Cũng bí ẩn như những kim tự tháp của người Maya, thành phố bị lãng quên Machu Picchu được người Inca được xây dựng vào thời tiền Columbo, nó hiện diện trên đỉnh núi có độ cao khoảng 2.430m và bị bỏ quên trong vài thế kỷ. Mãi đến khi nhà khảo cổ Hiram Bingham viết một cuốn sách về tàn tích cổ đại hoang phế nằm lẩn khuất trong cánh rừng già Amazon thì người ta rất đỗi ngạc nhiên về một nền văn minh từng phát triển rực rỡ ở Nam Mỹ.
Thành phố cổ Machu Picchu nằm cheo leo trên đỉnh núi Machu Picchu, ở độ cao khoảng 2.350 mét trên mực nước biển, cách tây bắc Cusco gần 70km. Nhờ được bao bọc bởi núi non và một vách đá dựng đứng dài 600 mét, thành phố là một nơi đắc địa để phục vụ cho mục đích phòng vệ quân sự.
Một giả thuyết cho rằng Machu Picchu từng là một “llacta”: một khu định cư được xây dựng để quản lý kinh tế những vùng bị chinh phục, của người Inca và rằng nó có thể đã được xây dựng với mục đích bảo vệ những phần tinh túy nhất của tầng lớp quý tộc Inca trong trường hợp một vụ tấn công. Dựa trên nghiên cứu được các học giả như John Rowe và Richard Burger tiến hành, hiện nay đa số các nhà khảo cổ tin rằng, thay vì là một địa điểm phòng thủ rút lui, Machu Picchu là một khu đất của Hoàng đế Inca Pachacuti. Johan Reinhard đã đưa ra những bằng chứng cho thấy nơi này đã được lựa chọn dựa trên vị trí của nó tương ứng với các đặc điểm vùng đất thiêng liêng, đặc biệt với những ngọn núi thẳng hàng với các sự kiện thiên văn quan trọng.
Ba khu vực
Theo các nhà khảo cổ học,Machu Picchuđược chia thành ba khu vực lớn: Khu vực linh thiêng, Khu vực dân chúng, ở phía nam, và Khu của các Thầy tu và Tầng lớp quý tộc (khu hoàng gia).
Nằm ở khu vực đầu tiên là các địa điểm khảo cổ học quý giá: Intihuatana, Đền của các Màu sắc và Phòng Ba Cửa sổ. Chúng được dành cho Inti, vị thần Mặt trời và cũng là vị thần vĩ đại nhất.
Trong khu hoàng gia, một khu vực riêng được dành cho giới quý tộc: một nhóm nhà nằm thành hàng trên một khu vực đất dốc; nơi ở của Amautas (những người khôn ngoan) có đặc điểm riêng ở những bức tường màu đỏ, và khu Ñustas (các công chúa) những căn phòng hình thang.
Lăng Nghi lễ được tạc vào đá với khu vực phía trong hình vòm và các bức tranh khắc. Nó được sử dụng trong các dịp lễ và hiến tế.
Kiến trúc
Tất cả các công trình tạiMachu Picchuđều tuân theo phong cách kiến trúc Inca với những bức tường đá không dùng vữa và những viên đá kích thước bằng nhau. Người Inca là bậc thầy về kỹ thuật này, được gọi là đá khối, theo đó những khối đá được cắt để có thể được ghép vào nhau thật chặt mà không cần tới vữa. Nhiều mối nối còn hoàn hảo tới mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá.
Người Inca không bao giờ sử dụng bánh xe. Bằng cách nào họ đặt những phiến đá lớn lên nhau vẫn còn là điều bí ẩn, dù nói chung mọi người tin rằng họ đã dùng hàng trăm người để đẩy các tảng đá lên trên. Ta vẫn chưa biết tại sao người Inca không để lại bất kỳ tài liệu nào về việc xây dựng bởi hệ thống chữ viết họ sử dụng, được gọi là khipus, vẫn chưa được giải mã.[4]
Khu vực này bao gồm 140 công trình kiến trúc, gồm các đền, đài, công viên, nhà ở mái rạ.
Có hơn một trăm bậc đá dẫn lên – thường được tạc hoàn toàn vào trong một tảng đá granite duy nhất – và một lượng lớn các đài phun nước, nối với nhau bởi các kênh và các ống dẫn nước đục trong đá, được thiết kế cho hệ thống tưới tiêu ban đầu. Đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy hệ thống tưới tiêu đã được sử dụng để dẫn nước từ một con suối thiêng, tới mỗi ngôi nhà, thứ tự được phân chia theo mức độ giai cấp của người ở trong đó.
Hệ thống đường Inca
Trong số hàng ngàn con đường được các nền văn hóa thời tiền Columbo xây dựng ở Nam Mỹ, những con đường của người Inca về một số điểm là đáng chú ý nhất. Mạng lưới những con đường này hội tụ vềCusco, thủ đô của Đế chế Inca. Một con đường dẫn tới thành phốMachu Picchu. Người Inca có sự phân biệt giữa các con đường ven biển và các con đường miền núi, đường ven biển được gọi là Camino de los llanos (đường bằng) và những con đường núi được gọi là Cápac Ñam.
Ngày nay, hàng ngàn khách du lịch đang đi trên những con đường Inca – đặc biệt Đường mòn Inca – hàng năm, khách du lịch tới Cusco làm quen trước khi bắt đầu một chuyến đi bộ kéo dài bốn ngày từ thung lũng Urubamba dẫn lên tận dải núi Andes.
Tái khám phá
Ngày 24 tháng 7 năm 1911, Machu Picchu bắt đầu được thế giới phương Tây chú ý nhờ công của Hiram Bingham III, một nhà sử học Hoa Kỳ khi ấy đang là giảng viên tại Đại học Yale. Ông đã được những người địa phương thường tới nơi này dẫn đường. Nhà thám hiểm/khảo cổ này đã bắt đầu các công việc nghiên cứu khảo cổ tại đó và hoàn thành một cuộc khảo sát toàn bộ ùng. Bingham đã đặt tên “Thành phố đã mất của người Inca”, cho nơi này trong cuốn sách đầu tiên của ông.
Bingham đã tìm kiếm thành phố Vitcos, nơi trú ẩn và kháng cự cuối cùng của người Inca trong cuộc Chinh phụcPerucủa người Tây Ban Nha. Năm 1911, sau nhiều năm tìm kiếp với những chuyến đi và những cuộc khảo sát quanh vùng, ông đã được những người Quechua đang sống tại Machu Picchu trong những công trình nguyên thủy Inca dẫn đường tới thành lũy đó. Bingham đã thực hiện nhiều chuyến đi khác và tiến hành nhiều cuộc khai quật tại địa điểm trong suốt năm 1915. Ông đã viết một số cuốn sách và bài báo về việc khám pháMachu Picchu.
Những năm đầu tiên sống tạiPeru, Bingham đã xây dựng được mối quan hệ thân mật với các quan chức cao cấpPeru. Vì thế, ông ít gặp trở ngại trong việc xin các giấy phép, các thủ tục giấy tờ, và quyền được đi khắp đất nước cũng như mượn các đồ vật khảo cổ. Ngay khi quay về Đại học Yale, Bingham đã sưu tập khoảng 5.000 đồ vật như vậy và chúng đã được trường Yale giữ cho tới khi chính phủPeruđòi được trả lại. Gần đây, chính phủPeruđã yêu cầu được trả lại toàn bộ các vật phẩm văn hoá, và trước lời từ chối của Đại học Yale, họ đang cân nhắc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Với sự thay đổi cơ quan chính phủ trong thời gian tới củaPeru, hành động này có thể sẽ bị trì hoãn một thời gian.
Simone Waisbard, một nhà nghiên cứu trong thời gian dài về Cusco, đã tuyên bố Enrique Palma, Gabino Sánchez và Agustín Lizárraga khắc tên mình vào một trong những tảng đá tại đó ngày 14 tháng 7 năm 1901, và là những người đã tái khám phá nơi này trước Bingham. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thực, không một từ nào được tìm thấy tại đó từng được thế giới bên ngoài biết tới; công việc của Bingham đã đưaMachu Picchura với sự chú ý của thế giới.
Một khu rừng nhiệt đới ở Sulawesi, Indonesia đang trở thành nơi nghiên cứu của các nhà khảo cổ do việc phát hiện hàng trăm bức tượng đá nằm rãi rác một cách bí ẩn.
Các nhà khảo cổ nói các tượng điêu khắc này được thực hiện cách đây từ 500 đến 2,000 năm.
Có khoảng 400 mảnh tượng được tìm thấy nhưng chưa ai phát hiện được bất kỳ dấu tích nào để kết luận các nghệ sĩ đã thực hiện công việc tạc tượng ngay tại vùng đất này.
Hình ảnh được chạm khắc gồm hình các loài chim đang cười giống như con người và các động vật linh trưởng bật cao, nhưng các cư dân địa phương cho biết các bức tượng nói về con người.
Các truyền thuyết quanh vùng nói những kẻ phạm đầy tội lỗi đã bị đưa đến đây và bị phù phép để biến thành đá.
Một nhóm những người nghiên cứu tâm linh vừa phát hiện một hang động bí ẩn, nằm phía sau một tu viện Phật giáo tạiNepal. Nơi được cho là Gorakshanath từng tu tập và đạo tạo các môn đồ của mình theo trường phái yoga Nath Sampradaya.
Các lối vào hang động ở trong tình trạng bị đóng chặt, chỉ còn một căn phòng nhỏ với lối thờ phượng Phật giáo dễ dàng tiếp cận.
Đạo sư Gorakshanath (Gorakhnath) sống vào khoảng thế kỷ 11 hoặc 12, một trong 84 vị Thánh của Ấn Độ và là người đã viết những bộ sách nổi tiếng về yoga như Samhita Goraksha, Goraksha Gita, Siddha Siddhanta Paddhati, Yoga Martanada, Yoga Siddhanta Paddhati, Yoga-Bija, Yoga Chintamani. Ông còn được cho là người sáng lập trường phái triết học Nath Sampradaya.
Tại Ấn Độ,Sri Lanka,AfghanistanvàNepalngày nay vẫn còn nhiều đền thờ xây cất để ghi nhớ công đức của Thánh Gorakshanath. Trong đó ngôi đền lớn nhất nằm ở Nath Mandir gần đền Vajreshwari, cách 1km từ hướng Ganeshpuri,Maharashtra, Ấn Độ.
Hang động được khám phá được cho là nơi Gorakshanath xuất thế đầu tiên, và nơi ông đào tạo các đệ tử của mình đi theo con đường chân lý của Thượng Đế.
Khám phá những người đã xây dựng StonehengeVào năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi làng nhỏ ở nước Anh có niên đại từ thời đại đồ đá mới (từ 7.000 đến 4.000 năm trước Công nguyên). Ngôi làng được tìm thấy gần Di sản thế giới cổ đại được biết với cái tên Stonehenge.
Cách hai dặm về phía Đông Bắc của kiến trúc cổ đại bằng đá nguyên khối này, ông Mike Parker Pearson với dự án Stonehenge Riverside đã khám phá ra một địa điểm được gọi là Durrington Walls. Được xây dựng bằng gỗ vào lúc ban đầu, theo phương pháp phóng xạ các-bon, ngôi làng này được xác định là có niên đại từ 2.600 đến 2.500 năm trước Công nguyên. Bất chấp niên đại xa xưa, nơi cư ngụ của những người cổ đại đã được tìm thấy trong một tình trạng khá hoàn hảo.
Kể từ khi Stonehenge được phát hiện là có niên đại gần tương đương, các chuyên gia đã suy đoán rằng liệu có phải ngôi làng vừa được tìm thấy là nơi ở của những người xây dựng Stonehenge hay không.
Khởi đầu vào năm 2003, cuộc khảo sát – được tài trợ bởi National Geographic – đã khai quật các ngôi nhà, giường và những đồ dùng bằng gỗ khác, một đường mòn rải đá, cũng như là những dấu chân được in trên đất sét. Ngoài những tàn tích của cuộc sống thường ngày, các nhà khảo cổ học cũng khám phá ra một cấu trúc bao gồm những cột bằng gỗ được xếp thành những vòng tròn đồng tâm. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây chính là một bản sao bằng gỗ của di tích Stonehenge ở gần đó.
Một phát hiện lạ lùng khác tại địa điểm này đó là một lượng lớn những mảnh gốm vỡ và xác động vật nằm rải rác khắp nơi trong ngôi làng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cư dân của ngôi làng không đơn thuần là sống bừa bộn; thay vào đó họ tuyên bố rằng những đồ chế tác này chính là những sản phẩm của một loại nghi thức tôn giáo. Vài người cũng tin rằng địa điểm này không phải là một điểm định cư lâu dài, mà là một chỗ ở tạm cho một cuộc tụ tập nửa năm một lần.
Stonehenge là một trong những công trình kiến trúc gây tò mò nhất hành tinh và có lẽ nó là địa điểm du lịch hút khách nhất tại Anh. Sự bí hiểm của những tảng đá xếp này phần nào liên quan tới việc thiếu những sự giải thích hợp lý làm sao những công nghệ thô sơ như vậy lại có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Vài khối đá của di tích cổ đại này nặng từ 25 đến 45 tấn – được vận chuyển từ một mỏ đá cách đó nhiều dặm – và chúng được xếp theo một cách mà thậm chí thách thức những công nghệ hiện đại ngày nay.
Không chỉ có một giả thuyết về cách thức vận chuyển những tảng đá của những người xây dựng Stonehenge. Dẫu đa số những người khảo sát đồng ý rằng đó là một nơi để thờ cúng và nó đã từng được sử dụng để bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã mất, cũng có những ý kiến cho rằng địa điểm này là nơi cử hành những nghi thức tôn giáo hay là một đài quan sát thiên văn. Người ta biết rằng những người xây dựng công trình có tri thức về thiên văn, bởi vì họ phát hiện ra rằng ánh mặt trời đang mọc đi xuyên thắng qua trục của công trình vào những ngày đông chí và hạ chí.
Khi nhìn qua thì trông nó như là một sản phẩm khá thô sơ, nhưng các nhà nghiên cứu đã liên tục khám phá ra rằng Stonehenge là rất phức tạp. Trong cuốn sách “Giải mã Stonehenge”, giáo sư thiên văn học, ông Gerald Hawkins đã mô tả rằng công trình này thực sự có thể dự báo nhật thực và nguyệt thực. Tương tự như vậy, trong cuốn “Stonehenge: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao lang thang”, tác giả M. W. Postins đã hé lộ rằng bằng cách nào Stonehenge (liên quan đến nhiều địa điểm khác ở vùng lân cận, chẳng hạn như Aubrey Holes ở gần đó) tương quan với hệ mặt trời của chúng ta.
Trong khi dự án Stonehenge Riverside cho thấy khả năng có thể nhất về những người xây dựng Stonehenge, nó không có nghĩa là duy nhất. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những cấu trúc bằng đá thực sự là có nhiều nhóm khác nhau có niên đại chênh nhau hàng ngàn năm. Nhà sử học thế kỷ 12 Giraldus Cambrensis thậm chí còn cho rằng Merlin “truyền thuyết của Arthur” là người đứng sau sự xây dựng của những kiến trúc bằng đá này!
Dù cho ai là người chịu trách nhiệm xây dựng Stonehenge, bằng cách nào họ đã di chuyển và xếp đặt có thứ tự những phiến đá khổng lồ như vậy? Xa hơn nữa, họ đã sử dụng phương pháp nào để có được tri thức về thiên văn một cách chính xác như vậy trong hàng ngàn năm trước khi kính viễn vọng được phát minh?
Những kiến trúc cổ đại có cùng bước sóng âmNhững người cổ đại ở đảo Malta thuộc biển Địa Trung Hải có thể đã chủ định sử dụng âm thanh để tạo ra một sự thay đổi trạng thái ý thức, theo Quỹ Nghiên cứu Đền thờ cổ (QTSF), một tổ chức phi lợi nhuận tại Florida nhằm hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục về các di tích cổ ở Malta.
Hal Saflieni Hypogeum ở phía Nam Malta là một tổ hợp đền thờ ba tầng nằm dưới lòng đất với diện tích 500 mét vuông, được chạm khắc tinh xảo bằng đá vôi rắn cách đây 6.000 năm. Đây là một trong nhiều di tích cổ làm bằng cự thạch của Malta và được tạo ra bởi một dân tộc khéo léo và có tay nghề cao từ hơn một ngàn năm, trước khi Stonehenge hay các kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng.
Các nhà khảo cổ xác định Hypogeum được xây dựng vào khoảng năm 3.600 trước Công nguyên, và nó đã hoạt động cho đến năm 2.400 trước Công nguyên, thời điểm mà tất cả các đền thờ bằng cự thạch của Malta đột ngột bị ngừng sử dụng, theo lời giải thích của bà Linda Eneix, chủ tịch QTSF.
Hypogeum bao gồm rất nhiều đại sảnh và phòng ốc với đủ loại hình dạng và kích thước khác nhau, một số thì mô phỏng kiến trúc của những ngôi đền trên mặt đất, và còn có một phòng “tiếng vang” huyền bí. Từ khi hài cốt của gần 7.000 người, theo ghi nhận thì đều nằm lẫn lộn với nhau, được tìm thấy bên trong Hypogeum sau khi nó tình cờ được khám phá vào năm 1902, đa số các học giả gợi ý rằng nó đã được sử dụng như một nơi an táng, nhưng cũng có một số công dụng liên quan đến nghi lễ hay tôn giáo. Bà Eneix tin rằng những nghi lễ này có thể liên quan đến sự tôn kính Mẹ Trái đất.
“Chúng ta sẽ không bao giờ sẽ biết được họ đã làm những gì, nhưng việc hiểu được cách người dân bản xứ sử dụng đá để tạo ra ánh sáng và âm thanh xác nhận rằng đã có một sự tính toán khéo léo và có chủ ý”, bà Eneix nói. “Âm học là một ví dụ đầy thú vị”.
Bà Eneix cho biết trong phòng thờ ở tầng hai của Hypogeum có một hốc nhỏ hình trái xoan nằm ngang tầm mặt. Nếu một người đàn ông có giọng trầm nói vào trong đó, nó sẽ tạo ra một tiếng vang mạnh mẽ, hoặc cộng hưởng, và lan truyền khắp tổ hợp đền thờ.
“Những dấu vết đậm nét còn nhìn thấy được trên mép của hốc tường đã được in lại do rất nhiều, rất nhiều bàn tay tỳ vào đó. Có những dấu son màu đỏ bên trong cái hộp này. Có một đường ống phóng thanh được tạc trên trần của căn phòng, và những vết tích bằng son đỏ của những mẫu hình phức tạp—giống như những dòng nhạc thời tiền sử,” bà nói thêm.
Bà Eneix đã có ý tưởng điều tra thêm về hiện tượng âm học sau khi xem một bộ phim có tên “Âm thanh Thời kỳ Đồ đá” trên một chuyến bay từ Luân Đôn.
QTSF đã kiểm tra mẫu tiếng vang trong nhiều ngôi đền cổ Malta và nhận thấy nó phát ra ở tần số 110 hoặc 111 Hz—trong vùng âm của một giọng nam trầm. Điều này phù hợp với một nghiên cứu được xuất bản vào năm 1996 bởi Nhóm Nghiên cứu Hiện tượng Cơ khí Dị thường thuộc đại học Princeton, trong đó phát hiện ra rằng một số phòng cổ bằng đá cự thạch tại Anh và Ireland chịu đựng được sự cộng hưởng ở tần số giữa 95 và 120 Hz.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Ian A. Cook và các đồng nghiệp từ trường Đại học UCLA, đăng trên tạp chí Time and Mind trong năm 2008, đã dùng phương pháp chụp điện não để theo dõi hoạt động não bộ của những người tình nguyện trong khi cho họ nghe những tần số âm thanh khác nhau. Họ đã phát hiện ra rằng tại tần số 110 Hz, hoạt động của não đột ngột thay đổi. Phần não phụ trách xử lý ngôn ngữ trở nên tương đối thụ động, và những vùng liên quan đến tâm trạng, sự đồng cảm, và hành vi xã hội “được bật lên”.
“Rõ ràng, [những người cổ đại] thích thú với những gì họ nhận được từ điều đó, và họ đã xây dựng dựa trên những gì họ nhận được để cải tiến nó,” bà Eneix nói.
Các nhà khảo cổ vẫn chưa thể giải thích làm thế nào mà một hệ thống cơ khí tinh vi như thế này lại tồn tại cách đây gần 6.000 năm, nhưng những người xây dựng đền thờ Malta cổ đại có thể là những người đầu tiên sử dụng âm học trong các nghi lễ tôn giáo xuyên suốt truyền thống của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Hoạt động hàng không của người tiền sử:Con người ngày nay nghĩ rằng một người Ý tên là Galileo đã phát minh ra chiếc kính viễn vọng đầu tiên có thể hoạt động được từ khoảng ba trăm năm trước, dựa trên các phiên bản thế kỷ 16, được sản xuất bởi những người sản xuất thấu kính Hà Lan, từ đó đặt nền móng cho các hoạt động thiên văn học hiện đại. Những thấu kính thô sơ từ sớm hơn nhiều đã được tìm thấy tại đảo Crete và vùng Tiểu Á, có niên đại từ năm 2.000 TCN. Những thấu kính hình bầu dục rất tốt, có niên đại tới 1.000 năm tuổi đã được tìm thấy tại một địa điểm của người Viking trên đảo Gotland, có thể chúng được làm bởi những thợ thủ công Byzantine hoặc Đông Âu. Các nhà văn La Mã, Pliny và Seneca đã đề cập tới các thấu kính được sử dụng bởi những thợ chạm khắc. Câu hỏi thực tế là tại sao, từ khi thấu kính được sử dụng thường xuyên để nhóm lửa, phóng to vật thể nhỏ, thậm chí dùng cho kính đeo mắt, và loài người quan tâm đến quan sát các hiện tượng thiên văn hoặc ngắm nhìn bầu trời, thật lâu dài như vậy để tạo ra một kính thiên văn có thể dùng được. Một phát hiện khảo cổ đã cung cấp bằng chứng để tin rằng có lẽ người Châu Âu không phải là những người đầu tiên sản xuất chúng. Viện bảo tàng ICA ở Peru có một tảng đá khắc hình người với niên đại ít nhất 500 năm trước. Điều đáng chú ý của hòn đá khắc đó là hình mô tả một người đang khảo sát bầu trời với một ống kính thiên văn trong tay. Ngoài ra, còn có một thiên thể trong hình khắc, có thể là một ngôi sao chổi với cái đuôi của nó, thứ mà có vẻ như người đàn ông đang quan sát. Một khám phá độc nhất như vậy đã làm lung lay niềm tin hiện đương đại rằng người Châu Âu đã phát minh ra kính viễn vọng vào thế kỷ 16.
Một tảng đá ở Viện bảo tàng tư nhân của Tiến sĩ Javier Cabrera tại Peru với hình khắc, trong đó một người đàn ông quan sát bầu trời với một kính thiên văn, thứ thường được tin là được phát minh bởi những nhà sản xuất kính đeo mắt Hà Lan. (Ảnh tặng của labyrinthina.com)
Tiến sĩ Javier Cabrera ở Peru đã thu thập nhiều loại đá khắc như vậy. Ngoài thiên văn học, những đề tài của các bức tranh trên đá của ông bao gồm cấy ghép nội tạng, truyền máu, và săn khủng long, trong số nhiều thứ khác. Rất khó khăn để xác định tuổi của những miếng đá này. Một cuốn lịch sử niên đại của Tây Ban Nha từng đề cập rằng những miếng đá như vậy đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ của Đế chế Inca. Từ đó, người ta suy luận rằng những tảng đá chứa thông tin thiên văn học có ít nhất 500 năm tuổi. Nói một cách lô-gíc, những tảng đá miêu tả các sinh vật như loài khủng long có thể là cổ hơn rất nhiều so với niềm tin ban đầu.
Nếu thực sự đó là một kính thiên văn đã được khắc trên tảng đá tại Viện bảo tàng ICA, và các thiết bị đó đã được phổ biến trên toàn cầu, thì điều này có thể giúp các nhà khoa học để hiểu lý do tại sao Dogon, một bộ lạc ở châu Phi, đã phát triển những kiến thức thiên văn học tiên tiến như vậy. Bộ lạc Dogon sống ở khúc quanh lớn của sông Niger tại miền nam Mali, miền tây Châu Phi. Họ sống một cuộc sống chủ yếu là nông thôn và du mục. Không có ngôn ngữ viết, họ truyền đạt kiến thức bằng miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong học thuyết tôn giáo của họ, mà đã được truyền lại trong hơn 400 năm, các nhà thiên văn học đã gọi một ngôi sao là Sirius B, một ngôi sao đồng hành của Sirius, đã được mô tả chính xác. Điều này làm ngạc nhiên những nhà thiên văn học hiện đại.
Sirius B là rất mờ nhạt và vô hình trước mắt của con người. Dựa trên các quan sát ghi lại được bằng cách sử dụng thiết bị hiện đại, các nhà thiên văn đã phát hiện ra Sirius B trong thế kỷ 19. Những người Dogon được cho là đã không hề sở hữu bất kỳ thiết bị công nghệ hiện đại nào, nhưng từ thế hệ này qua thế hệ khác, họ đã truyền lại những truyền thuyết về Sirius, trong đó bao gồm việc đề cập đến hệ thống Sirius gồm hai ngôi sao. Theo truyền thuyết, ngôi sao nhỏ là rất nặng, và nó quay quanh ngôi sao Sirius theo một quỹ đạo hình elip. Một số người cao tuổi Dogon có thể vẽ quỹ đạo của hai ngôi sao trên mặt đất, và chúng khá tương tự như kết quả tính toán của các nhà thiên văn học hiện đại. Ví dụ này có thể chỉ ra rằng những người Dogon cổ đại đã giữ lại kiến thức của thiên văn học từ rất lâu.
Các mẫu chạm khắc đá ở Peru, giống như các kiến thức thiên văn của người Dogon, hé lộ về kiến thức và kỹ thuật huyền bí mà các nền văn minh trước đây sở hữu. Khoa học hiện đại chỉ có thể khám phá lại kiến thức thu được từ trước đó. Hãy nhìn vào một vài phương thức bay mà người cổ đại đã biết.
Sử dụng máy bay
Các sách Trung Quốc cổ đại ghi lại rằng trong thời Xuân Thu (770-475 TCN), Lỗ Ban đã tạo ra máy bay. Điều này dẫn đến việc Lỗ Ban được công nhận là cha đẻ của tất cả các nghề thủ công. Cuốn Mozi·Luwen viết: “Lỗ Ban cắt tre và gỗ, và làm một con chim bằng gỗ. Nó ở lại trên bầu trời trong vòng ba ngày.” Lỗ Ban cũng đã làm một chiếc diều gỗ lớn để do thám quân địch trong một cuộc chiến tranh. Cuốn Hongshu viết: “Lỗ Ban đã làm một chiếc diều gỗ để do thám các thành phố ở nước Tống.” Bên cạnh đó, Lỗ Ban đã làm một chiếc máy bay chở khách. Theo cuốn Youyang Zazu [Một bộ sưu tập các bài viết từ Youyang] trong thời nhà Đường, Lỗ Ban có một lần làm việc ở một nơi rất xa quê mình. Ông nhớ vợ mình rất nhiều, vì vậy ông đã làm một con chim bằng gỗ. Sau khi được thiết kế lại nhiều lần, chiếc diều làm bằng gỗ đã có thể bay được. Lỗ Ban trở về nhà bằng chiếc diều để gặp vợ và trở lại làm việc vào ngày hôm sau.
Cũng có một ví dụ thú vị ở phương Tây liên quan đến một con chim bằng gỗ. Năm 1898, nhà khảo cổ Pháp Lauret đã đào được một con chim bằng gỗ từ một ngôi mộ cổ Ai Cập ở Saqqara. Nó có niên đại khoảng năm 200 TCN. Bởi vì người dân không có khái niệm ‘bay’ vào thời gian đó, nó đã được gọi là “chim gỗ” và bị bỏ mặc hơn 70 năm trong một Viện bảo tàng ở Cairo. Vào năm 1969, Messiha Khalil, một bác sỹ Ai Cập, người thích làm những mô hình, đã tình cờ thấy được nó. Con chim gỗ này gợi nhớ cho Messiha về những kinh nghiệm ban đầu khi làm các mô hình máy bay của ông. Ông nghĩ rằng nó là không hẳn là một con chim, vì nó không có móng vuốt, không có lông, và không có lông đuôi ngang. Đáng ngạc nhiên, đuôi của nó là thẳng đứng, và nó có phần cánh ngang, đủ điều kiện để nó là một mô hình máy bay. Ông đã làm một bản sao. Mặc dù ông không biết làm thế nào người Ai Cập cổ đại làm cho nó bay, khi ông thử ném các mô hình, ông thấy nó có thể lướt nhẹ. Các thí nghiệm khác cho thấy nó không chỉ có thể lướt nhẹ, mà còn có thể bay như chiếc tàu lượn.
“Chim gỗ” được tìm thấy trong ngôi mộ cổ Ai Cập, hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Cairo (Ảnh: Dawoud Khalil Messiha)
Sau đó, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng mô hình này rất giống với tàu lượn hiện đại, thứ có thể tùy ý bay trong không khí. Với một động cơ nhỏ, chúng có thể bay ở tốc độ 45-65 dặm/giờ (hoặc 72-105 km/giờ), và thậm chí có thể mang lượng đáng kể hàng hóa. Bởi vì những thợ thủ công Ai Cập cổ đại thường làm các mô hình trước khi xây dựng những đối tượng thực tế, có thể là loại chim bằng gỗ đã từng được sử dụng để vận chuyển, giống như chiếc diều gỗ mà Lỗ Ban đã làm.
Những nghiên cứu hiện đại về máy bay bắt đầu khoảng 200 năm trước. Năm 1903, sau khi anh em nhà Wright hoàn thành chuyến bay có người lái đầu tiên, các lý thuyết hàng không bắt đầu được xây dựng. Tuy nhiên, Lỗ Ban và người Ai Cập cổ đại dường như đã biết cách sử dụng các lý thuyết như vậy từ một thời gian rất lâu trước đây. Điều này đưa ra lý do để xem xét lại lịch sử phát triển văn hoá mà con người hiện đại bây giờ tin vào. Có thể là người cổ đại đã biết nhiều điều hơn người so với người hiện đại tưởng.
Chiếm lĩnh bầu trời
Một khám phá khác thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn. Nó chỉ ra rằng lãnh thổ của người xưa có thể đã vượt quá bầu trời, và có thể có ngay cả vươn đến không gian bên ngoài.
Năm 1959, Hoa Kỳ đã nhận được thành công hình ảnh đầu tiên của Trái đất từ một vệ tinh nhân tạo đặt ngoài không gian. Nó không hoàn hảo, nhưng đây là lần đầu tiên con người quan sát Trái đất mà chúng ta sống từ khoảng cách rộng lớn [17.000 dặm]. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến kỹ thuật chụp ảnh bằng vệ tinh. Trong số đó, một bức ảnh địa lý thật sự đáng ngạc nhiên.
Các nhà khoa học đã cài đặt một máy ảnh trên tàu không gian, và nó có thể chụp ảnh thành phố Cairo từ ngoài không gian. Những bức ảnh chụp được cho thấy các cảnh tượng đáng kinh ngạc. Vì ống kính của máy ảnh tập trung vào Cairo, tất cả mọi thứ trong một khu vực lấy trung tâm là Cairo với đường kính 5.000 dặm được trông thấy rất rõ ràng. Tuy nhiên, những thứ bên ngoài 5.000 dặm trở nên mờ đi. Điều này là do Trái đất là hình cầu, các lục địa và vùng đồng bằng bắt đầu mờ và bị bẻ cong khi cách xa trung tâm. Ví dụ, lục địa Nam Mỹ bị dài ra ở trong hình. Các nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho hình ảnh được chụp bởi các phi hành gia từ Mặt trăng. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học so sánh các hình ảnh vệ tinh với một bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại, họ ngạc nhiên khi thấy sự tương đồng rõ rệt. Các dãy núi trên Nam Cực bị bao phủ bởi băng và tuyết trong hàng trăm năm, và không được vẽ lên bản đồ cho đến năm 1952 bởi các nhà khoa học sử dụng máy dò bằng âm thanh. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trên một bản đồ cổ thuộc Đô đốc Piri Reis, một tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, các bản đồ chính xác ghi lại các chu tuyến, kinh độ và vĩ độ cho cả lục địa Châu Mỹ và Châu Phi. Trớ trêu thay, tấm bản đồ này đã được làm vào thế kỷ 16 dựa trên các tấm bản đồ còn cổ xưa hơn.
Một tấm bản đồ thế kỷ 16 của Đô đốc Piri Reis, chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ghép nhiều tấm bản đồ cổ với nhau. Nó rất giống với hình ảnh vệ tinh hiện đại.
Bản đồ mô phỏng được đặt tâm điểm tại Cairo. (Ảnh tặng của Adventures Unlimited Press)
Khám phá kinh ngạc này đã khiến nhiều nhà khoa học bị sốc. Sau những nghiên cứu bổ sung, họ đã đưa ra các kết luận sau đây: 1) Tấm bản đồ này được tạo thành bằng cách ghép 6 bản đồ cổ vào với nhau. 2) Tất cả bản đồ cổ đại đã sử dụng cùng một kỹ thuật đòi hỏi kiến thức về hình học phẳng. 3) Những tấm bản đồ cổ được đặt tâm điểm tại Cairo. Khá là rõ ràng là các tấm bản đồ của Đô đốc Piri Reis đòi hỏi công nghệ tiên tiến giống như ngày nay. Tuy nhiên, trước thế kỷ 16, loài người chỉ có thể làm chủ được các kỹ thuật định vị theo thiên văn, và bầu trời rõ ràng nằm ngoài khả năng của họ. Người cổ đại đã sử dụng công nghệ gì để làm ra các tấm bản đồ chính xác như vậy? Có thể họ đã từng đã bay trên bầu trời?
Bộ sưu tập đá tại Bảo tàng Peru hé lộ nền văn minh cổ
ICA, Peru—Thoáng nhìn qua, thị trấn nhỏ bé của người Peru, Ica, nằm cách sa mạc Nazca khoảng 5 giờ đi xe buýt từ Lima, không có vẻ gì đặc biệt. Nhưng khi người ta bước vào Museo Cabrera, một bảo tàng lưu giữ những hòn đá được chạm khắc của Ica, thì một thế giới khác hiện ra.
Hơn 10.000 hòn đá với những kích cỡ khác nhau được chất đầy trong bảo tàng. Chúng đều có màu đen, bề mặt trơn nhẵn với những nhân vật được chạm khắc trên đó. Nhấc chúng lên, bạn sẽ thấy rằng chúng nặng hơn những hòn đá thông thường có cùng kích cỡ.
Tiến sĩ Javier Cabrera Darquea, người đã thu thập và nghiên cứu những hòn đá này trong 37 năm, được tặng một hòn đá nhỏ trong ngày sinh nhật của mình. Ngạc nhiên trước khối lượng viên đá và hình vẽ trên đó, ông bắt đầu thu thập và nghiên cứu những hòn đá này.
Eugenia Cabrera C., giám đốc bảo tàng và là con gái của Tiến sĩ Cabrera, nói rằng cha cô đã tiến hành phân tích những hòn đá và khám phá ra rằng chúng là một loại đá phổ biến tên là andexit, được phủ bởi một lớp đặc biệt ở bề mặt, khiến chúng có màu đen, trơn nhẵn, và nặng một cách đặc biệt.
Ông suy luận rằng lớp phủ này ban đầu có thể là mềm, cho phép người ta vẽ hình lên đó, và sau đó trở nên cứng. Tới tận ngày nay, lớp phủ này vẫn còn ở trên các tảng đá, và cho phép chúng ta thấy được các hình vẽ.
Thông điệp trên những hòn đá
Trên mặt những hòn đá này vẽ các hình người, cây cối, thú vật, và cả những biểu tượng trừu tượng. Con người trên đó đội mũ, mặc quần áo, và đi giày. Một số hòn đá miêu tả những cảnh tượng tương tự như việc truyền máu, cấy ghép tạng, và sinh mổ như ngày nay. Một số hòn đá cho thấy con người với kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, thiên thể và sao chổi.
Những con vật thì tương tự với bò, hươu và hươu cao cổ, đang ở giữa các loài khác. Một số giống như bọ ba thùy, loài cá đã tuyệt chủng, hay các loài động vật khác mà chúng ta chưa biết. Điều ngạc nhiên nhất là, một số hòn đá có hình người đang cố gắng giết, hoặc là bị khủng long ăn thịt.
Tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ tại Đại học New Mexico, ghi lại trong cuốn sách “Bí ẩn những hòn đá Ica và bằng chứng ở dải Nazca” rằng những hòn đá có niên đại từ thời kỳ tiền Columbia.
Dựa trên nội dung các bức vẽ, một số người tin rằng những hòn đá có niên đại từ 65 triệu năm trước, trước khi loài khủng long bị tuyệt chủng, và rằng có tồn tại con người vào thời điểm đó – những người đã tạo nên các hòn đá này.
Ý tưởng này không được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người tin rằng những hòn đá là giả và đã được làm ra bởi người hiện đại. Trong một bài viết, Swift đề cập rằng một trong những lý do mà các hòn đá được coi là giả là vì vào những năm 1960, các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng khủng long kéo lê cái đuôi của chúng trên mặt đất, còn các hòn đá lại mô tả cảnh khủng long nhấc cái đuôi của chúng lên.
Vì những bức vẽ khủng long bị cho là thiếu chính xác, các nhà khoa học nghĩ rằng các hòn đá này không thể được tạo ra bởi con người từ 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, sau đó người ta đã khám phá ra rằng khủng long thực sự bước đi với đuôi không chạm đất. “Hiện giờ chúng ta biết rằng các nhà cổ sinh vật học đã sai. Những hòn đá Ica đã đúng”, Swift viết.
Không chỉ đơn thuần là các bức vẽ
Tiến sĩ Cabrera hiểu rằng những hòn đá Ica là một thư viện, và mỗi hòn đá là một cuốn sách hay một trang sách ghi lại quá khứ. Những điều quan trọng đã được vẽ lên các hòn đá lớn, và những điều ít quan trọng hơn được vẽ lên các hòn đá nhỏ hơn.
Bà Cabrera đã nói chi tiết hơn về hiểu biết của cha bà: “Họ [những người đã tạo ra các hòn đá] đã truyền tải không chỉ các bức vẽ đơn thuần về những thời điểm nhất định, mà còn truyền đạt một loại ngôn ngữ dựa trên hội họa.”
Qua nghiên cứu của mình, Tiến sỹ Cabrera dần tin rằng những gì còn lại đồng nghĩa với sự sống, và tập hợp những điều còn lại chính là nền văn minh. Với những chiếc mũ mà người trong bức tranh đội, Tiến sĩ Cabrera cho rằng chúng đại biểu cho trí tuệ, vì vậy những người thông thái được vẽ với chiếc mũ đội trên đầu.Nền văn hóa Nazca ở Peru, Nam Mỹ nổi tiếng thế giới với những hình vẽ khổng lồ và bí ẩn ở vùng đồng bằng Nazca. Những hình vẽ bao gồm các con chim khổng lồ, những con khỉ khỉ, nhện và cây cối. Một số đồ thủ công được khai quật từ những ngôi mộ cổ trong khu vực này thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn. Chúng rất khó giải thích, và niên đại của chúng không thể được xác định.
Một ngôi mộ cổ, được tin là có lịch sử 1.300 năm (năm 700 SCN), đã được khai quật ở vùng Nazca. Ngoài những thi thể, một số vật tùy táng đã được tìm thấy, bao gồm đồ gốm và một tấm thảm tinh xảo. Thiết kế của tấm thảm bao gồm một họa tiết trang trí đơn giản với hình một con khủng long được lặp đi lặp lại dọc theo đường viền. Một mảnh gốm cũng có hình một con khủng long sinh động như nhân vật chính.
Người ra nghĩ rằng không phải đến khi bắt đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học mới có thể mô tả chính xác khủng long. (Hầu hết các mô tả trước đó về khủng long là không chính xác theo tiêu chuẩn hiện tại). Tuy nhiên, giờ đây người ta đã tìm thấy trong một ngôi mộ cổ các đồ thủ công vẽ hình những con khủng long một cách chính xác, với niên đại có thể khoảng 1.300 năm.
(1) Đường viền trang trí một tấm thảm với hình một con khủng long lặp đi lặp lại.
(2) Một bình gốm với hình một con khủng long.
(3) Ảnh phóng to hình con khủng long.
(4) Ngôi mộ cổ này có niên đại 1.300 năm.
Dường như, nếu những người tạo ra các tác phẩm nghệ thuật này không sống từ 100 triệu năm trước, thì họ phải có một kiến thức cổ sinh vật học tương đương với các nhà khoa học ngày nay, có như vậy họ mới có thể mô tả chính xác những con khủng long dựa trên các hóa thạch. Tuy nhiên, nếu những họa sĩ này không có một kiến thức chính xác về cổ sinh vật học, thì tại sao họ đã vẽ khủng long rất chính xác? Để giải đáp câu hỏi này, Tiến sĩ Don Patton, người đã cung cấp bằng chứng tài liệu cho khám phá này, bình luận: “Tôi nghĩ rằng những người Peru cổ đại đồng tồn tại với khủng long.”
Sông Amazon là một con sông lớn nhất trên thế giới về dung tích, nước chảy đến từ cả hai bán cầu Nam và Bắc. Theo nhiều bài tường trình của truyền thông, lòng chảo Amazon đã từng là nhà của một nền văn minh tiền sử.Theo các bài báo, con người trước đây đã luôn luôn nghĩ rằng chỉ có những khu rừng nguyên thủy ở phía Tây Brazil. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều bằng chứng cho thấy có những hoạt động của con người tại nơi đó trước đó. Các nhà nguyên cứu đã tìm thấy một hệ thống những nơi trú ngụ được nối qua các con đường, với một ngôi chợ lớn ở trung tâm của khu dân cư cổ xưa này. Vài đồ tạo tác đã cho thấy rằng con người lúc đó đã phát triển nông nghiệp, mở đường, và có khả năng nuôi cá. Cá nhà nguyên cứu đã nói rằng tương tự với những di vật từ thời văn minh tiền sử Hy Lạp, những sự trú ngụ như vậy ở Amazon được bao bọc bởi một cấu trúc dày đặc giống như là những bức tường thành phố.
Tuy nhiên, ngày nay khu vực thịnh vượng này đã được khai hoang bởi khu rừng trọc.
Con người thế kỷ 21 chỉ lo nghĩ tìm một cuộc sống dễ dàng và thoải mái, mà không nghĩ đến sự trôi qua của lịch sử. Sau khi trải qua nhiều sự thay đổi chu kỳ của cuộc đời, nền văn minh dọc theo sông Amazon đã biến mất, nền văn minh Mayan đã biết mất, và những nền văn minh của người Châu Á cổ xưa chẳng hạn như Loulan (còn được gọi là Kroran hoặc Kroranyina, một thành phố vương quốc thế kỷ thứ 2 dọc theo con đường Silk nơi mà ngày nay là một phần của tỉnh Xinjiang của Trung Quốc, hiện nay nó hoàn toàn bị chôn vùi bởi sa mạc) và Dunhuang (một thành phố đường Silk lớn cổ xưa khác nằm ở điểm giao giữa đường Silk Bắc và Nam vào triều đại Hán và Tần, một điểm thương mại lớn giữa Trung Quốc và Tây phương) cũng biến mất. Những gì còn lại hôm nay là rừng rậm, sa mạc, và truyền thuyết…
Khi thiên tai ập đến, khi đối diện với động đất, tsunami, và dịch bệnh, chúng ta bắt đầu nhận ra những khả năng của con người thật quá tầm thường. Chắc chắn, từ những truyền thuyết và những lời tiên tri, nó có thể được thấy rằng một xã hội đang dần dần tiến điến bờ vực hiểm nguy bất cứ khi nào con người trong xã hội đó không ngừng lại bất cứ điều gì để đấu tranh lẫn nhau vì lợi ích cá nhân; bạn có thể tưởng tượng con người sẽ phải đối mặt với những gì khi họ phớt lờ lòng lương thiện và từ bỏ đạo đức căn bản.
Trong cái thế giới bận rộn này, bạn có thể nào bình tĩnh để nghĩ về những gì quý giá nhất trong cuộc sống?
Có lẽ trời sẽ ban cho con người nhiều cơ hội và sẽ biểu lộ cho bạn thấy câu trả lời. Khi chúng ta tìm kiếm với lương tri của mình, chúng ta có lẽ tìm thấy câu trả lời một cách nhanh chóng.
Giá dầu vẫn không ngừng tăng lên. Con người đang tự hỏi không biết còn bao nhiêu năm nữa, dầu mỏ trên trái đất sẽ bị khai thác và sử dụng hết bởi hàng trăm triệu chiếc ô tô và hàng ngàn chiếc máy bay trên thế giới. Ví dụ, mỗi chiếc Boeing 747 phải sử dụng ít nhất 85 tấn Anh dầu mỗi lần cất cánh, và chiếc máy bay phản lực siêu âm Concorde cần 96 tấn Anh dầu. Ngày nay, ô tô chạy bằng điện đã bắt đầu được sử dụng, nhưng chúng ta vẫn chưa có những chiếc máy bay chạy bằng điện nào có thể bay trên bầu trời. Càng ngày trên thế giới lượng tiêu thụ dầu mỏ càng tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Năm 1996, toàn thế giới tiêu thụ mỗi ngày 70 triệu thùng dầu. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ước tính rằng vào năm 2020, con người trên thế giới sẽ sử dụng 100 triệu thùng dầu mỗi ngày (mỗi thùng chứa được với 159 lít hoặc 42 ga-lông).
Không những vậy, OPEC còn ước tính rằng, dựa trên những khối lượng đã khai thác từ các giếng dầu, các nước OPEC còn trữ lượng dầu đủ dùng cho 80 năm tới, và các nước không thuộc OPEC là thêm khoảng 20 năm nữa. Có vẻ như vẫn còn rất nhiều, mặc dù lượng tiêu thụ đã rất lớn.
Những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất, như được xác nhận bởi OPEC, là Ả Rập Xê-út với 261,4 tỉ thùng dầu mỗi năm (tương đương 29 tỉ tấn Anh); Iraq, 112 tỉ thùng (12,4 tỉ tấn Anh); Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, có 97,8 tỉ thùng (10,8 tỉ tấn Anh); Kuwait, có 96,5 tỉ thùng (10,8 tỉ tấn Anh), và Iran, 92,6 tỉ thùng (10,3 tỉ tấn Anh). Những con số này chưa bao gồm dầu dự trữ tại các quốc gia không thuộc OPEC, như là Mỹ, Nga, và Trung Quốc.
Ngày nay, các nhà khoa học tin rằng dầu mỏ được tạo ra khi những động vật và thực vật thời tiền sử bị phân hủy dưới nhiệt độ và áp suất cực cao. Tuy nhiên, họ chưa tìm ra được có bao nhiêu chu kỳ hủy diệt hàng loạt các sinh vật tiền sử đủ để tạo ra trữ lượng dầu mỏ lớn như hiện nay đã tìm được. Liệu có phải đó chỉ đơn thuần là kết quả của sự phân hủy của các động vật sống?
Chúng ta đều biết rằng 70% cơ thể người (hoặc động vật) là nước, như vậy chỉ có 30% là bị phân rã sau khi chết. Theo các giả thuyết gần đây, thì chỉ có một cách dầu mỏ được hình thành, đó là dưới nhiệt độ và áp suất cực kỳ lớn ở trong lòng trái đất. Dân số trên toàn thế giới hiện nay là khoảng 7 tỉ người. Giả sử mỗi người nặng 70 kilogram. Nếu bạn tính thêm cả số lượng các động vật (kể cả các động vật hoang dã), thì không quá khó để có thế tính ra toàn dân số trên thế giới sẽ tạo ra được khoảng 300 triệu tấn dầu thô. Tuy nhiên, các số liệu của OPEC đã chỉ ra rằng toàn thế giới tiêu thụ khoảng 2,9 tỉ tấn Anh dầu mỗi năm. Có nghĩa là, 300 triệu tấn chỉ đủ dùng trong một tháng rưỡi với mức tiêu thụ như hiện nay. Một số người có thể lập luận rằng lý do dự trữ dầu trên trái đất nhiều là vì các cơ thể của động vật thời tiền sử rất lớn và số lượng của chúng rất nhiều. Nhưng dù khủng long có to lớn đến đâu, thì số lượng của chúng trên thế giới cũng là hữu hạn. Có một số loài khủng long ăn thịt và một số loài ăn thực vật. Về sau các loài phần lớn là ăn thực vật. Chúng ta có thể ước tính số lượng thực vật trên thế giới bằng cách tính số lượng than đá tìm thấy trên thế giới. Từ đó chúng ta có thể dựa vào máy tính để tính ra bao nhiêu con khủng long đã sống trên trái đất. Người ta có thể dễ dàng thấy rằng có một sự khác biệt lớn giữa khối lượng dự trữ dầu mỏ trên trái đất và số lượng động vật đã từng sống trên trái đất.
Thêm vào đó, để tạo ra một số lượng dầu mỏ khổng lồ như vậy, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao, một lượng lớn các động vật phải chết trong cùng một thời điểm. Thật khó để hội đủ ba điều kiện trong cùng một thời điểm. Theo một học thuyết mới, đã được một số người trong giới khoa học chấp nhận, đó là 65 triệu năm trước đây, đã có một thiên thạch đã va vào trái đất và tạo ra một thảm họa tiêu diệt toàn bộ loài khủng long thời bấy giờ. Và sẽ cần bao nhiêu thảm họa như vậy đủ để tạo ra lượng dầu mỏ như ngày hôm nay? Từ một góc độ khác, tuổi của trái đất tính tới ngày nay khoảng 4,6 tỉ năm. Nếu thực sự đã xảy ra thảm họa như vậy thường xuyên, thì tổ tiên của loài người đã không còn cơ hội để trải qua quá trình tiến hóa!
Như vậy, sự thật về nguồn gốc cuộc sống của chúng ta là gì?“Vén bức màn văn minh tiền sử” là một cuốn sách về văn hóa tiền sử, một phần trong tủ sách được xuất bản bởi Chánh Kiến Net.
Nhìn lại những khám phá khảo cổ được đề cập trong cuốn sách này, chúng ta không thể không tự hỏi – tại sao những ý kiến được trình bày trong các phát hiện này lại khác biệt rất lớn với quan điểm hiện tại, thậm chí xung khắc với nội dung trong sách giáo khoa chúng ta đang học? Tôi nhớ rằng sách giáo khoa của chúng ta tuyên bố rằng lịch sử nền văn minh nhân loại không quá 10.000 năm. Nếu sự phát triển của văn minh nhân loại thực sự như những gì sách giáo khoa nói, thì chúng ta giải thích thế nào với các công cụ kim loại và những di chỉ khác của văn minh nhân loại mà đã có từ hàng triệu năm trước?
Các câu hỏi đặt ra từ những phát hiện khảo cổ này cung cấp cho chúng ta một cơ hội để nghiên cứu lại, và xem xét lại tính chính xác của sự phát triển lịch sử loài người. Thật không may, đa số các nhà khoa học lại không trân quý cơ hội này. Thay vào đó, họ không thể đột phá, đơn giản bởi vì các phát hiện này trái ngược với học thuyết mà họ rao giảng. Tại sao? Có lẽ chính là bởi vì chúng thách thức cả mô hình về thuyết tiến hóa. Các lý thuyết và học thuyết được phát triển từ mô hình thuyết tiến hóa đã tồn tại trong hơn 100 năm qua, và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của khoa học và xã hội hiện đại. Nhiều nhà khoa học đã bị bẫy trong những học thuyết đó và không thể nghĩ được gì ngoài cái khung này. Những quan niệm ấy đã khiến họ lờ đi những khám phá không nằm trong sự mô tả của thuyết tiến hóa, và họ hoàn toàn phản đối những khám phá này.
Năm 1880, nhà địa chất J. D. Whitney đến từ California, Hoa Kỳ đã cho xuất bản một bài báo dài, trong đó mô tả các công cụ được tìm thấy trong những mỏ vàng tại California. Những công cụ này bao gồm vài mũi giáo, bát đá và chày đá. Chúng được tìm thấy trong một lớp đá núi nửa chưa từng được động tới, nằm sâu dưới mỏ vàng. Các nhà địa chất đã xác nhận rằng những lớp đá này có thể đã được hình thành từ 9 đến 55 triệu năm trước. Tuy nhiên, ông Holmes, một thành viên của Viện Smithsonian, đồng thời là một bình luận viên nổi tiếng của kênh Khám phá California Thế kỷ 19, đã bình luận: “Có lẽ, nếu giáo sư đã hoàn toàn hiểu được lịch sử tiến hóa của nhân loại như con người ngày nay, ông dường như đã chần chừ trong việc công bố các kết luận cho thấy con người đã tồn tại ở Bắc Mỹ thời tiền sử, cho dù các phát hiện của ông thật là thú vị.” Nói cách khác, nếu sự thật được khám phá không phù hợp với các quan niệm phổ biến hiện nay, bất kể bằng chứng là thuyết phục như thế nào, chúng sẽ vẫn bị bài xích và không được chấp nhận bởi dòng khoa học chủ lưu. Những khám phá khảo cổ quan trọng này có thể chỉ được trình bày như những phát hiện “ngầm”, chứ không thể được đi sâu và trình bày trước công chúng.
Ngoài việc bác bỏ những bằng chứng thách thức học thuyết thống trị hiện tại, cũng có những trường hợp mà bằng chứng giả được “phát minh” ra để bảo vệ các học thuyết đương đại trong lĩnh vực khoa học. Trong số đó, nổi tiếng nhất là vụ lừa đảo Piltdown Man. Đầu thế kỷ 20, một nhà sưu tập nghiệp dư, Charles Dawson, phát hiện thấy một số sọ người ở Piltdown. Không lâu sau, các nhà khoa học Arthur Smith Woodward đến từ Bảo tàng Anh quốc và Pierre Teilhard de Chardin đã tham gia vào nỗ lực khảo cổ này. Họ đã tìm thấy một xương hàm vượn Orangutan và vài mẫu hóa thạch động vật có vú cổ đại. Dawson và Woodward nghĩ rằng nếu họ ghép cái sọ người với xương hàm Orangutan, họ sẽ tạo ra một hóa thạch người nguyên thủy có vào đầu kỷ Pleistocene hay cuối kỷ Pliocene, và sự nhào nặn này sẽ là một bằng chứng mạnh mẽ chứng thực thuyết tiến hóa. Họ lập tức công bố phát hiện Piltdown Man cho giới khoa học. Tuy nhiên, 40 năm sau, J. S. Weiner, K. P. Oakley và các nhà khoa học Anh khác đã vạch trần vụ lừa đảo này. Vụ việc được thao túng bởi những người rất quen thuộc với công nghệ khoa học chuyên nghiệp hiện đại. Hãy nhìn qua những cái tên cừ khôi sau: Arthur Smith Woodward từ Bảo tàng Anh quốc, Arthur Keith từ Bảo tàng Hunter cùng các nhà vật lý Đại học Hoàng gia. William Sollas đến từ Viện Địa chất Cambridge, nhà giải phẫu học nổi tiếng Eliot Smith, Dawson và Pierre Teilhard de Chardin. Đây đều là những chuyên gia rất được trọng vọng! Sau khi vạch trần vụ lừa đảo, Weiner nói: “Nếu người Piltdown không tồn tại (một người theo thuyết Đác-uyn có thể từng nói), ‘chúng tôi đã phát minh ra anh ta’. Nếu một mắt xích bị thiếu được tìm thấy, nó chắc chắn minh chứng rằng con người không tiến hóa từ tổ tiên giống loài vượn hiện đại, và nếu mắt xích bị thiếu được tìm thấy tại Anh, thì sẽ tốt hơn nhiều…”
Sự xuất hiện những vụ lừa đảo tương tự đã hoàn toàn cho thấy rằng xuất phát từ thái độ nghiên cứu lệnh lạc, một số nhà khoa học đã đánh mất những phẩm chất đáng kính trọng nhất là về sự chính trực và trung thực, và sẽ tìm mọi cách bù đắp những lỗ hổng trong các học thuyết hiện tại chỉ để duy trì hay đạt được chỗ đứng trong cộng đồng khoa học của họ. Nếu các nhà khoa học có thể xem xét mọi bằng chứng với thái độ khách quan và chính trực, những nghiên cứu như vậy sẽ tiết lộ bộ mặt thật của lịch sử. Thực ra, các quan niệm mới sẽ tự nhiên được trân trọng khi được chấp nhận. Thuyết tiến hóa đã phải đối mặt với một tình huống tương tự khi nó lần đần tiên ra mắt công chúng; sự khác biệt duy nhất là nó được nghiên cứu sâu hơn sau này. Tuy nhiên, cơ sở cho nghiên cứu về thuyết tiến hóa có thể đã được thay đổi nếu không có những người giấu giếm và bài xích các trường hợp có thể bác bỏ thuyết tiến hóa. Những người này không xem xét mọi bằng chứng một cách khách quan; thay vào đó, họ cố ý lọc ra những bằng chứng mâu thuẫn với thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, khi chúng ta khảo sát và so sánh nhiều phát hiện khảo cổ, chúng có thể chỉ ra sự hạn chế của các học thuyết hiện đại về sự phát triển của loài người. Nếu chúng ta có thể liên hệ những phát hiện khảo cổ này, bao gồm dấu chân người, di chỉ những sinh vật cổ, các nền văn minh tiền sử với tôn giáo và lịch sử, thì chúng có thể giúp chúng ta xây dựng một đường hướng khác về sự phát triển nhân loại.
Lấy ví dụ, trong kinh Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng Ông đã đắc Đạo từ hàng ức kiếp về trước, tức là những người tu luyện cổ đại cho rằng sự tồn tại của con người (hay ít nhất là những người tu Đạo) có lịch sử lên tới hàng trăm triệu năm. Tuyên bố này phù hợp với phát hiện về bọ ba thùy. Tất nhiên, kết luận này cần phải được nghiên cứu thêm, nhưng nó nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta sẵn sàng thay đổi các thái độ và quan niệm của mình, một con đường rộng lớn hơn sẽ mở ra trước mắt chúng ta, và nghiên cứu này là tuyệt đối đáng để bỏ thời gian và công sức! Nếu con người không tiến hóa từ vượn, nếu những di tích tiền sử có từ hàng chục triệu năm trước này đã thực sự đã được lưu lại bởi con người từ các chu kỳ khác nhau, thì những nghiên cứu của chúng ta về các phát hiện này có thể giúp chúng ta giải mã lịch sử về con người tiền sử đã phát triển như thế nào, đạt đỉnh điểm và đi tới hủy diệt ra sao. Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về chính mình, mà còn giúp đưa chúng ta tới một tương lai tươi sáng.
Văn minh cổ đại Baghdad: Thấu kính quang học từ 2.000 năm trướcNhững di chỉ phát hiện được từ tàn tích của một thành phố Parthia có vị trí tại ngoại ô thành phố Baghdad hiện đại bao gồm một cục pin cổ đại có niên đại từ năm 250-224 TCN [1]. Khám phá này đã được mô tả trong cuốn sách Vén bức màn văn minh tiền sử – Những thời đại chưa biết xuất bản bởi Chánh Kiến Net. Nhưng thành phố này còn nắm giữ những điều đáng kinh ngạc hơn nữa – một phát hiện còn chấn động hơn đã được báo cáo mới đây.
Tại cùng địa điểm nơi cục pin cổ đại được tìm thấy, một thấu kính quang học bóng loáng đã được khai quật. Nó có bề rộng đường kính cỡ hai ngón tay và rất trong. Các cuộc kiểm tra đã xác định nó là một thấu kính được đánh bóng. Qua thời gian, các phần gắn liền với chiếc thấu kính đã bị mất, và chỉ còn lại thấu kính, hơi bị nứt. Chiếc thấu kính cổ nhất được biết đến này hiện nay đang ở trong Bảo tàng Anh. [2]
Trong sách giáo khoa, chúng ta được dạy rằng kỹ thuật đánh bóng thấu kính cổ nhất xuất hiện vào thế kỷ 16 tại Châu Âu. Tuy nhiên, chiếc thấu kính này lại là di chỉ cổ đại với 2.200 năm tuổi.
Những người Baghdad cổ đại đã làm chiếc thấu kính này có kiến thức tạo hình thủy tinh và đánh bóng như các nghệ sĩ và khoa học gia ngày hôm nay. Họ đã có thể làm chảy vật liệu thủy tinh, cho ra hình dạng mong muốn sau khi xử lý, và đánh bóng sản phẩm hoàn thiện tới một độ trong rất cao. Nếu họ không biết làm sao để đánh bóng thủy tinh, thì tại sao họ lại làm được một chiếc thấu kính trong như vậy? Nhà văn Erich Von Daniken cho biết: “Tôi tin rằng có một xã hội văn minh cao thời cổ đại mà vẫn chưa được biết tới.”
Lâu đài đá san hô Coral nằm tại Homestead, Florida (Mỹ) được vị ẩn sĩ kỳ dị người Latvia, Edward Leedskalnin, đơn độc xây dựng ròng rã 28 năm. Nhiều giả thuyết cho rằng vị đạo sĩ đã nâng các khối đá nặng hơn hàng chục tấn bằng năng lực tinh thần hoặc thông qua một khả năng siêu nhiên bí ẩn.
Từ nhỏ Edward Leedskalnin mắc phải chứng bệnh lao mà các thầy thuốc trong vùng đều phải bó tay. Bệnh tật làm thân thể ông biến đổi hình dạng trông rất xấu, đến nổi vào năm 16 tuổi vị hôn thê Agnes Scuffs đã từ chối lời kết hôn đã hứa hẹn. Đau buồn và thất vọng, Leedskalnin đã rời bỏ mảnh đấtLatviađể đi lang thang khắp Âu châu. Trong thời gian này ông trở thành đạo sĩ của một trường phái bí ẩn và được truyền dạy một phương pháp tu hành có khả năng giúp tránh khỏi bệnh tật và đạt được một số phép thuật kỳ lạ.
Sau đó ông đến nước Mỹ sống một cuộc đời ẩn dật và quyết tâm xây dựng hoàn thành một tòa lâu đài mà ông đặt tên là Rock Gate Park. Ban đầu Leedskalnin dự định xây lâu đài ở phía bắc Florida nhưng gặp phải nhiều sự phá rối; sau ba lần dời địa điểm, cuối cùng vị đạo sĩ đã chọn vùngHomesteadthưa thớt dân cư.
Leedskalnin đã mất 28 năm ròng tự thi công trong lúc trời tối nhằm tránh những cặp mắt dòm ngó của người đời. Không ai biết ông di chuyển và nâng các khối đá nặng gần 30 tấn bằng cách nào, những thanh niên địa phương cho biết họ đã nhìn thấy ông thổi những phiến đá to bay lờ lững trong không trung trong đêm tối. Một số người khác thì nói họ nhìn thấy ông sử sụng âm thanh kết hợp với điện và tận dụng các nguồn năng lượng thiên nhiên để xây dựng. Nhiều giả thuyết khác cho rằng ông sử dụng một loại thiết bị có khả năng giảm trọng lực, sóng âm hoặc đơn giản bằng các công cụ xây dựng truyền thống.
Còn vị tu sĩ không bao giờ tiết lộ chi tiết cách mình đã thi công tòa lâu đài và nói rằng, ông đã ngộ được phương pháp bí mật xây dựng Kim tự tháp của người Ai Cập,Yucatanvà tòa lâu đài được xây dựng theo cách đó.
Từ hiện tượng các nhà sự Tây Tạng nhờ ý dùng chí giảm được trọng lực các vật nặng, một số nhà nghiên cứu dự đoán Leedskalnin có khả năng “kinh công” và nghi ngờ có sự tồn tại một nguồn năng lượng vô hình mà khoa học chưa khám phá ra được. Chính vị tu sĩ trong thời gian đó cũng đưa ra giả thuyết về từ tính và năng lượng vũ trụ của trái đất. Ông còn cho rằng bằng lối sống tinh khiết, con người sẽ cảm nhận được nguồn lực này và nhận biết được các hiện tượng bất thường của thiên nhiên.
Nhà nghiên cứu Ray Stoner viết trong quyển “The Enigma of Coral Castle” nhận định, sở dĩ Leedskalnin di chuyển địa điểm xây dựng lâu đài nhiều lần vì các khu vực đó năng lượng vũ trụ yếu hơn vùngHomestead.
Tháng 12/1951, Leedskalnin viết dòng chữ “tôi về với Chúa” treo trên cánh cửa và đi xe buýt đến bệnh viện Jackson Memorial ởMiami. Ba ngày sau ông qua đời trong giấc ngủ do bị thiếu dinh dưỡng và suy thận.
Tổng hợp từ Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét