Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

SÔNG MEKONG và chúng ta (7)

Trung Quốc trên sự Sống Còn của Việt Nam
Nhìn từ mũi Cà Mau lên Ải Nam Quan

Phạm Phan Long
Thành viên MekongForum

http://www1.american.edu/ted/ice/images4/218ns_Mekong_river_location.jpgViệc Trung Quốc chiếm đoạt Ải Nam Quan là một biến cố lịch sử và một nỗi uất hận không bao giờ nguôi cho dân tộc. Nhưng đe dọa của Trung Quốc không chỉ ở chỗ lấn đất dành dân trên lãnh địa hay lãnh hải như thế mà hiểm họa của Trung Quốc đang đổ xuống từ ngàn dặm xa, có khả năng từ từ dìm Cà Mau và duyên hải Nam Việt xuống biển, ép nước mặn lấn dần vàp cả vào châu thổ sông Cửu Long, và ngăn chặn tôm cá đi đi về về sinh sản tại hạ nguồn. Ô nhiễm từ kỹ nghệ quặng mỏ Vân Nam sẽ theo dòng nước đổ xuống. Và nhất là khi Trung Quốc không vui, những hồ chứa nước khổng lồ ở thượng nguồn sẽ là võ khí ghê gớm có khả năng gây sóng thần ồ ạt tràn ngập lưu vực và gây tê liệt vựa lúa Việt Nam. Việc gia tăng sử dụng than đá và phát triển kỹ nghệ luyện kim trên Vân Nam sẽ tăng độ ô nhiễm không khí; ô nhiễm này sẽ không ngừng lại tại Ải Nam Quan chờ chiếu khán mà sẽ tự nhiên lan rộng xuống không khí miền Bắc không ngăn chặn nổi. Chưa kể đến hàng hóa lậu, ma tuý và cả sự việc người bán người vẫn ngang nhiên chui quan biên giới hàng ngày. Do đó tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn đơn giản ở một ranh giới địa lý mà đây là cuộc tranh chấp toàn diện trong một vùng hệ sinh thái lẫn khu vực kinh tế đe dọa Việt Nam từ Bắc chí Nam.

http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/caichet2.jpg

Sông Mekong từ Tây Tạng chảy qua sáu nước, đuợc xem là sông Danube của châu Á, do đó vừa là phương tiện giao thoa của nhiều nguồn văn hóa ngôn ngữ, có thể mang lại tình hữu nghị và cũng là mối tranh chấp quyền lợi gay go và lâu dài. Mekong là mạch máu chính và cũng là dòng sữa mẹ cưu mang hàng chục triêụ ngư dân và nông dân, có các nền văn minh lâu đời đa dạng, là nơi ẩn trú và sinh tồn của hàng chục ngàn giống loài, trăm ngàn thảo vật rất hiếm qúy. Mekong vẫn còn là nơi tiếp tục cống hiến những phát hiện mới góp phần làm phong phú cho kho tàng sinh học của nhân loại [1].

Tương lai của lưu vực sông Mekong, và vì thế nhất là của Việt Nam tại cuối nguồn, sẽ lệ thuộc nặng nề vào chính sách phát triển của các nước thượng nguồn nhất là Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc với 1,3 tỉ dân số đang mắc vào nạn hạn hán và sa mạc hóa trầm trọng lan rộng trên lành địa của họ . Sông Songhua, hằng mang nước về cho dân cư Hoa Bắc nay đã khô cạn. Nửa tỉ người sống từ Mông Cổ đến Tân Giang (Xinjiang) đang mất dần nước dùng; có đến 400 trong số 668 thành phố đang thiếu nước sinh hoạt. Chỉ cách Bắc Kinh 70 cây số, đã có những trận bão cuốn cát vàng (hoàng thổ) từ sa mạc Mông Cổ Gobi thổi về bao phủ cả thành phố và làng mạc; có những đụn cát nổi lên cao đến 100 mét tiến về hướng kinh đô với vận tốc 5 mét mỗi năm. Tại Hà Bắc một đoạn của Vạn Lý Trường Thành bỗng nhiên ngoi lên từ đáy hồ cạn Phan Gia Khẩu (Pan Jiakou) [2].

http://kesach.org/wp-content/uploads/kinhte270905.gifWorld Bank dự dự đoán rằng hai phần ba sản xuất nông nghiệp của cả Trung Quốc là nằm ở Hoa Bắc lại là nơi không đủ nước dùng, đến năm 2050 thu hoạch ngũ cốc sẽ giảm mất 7% [3]. Trung Quốc đã bơm nước từ Hoàng Hà lên cứu Hoa Bắc, hậu quả việc này là 226 ngày trong năm 1997 nước Hoàng Hà không còn chảy được tới biển. Trung Quốc đang lập kế hoạch chuyển 45-60 tỉ mét khối nuớc từ Dương Tử từ phía Nam lên lưu vực Hoàng Hà. Dự án vĩ đại này tốn khoảng US$30 tỉ [4], hơn cả đập Tam Giáp; mà Tam Giáp vốn là một công trình xây cất lớn bậc nhất của nhân loại. Trung Quốc đã để dân số tăng quá nhanh, chăn nuôi quá sức chịu đựng của đất đai, và khai thác rừng quá sức phục hồi của tạo hóa [2]. Sau 50 năm, Hoa Bắc đã rơi vào thảm trạng bi đát, đến nỗi châu thổ Hoàng Hà -cái nôi của nền văn minh Trung Quốc- đã bị hy sinh.

Bây giờ, không thể nào tránh được nữa, Mekong với tiềm năng 71 triệu kW [5] tuy ở phương Nam nay đã thành mục tiêu khai thác chiến lược của Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có quan tâm gì về hạ nguồn để tránh cho sông Mekong khỏi rơi vào cùng số phận với sông Hoàng Hà hay không? Liệu biển hồ Tonle Sap, Ðồng Tháp Mười và châu thổ sông Mekong có tránh khỏi phải đón nhận các chất thải kỹ nghệ độc hại như cyanide, arsenic, acid vốn có từ các quặng mỏ từ Vân Nam chảy về hủy hoại hệ sinh thái của họ hay không? Phù sa có còn đủ để bồi đắp cho duyên hải Cà Mâu và đem dinh dưỡng giữ cho thủy hệ biển Ðông được tồn tại hay không?

http://graphics8.nytimes.com/images/2006/11/17/world/yellow.selects.10.jpg

Hiện nay việc khai thác tiềm năng thủy điện và chứa giữ nước từ Lan Thương giang (Lancang thượng nguồn Mekong) tại Vân Nam đã được tiến hành đại quy mô và với tầm vóc kỷ lục thế giới . Họ đã thực hiện xong các đập thủy điện lớn ngang dòng chính như Mãn Loan (Manwan) 1500 MW, Cảnh Hồng (Jinghong) 1500 MW, và Ðại Chiếu Sơn (Dashaohan) 1350 MW [6]. Bốn nước Trung Quốc, Thái, Miến, Lào đã thỏa thuận sẽ phá các cù lao đảo, vét lòng sông và mở rộng ghềnh thác cho tàu bè trọng tải 500 tấn có thể đi từ hải cảng Simao xuống tận Chiang Khong/Chang Sean, Thái Lan [7] [8]. Trung Quốc sắp khai dựng thêm đập Hiếu Loan (Xiaowan) 4200 MW, cao gần 300 m, cao bằng các toà nhà chọc trời 100 tầng [9]. Họ còn các dự án lớn khác nữa như Nuozhadu (5500MW), Mengsong và Gongguoqiao. Như thế họ sẽ tận dụng hết các tiềm năng Lạn Thương giang trên Vân Nam để phục vụ việc khai thác quặng mỏ nói trên. Người bình thường không thể nào hiểu nổi tham vọng của những lãnh chúa tại những quốc gia thiếu dân chủ. Họ say mê men quyền lực thực hiện cho bằng được những dấu ấn trên thế gian này. Họ phải có các công trình đội đá vá trời như các con đập lớn sừng sững giữa trời trải suốt dòng sông lớn mới thực là thỏa chí bình sinh. Tiếng nói người dân và cả khoa học hoàn toàn bị đè ép trước tham vọng ấy.

Lào cũng không kém nỗ lực, họ đã chận ngang hầu hết những sông nhánh của Mekong như Nam Ngum, Nam Thuen, Nam Leuk, Houay Ho trên lành thổ họ. Họ vừa phá rừng lấy gỗ, làm hồ giữ nước, làm điện bán cho kỹ nghệ Thái [10] . Lào lại đang dự định cho công ty Oxiana của Úc vào khai mỏ vàng và đồng tại Sepon; và Lào đã cấp 40 giấy phép khai mỏ khác đang chờ vốn đầu tư vào khai thác [11] [12]. Thái Lan cũng đã thực hiện xong đập Pak Mun, và có tham vọng hàng năm sẽ chuyển 8 tỉ mét khối nước sông Mekong khỏi dòng chính để biến sa mạc Ðông Bắc Thái thành vùng canh tác mới [2]. Còn Việt Nam cũng nhanh chóng xây đập Yali vừa xong và đang khởi động xây thêm hai đập Se San trong sự dè dặt của WB, ADB và trên sự lo lắng của dân Cam Bốt cuối nguồn. Cam Bốt cho rằng lũ lụt bất bình gần đây đã từ Yali đổ thác xuống. Hành động có hình tính đơn phương này của Việt Nam sẽ đặt VN vào thế kẹt khi phản đối Trung Quốc, cũng đang làm các đập to lớn hơn nhiều trên thượng nguồn. VN có thể đã mất một đồng minh chiến lược quan trọng nhất trong cùng khu vực mà lý ra phải bồi dựng thêm lòng tin cậy thay vì nghi ngờ. Ðồng minh không phải chỉ dựa vào ảnh hưởng trên chính quyền Nam Vang mà cần phải dựa vào lòng dân Cam Bốt mới có giá trị bền vững thực sự. Bài học này chẳng khác bài học Nam Quan với Trung Quốc còn nguyên đó?

Từ kinh nghiệm 50 năm qua của nhân loại về thủy điện trên các dòng dông quốc tế như Danube, Colorado, Columbia, Nile, Missisippi, Hoàng Hà, Dương Tử thì những công trình thủy điện tuy đã giúp phát triển tiện nghi, đem lại ánh sáng, dẫn thủy nhập điền, và nâng cao đời sống hàng trăm triệu người nhưng cũng có khả năng tác hại nặng nề trên nguồn thực phẩm và kế sinh nhai của hàng chục triệu người khác. Chúng thay đổi hoàn toàn chế độ thủy vận trên toàn lưu vực, và gây nguy hiểm ghê gớm cho hệ sinh thái hạ nguồn [13].

Các hồ nước lớn chặn hết khả năng chuyển tải phù sa, ngăn trở cá không lội ngược về nguồn sinh sản dần dần đi đến tuyệt chủng, phá mất đi diện tích lớn rừng già, nơi trú ngụ của hoang thú. Việc điều hòa lưu lượng sông làm giảm ngay diện tích vùng lụt nước theo muà (seasonally flooded area), vốn nhờ vào đó mà hàng năm tôm cá sinh sản và dân cư tìm được thực phẩm. Ðồng bằng hạ nguồn sẽ thiếu hụt phù sa để bón ruộng, thiếu dinh dưỡng nuôi phiêu sinh vật và thu hoạch hải sản sẽ sa sút. Duyên hải thiếu đất bồi và sóng biển sẽ ăn vào thềm lục địa. Nước mặn sẽ lấn sâu hon vào đất liền và việc canh tác trên châu thổ sẽ không còn thực hiện tốt lành được. Những nghiên cứu khoa học về các hậu quả kinh nghiệm này ngày càng hiện rõ và phổ quát khiến Ngân Hàng Thế Giới (WB) lẫn Ngân Hàng Á Châu (ADB) đã chùn hẳn bước vì e ngại trước những dự án có nguy hại cao và biện pháp bảo toàn khó thực hiện.

Ở hạ lưu Mekong, trên 10 triệu dân nghèo hai nước Cam Bốt và Việt Nam vẫn phải sống nhờ vào phù sa và thủy sản của dòng sông này, chúng ta cần phải tự hỏi mình rằng: Sẽ phải hứng chịu những ảnh hưởng gì trước những biến đổi to lớn đang dồn dập trên thượng nguồn như thế? Giới trí thức và các viện nghiên cứu quốc gia đã có nghiên cứu thăm dò gì vềcác tác động của chúng đang có trên hệ sinh thái hay chưả VN có dự phóng gì đối phó bảo vệ nền kinh tế nông ngư nghiệp quốc gia vốn dựa vào cơ chế thủy vận thiên nhiên của dòng sông chưa ? Chính phủ hai nước có biện pháp gì đối phó và bảo vệ bát cơm nồi cá và vựa thóc của dân hai nước hay không? Ðó là chưa nói đến tính cách đe dọa an ninh quốc gia, một hình thái chiến tranh môi sinh và chiến tranh kinh tế tiềm ẩn trong những dự án ấy, mà áp lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu và tranh chấp địa lý chính trị sẽ phải là vấn đề gay go cho nhiều thế hệ sau và đã nổ ra trong thế hệ này.

Lịch sử cho thấy môí căng thẳng giữa các quốc gia nằm chung lưu vực những dòng sông lớn thường bùng nổ thành các cuộc chiến tranh lớn trên thế giói: Giữa Ai Cập và Sudan-Ethiopia trên sông Nile; Israel và Jordan trên sông Jordan vùng Ðịa Trung Hải; giữa Turkey và Syria-Irak trên sông Euphrates vùng vịnh Persian, giữa India và Bangladesh trên sông Ganges, giữa Parkistan và India trên sông Indus. Ðó là những vùng "nóng" có tầm quan trọng chiến lược trên bình diện quốc tế.

Vấn đề khai thác các dòng sông lớn là vấn đề còn nan giải giữa nhiều dân tộc, Mekong và nhân loại không thể ngừng lại trước trở ngại và để lịch sử tái diễn như vậy mà phải tìm phương cách giữ hoà bình, giảm thiểu tai hại và chia sẻ phúc lợi công bình cho toàn lưu vực. Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc (UN) đã bỏ ra 20 năm để soạn thảo ra bộ một luật thông qua vào tháng 5 năm 1997: "United Nations Law of the Nongaginational Uses of International Watercourses" cho cả thế giới trong đó có ba nước bỏ phiếu chống là Burundi, Turkey và Trung Quốc [4]. Gần hơn nữa, World Bank và International Union Conservation Network (IUCN) đã thành lập và tài trợ cho World Commission on Dams (WCD) thực hiện một công trình nghiên cứu để tìm giải pháp chung. Sau bốn năm, những chuyên gia khoa học kỹ thuật và chính khách nổi danh trên khắp thế giới do WCD quy tụ đã hoàn thành bản tường trình và đưa ra những khuyến cáo được UNEP, ADB và nhiều nước đón nhận như kim chỉ nam cho tương lai kha thác thủy điện. Trung Quốc và Ấn Ðộ lại không tán đồng, trong khi đó những nhóm gay gắt nhất như International Commission on Large Dams (ICOLD) cũng phải nhìn nhận các điều căn bản mà WCD đã nêu ra mà họ không thể phản bác [14]. Các nước Mekong có thể nghiên cứu và sử dụng các nguyên tắc phát triển thủy điện của UN 1997 và WCD 1999 đã thâm cứu và đề xướng ra trong vòng khả thi của khu vực và ngay cả trên chính quốc gia mình.

Việt Nam cũng như tất cả các nước Mekong đều trong nằm tình trạng thiếu thốn năng lượng gay go không khác Trung Quốc hay Thái Lan; nên việc phát triển tiềm năng thủy và điện Mekong vì nhu cầu phúc lợi của mình là việc khó tránh né. Phải có cứu kỹ càng và thực hiện mọi biệc pháp ngăn ngừa cẩn thận thì việc phải buộc lòng hy sinh một phần tài nguyên môi sinh quý giá ấy dân chúng cũng buộc lòng cắn răng bằng lòng thực hiện. Việt Nam và Cam Bốt là các nước cuối nguồn, sẽ phải gánh chịu hầu hết mọi thiệt thòi do khai thác thượng nguồn gây ra, nếu các nước thượng nguồn không nghiên cứu tác động cho toàn lưu vực, không thực nhiện những biện pháp an toàn cho hạ nguồn thì nỗi bất công ấy sẽ là nguyên nhân của bất ổn toàn vùng lâu dài mãi về sau.

Ðiều bất ổn này không có lợi gì cho các nước nhỏ hạ nguồn đã đành, xét ra cũng không phải là điều tốt riêng cho Trung Quốc được. Nếu họ xem mình là một siêu cường thượng nguồn nằm trong khu vực thịnh vượng tốt đẹp của toàn châu Á, Trung Quốc có nhiều quyề`n lẫn lợi để chia sẻ với các dân tộc hạ nguồn, không phải bằng tranh chấp áp lực mà bằng hợp tác và chia sẻ quyền lợi chung. Chính tinh thần hỗ tương ấy mới là keo sơn gắn bó và làm giảm khả năng khuynh đảo của nhừng siêu cường khác khỏi xen vào nội tình châu Á. Ðây là hướng đi hoà bình lâu dài và phúc lợi cho toàn lưu vực. Muốn thế, Tây Tạng và cả sáu chính phủ Mekong từ đâu nguồn đến cuối nguồn phải ngồi chung lại trên một bàn họp nhìn nhận nhau là những thành viên cốt yếu cùng chung sống trong một lưu vực lớn, sẽ cùng nhau phát triển tài nguyên dòng sông này trên căn bản bền vững và công bằng cho toàn lưu vực. Sự hy sinh của các thành viên sẽ không thể tránh khỏi, nhưng nhờ thông tin và cơ hội trao đổi, các mâu thuẫn nghi ngờ chắc chắn sẽ giảm bớt và có được như thế, một hiệp uớc gía trị và ý nghĩa cho toàn lưu vực mới co cơ đạt được.

Trên tiến trình toàn cầu hóa thương mại, những nước Âu Mỹ đã hủy hoại tài nguyên thiên nhiên của họ quá nhiều rồi và dân chúng không còn chấp nhận để phát triển gây hủy hoại nữa. Tuy cùng ngồi xuống tìm cách gìn giữ hành tinh này bền vững và trong lành cho nhân loại, họ có ưu thế kinh tế, khoa học và mậu dịch để thúc dẩy nhưng nước đang mở mang cần mậu dịch với họ, khai thác tài nguyên nhân lực ở các nước ấy phục vụ cho họ. Tranh chấp giữa những nước Mekong trong bối cảnh ấy sẽ làm cho kinh tế lưu vực lãnh chịu thiệt thòi trước nền kinh tế toàn cầu. Hợp tác cả sáu nước lại sẽ tạo nền hòa bình thịnh vượng trong vùng và gìn giữ kho tàng thiên nhiên lâu bền cho đời sau. Ðã đến lúc dòng nước Mekong không mang đe dọa và hiểm họa mà phải là dòng sữa mật ngọt ngào cho cả 100 triệu dân cư trong lưu vực.

Từ trong nước nhìn xa ra ngoài, cho đến nay Trung Quốc chưa hề bày tỏ thiện chí hợp tác toàn lưu vực mà chỉ ký thỏa hiệp song phương hay cục bộ với từng thành viên có quyền lợi mà thôi; chẳng hạn như Thỏa Hiệp Thủy Vận Trên Sông Lancang-Mekong với Miến, Thái và Lào [8]. Cam Bốt và Việt Nam hai nước hạ nguồn sẽ hứng chịu thiệt thòi đã bị bỏ quên rõ ràng đã bị gạt ra. Do đó Việt Nam sẽ phải vận động ráo riết bằng mọi cách và từ nhiều hướng để thúc đẩy việc thương lượng thành lập một tổ chức quản trị phát triển cho toàn lưu vực. Thế giới bên ngoài đã nhận thức gía trị lưu vực Mekong và đã bày tỏ quan ngại cho Việt Nam bằng nhùng khảo luận dày công phu và công khai trên các báo chí quốc tế như Wall Street Journal, Newsweek (3/16/2001), và các tạp chí chuyên môn của các viện nghiên cứu khắp thế giới như National Science Foundation của USA [15] hay Australian National Uninversity của Úc [16].

Nhìn xa rồi lại nhìn gần, chúng ta đã có ý thức gì về những hậu quả từ thượng nguồn sắp đổ xuống? Chúng ta hiện biết được gì về những tác động đang ngấm ngầm hủy hoại đất nước mình? Chúng ta có thể làm gì để đối phó với vấn đề sống còn này cho DBSCL mà ta coi là một vựa lúa của cả nước? Khoảng 3100 năm trước công nguyên, sông Euphrates đã có hiệp ước ký kết giữa hai nước Lagas và Uma. Năm 1919 sông Danube đã có thỏa ước quốc tế Versaille; năm 1985 họ có Tuyên Ngôn Bucharest; rồi năm 1991 họ lại mở rộng cho G-24 nước lưu vực và các nhóm NGO trong vùng cùng ký vào Công Ước Bảo Vệ Sông Danube ,và quan trọng nhất là thành lập thêm Mạng Lưới Thăm Dò Liên Quốc Lưu Vực Sông Danube. Thế bao giờ đến lượt Mekong?

Ngày nay, xung khắc giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ không thể giải quyết bằng những cuộc chiến đổ máu như xưa nữa; cũng như sự vẹn toàn lãnh thổ sẽ không thể chỉ dựa vào những thành lũy kiên cố, những chiến sĩ can trường tinh nhuệ hay một nỏ thần màu nhiệm hay Phù Ðổng trở về. Trên đường dài, Việt Nam, cần xây dưng thế liên kết hỗ tương thay vì đối địch để chung sống lâu dài cho cả mọi phía. Việt Nam cần phải tìm hiểu những vấn đề nội tạng của Trung Quốc, từ kinh tế lẫn chính trị lẫn an ninh; và nhận thức rằng, ngày nào Trung Quốc còn chìm đắm trong khó khăn thì ngày ấy Việt Nam vẫn chưa thoát được âu lo và phải cần nhiều thận trọng dưoi áng mây mờ phương Bắc.

Tài Liệu Tham Khảo
[1] Asian Development Bank, Environment in Transition, Cambodia, Lao, Thailand and Vietnam, April 2000.
[2] Micro Cernetig, Sand of Time Creep Up on China Water, Globe and Mail, Toronto,31 July, 2000.
[3] Dow Jones Newswire, World Bank: China Water Shortgae Threatens Catastrophe, 09-05-01.
[4] Sandra Postel, Pillar of Sand, World Watch Institute, 1999.
[5] Lucy Yang, Natural Resources, Unversity of Cincinnati, http://blues.fd1.uc.edu/www/international/china/yunnan/natural.html
[6] The 1999 Mekong Papers, MekongForum, 1999.
[7] Chapman, Hydropower, Environmental Protection and Industrial Pollution, IMRN Item 9/2001.
[8] Saridet Marukatat, Bangkok Post, Concern over plan to widen channel - Clearing islets could affect neighbours, 20 April, 2001.
[9] Asia Pulse Pte. Ltd., China prepares for major new power station, Kunming, April 12, 2001
[10] Avia Imhof, Power Struggle, IRN Working Paper, Feb 1999.
[11] Amy Kazmin, Tapping Laos' Mineral Resources, May 2, 2001
[12] Oxiana,
http://www.minesite.com/archives/news_archive/2001/Jan-2001/oxiana-22.htm
[13] WCD Thematic Review,
http://www.dams.org/thematic/
[14] WCD, Final WCD Forum Report, Resposnes. Discussions and Outcomes,
http://www.dams.org/
[15] National Science Foundation, Chinese Transboundary Water Issue, April, 2001, vnforum 4/1/7/2001.
[16] Chapman E.C., He Daming, Downstream Implications of China Dams on the Lancang Jiang, http://asia.anu.edu.au/mekong/dams.html

Conference: 'The Mekong River at Risk'

The Mekong River at Risk: The impact of development on the river, her delta, and her people. In response to the unprecedented challenges and threats posed by development to the Mekong River and Delta, the Vietnamese American Science and Technology Society (VAST) and the co-sponsors are convening the conference, The Mekong River at Risk: The impact of development on the river, her delta, and her people. The one day conference, to be held May 8, 1999 at The Ramada Plaza Hotel, 10022 Garden Grove Boulevard (at Brookhurst) Garden Grove, CA. Tel: (714) 534-1818. The Conference will focus on the growing environmental and economic damage inflicted on the Mekong River, Delta and its people.

The Mekong River, the world's 11th longest river, is also the world's 2nd richest river in its biodiversity. Fed by the melting snows of the Tibetan Himalayas and monsoon rains of Southeast Asia, the 2,268 miles [4,200 km] Mekong is home to thousands of rare and endangered species of plants and animals. The river and her countless tributaries nourish and support over 50 million people, from China in the north to Burma, Thailand, Laos, Cambodia, and finally to the millions living in Vietnam's Mekong Delta region. That Delta is not only the most productive agricultural region of Vietnam - its $1 Billion of export crops are feeding and sustaining the people of many other nations, and making Vietnam the world's second largest rice exporting country in the world -- leading even the United States.

Today, the Mekong River, the Delta region, and all those residing in the Mekong Basin are threatened by the reckless development and misuse of this great river and her waters. The new threat is far greater than any drought or flood. Water diversion and development projects along the Mekong River are posing new and formidable threats throughout the river's basin, but most particularly in the Delta -- threats not only to the Delta inhabitants' way of life and agricultural productivity, but to the river and Delta ecosystems. Scientists and engineers in Vietnam and abroad are concerned by the environmental damage to the Delta being caused by the development projects far upstream from Vietnam. These projects include large scale hydropower developments in Yunnan [China] and in Laos, and the massive Mekong water diversion projects undertaken by Thailand. The economic costs and environmental consequences of the projects, however, are being borne by people with no voice in these decisions, by people who reap no benefit from these projects, and borne most heavily by those living and farming far downstream in the Mekong Delta.

Alarm bells are now ringing in the Delta, the annual flood farmers always need for their cropland and the control of soil acidity did not arrive in 1998 and the water level at Tan Chau monitoring station, at the end of the rainy season, has fallen to a 73-year record. Accompanying the drastic reduction in Mekong water levels and water flow are similar reductions in fishing harvests, and loss of the Mekong's nutrient-rich river sediments essential for productive rice farming. The ground water level in the delta is now falling due to the shortfall of river water needed for acquifer recharge. Saltwater has invaded up to 70 km (32 miles) into the Mekong delta, threatening to contaminate existing ground water supplies and to render millions of hecta's of farmland useless. The agricultural and environmental richness of the Mekong River Delta must be protected. Not only on behalf of Vietnam, but on behalf of all the people of Southeast Asia. The Mekong river - the world's last remaining major river to still flow through largely undeveloped and natural ecosystems - must be preserved and safeguarded.

VAST, The Unified Mutual Associations of Tien Giang, The Mekong Forum, and affiliated organizations are launching a campaign to heighten awareness of the threats to the Delta within the scientific community, and to educate the public at large. We urge that a moratorium on all further Mekong River development projects be issued immediately, pending a thorough scientific assessment of ecological conditions throughout the Mekong basin. We also call for independent assessments of the environmental impacts of these upstream development activities, conducted by qualified scientists free from conflict of interest or political inluences. To begin this campaign, VAST has invited a number of scientists, engineers and researchers who have been observing the Mekong development to come and inform all interested stakeholders about the magnitude of the current and potential threats. Those stakeholders - concerned members of the scientific and international development communities, natives and friends of the Mekong Delta and Vietnam - are invited to attend The Mekong River at Risk: The impact of development on the river, her delta, and her people, being held Saturday, May 8, 1999, in Garden Grove, California. The purpose of the conference is not simply to inform, but to mobilize -- we must send a wake-up call to all responsible international development agencies and the national governments throughout the Mekong Basin.

VAST and the Mekong River Conference co-sponsors cordially invite you to attend and participate in the discussion on how to develop the Mekong while protecting the environment and preserve the agricultural and ecological integrity of the Delta. To register for the conference, please visit the web site at

http://www.mekong.org

E-mail to:pop@mekongforum.org or
contact VAST at (626) 965-0911 Ex: 314, FAX:
(626) 965-9569 or by e-mail to: mttruyet@aol.com

Conference Sponsors:
The Vietnamese American Science & Technology Society
The United Hometown Associations of Tien Giang
The United Hometown Associations of Hau Giang
The Mekong Forum The Petrus Ky High School Alumni
Association The Gia Long High School Alumni
Association Di Toi
Magazine - The Ky 21
Magazine Nguoi Viet Daily News - Viet Bao Kinh Te
Daily News Vien Dong Daily News

========================

Mekong Conference Program
The Mekong River at Risk: The impact of development on the river, her delta, and her people

May 8, 1999

9:30 - 10:00 AM: Registration & Coffee

10:00 - 10:10 AM: Welcoming Remarks,
Dr. Nguyen Huu Xuong, Chairman, VAST

10:10 - 10:15 AM: Opening Statement,
Dr. Mai Thanh Truyet, Conference Chairman


10:15 - 12:00 PM: Presentations:
* The Impacts of the Mekong River Development Plans, Pham Phan Long, P.E. Editor, MekongForum

* Power Struggle: The Impacts of Hydropower Development in Laos, Aviva Imhoff, Mekong Program Coordinator, International Rivers Network

* Rice Marketing in the Mekong River Delta, Nguyen Ba Loc, M.S., Economist

12:00 - 1:00 PM: Light Lunch

1:00 -2:00 PM: Presentations:
* Planning and Urbanization of Rural Areas in the Mekong Delta, Nguyen Dat, A.I.A., Architect/Planner The Mekong River Development,

* A Viewpoint on International Relations, Nguyen Huu Chung, M.S., Environmental Scientist, Former Congressman of The Republic of South Vietnam

2:00 -3:30 PM: Discussion and Actions:
* Roundtable Discussion of current conditions and potential threats to the Mekong River, Delta ecosystem and populace, and issues with planning agencies. * Question & Answer.

* Conference Action 1: The 1999 Mekong Declaration * Conference Action 2: Mekong Task Force *Concluding Remarks, Mai Thanh Truyet, Ph.D., Conference Chairman

To register for the conference, please visit the web site at

http://www.mekongforum.org, e-mail to: pop@mekongforum.org or contact

VAST at (626) 965-0911 Ex: 314, FAX: (626) 965-9569 or by e-mail to:

mttruyet@aol.com

Vietnamese American Science and Technology Society P.O. Box: 1422

Westminster, CA 92684

The Ramada Plaza Hotel is located at 10022 Garden Grove Boulevard (at Brookhurst). Hotel reservations and information at (714) 534-1818.

Pham Phan Long (PE), VEF Chairman

Mr. Pham Phan Long is a Registered Professional Engineer (PE) in the States of California and Washington, USA. He received a Bachelor of Engineering degree with First Class Honors from the University of Auckland in 1976. He received the American Plant Engineers of the Year Award in 1985 and the San Diego Water Authority Water Conservation Award in 1986.

He founded Moraes/Pham & Associates, a consulting engineering firm in California in 1989. He founded MekongForum in 1999 and served as in the Editor of the Mekong Papers. He currently provides plant engineering supports for research laboratories, water and waste water management facilities.(http://vietecology.org/Views/About/Index.aspx?t=Directors)

Chiến dịch "HÃY CỨU SÔNG MEKONG": MEKONG ĐANG BỊ BỨC TỬ!

Nằm ở cuối dòng sông Mekong, VN sẽ hứng chịu nhiều nguy cơ lớn nếu 11 con đập thủy điện trên dòng sông này tại Thái Lan, Lào, Campuchia được xây dựng.
Sơ đồ các vị trí sẽ xây đập thủy điện ở Thái Lan, Lào, Campuchia Ảnh:SMC
Sông Mekong đang bị đe dọa. Đó là thông điệp đầu tiên mà Liên minh cứu trợ sông Mekong (Save the Mekong Coalition - SMC) đưa ra để nói về việc chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia lên kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông chảy xuyên Đông Nam Á này. Trong số này, 7 điểm dự tính xây đập thủy điện là ở Lào, 2 ở biên giới Thái-Lào và 2 ở Campuchia. Và nếu sông Mekong bị chặn, nó sẽ ảnh hưởng đến sự di cư của các loài thủy sinh vật, tác động đến dòng chảy tự nhiên và đặt hàng triệu người sống phụ thuộc vào sông Mekong vào tình thế nguy cấp về lương thực và thu nhập. Bà Premrudee Daorung, đồng Giám đốc Quỹ Phục hồi sinh thái đặt tại Bangkok, cho phóng viên Báo Thanh Niên hay các dự án thủy điện trên chưa được xây dựng nhưng một số dự án đã bắt đầu quá trình tìm thị trường. Sông Mekong cung cấp một lượng thủy sản nước ngọt thuộc loại lớn, nuôi sống khoảng 60 triệu người, theo số liệu của SMC. Sản lượng thủy sản ở khu vực này đem lại khoảng 3 tỉ USD/năm. Sông Mekong còn sở hữu sự đa dạng thủy sinh học lớn thứ 2 trên thế giới, sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Trong đó có 2 loài trong diện bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng là cá tra dầu khổng lồ và cá heo nước ngọt Irrawady.
Chưa kể khi lượng nước từ thượng nguồn đổ về hạn chế thì nước biển từ ngoài sẽ xâm thực vào, cộng với việc nước biển dâng cao do tình trạng Trái đất ấm dần lên sẽ làm đất ở ĐBSCL bị ngập mặn
Tiến sĩ Ngô Xuân Quảng, quyền Trưởng phòng Công nghệ & Quản lý môi trường thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới VN
Cũng theo bà Premrudee, nguy cơ đầu tiên mà sông Mekong có thể hứng chịu nếu dòng chảy chính bị chặn đó là sự di cư của các loài thủy sinh vật. Cụ thể, tại biển hồ Tonle Sap ở Campuchia, 70% thủy sinh vật thường di cư ngược dòng Mekong lên hướng Lào và ngược lại. Và nếu dòng Mekong bị chặn, sự di cư của các loài thủy sinh vật bị ảnh hưởng, kéo theo tác động đến cuộc sống của hàng triệu người sống phụ thuộc vào dòng sông này. Tại khu vực hạ Lào và Campuchia, có 5 vị trí mà người ta dự định xây dựng đập thủy điện. Theo bản đồ của SMC, nhiều đập nước ở vùng thượng lưu sông Mekong bên phía Trung Quốc đã, đang và sắp được xây dựng. Tuy nhiên, chiến dịch kêu gọi lần này chỉ thấy gói gọn trong các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Từ tháng 3.2009, một chiến dịch đã được SMC khởi xướng bằng cách thu thập hàng ngàn chữ ký trên các bưu thiếp mang thông điệp cứu sông Mekong. Tính đến nay, 16.380 chữ ký đã được thu thập, trong đó có 4.015 chữ ký trên mạng. Các nước trong khu vực sông Mekong chảy qua (bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và VN) thu thập được 11.757 chữ ký. Tất cả những chữ ký này sẽ được gửi đến chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và VN như một kiến nghị thư kêu gọi hãy để dòng Mekong được chảy tự do vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Từng ấy chữ ký tuy chưa nhiều, nhưng theo bà Premrudee, đó là bước khởi đầu để bảo vệ con sông.
VN bị ảnh hưởng
Đoạn cuối của dòng Mekong chảy qua đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở VN trước khi chia làm 9 nhánh đổ ra biển. Không có một dự án đập thủy điện nào tại khu vực này nhưng VN cũng sẽ gặp nhiều nguy cơ nếu dòng Mekong bị chặn.
Có mặt tại buổi lễ phát động chiến dịch "Hãy cứu sông Mekong" tại Bangkok hôm 18.6, Tiến sĩ Ngô Xuân Quảng, quyền Trưởng phòng Công nghệ & Quản lý môi trường thuộc Viện Sinh học nhiệt đới VN, trao đổi kỹ hơn với phóng viên Thanh Niên về vấn đề này.
Ông Quảng nói nguy cơ mà VN gặp phải là rất lớn vì nước ta ở cuối dòng của sông Mekong, gần như sẽ chịu tất cả mọi tác động từ thượng nguồn. ĐBSCL trù phú được như hiện nay, với sản lượng lớn về gạo và thủy sản, là nhờ vào dòng sông này. Nếu dòng sông bị ngăn đập thì hạn chế đầu tiên là nước. Thứ nhất, phù sa cung cấp hằng năm cho ĐBSCL sẽ giảm. Đất ruộng cũng sẽ bị axít hóa nếu thiếu nước rửa phèn. Lượng cá từ thượng nguồn đổ về cũng sẽ ít đi, ảnh hưởng đến bà con sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, buộc họ phải chuyển nghề.
"Đó là chưa kể khi lượng nước từ thượng nguồn đổ về hạn chế thì nước biển từ ngoài sẽ xâm thực vào, cộng với việc nước biển dâng cao do tình trạng Trái đất ấm dần lên sẽ làm đất ở ĐBSCL bị ngập mặn", ông Quảng giải thích.
Các tác động tiềm ẩn của việc chặn dòng sông Mekong cũng có thể kể đến như việc làm biến đổi dòng chảy, phá vỡ hệ sinh thái và làm sụt lún, xói lở ven bờ, đáy sông bị tụt xuống cũng khiến các mạch nước ngầm bị đẩy xuống sâu hơn. Nguồn nước cung cấp cho cư dân khi đó sẽ thiếu, theo ông Quảng.
Tuy nhiên, ở VN, chiến dịch cứu sông Mekong có vẻ như chưa được tuyên truyền sâu rộng. Nếu như ở Campuchia có 2.673 người tham gia ký tên kêu gọi bảo vệ dòng Mekong, ở Lào là 611 và ở Thái Lan là 7.756 thì ở VN chỉ có 337 chữ ký (trong đó trên mạng là 97 chữ ký). Tác động của việc ngăn dòng chảy sông Mekong, thiết nghĩ, cần được sự quan tâm sâu rộng hơn nữa.

15.000 người ký tên vào kiến nghị thư gửi các chính phủ: Cứu lấy sông Mekong

Đánh bắt cá trên sông Mekong phần chảy qua Lào - Ảnh: freemages

Lo lắng về số phận sông Mekong, hơn 15.000 người đã ký vào đơn kiến nghị "Cứu lấy sông Mekong" để thúc giục các chính phủ từ bỏ kế hoạch phát triển thủy điện ở dòng chảy chính của con sông này.
Hôm nay (18-6), bản kiến nghị viết bằng bảy thứ tiếng này sẽ được trao tận tay Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và được gửi tới lãnh đạo các chính phủ khác trong khu vực.

Giant Catfish from Bungsam Lan.

Đơn kiến nghị thúc giục thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và VN duy trì dòng chảy tự nhiên của con sông và tìm kiếm các phương án điện gây ít tổn thất hơn. Ký tên vào bản kiến nghị này là các ngư dân, nông dân dọc con sông, các nhà sư, sinh viên cùng nhiều công dân khác. Ngoài khoảng 10.000 người trong khu vực, gần 5.000 người khác trên thế giới cũng ký tên vào bản kiến nghị trên mạng.

Giant Siamese Carp

Trong cuộc gặp để trao đơn kiến nghị cho Thủ tướng Vejjajiva, đại diện Thái Lan trong liên minh Cứu lấy sông Mekong (Save the Mekong) sẽ trình bày những quan ngại về hai con đập Ban Koum và Pak Chom của Thái Lan và Lào cũng như yêu cầu Chính phủ Thái Lan nêu rõ quan điểm của mình về những dự án này. Cứu lấy sông Mekong là liên minh kết nối các tổ chức phi chính phủ, người dân địa phương, các nhà báo, nghệ sĩ cùng mọi người dân ở các nước vùng sông Mekong và quốc tế, hoạt động như một diễn đàn để mọi người bày tỏ các mối quan tâm về sông Mekong.

Giant Mekong Catfish from Bangkok.

Nghề cá ở Mekong đem lại nguồn thực phẩm và thu nhập thiết yếu cho hàng triệu người dân. Các đập ở dòng chính sẽ ngăn chặn sự di cư của cá, ảnh hưởng tới việc đánh bắt và an ninh thực phẩm của khu vực. Theo liên minh Cứu lấy sông Mekong, các kinh nghiệm trên thế giới cho thấy không có cách nào giảm thiểu tác động của các đập lớn tới nơi sinh sống của các loài thủy sản.

Lady with a Giant Mekong Catfish from Bangkok.

Cá heo sông Mekong bên bờ tuyệt chủng
Tình trạng ô nhiễm tại con sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang đẩy quần thể cá heo Irrawaddy đến bờ tuyệt chủng, theo cảnh báo của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).
Một con cá heoLoài cá heo Irrawaddy (Orcaella brevirostris) sinh sống trên đoạn sông Mekong dài 190 km nằm giữa Lào và Campuchia. Theo báo cáo của WWF, từ năm 2003 tới nay đã có 88 con bị chết và 60% số đó là cá heo con dưới hai tuần tuổi. WWF ước tính hiện chỉ còn khoảng 64 đến 76 cá thể loài này còn sống tại sông Mekong.
Bác sỹ Verné Dove, tác giả của báo cáo và là bác sỹ thú y làm việc cho WWF Campuchia, cho biết: “Phân tích giải phẫu cho thấy cá bị chết do nhiễm khuẩn. Điều này sẽ không gây tử vong nếu hệ thống miễn dịch của cá voi không bị suy giảm do ô nhiễm môi trường”.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chất trừ sâu, thủy ngân và nhiều chất độc hại khác khi mổ xác cá heo con. Những chất này có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ người dân sinh sống dọc theo sông Mekong vì họ cùng ăn cá và sử dụng nguồn nước sông giống như cá heo.
Theo bác sỹ Dove, những chất này được phân tán rộng rãi trong môi trường và như vậy ô nhiễm có thế bắt nguồn từ các nước có sông Mekong chảy qua. WWF Campuchia đang điều tra nguồn gốc của chúng.
Theo WWF, thủy ngân từ các bãi vàng đã chảy xuống sông Mekong và làm giảm khả năng miễn dịch của cá heo, khiến chúng dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn. Giám đốc WWF Campuchia, ông Seng Teak, nói “Cần có ngay một chương trình y tế dự phòng xuyên biên giới để quản lý những sinh vật bị nhiễm bệnh, từ đó giảm được số lượng cá chết hàng năm".
Giao phối cận huyết giống cũng là một yếu tố khiến khả năng miễn dịch của cá heo sông Mekong suy giảm. “Cá heo sông Mekong bị cô lập với đồng loại ở những vùng nước khác trên hành tinh nên con người cần giúp đỡ chúng. Khoa học đã chứng minh nếu môi trường của loài cá có vú được bảo vệ thì số lượng của chúng sẽ tăng lên đáng kể”, ông Teak nói.
Vài nghìn con cá heo Irrawaddy từng bơi trong sông Mekong. Mặc dù được coi là động vật linh thiêng ở Campuchia và Lào, số lượng của chúng suy giảm theo từng năm bởi tình trạng sử dụng lưới đánh cá tràn lan. Gần đây chính phủ Campuchia chủ trương bảo vệ cá heo Irrawaddy để phát triển du lịch sinh thái. Vì thế việc đánh bắt cá bằng lưới trên sông Mekong bị hạn chế. Chính phủ Campuchia hy vọng các biện pháp của họ sẽ giúp số lượng cá heo tăng lên trong những năm tới.
Cá heo Irrawaddy chỉ xuất hiện trong 5 môi trường nước ngọt trên toàn thế giới, trong đó có sông Mekong. Loài cá này sống trong một đoạn sông dài tới 190 km tại Lào và Campuchia. Từ năm 2004, cá heo Irrawady sinh sống trên sông Mekong đã được xếp vào danh mục những loài bị đe dọa nghiêm trọng trong sách Đỏ của IUCN.
Sông Mekong chảy qua Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đây là một trong những sông có nguồn lợi thủy sản lớn nhất thế giới. Mỗi năm nó cung cấp cho con người khoảng 2,5 triệu tấn cá, tương đương hơn 2 tỷ USD. Dòng sông này cũng cung cấp 80% protein động vật cho 60 triệu người sống dọc theo lưu vực thấp của nó.

Cái Chết Của Một Dòng Sông
Sông Cửu Long và Các Khai Thác Thượng Nguồn của Trung Hoa

Người Việt thường gọi sông Mekong là sông Cửu Long vì như chín con rồng sông chảy qua chín cửa biển. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, sông Cửu Long là con sông dài thứ 12 trên thế giới, chảy dài trên 4500 km, qua sáu quốc gia Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đúng như tên của dòng sông (Mekong có nghỉa là Sông Mẹ theo ngôn ngử Lào), sông Cửu Long là nguồn sống của hơn 60 triệu người ở các quốc gia hạ nguồn như Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Phần đông họ là những người nghèo khổ sống nhờ vào tôm cá từ dòng sông. Họ còn dùng nước và phù sa để trồng lúa cũng như dùng sông làm phương tiện giao thông chính. Trong vòng hai thập niên tới, số cư dân này sẽ tăng đến hơn 100 triệu. Đời sống của họ bị đe dọa thường xuyên bởi bão lụt, nạn phá rừng, nạn ô nhiễm cũng như những khai thác thiếu suy xét. Nhưng thảm họa lớn nhất đang chờ họ là các đập thủy điện của Trung Hoa ở vùng Vân Nam. Ngoài ra Trung Hoa còn đang xúc tiến việc mở rộng dòng sông ở thượng nguồn để các tàu bè lớn có thể đi lại dể dàng. Chương trình phát triễn này của Trung Hoa sẽ đem đến những tai hại to tát về môi sinh cũng như kinh tế ở các nước thuộc lưu vực sông Cửu Long, nhất là Campuchia và Việt Nam. Khi thực hiện các khai thác, Trung Hoa đã không tôn trọng quyền lợi của các nước này. Đây là một cơ nguy có thể dẫn đến tranh chấp và khủng hoảng chính trị cũng như chiến tranh trong một tương lai gần đây. Ngay chính sự sống còn của sông Cửu Long cũng sẽ bị đe dọa trong vài thập niên tới. Sau khi xem xét các dự án của Trung Hoa, các chuyên gia về thủy sản thuộc Smithsonian Institute ở Washington, DC, Hoa Kỳ đã báo động các loài tôm cá sông Cửu Long sẽ bị tuyệt chủng. Các chuyên gia này cũng tiên đoán rằng sông Cửu Long sẽ chết như sông Dương Tử và các dòng sông lớn khác ở Trung Hoa vì các khai thác bừa bãi và nạn ô nhiễm.
Trong thập niên vừa qua, Trung Hoa đã xúc tiến xây cất các đập thủy điện ở Vân Nam thuộc thượng nguồn sông Cửu Long. Đập Manwan đã được xây xong vào năm 1993 với năng xuất 1500 MW điện. Đập Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn) được hoàn thành vào tháng 12 năm 2002 vừa qua. Đập này có năng xuất 1350 MW, cao bằng một cao ốc 30 tầng và có một hồ chứa nước dài 88 km. Trung Hoa cũng đã bắt đầu xây đập Xiaowan vào tháng Giêng 2003 với năng xuất 4200 MW điện và môt hồ chứa nước dài 169 km. Phí tổn xây đập Xiaowan lên đến 4 tỷ USD. Khi được hoàn tất vào năm 2013, đập Xiaowan sẽ là đập cao nhất thế giới, với chiều cao 300 m tương đương với một cao ốc 100 tầng. Ngoài ra Trung Hoa còn dự trù xây thêm ít nhất là năm cái đập khác. Tất cã các đập này nhằm cung cấp điện lực cho tỉnh Vân Nam, một vùng tương đối nghèo khó mà Trung Hoa đang cố gắng phát triễn.
Trung Hoa cũng đang xúc tiến việc mở rộng dòng sông để các thương thuyền lớn có thể đi lại dể dàng. Đáy sông ở vùng Vân Nam đã được nạo vét. Các đá ngầm và ghền thác trên khúc sông dài 300 km từ biên giới Trung Hoa-Miến Điện đến Lào đã bắt đầu đươc phá huỷ. Khi hoàn tất, thương thuyền nặng hơn 100 tấn có thể đi từ cảng Simao ở Vân Nam đến các thương cảng ở các quốc gia lân cận.
Trung Hoa tuyên bố rằng các khai thác về thủy điện và giao thông nói trên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước ở hạ nguồn. Các nhà chức trách Trung Hoa cũng nói các tai hại về môi sinh và môi trường chỉ ở mức độ thấp. Các đập sẽ giảm bớt lũ lụt vào mùa mưa và nạn thiếu nước vào mùa khô. Mở rộng dòng sông sẽ tăng thêm giao thương giữa Trung Hoa và các nước láng giềng, mang lại thịnh vượng cho toàn vùng.
Các chương trình khai thác của Trung Hoa thường xảy ra trong vòng bí mật và rất ít chi tiết được công bố. Trung Hoa còn che dấu các hậu quả xấu về môi trường. Gần đây một cuộc khảo sát các hậu quả môi trường của chương trình mở rộng dòng sông Cửu Long đã bị Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission) chỉ trích là thiếu sót và sai lầm. Ủy Hội này gồm có bốn nước ở hạ nguồn, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Hai nước thượng nguồn, Trung Hoa và Miến Điện, đã từ chối tham gia chính thức nhưng vẫn tham dự với tư cách quan sát viên.
Trái với các khẳng định trên của Trung Hoa, các đập thủy điện sẽ gây nhiều thãm họa môi trường và kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người ở các nước hạ nguồn. Hàng năm, lũ lụt thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10 và làm thiệt mạng hàng trăm người. Đa số các nạn nhân là trẻ con bị chết đuối vì thiếu chăm sóc của người lớn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy các đập ở Vân Nam đã gia tăng cường độ lũ lụt năm 2002 vừa qua. Vì các hồ chứa nước đã đầy quá mức, các đập này đã tháo bớt nước và làm tăng thêm mực nước sông Cửu Long khi sông đã tràn bờ. Số người chết và thiệt hại mùa màng và nhà cửa vì lũ lụt đã gia tăng ở Campuchia, Thái Lan và các nơi khác.
Về mùa khô, mực nước sông Cửu Long xuống thấp vì nguồn nước chỉ còn lại các thác băng ở Tây Tạng và Vân Nam. Lưu luợng trung bình giảm từ 50000 m3/s trong mùa mưa xuống còn 2000 m3/s trong mùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Nếu các đập ở thượng nguồn không chịu tháo nước vì hạn hán hay các hồ ở các đập đang thiếu nước thì hậu quả sẽ vô cùng trầm trọng ở các vùng hạ nguồn. Các vùng này sẽ bị nhiễm mặn và ruộng đồng nhiều nơi sẽ bị phế bỏ vì nước mặn hay thiếu nước để trồng trọt.
Ngoài việc thay đổi mực nước và chu kỳ tự nhiên của sông Cửu Long, các hồ chứa nước ở các đập sẽ giử lại phù sa. Thiếu nước và phù sa sẽ làm ruộng đồng ở hạ nguồn khô cằn và bớt phì nhiêu. Mức độ sản xuất lúa gạo sẽ suy giãm nhiều, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Lượng phù sa ở miền Nam Việt Nam có thể giảm đến 50% vì các đập thủy điện. Đây là nguy cơ có thể gây nên nạn đói kém trầm trọng vì miền Nam là kho lúa gạo chính của cả toàn quốc Việt Nam. Vào năm 1997, Trung Hoa đã khóa nước sông Cửu Long trong vòng bốn ngày để tiến hành việc xây đập và làm thiệt hại 100000 USD mỗi ngày ở Việt Nam.
Trong lúc ruộng đồng ở hạ nguồn thiếu phù sa, các đập ở Vân Nam sẽ bị tràn ngập vì phù sa. Cường độ phù sa trôi vào đập Manwan đã tăng gấp đôi so với dự tính ban đầu. Một trong những lý do mà Trung Hoa dùng để biện hộ việc xây đập Xiaowan là đập này ở trên đập Manwan và do đó sẽ giảm mức độ phù sa trôi vào đập Manwan. Nhưng rồi đập Xiaowan và các đập khác cũng sẽ bị ngập vì phù sa trong vài thập niên tới mà thôi. Các hồ chứa nước sẽ trở thành những bải sình lầy vĩ đại và vô dụng! Trung bình các đập này chỉ có thể hoạt động trong vòng 20 năm, so với ước tính ban đầu là 70 năm. Một khảo cứu vào tháng 11 năm 2000 của Uỷ Hội Các Đập Thế Giới (World Commission on Dams) đã kết luận rằng đa số các đập thủy điện lớn trên toàn thế giới đã không mang lại một lợi ích kinh tế nào nếu so sánh với phí tổn xây dựng, số người phải di cư và các hậu quả môi trường.
Với 1245 loại cá, Sông Cửu Long là sông có nhiều tôm cá thứ nhì trên thế giới, chỉ sau sông Amazon ở Nam Mỷ. Có nhiều loại hiếm quý như cá bông lau khổng lồ nặng đến 300 kg và cá heo sống ở nước ngọt. Hàng năm có đến 1.8 triệu tấn cá đánh được ở các quốc gia hạ nguồn. Riêng Hồ Tonle Sap ở Campuchia cũng sản xuất được 400000 tấn. Các đập ở Vân Nam sẽ thay đỗi mức nước cũng như nhiệt độ và chu kỳ nước sông Cửu Long. Các thay đỗi này sẽ tác hại trầm trọng đến sinh trưởng của các loài tôm cá. Việc mở rộng dòng sông sẽ làm nước sông chảy mau hơn và soi mòn hai bên bờ. Các đá ngầm là nơi sinh sản của tôm cá cũng sẽ bị phá hủy. Có nhiều loại tôm cá sẽ bị tuyệt chủng vì không thể thích ứng với các thay đỗi trái với thiên nhiên kể trên. Ngư phủ ở nhiều nơi dọc sông Cửu Long đã than phiền lượng cá đã giảm nhiều trong vài năm qua. Đây là một hậu quả trầm trọng, có ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của hàng chục triệu người vì tôm cá là nguồn chất đạm chính của cư dân lưu vực sông Cửu Long.
Với các khai thác thủy điện và giao thông ở thượng nguồn, Trung Hoa hầu như kiễm soát hoàn toàn sông Cửu Long. Các khai thác này sẽ gây nên những thảm họa về môi sinh và kinh tế cho các quốc gia ở hạ nguồn, nhất là Campuchia và Việt Nam. Vận mạng của các quốc gia này cũng như đời sống của hơn 60 triệu cư dân sẽ nằm trong tay Trung Hoa. Đối với các chương trình khai thác của Trung Hoa, các quốc gia hạ nguồn thường có phản ứng yếu ớt vì áp lực chính trị cũng như những hứa hẹn viện trợ kinh tế. Các cơ quan quốc tế như Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission), ASEAN, Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân Hàng Phát Triễn Á Châu (Asian Development Bank) cần làm áp lực với Trung Hoa để cho họ suy xét nghiêm chỉnh và khách quan các hậu quả ở các nước hạ nguồn mỗi khi có dự án khai thác nào. Riêng các ngân hàng quốc tế cũng cần xét lại các dự án phát triễn thủy điện mà họ là nguồn tài trợ, không những của Trung Hoa mà của các quốc gia khác nữa. Đa số các đập thủy điện sẽ không mang lại một lợi nhuận nào nếu so sánh với kinh phí xây cất và các hậu quả môi trường. Trung Hoa cần phải biết rằng sông Cửu Long không chỉ dành riêng cho các quốc gia thượng nguồn như Trung Hoa và Miến Điện, mà cũng thuộc về các nước hạ nguồn như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cựu Thủ tướng Chu Ân Lai đã từng tuyên bố với các nhà lảnh đạo các quốc gia hạ nguồn rằng: “Tôi ở thượng nguồn và Quý vị ở hạ nguồn. Chúng ta cùng uống nước từ một dòng sông chung. Vậy chúng ta như anh em một nhà”. Các nhà lảnh đạo Trung Hoa cần thực hành nghiêm chỉnh lời tuyên bố này để tạo thông cảm, hợp tác trên căn bản bình đẳng và tôn trọng quyền lợi của các nước khác. Có như thế mới có thể tránh những tranh chấp, những thảm hoạ kinh tế và môi truờng ở ngay Vân Nam cũng như ở các nước hạ nguồn, và nhất là tránh cho sông Cửu Long một cái chết thê thảm trong một tương lai gần đây mà thôi!
Trần Tiễn Khanh
Xuân Quý Mùi 2/2003

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean