Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông... lên xuống trong ngày, là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương, do ảnh hưởng dưới sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cuờng độ nuớc dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khí đó là miền xích đạo của Trái đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái đất, mà là: Hệ Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía với Trái Đất khi đó lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức triều xuống điểm cực tiểu.
Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.
Người xưa, sống bao đời gần sông và biển chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nuớc triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con nguời sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...
Thủy triều còn đóng góp môt phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
Một số nơi trên thế giới, cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là trong một chu kỳ triều hay một ngày (khoảng 24 giờ 50 phút) có một lần triều lên và một lần triều xuống. Bán nhật triều là trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. Đôi khi, người ta còn phân biệt chế độ bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
- Giải thích
Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái ...mít rơi. Trái mít bị trái đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút trái đất về phía nó, nhưng vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng trái đất nên trái đất hầu như không dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi .
Ta có công thức:
Với:
khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg
Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái đất
Khoảng cách Đất-Trời : d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km
Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1)
F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2)
Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5
Tuy mặt trời lớn hơn trái đất 333 000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Đất-Trăng nhỏ hơn giữa Đất-Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.
Tại sao có 2 thủy triều trong lúc trái dất quay quanh chính nó 24 giờ 1 vòng trong khi ở 1 điểm xác định nào đó trên quả đất chỉ đi ngang qua mặt trăng 1 lần ?
Cặp Đất-Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Đất-Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có mặt trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r là bán kính trái đất)
Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng. Nghĩa là phía gần mặt trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia (Nadir). Do đó nơi gần mặt trăng , lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm.
Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = - hấp dẫn) Bên kia quả đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm, ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài , gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần thủy triều lên trong một ngày.
Lực FM sinh ra thủy triều
Mặt trời cũng có ảnh hưởng trên lực sinh ra thủy triều, tuy rằng lực hấp dẫn của mặt trời nhỏ hơn của mặt trăng, nhưng khi cả ba thiên thể thẳng hàng (Trái Đất không nằm giữa) thì lực tạo thủy triều sẽ lớn hay còn gọi là triều cường vì là tổng của hai lực hấp dẫn Mặt Trời và Mặt Trăng thay vì chỉ có một lực hấp dẫn của Trăng như thông thường. Nhưng nếu mặt trời thẳng hàng với mặt trăng ngay trên vùng xích đạo, thì thủy triều lớn tối đa. Triều cường là lúc dao động của thủy triều lên cao và lớn nhất. Triều cường xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng nhau. Tức là vào ngày mồng 1 và rằm 15 (âm lịch hàng tháng).
4,4 phần trăm lãnh thổ Việt Nam sẽ bị ngập vĩnh viễn
Nếu mực nước biển dâng 1m, 4,4 phần trăm lãnh thổ Việt Nam sẽ bị ngập vĩnh viễn, đồng nghĩa với khoảng 20 phần trăm xã trên cả nước, 9.200 km đường bộ bị xóa sổ...
Những con đường ven biển bị sạt lở |
Bài 1: Nhấn chìm 4,4 phần trăm lãnh thổ
Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10 phần trăm dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, khoảng 90 phần trăm diện tích trồng lúa Đồng bằng Cửu Long (ĐBCL) bị ngập hoàn toàn, 4,4 phần trăm lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, đồng nghĩa với khoảng 20 phần trăm xã trên cả nước, 9.200 km đường bộ bị xóa sổ...
Những dự báo khắc nghiệt
Đầu năm nay, Bộ Tài nguyên&Môi trường công bố chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), với chín nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Chương trình sẽ được thực hiện trên toàn quốc, trong ba giai đoạn: từ năm 2009-2010 là giai đoạn khởi động; từ năm 2011-2015 là giai đoạn triển khai và sau năm 2015 là giai đoạn phát triển. Tổng vốn dự kiến từ năm 2009-2015 là 1.965 tỉ đồng.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, BĐKH làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng khốc liệt. Dự báo, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm khoảng 3 độ C và mực nước biển dâng cao thêm 1m.
Mực nước biển sẽ dâng cao từ 15 - 90 cm vào năm 2070. Một điều dễ nhận thấy của BĐKH là nhiệt độ trái đất đang tăng lên.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn&Môi trường), trong 70 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng lên 0,7 độ C và mực nước biển dâng cao thêm 20 cm.
Nhiệt độ trung bình bốn thập kỷ gần đây (1961 - 2000), cao hơn ba thập kỷ trước đó (1931 - 1960). Trong khi đó, các cơn bão có xu hướng dịch chuyển vào phía Nam và mùa bão cũng chuyển dần về cuối năm; nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xuất hiện, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản ở các địa phương trong cả nước.
Theo nhận định chung của các nhà khoa học, khí hậu ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu hơn. Việt Nam được xác định là một trong những nước bị tác hại nặng nề của BĐKH.
Với trên 80phần trăm diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m so với mặt nước biển, ĐBCL được đánh giá là khu vực sẽ gánh chịu nhiều tác hại xấu do BĐKH. BĐKH đã gây ra nhiều thay đổi về mực nước và tình hình xâm nhập mặn.
Trong một nghiên cứu khác, một nhóm chuyên gia của Đại học Hoàng gia Thái Lan sử dụng phần mềm Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) dự báo đến năm 2100 khí hậu sẽ càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ không khí không phải chỉ tăng 3 độ C mà sẽ tăng lên 4 – 5 độ C, số ngày có nhiệt độ cao hơn 35 độ C sẽ tăng lên đến 240 ngày/năm.
Những đợt sóng nhiệt dâng cao có thể lên đến 40 độ C, thậm chí là 45 độ C. Vào mùa mưa, mực nước biển Đông sẽ cao hơn hiện nay khoảng 1m, mực nước lũ của ĐBCL sẽ tăng thêm khoảng gần 2m so với mức lũ hiện nay.
Hậu quả của nước biển dâng cao không phải chỉ có ngập tĩnh. Các vùng ven bờ và cửa sông bị xâm thực làm cho cơ sở hạ tầng ven biển bị đe dọa lớn hơn. Bên cạnh đó chế độ thủy văn trên từng địa bàn sẽ có những thay đổi ảnh hưởng tới tình trạng xói lở, bồi lắng phù sa trên các hệ thống sông chính cũng thay đổi.
Đại họa với vựa lúa số 1
Nếu mực nước biển dâng cao như đã nêu, sẽ có khoảng 90 hần trăm diện tích trồng lúa ĐBCL bị ngập hoàn toàn (không sản xuất được), các tỉnh có tỷ lệ ngập cao theo thứ tự lần lượt là Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Theo nghiên cứu của Phân viện Khí tượng Thủy văn&Môi trường phía Nam, kết quả quan trắc tại các trạm ở ĐBCL cho thấy từ năm 1960 - 2000, lượng mưa có sự gia tăng khoảng 200 - 400 mm.
Trong những năm cuối của giai đoạn này tại một số địa phương ở ĐBCL như Cần Thơ, Phú Quốc lượng mưa đã đặc biệt tăng cao. Số cơn bão có ảnh hưởng đến ĐBCL cũng tăng cao.
Trong suốt 87 năm (1884 - 1970), chỉ có 0,75 phần trăm số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Thái Bình Dương có ảnh hưởng đến ĐBCL. Nhưng con số này đã tăng lên tới 2,88 phần trăm trong thời gian gần đây (1956 - 1997).
Tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền càng phổ biến. Ông Lê Quang Minh, Sở Tài nguyên&Môi trường Cần Thơ cho biết, mùa khô 1998, nước mặn với độ mặn 4 phần trăm đã tràn vào đất liền, có nơi vào sâu tới 45 km, 2/3 diện tích bán đảo Cà Mau bị nhiễm mặn, hơn 200.000 ha lúa hè thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 32 phần trăm trong số đó bị mất trắng.
Gần hai triệu cư dân lưu vực sông Hồng bị ảnh hưởng
Nước biển dâng 1m sẽ có 1.668 km2 đất thuộc đồng bằng sông Hồng bị ngập, 1.874.011 người bị ảnh hưởng. 2.983 km2 đất bị ngập. Một kịch bản khác chỉ ra rằng, nếu nước biển dâng 2m, nước sẽ gây ngập 4.693 km2 đất và 5.589.629 người chịu ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.
Tại vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề cá do những thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thủy sản.
Diện tích sinh sống của các khu dân cư ven biển bị thu hẹp, khả năng xói lở bờ biển tăng lên, trực tiếp đe dọa các công trình giao thông, xây dựng, công nghiệp và một số đô thị trên nhiều tuyến bờ biển.
170.000 người tại Đà Nẵng sẽ mất nhà trong 30 năm nữa!
Theo báo cáo tại hội thảo "TP Đà Nẵng và biến đổi khí hậu" được tổ chức vào hôm 20/2 vừa qua, trong 30 năm nữa, khi mực nước biển dâng 30 cm thì sẽ có 30.000 hộ với hơn 170.000 người ở 18 xã phường ven biển mất nhà ở.
Cùng với nó là tình trạng nước biển dâng, triều cao làm ngập lụt ở đồng bằng sâu thêm, thời gian kéo dài hơn. Khi đó, số lượng nhà cửa vùng nông thôn bị ngập sẽ tăng lên 40.000 nhà, mức thiệt hại dự kiến sẽ gấp đôi lũ 1998.
Khi diễn biến khí hậu, gió bão ngày một mạnh hơn thì vùng bờ biển nam Liên Chiểu, bắc Thanh Khê và ven Sơn Trà, Hòa Hải sẽ nằm trong đích ngắm của hà bá.
Hiện tại, dòng chảy sông Yên đang cạn kiệt, nên tình trạng mặn đã xâm nhập sâu đến đập An Trạch, đe dọa và làm trầm trọng thêm mức độ thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Ước tính, sẽ có hơn 700.000 người nội thành sẽ thiếu nước sinh hoạt khi khả năng thiếu nước trên nhánh sông Ái Nghĩa đang ngày một báo động.
Đi kèm với điều này là thảm họa cho đời sống và phát triển của thành phố khi hàng ngàn cơ sở sản xuất, dịch vụ bị đình trệ sản xuất.
Mực nước biển dâng 20cm trong 50 năm
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Nguyễn Văn Đức, khoảng 50 năm qua, tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7 độ C và mực nước biển đã dâng khoảng 20cm.
Ngập lụt do nước biển dâng. Ảnh: Internet. |
Dự kiến sau 91 năm tới - năm 2100, mực nước biển sẽ tăng lên tới 1m, nhiệt độ tăng khoảng 3 độ C. Hiện nay, ứng phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu cấp thiết và sống còn của Việt Nam bởi nước ta là một trong năm nước được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
PGS. TS Trần Thục Viện trưởng Viện Khí tượng Thủy văn cho rằng, vấn đề quan trọng là hiểu biết hạn chế về biến đổi khí hậu của phần lớn người dân đang là điều khó khăn nhất khi triển khai chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bởi một chương trình mang tầm cỡ Quốc gia thì rất cần sự quan tâm, chia sẻ của người dân. Đáng lo ngại nữa là có những hội thảo về biến đổi khí hậu mà chính những đại biểu tham dự cũng chưa nắm rõ kiến thức về biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta thông qua các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, cụ thể rõ rệt nhất là các cơn bão đến sớm (trái mùa), ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn.
Theo tính toán, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10 phần trăm dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10 phần trăm, đồng thời biến đổi khí hậu sẽ làm khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, không nên tuyên truyền về biến đổi khí hậu chung chung mà bằng những con số, hình ảnh, ví dụ cụ thể. Đặc biệt, cần tổ chức tuyên truyền cho từng vùng kinh tế cụ thể bởi mỗi vùng sẽ bị ảnh hưởng khác nhau do biến đổi khí hậu.
Bộ Tài nguyên&Môi trường sẽ mở website về ứng phó với biến đổi khí hậu để tiếp tục nhận được góp ý của các nhà khoa học và cả người dân. Kết quả nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học Mỹ và Canada công bố trên tập san Journal Science số ra ngày 6/2 cho biết mực nước biển ở một số vùng duyên hải trên thế giới có thể tăng đến 6,4m do hiện tượng ấm dần lên của trái đất, và điều này khiến tảng băng khổng lồ ở Nam cực đang tan dần.
Khối băng ở tây Nam cực đang tan chảy và các yếu tố phụ từ sự tan chảy này có thể làm mực nước biển tăng cao hơn dự đoán - Ảnh: global-warming.accuweather |
Kết quả nghiên cứu trước đây công bố mực nước biển chỉ có khả năng tăng đến 5,2m.
Báo cáo mới nhất do nhà địa chất Jerry X.Mitrovica, cử nhân vật lý Natalya Gomez thuộc Trường Đại học Toronto (Canada) và Peter Clark, nhà khoa học địa chất thuộc Đại học bang Oregon (Mỹ) cho biết nguyên nhân chính khiến mực nước biển tăng nhanh là lượng nước khổng lồ từ khối băng Nam cực tan sẽ đổ vào các đại dương và nhiệt độ nước biển tăng do hiện tượng ấm dần lên của trái đất, ngoài ra còn có các nhân tố khác.
AP dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên phân tích khi một tảng băng tan, sức hút của nó trên mặt đại dương sẽ bị giảm và luồng nước chuyển động xung quanh nó sẽ tách xa làm mực nước biển có thể giảm ở khu gần Nam cực và tăng cao hơn ở mức bình thường phía bắc bán cầu.
Nhân tố tiếp theo là khối đá nền Nam cực hiện đang chịu sức nặng của khối băng nằm trên nó sẽ bật khỏi sức nặng này và đẩy một lượng nước khổng lồ chảy vào các đại dương. Ngoài ra, sự tan chảy của khối băng ở tây Nam cực sẽ khiến trục quay của trái đất trượt nghiêng, có khả năng đây cũng là nguyên nhân đẩy thêm một lượng nước dồn về phía bắc.
Theo ông Mitrovica, sự ảnh hưởng rất rõ của các nhân tố trên là nếu khi tảng băng tây Nam cực sụp đổ thì mực nước biển xung quanh nhiều vùng duyên hải trên thế giới sẽ tăng thêm 25 phần trăm so với mức bình thường.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng mực nước biển có thể tăng một mét trong 100 năm tới, cao hơn mực nước biển hiện tại – con số này cao gấp ba lần dự đoán của Cơ quan Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC).
Lũ lụt sẽ tăng nếu mực nước biển tăng 1 m |
Những kết quả nghiên cứu mới mang tính đột phá từ sự phối hợp quốc tế giữa các nhà nghiên cứu từ Viện Niels Bohr tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), Anh Quốc, và Phần Lan được đăng trên báo khoa học Động lực Học Khí hậu (Climate Dynamics).Theo IPCC, khí hậu toàn cầu trong thế kỷ tới sẽ ấm hơn khí hậu ngày nay 2-4 độ nhưng đại dương ấm chậm hơn không khí nhiều và các dải băng lớn ở Greenland và Nam Cực cũng tan chảy chậm hơn. Điều không chắc chắn lớn trong tính toán sự tăng mực nước biển trong tương lai nằm ở chỗ các phiến băng trên đất liền sẽ tan và chảy ra biển nhanh ra sao. Các dự đoán theo mô hình về sự tan các phiến băng làm cơ sở cho các dự đoán của IPCC về tăng mực nước biển không thể chỉ ra những thay đổi nhanh chóng được quan sát trong những năm gần đây. Nghiên cứu mới vì vậy có một phương pháp tiếp cận khác.
Xem xét mối tương quan trực tiếp
“Thay vì thực hiện các tính toán dựa trên những gì người ta tin là sẽ xảy ra cùng với sự tan chảy của các phiến băng, chúng ta thực hiện các tính toán dựa trên những gì thực sự đã xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi đã xem xét mối quan hệ giữa nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển 2000 năm qua”, Aslak Grinsted, nhà địa vật lý tại Trung tâm Băng&Khí hậu tại Viện Niels Bohr ở Đại học Copenhagen, giải thích. Với sự giúp đỡ của các vòng sinh trưởng hàng năm của cây và phân tích từ các lỗ khoan lõi băng, các nhà nghiên cứu có thể tính toán nhiệt độ cho khí hậu toàn cầu 2000 năm trở về trước. Khoảng 300 năm mực nước biển được quan sát tỉ mỉ ở một vài nơi trên thế giới và, ngoài ra, còn có kiến thức lịch sử về mực nước biển trong quá khứ ở một vài nơi trên thế giới. Bằng việc liên kết hai bộ thông tin với nhau, Aslak Grinsted có thể thấy mối liên hệ giữa nhiệt độ và mực nước biển. Ví dụ, ở thời Trung Cổ khoảng thế kỷ 12, có một giai đoạn ấm, mực nước biển xấp xỉ cao hơn ngày nay 20 cm và trong thế kỷ 18 có giai đoạn khí hậu mát mẻ và mực biển thấp thơn ngày ngay khoảng 25 cm.
Tăng mực nước biển trong tương lai như quá khứ
Giả định khí hậu trong thế kỷ tới sẽ ấm hơn ba độ C, những dự đoán theo mô hình mới cho thấy đại dương sẽ tăng từ 0,9 đến 1,3 mét. Tăng nhanh và nhiều như vậy có nghĩa là các phiến băng sẽ tan chảy nhanh hơn nhiều chúng ta nghĩ trước đây. Nhưng các quan sát cho thấy các phiến băng phản ứng nhanh hơn tới sự tăng nhiệt độ hơn các chuyên gia nghĩ một vài năm trước. Và các nghiên cứu từ tuổi thọ băng chỉ ra rằng các phiến băng có thể chẳy nhanh. Khi tuổi thọ băng chấm dứt 11.700 năm trước, các phiến băng chảy nhanh đến mức làm mực nước biển tăng 11 mili mét một năm – tương đương với một mét trong 100 năm.
Trong hoàn cảnh ấm nóng toàn cầu như ngày nay, Aslak Grinsted tin rằng mực nước biển sẽ tăng với tốc độ tương tự - tăng một mét trong khoảng thời gian 100 năm. (theo ScienceDaily)
Mực nước biển tăng đe dọa Biển Đông
Mực nước biển ở biển giữa Đại Tây Dương của Mỹ đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu vì ấm nóng toàn cầu, đe dọa tương lai của các cộng đồng sống trên bờ biển, Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) nói vào hôm Thứ Sáu, 16/1.
Mực nước biển ở biển giữa Đại Tây Dương của Mỹ đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu vì ấm nóng toàn cầu, đe dọa tương lai của các cộng đồng sống trên bờ biển, Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) nói vào hôm Thứ Sáu, 16/1.
Nước biển từ New York tới Bắc Carolina tăng từ trung bình 2,4 tới 4,4 mm một năm, so với mức tăng trung bình toàn cầu 1,7 mm một năm , EPA cho biết trong một báo cáo.
Kết quả là mực nước biển dọc Biển Đông tăng khoản một phút Anh (0,3048 m) trong thế kỷ qua, báo cáo của EPA được ủy quyền bởi Chương trình Khoa học Biến đổi Khí hậu, cho hay. EPA nhấn mạnh vào khu vực giữa Đại Tây Dương bởi vì khu vực này “có thể bị tác động lớn nhất do tăng mực nước biển, các cơn bão ở bờ biển, và tập trung dân số cao dọc bờ biển”, cơ quan này nói. Mực nước biển cao hơn đe dọa xóa sạch các bãi biển và làm thay đổi trầm trọng môi trường sống của các loài sống dưới biển, thường ở tốc độ quá nhanh đến mức các loài không thể thích ứng kịp để sống sót, EPA nói. Các cộng đồng sống ở khu vực này có nguy cơ bị lũ lụt lớn hơn. Lũ lụt có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn trong tương lai vì mực nước biển cao hơn thường xói mòn và cuốn đi những cồn cát, bãi biển và khu vực đầm lầy có vai trò như một hàng rào bảo vệ. Kết quả là, nhà cửa và các cơ sở kinh doanh sẽ ở gần mép nước hơn. Các cảng biển, bị thách thức bởi nước biển tăng, có thể làm chậm giao thông hàng hóa qua quốc gia, và mất đi những bờ biển có thể làm tổn hại tới các khu nghỉ và tác động tới thu nhập từ du lịch, ảnh hưởng tới nền kinh tế dễ tổn thương của Mỹ.
Các nhà khoa học nói tốc độ tăng mực nước biển nhanh hơn. Cho tới cuối thế kỷ, mực nước biển toàn cầu có thể tăng lên 7 đến 23 inch (17,78 đến 58,42 cm), Cơ quan Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc (IPCC) dự báo.Liên bang, bang và các chính quyền địa phương nên bắt đầu bây giờ để chuẩn bị cho mực nước biển tăng, EPA cùng với Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia và cơ quan Điều tra Địa chất Mỹ, góp phần vào báo cáo. Các chính phủ nên bảo vệ dân chúng bằng các chính sách bảo vệ bờ biển công và các hệ sinh thái biển và khuyến khích trang bị thêm những bộ phận mới của các tòa nhà để làm chúng cao hơn.Quy tắc kỹ thuật cho các khu vực bờ biển sử dụng ngày nay dựa trên mực nước biển hiện tại và sẽ không đủ trong tương lai, theo báo cáo. Các loại bảo hiểm lũ lụt cũng có thể tăng để giải quyết nguy cơ từ tăng mực nước biển. (theo Reuters)
Nước biển sẽ dâng cao trên 1m, làm ngập lụt phần lớn Đồng sông Cửu Long vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo tại hội thảo “Tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng Cửu long” diễn ra ngày 2-3/10 tại Cần Thơ với sự tham gia của nhiều nhà khoa học.
Trong các cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, các bộ trưởng phụ trách về môi trường của nhiều nước châu Âu nhất trí xem xét tích cực đề nghị của Việt Nam về việc thành lập chương trình hỗ trợ đặc biệt giúp năm nước bị ảnh hưởng lớn nhất của nước biển dâng, trong đó có Việt Nam.
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu tại thành phố Poznan (Ba Lan) ngày 11 và 12/12, đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu có các cuộc tiếp xúc song phương để trao đổi về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đoàn đã gặp Phó Tổng thư ký Liên Hợp quốc kiêm Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) Achim Steiner, Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Anh Joan Ruddock, Bộ trưởng Nhà ở, Quy hoạch Không gian và Môi trường Hà Lan Jacqueline Cramer, Bộ trưởng Sinh thái, Phát triển Bền vững&Quản lý Lãnh thổ Pháp Luis Berloo, cùng các bộ trưởng Séc và Thụy Điển.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và công tác ứng phó của Chính phủ Việt Nam với tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc nước biển dâng. Ông cũng nhắc lại quan điểm "trách nhiệm chung nhưng có phân chia và theo năng lực" trong hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời khẳng định các nước phát triển có trách nhiệm hàng đầu trong việc cắt giảm khí nhà kính, thúc đẩy các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ hiệu quả cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này.
Phó Thủ tướng cho rằng để thúc đẩy hiệu quả hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phát triển có thể chia việc đóng góp tài chính cho các quỹ hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu thành nhiều giai đoạn để vừa giảm bớt gánh nặng tài chính, vừa sớm có thể đưa các quỹ này vào hoạt động.
Phó Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Achim Steiner và bộ trưởng các nước châu Âu đã bày tỏ cảm thông về những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, đồng thời đưa ra những đề nghị cụ thể trong việc thúc đẩy các dự án hợp tác hiện nay, nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ cũng như tiếp cận với các nguồn vốn song phương và đa phương về môi trường, biến đổi khí hậu.
Ngoài các cuộc tiếp xúc trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã gặp gỡ các vị bộ trưởng, trưởng đoàn các nước Ai Cập, Bahamas và Surinam - là những nước cùng chịu tác động lớn nhất của nước biển dâng - để trao đổi về đề nghị thành lập Chương trình hỗ trợ đặc biệt. Các nước này đều hoan nghênh đề nghị của Việt Nam và cho biết sẽ hợp tác thảo luận bàn cách thức thúc đẩy đề nghị này.
Trước đó, tại phiên họp cấp cao quan trọng nhất trong khuôn khổ Hội nghị, đề nghị của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nhận được sự hưởng ứng của các đại biểu tham dự.
Nước biển sẽ dâng cao trên 1m, làm ngập lụt phần lớn Đồng sông Cửu Long vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo tại hội thảo “Tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng Cửu long” diễn ra ngày 2-3/10 tại Cần Thơ với sự tham gia của nhiều nhà khoa học.
Nếu theo kịch bản mực nước biển dâng 1m tại Nam Bộ các tỉnh có tỷ lệ ngập cao từ 45-50 phần trăm gồm Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vietnamnet cho biết.
Kênh Chợ Gạo - tuyến giao thông huyết mạch của các tỉnh Đồng bằng Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Vĩnh Bình) |
TTXVN cho biết thêm nước biển sẽ dâng cao trên 1m, làm ngập lụt phần lớn Đồng sông Cửu Long vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000-20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Vietnamnet đưa tin các tính toán mức độ ngập do mực nước biển dâng tại Đồng bằng Cửu Long là từ 0-0,2m với số dân bị ảnh hưởng khoảng 28.500 người; mức 0-0,6m với tổng số dân tương đương 69.700 người...
Lưu lượng nước sông Mê Công giảm từ 2-24 phần trăm trong mùa khô, tăng từ 7- 5 phần trăm vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang; thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu tác động chủ yếu làm nước biển dâng gây ngập lụt, nhiệt độ tăng cao, thời tiết diễn biến bất thường (mưa, bão, lũ lụt, hạn hán nhiều biến động), suy giảm nguồn tài nguyên nước... Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An. Bờ biển, bờ sông sẽ bị xâm thực mạnh hơn. Đời sống của hàng chục triệu người dân sẽ bị xáo trộn không nhỏ.
Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An. Bờ biển, bờ sông sẽ bị xâm thực mạnh hơn. Đời sống của hàng chục triệu người dân sẽ bị xáo trộn không nhỏ.
Tìm cách sống chung với biến đổi khí hậu
Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học kêu gọi nhà nước, các địa phương Đồng bằng Cửu Long phải lập kế hoạch và hành động ngay từ bây giờ để giảm thiểu tác hại và tìm cách thích ứng dần để sống chung với biến đổi khí hậu.Các giải pháp cụ thể được đề xuất như xây dựng đê bao kiên cố khu vực ven biển, quy hoạch khu vực hồ chứa nước ngọt trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô, nghiên cứu phát triển các giống cây, mô hình nuôi thủy sản phù hợp trong vùng ngập mặn, cải tạo hệ thống thủy lợi thoát lũ, tiêu úng, nghiên cứu các vật liệu nhẹ, bền để làm nhà, khu dân cư trong môi trường nước lợ, mặn… đã được các nhà khoa học thảo luận để tìm ra giải pháp thích hợp nhất.Chủ động đối phó với tác động tiêu cực của hiện tượng trên, hội thảo đề xuất ngay từ bây giờ, Đồng bằng Cửu Long phải đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với từng khu vực, từng ngành, địa phương, qua đó lựa chọn giải pháp ứng phó. Các tỉnh trong vùng cần quy hoạch lại hệ thống đê biển, đê sông; cứng hoá và nâng cao chiều cao hệ thống này.Các tỉnh ven biển và ngập lũ phải lập phương án chắn sóng gió, triều cường; gia tăng diện tích rừng ngập nước chống xâm thực, điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Việt Nam sẽ có bản đồ ngập lụt do nước biển dâng
Theo Bộ Tài Nguyên&Môi trường, xây dựng một bản đồ ngập lụt do nước biển dâng vào đầu năm 2009 là mục tiêu trước mắt của dự án “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam” đang được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn&Môi trường thực hiện.Theo Bộ Tài Nguyên&Môi trường, xây dựng một bản đồ ngập lụt do nước biển dâng vào đầu năm 2009 là mục tiêu trước mắt của dự án “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam” đang được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn&Môi trường thực hiện.
Trong một cuộc hội thảo về vấn đề này diễn ra ngày 30/10 tại Hà Nội, Tiến sĩ Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn&Môi trường, giám đốc dự án, cho biết việc đưa ra các kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trên cả nước, đặc biệt là hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ là cơ sở quan trọng để các ngành, các địa phương xây dựng chiến lược, hành động thích ứng phù hợp.
Không chỉ xây dựng các kịch bản nước biển dâng, dự án còn đánh giá tác động của nước biển dâng đối với môi trường, kinh tế-xã hội, nhất là mức độ tổn thương của các vùng ven biển và đưa ra các biện pháp thích ứng.
Dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, tổng kinh phí hơn 830.000 USD, được thực hiện từ nay đến hết năm 2009.
Theo các nghiên cứu đã được công bố, Việt Nam đứng đầu trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều người bị ảnh hưởng nhất từ việc mực nước biển dâng cao.
Trong báo cáo “Ảnh hưởng của mực nước biển tăng lên các nước đang phát triển: một sự phân tích có tính so sánh”, Ngân hàng thế giới chỉ rõ mực nước biển chỉ cần tăng 1m sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống của khoảng 10,8% dân số của Việt Nam, nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trong trường hợp mực nước biển tăng lên 5m, Việt Nam có thể mất tới 16 phần trăm diện tích, với hơn 35 phần trăm số dân và khoảng 35 phần trăm tổng GDP bị ảnh hưởng.(Theo TTXVN)
Hai năm gần đây, mực nước triều cường tại TPHCM có chiều hướng tăng cao và đỉnh triều kỷ lục 1,55m là “minh chứng rõ nét nhất cho hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu”.
Hai năm gần đây, mực nước triều cường tại TPHCM có chiều hướng tăng cao và đỉnh triều kỷ lục 1,55m là “minh chứng rõ nét nhất cho hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu”.
Tháng 12/2008, triều đạt đỉnh 1,55m là mức kỷ lục trong suốt 50 năm qua. UBND TP lo ngại đây là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong một cuộc họp bàn về kế hoạch thực hiện quyết định số 1547/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TPHCM, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân nhận định: “Biến đổi khí hậu đã và đang làm cho thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, các hệ sinh thái bị phá vỡ và bệnh tật gia tăng… Những tác động đó đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của nhiều khu vực”.
Theo ông, các nghiên cứu khoa học mới nhất của các cơ quan môi trường trong và ngoài nước đều khẳng định Việt Nam là một trong bốn nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại TPHCM, diễn biến triều cường tăng liên tục và đỉnh triều kỷ lục 1,55m là “minh chứng rõ nét nhất cho hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu”.
Do vậy, Chủ tịch Lê Hoàng Quân giao cho Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP phối hợp cùng trường Đại học Quốc gia TPHCM và các sở ngành có liên quan tổ chức các chương trình nghiên cứu những tác động của biến đối khí hậu đến TPHCM. Qua đó, cập nhật các thông tin mới nhất để điều hành công tác chống ngập và các công tác quản lý nhà nước ở những lĩnh vực có liên quan.
Song song đó, Chủ tịch Lê Hoàng Quân cũng thống nhất với Kế hoạch thực hiện dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TPHCM trị giá 11.531 tỷ đồng do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP trình bày để ngăn chặn ảnh hưởng của triều cường trên các con sông đến TPHCM.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu các sở ban ngành rà soát lại toàn bộ các chương trình, dự án theo kế hoạch trên, tránh trùng lắp với các dự án mà đơn vị mình đã và đang thực hiện; nếu dự án nào không trùng lắp thì khẩn trương bố trí vốn để thực hiện ngay.
Saigon: Triều cường cao nhất trong 49 năm qua
Đỉnh triều lịch sử lúc 3h sáng
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, đỉnh triều sáng nay (14/11) lên vào lúc khoảng 3 giờ sáng và chỉ rút vào lúc 6 giờ sáng. Các khu vực gần bờ sông Sài Gòn thuộc các phường 22, 25, 28 (Quận Bình Thạnh), phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức) bị cơn thủy triều uy hiếp mạnh nhất.
Tại Bình Thạnh, “rốn ngập” của khu vực này ngay dưới gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh lúc đỉnh triều ngập gần 80cm. Nhiều xe hơi chạy qua khu vực này phải dừng lại do chết máy và phải nhờ người đẩy.
Ngoài ra, tuyến đường “độc đạo” nối liền Bình Thạnh qua bán đảo Thanh Đa bị ngập hoàn toàn. Toàn bộ cư xá Thanh Đa nằm trong trọng điểm ngập nặng nhất. Đến khoảng 5 giờ sáng, mặc dù nước đã rút nhưng nhiều đoạn vẫn còn ngập khoảng 40-50cm.Do nằm ngay sát bờ sông Sài Gòn, đường Nguyễn Hữu Cảnh (đoạn trước chung cư The Manor), đường vào sân golf Him Lam, đường Ngô Tất Tố nước ngập khoảng 50cm.
Người dân đang loay hoay tìm đường ra chợ (Ảnh chụp dưới chân gầm cầu chui Văn Thánh, đường Phú Mỹ, P.22, Q.Bình Thạnh).
Cách đó không xa, cư xá Cửu Long gần như bị cô lập bởi nước. Đặc biệt, trong khu vực này có hai trường: Trung học cơ sở Phú Mỹ (trên đường Ngô Tất Tố) và trường tiểu học Cửu Long (đường Phú Mỹ), các phụ huynh phải cõng con vào đến tận trường.Nhiều người dân quanh đây phải bê đồ đạc trong nhà để lên gác cao. Nhân viên trạm xăng số 19, đường Điện Biên Phủ phải bắc ghế ngồi chơi vì không có xe nào vào được để đổ xăng.
Ngoài ra, tại các tuyến đường như Phạm Thế Hiển (Quận 8), Phan Huy Ích (Q. Gò Vấp)… ngập nặng từ 40-60cm, có đoạn ngập dài 2km.
Nhiều đoạn đê bao bị vỡ
Nằm trong trọng điểm ngập nặng của đợt triều cường còn có các khu vực thuộc quận Thủ Đức và quận 12. Tại quận 12, đỉnh triều tiếp tục uy hiếp và phát sinh nhiều điểm vỡ bờ bao mới tại các phường Thạnh Lộc và An Phú Đông.
Phường Thạnh Lộc, vỡ một đoạn bờ bao rạch Ông Đụng dài 3m, tại phường An Phú Đông, bờ bao thuộc rạch Sông Vàm Thuật, Rạch Thầy Bảo và rạch Chăm đều bị vỡ đoạn dài 2m. Tổng cộng, cả quận 12 có đến 14m bờ bị vỡ và 470m bị tràn bờ. Đáng chú ý, nhiều tuyến bờ bao ngăn nước với sông Sài Gòn thuộc quận Thủ Đức đã bị bể dần đến tình trạng nước ngập từ hôm qua thêm nặng hơn. Tại phường Hiệp Bình Phước, phát sinh thêm sự cố vỡ bờ bao ở khu vực khu phố 3 với đoạn dài 5m. Ngoài ra, còn thêm 6 đoạn bờ bao dài 216m bị tràn bờ. Bên cạnh đó, nhiều điểm tại phường Hiệp Bình Chánh cũng bị ngập sâu, đặc biệt cả tuyến đường Kha Vạn Cân và khu phố 5 là điểm ngập sâu nhất.
Công tác ứng phó kịp thời
Ngay khi nhiều sự cố bờ bao xảy ra, các cơ quan phòng chống lụt bão tại các quận đã nhanh chóng tiến hành khắc phục các sự cố. Sau sự cố, UBND của các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông (Q.12) đã huy động lực lượng xung kích của phường và các đơn vị thi công tiến hành khắc phục, gia cố và cơi đắp các đoạn bị vỡ, tràn bờ. Tại quận Thủ Đức, UBND phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh đã huy động lực lượng tại chỗ và dân quân khắc phục xong các điểm xảy ra sự cố.
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của triều cường lịch sử, thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố đã đề nghị các địa phương thực hiện ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, chuẩn bị kinh phí và tổ chức lực lượng củng cố các vị trí xung yếu khắc phục sự cố và ứng phó kịp thời mọi bất trắc xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét