục khiếu nại gửi đến Ban quản lý các KCN thành phố và Điện lực Đà Nẵng. Tình hình tại Cty TNHH Thủ Đô (KCN An Đồn, chuyên sản xuất kem) cũng không khá khẩm gì hơn vì phải liên tiếp bù lỗ bởi sự cố mất điện, nước.
Bà Nguyễn Thị Tú Anh - bộ phận bán hàng Cty, cho hay: “Những công ty khác nếu mất điện họ ngưng sản xuất, nhưng với chúng tôi với loại hàng sản xuất là kem nên mất điện sẽ không thể bảo quản được. Con số thiệt hại chưa thể thống kê, nhưng chắc chắn là rất lớn”.
Chiều qua, trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Trần Văn Đông - Phó Ban quản lý các KCN Đà Nẵng, cho biết: Cách đây khoảng 1 tuần, trước nhiều đơn thư khiếu nại của các DN, Ban quản lý đã có công văn trình UBND thành phố về vấn đề điện nước, nhưng chưa thấy lãnh đạo thành phố trả lời.
“Đây là vấn đề lớn, nên chúng tôi đành phải trình lên UBND thành phố giải quyết” - ông Đông nói. Cũng ngày hôm qua, chúng tôi đã nhiều lần gọi điện và trực tiếp đến Cty Điện lực Đà Nẵng nhưng không được. Còn các DN sản xuất lúc này chỉ còn biết “kêu trời”, bởi theo họ, đã nhiều lần điêu đứng vì bị cúp điện đột ngột nhưng chưa bao giờ dám kiện tụng, vì ngành điện cho rằng, đó là sự cố “bất khả kháng”.(Theo http://www.tienphong.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=130637&ChannelID=2)
Bài 9: TP HCM 'đặc' khói bụi
Lượng khói bụi tại TP HCM thuộc hàng cao nhất nước, với mức ô nhiễm vượt trên 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ ozon tăng 1,12 lần.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam, tình trạng ô nhiễm do giao thông ở TP HCM đang ở mức rất nặng nề. Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp ở mức "đèn đỏ", sông rạch đủ rác thải, nước đen đặc, sủi bọt, mùi hôi thối nồng nặc là những thứ người dân Sài Gòn đang phải sống chung hàng ngày.
Nhiều chuyên gia khác đã nêu lên những vấn đề đáng lo ngại về môi trường và chất lượng sống của người dân Sài Gòn tại hội thảo “Bảo vệ môi trường phát triển bền vững, trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng”, diễn ra hôm qua ở TP HCM.
Khảo sát của các chuyên gia môi trường, khu vực giao thông ở Sài Gòn, nơi hàng nghìn phương tiện mỗi ngày chen chúc nhau, lượng CO cũng tăng 1,44 lần. Tại các nút giao lớn của thành phố, mức ô nhiễm không khí vượt chuẩn 1,3-1,8 lần, nhiều khu vực thuộc quận 9 và Thủ Đức dọc theo xa lộ Hà Nội nồng độ bụi trung bình trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 7 lần.
Đại biểu Nguyễn Xuân Huy cảnh báo: "Ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, là tác nhân gây nhiều loại bệnh như ung thư, bạch cầu và đang là "kẻ giết người thầm lặng" ở các thành phố lớn".
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: V.H |
Bên cạnh khói bụi người dân TP HCM đang hứng chịu sự ô nhiễm ngày một trầm trọng phá hoại sự sống của họ do các khu công nghiệp.
Hiện nay, 100% đô thị Việt Nam không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chỉ có 3% nước thải đô thị và công nghiệp được xử lý. Tình trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp ở Bình Chiểu, Tân Bình của TP HCM… đã được cảnh báo từ lâu nhưng đến nay không hề được cải thiện. Nước hóa chất độc hại, chất thải rắn và khói độc từ các ngành mạ, dệt, nhuộm, giấy, da, chế biến thực phẩm… đều không được doanh nghiệp xử lý đúng tiêu chuẩn.
Ở Sài Gòn, kiểm tra 45 mẫu nước thải từ các khu công nghiệp và chế xuất thì có đến 44 mẫu không đạt chuẩn sạch. Riêng khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung, Bình Chiểu ô nhiễm vượt chuẩn 80 đến 100 lần… Thực tế trên cho thấy, việc bảo vệ môi trường sống của con người đã không được đảm bảo hài hòa với phát triển kinh tế.Bà Thuận khẳng định: "Chung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, mỗi ngày đêm hàng nghìn mét khối nước thải chưa được xử lý vẫn đổ thẳng ra kênh rạch". Điều đó dẫn đến hệ quả nguồn nước của thành phố đang dần trở thành những con sông "chết". Ở các con sông lớn như Thị Vải, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nước đen ngòm, đặc quánh, sủi bọt bốc mùi hôi thối hàng ngày.
Ông Bùi Cách Tuyến, Phó tổng cục trưởng Bảo vệ môi trường cũng nhìn nhận: "Hiện sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh trầm trọng và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng".
Mặt khác, một nguy cơ mới mà chưa ai nghĩ sẽ xảy ra với một nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt như Việt Nam là thiếu nước ngọt. "Tốc độ phát triển đô thị chóng mặt như hiện nay khiến nước ngọt đang có nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất lượng, tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân và xã hội", báo cáo của Hội bảo vệ môi trường và thiên nhiên Việt Nam khẳng định.
Đứng trước thực trạng đang ngày một xấu đi của môi trường, ông Tuyến cho rằng, trước mắt TP HCM nói riêng và các tỉnh thành nói chung nên ưu tiên đầu tư có trọng tâm cho các công trình xử lý nước thải sinh hoạt ở các đô thị lớn cũng như xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại... để hạn chế mức thấp nhất khả năng ảnh hưởng tới môi trường.
Ngoài ra, theo vị đại diện Tổng cục môi trường, muốn bảo vệ nguồn nước phải đo tiêu chuẩn nước thải ra sông. Ví dụ trên một đoạn kênh có 10 nhà máy thì nước thải ở các nhà máy này cộng lại không được vượt quá tiêu chuẩn được phép thải ra kênh đó. Các nhà máy phải tự ngồi lại với nhau và giải quyết vấn đề.
"Với tình hình ô nhiễm như trên, TP HCM đang thải ra một lượng đáng kể khí nhà kính vào bầu khí quyển và đây là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu cực kỳ nguy hiểm", bà Thuận khẳng định lại một lần nữa.
Mỗi ngày các khu công nghiệp và chế xuất tại TP HCM thải ra 1.200-1.500 tấn thải rắn. Với 109 bệnh viện và 300 trạm y tế xã, một ngày thải ra 8-10 tấn rác y tế và từ 17.000-20.000 m3 nước thải y tế nhưng chưa tới 50% các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải.
TP HCM mỗi ngày cũng cho ra "lò" 6.000 tấn rác. Một số quận huyện ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp.
(Theo http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/06/3BA0303A/)
Bài 10: Báo động ô nhiễm nước hạ lưu sông Đồng Nai
Trải rộng trên địa bàn 12 tỉnh, hạ nguồn hệ thống sông Đồng Nai bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn đã trở thành sông "chết", theo cảnh báo của các chuyên gia tại hội nghị triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, sáng 26/2 ở TP HCM.
Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP HCM Nguyễn Văn Phước cho hay, hiện nước sông Đồng Nai đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng vượt mức cho phép 3-9 lần. Giá trị các chất COD vượt 1,8-2,8 lần, giá trị DO cũng thấp dưới giới hạn cho phép.
Vùng hạ lưu sông nhiều đoạn bị ô nhiễm ở mức báo động. Toàn lưu vực cũng bị tình trạng nhiễm mặn, nguồn nước không còn khả năng sử dụng cho mục đích tưới tiêu và sinh hoạt.
Nước hồ thủy điện Trị An cũng bị cảnh báo là ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: P.A. |
Càng xuống vùng trung lưu (khu vực cầu Bến Súc, cửa sông Thị Tính) và đi dần về phía hạ lưu sông thì tình hình ô nhiễm lại ở mức báo động. Theo kết quả quan trắc, vùng cửa sông Thị Tính có hàm lượng Nitơ vượt gần 30 lần tiêu chuẩn.
Trong khi đó, chất lượng nước của các sông khác trong lưu vực cũng đang bị suy giảm. Nước các nhánh sông Bé, Đa Nhim - Đa Dung thuộc các tỉnh Bình Dương, Bình Phước diễn biến theo chiều hướng xấu với hàm lượng sắt trong nước tăng cao.
Tình trạng ô nhiễm nặng tại sông Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với một đoạn sông "chết" dài hơn 10 km. Nước ở đây bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả khi triều lên xuống.
Điều đáng nói là trong thời gian qua, công tác quản lý các lưu vực sông còn nhiều bất cập vì khó phân định trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng giữa các Bộ, ngành. Hiện vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng cho việc huy động nguồn lực từ các tổ chức tư nhân, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, cộng đồng tham gia vào việc phát triển và bảo vệ tài nguyên nước.Các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đề nghị Thủ tướng cho phép triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai từ nay đến năm 2020. Mục tiêu nhằm bảo vệ an toàn nguồn nước thuộc hệ thống về chất lượng và lưu lượng, đạt tiêu chuẩn nước sạch tự nhiên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội toàn khu vực.Chảy qua 12 tỉnh, trong đó 7 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu) và một phần Đăk Lăk, Đăk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt và sống còn trên lưu vực trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu người, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước... (Theo http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/02/3B9FFA22/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét