Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Tổng quan về phong tục tập quán của Hà Nội

Tồng quan về phong tục tập quán của Hà Nội

Ở thời kỳ từ cuối thế kỷ thứ XIXđến giữa thế kỷ thứ XX, hệ thống phong tục tập quán Thăng Long - HàNội, sau nhiều thế kỷ dài vận động, đã bước vào một giai đoạn pháttriển mới. Có thể xem quãng thời gian hơn nửa thế kỷ này là một quátrình hiện đại hoá hệ phong tục Thăng Long - Hà Nội cổ truyền. Đồngthời, cũng trong thời gian đó, đã có sự vận hành để hình thành một hệthống phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội mang tính truyền thống đểnhững thế hệ thị dân Thăng Long - Hà Nội sống từ giữa thế kỷ thứ XX chotới nay, tiếp tục kế thừa và phát triển.

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Ởthời kỳ từ cuối thế kỷ thứ XIX đến giữa thế kỷ thứ XX, hệ thống phongtục tập quán Thăng Long - Hà Nội, sau nhiều thế kỷ dài vận động, đãbước vào một giai đoạn phát triển mới. Có thể xem quãng thời gian hơnnửa thế kỷ này là một quá trình hiện đại hoá hệ phong tục Thăng Long -Hà Nội cổ truyền. Đồng thời, cũng trong thời gian đó, đã có sự vận hànhđể hình thành một hệ thống phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội mangtính truyền thống để những thế hệ thị dân Thăng Long - Hà Nội sống từgiữa thế kỷ thứ XX cho tới nay, tiếp tục kế thừa và phát triển.

Cũngnên nhắc tới tính bản lề - xét về vị trí ở trên trục dọc thời gian từxưa đến nay - của thời kỳ hơn nửa thế kỷ này, cái tính bản lề được làmnên bởi những vấn đề khá phức tạp của lịch sử cận đại là ảnh hưởng mạnhvà sâu rộng của văn minh phương Tây, đặc biệt là của văn hoá Pháp.Nguồn ảnh hưởng đó lan tới Việt Nam, một mặt, thông qua sự xâm lược vàthống trị, sự nô dịch nhân danh công cuộc “khai hoá” của chế độ thựcdân Pháp; mặt khác, dựa theo những điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn củasự tiếp xúc giao lưu Âu - Á (Đông - Tây) của thời đại mà truyền bá mộtcách tự nhiên đến “xứ sở thuộc địa” này.

HàNội những năm tháng ấy vừa là thành phố đứng đầu “xứ Bắc Kỳ” thuộc địa,vừa là thủ phủ của toàn cõi “Đông Dương thuộc Pháp”, cho nên tất nhiênsẽ là một trong những nơi đầu tiên tiếp nhận nguồn ảnh hưởng trên. Vàcũng tất nhiên là sự tiếp nhận ấy sẽ diễn ra với nhiều kiểu cách vàkích cỡ.

Năm1888 đã diễn ra hai sự kiện: ngày 19-7, Tổng thống nước Pháp ký sắclệnh thành lập “Thành phố Hà Nội” với tư cách là “Đô thị loại một”(Municipalité de première classe); rồi sau đấy không lâu, ngày 1-10,vua Đồng Khánh lại ra đạo dụ dành cho nước Pháp toàn quyền cai trịThành phố Hà Nội lúc ấy đã bị biến thành “nhượng địa” (concession). Cóthể coi đó là cái mốc thời gian qui phạm và lịch sử đã khai sinh ra mộtđô thị cận hiện đại theo mô hình của phương Tây (chủ yếu là của Pháp),để thay thế và làm thay đổi hẳn kinh thành Thăng Long - Hà Nội cổtruyền. Trước và sau đấy chút ít chính là khoảng thời gian mà hệ phongtục tập quán Thăng Long - Hà Nội bắt đầu quá trình vận hành mạnh mẽ -với những tác động và ảnh hưởng lớn của văn hoá văn minh phương Tây(chủ yếu là Pháp) - để trở nên có “tính bản lề”: vừa là hiện đại (đốivới những gì là cổ truyền, trước đó), lại vừa là truyền thống (đối vớinhững gì sau đấy, sẽ kế tục nó).

Sựgiao tiếp và tiếp nhận phong tục tập quán như thế, ở trong buổi đầu,quả là nhiều lạ lẫm và khó khăn. Hệ phong tục tập quán Thăng Long - HàNội vốn đã được tích tụ, dồn nén từ lịch sử trung cổ nghìn năm trước,đến hai thập kỷ cuối thế kỷ XIX này, buộc phải “làm quen” cùng những gìtrước đó chưa từng biết đến, được đem lại từ những phương trời xa lạ,một sự “làm quen” với khá nhiều bỡ ngỡ và lúng túng. Có thể thấy mộtcách tương đối cụ thể tình hình đó qua vài ví dụ sau đây:

Năm1884, viên công sứ - chức quan thực dân đứng đầu tỉnh thành - của Pháplà Bonnal, cho nhập từ Nhật Bản vào Hà Nội 2 chiếc xe kiểu“Djinrickhaw” (tức xe người kéo) dùng làm phương tiện đi lại cho cácquan đầu tỉnh (một chiếc dành cho tổng đốc Hà Nội, sau đó, được nhữngngười “thợ bản xứ” sao chép, nhân bản thêm). Thế là, lần đầu tiên,những người dân, trước đó chỉ quen với tập quán giao thông đi lại ở mộtđô thị trung cổ là đi bộ đi cáng và đi thuyền, được chứng kiến cảnhtượng xe chạy trên đường phố. Ứng xử với tình hình lạ lẫm này như thếnào đây ? Cuốn sách Từ Paris tới Bắc Kỳ, 1884 của Bourde (xuất bản ởParis năm 1885) viết: “Đám đông không biết làm gì khi thấy chiếc xe lănbánh thẳng tới. Mọi người bỏ chạy, trong khi lẽ ra chỉ cần một bước đểtránh sang một bên!”.

Tươngtự như vậy, là việc người dân Hà Nội ngày ấy “làm quen” với phong tụcxây dựng tượng đài ở nơi công cộng. Số là, năm 1887, một cuộc “Hội chợtriển lãm” vào loại đầu tiên trong lịch sử của tập tục và sinh hoạtkinh tế - văn hoá theo kiểu cách phương Tây được mở ở Hà Nội. Nhân dịpấy, người ta đã đem một mô hình thu nhỏ của tượng “Nữ thần Tự do” - màngười Pháp trước đấy đã tặng cho người Mỹ để dựng ở New York -, đặt ởvườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm (dân gian gọi đây là “Tượng bà đầm xoè”; vềsau tượng này được chuyển đến chỗ Vườn hoa Cửa Nam, và bị huỷ vào đầunăm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp). Ba năm sau, nhằm ngày Quốc khánhPháp 14-7, một tượng đài khác, cũng dựng ở vườn hoa bên bờ hồ đó (naylà Công viên Chí Linh), được khánh thành. Đó là tượng một người đứngđầu bộ máy cai trị của thực dân Pháp, khi ấy trùm lên toàn “xứ Bắc Kỳ”,nhưng đặt ở Hà Nội: Tổng trú sứ Paul Bert. Cư dân Hà Nội, những nămcuối thế kỷ XIX ấy, qua lại mấy “công trình văn hoá tượng đài” lạ lẫm,đã nghĩ thế nào về thứ phong tục mới được du nhập này? Vì đã sống quálâu trong quan hệ phong tục tập quán cổ truyền, coi tượng vốn luôn chỉđược thờ ở những nơi đền miếu linh thiêng nên dân Hà Nội chỉ trích việcđặt các pho tượng trên bằng ca dao: Ông Pôn Be lấy bà đầm xoè.

Tuynhiên, trong “thuở ban đầu bỡ ngỡ” ấy, không chỉ có sự du nhập mấy thứxa lạ mà quần chúng thị dân Hà Nội thấy là vô bổ, và thậm chí là xúcphạm tới tình cảm yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Những tháng năm nàycòn chứng kiến sự xuất hiện cả một hệ thống những hiện tượng, lúc đầuvẫn có phần lạ lẫm, nhưng lại thiết thực, dễ gần gũi hơn, và vì thế cóthể dần dà thâm nhập, hoà nhập, để rồi sẽ góp phần tạo nên những phongtục tập quán mới ở đời sống một đô thị đang biến động, đổi thay theohướng từ truyền thống (cổ truyền) sang hiện đại (đương đại).

Cóthể là lúc đầu - các năm 1884, 1885 - những Hotel như: “Đại Khách sạn”(“Grand Hôtel”) ở phố Hàng Thêu (Rue des Brodeurs, nay là Hàng Trống),các tiệm cà phê như: “Café de Paris”, “Café du Commerce” và cả những“Phòng sửa tóc và trang điểm theo kiểu Paris” hiện ra ở phố Thợ Khảm(Rue des Incrusteurs, nay là Hàng Khay)… mọc lên chỉ là để phục vụ chonhững “ông Tây bà Đầm” sinh hoạt trên hành lang nối khu Nhượng địa đếnthành cổ Hà Nội mà thực dân mới mở thành đường phố rộng rãi (“hànhlang” ấy nay là các phố Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Điện BiênPhủ). Nhưng rồi ngôi “nhà Tây” 3 tầng (là “kiến trúc dân sự” kiểu châuÂu vào hàng sớm nhất ở Hà Nội, nay vẫn còn toạ lạc ở số 3 phố HàngKhay, với con số ghi năm xây dựng “1886” trên trán nhà) xuất hiện; đểrồi sau đó mở ra, nào là “Hiệu thuốc Tây” với cả hàng chữ ghi trên biểnhàng là “Hiệu thuốc Tây Raynaud Blanc, dành cho người Pháp và người bảnxứ Đông Dương” (Pharmacie Fran Caise et indigène de lIndochine), nào là“Trường Hậu bổ” (từ năm 1897, ở phố Armand Rousseau, nay là phố LòĐúc), nào là “Xưởng in và nhà sách Schneider” (1888), rồi các tờ báovới những tên rất kêu: “Tương lai Bắc Kỳ” (LAvenir du Tonkin), “Nền độclập Bắc Kỳ” (LIndépendence Tonkinoise)….

Nhữngthứ ấy rõ ràng đã không còn chỉ dành riêng cho các bà Đầm hay ông Tâyđộc quyền thụ hưởng. Ngược lại, chúng đã trở thành những nhân mối quantrọng, để cho lối sống và phong tục tập quán kiểu mới - kiểu “Tây” -được nhân bội lên và hoà vào đời sống, cũng như vào hệ thống phong tụccủa một Hà Nội đang biến động và biến đổi trong cuộc Âu hoá đương thời.

Làmnên cuộc Âu hoá ấy, có một thủ pháp mà đương thời đã tỏ ra có tính hiệuquả đáng kể. Ấy là mở những trường và cơ sở Tây học, nhằm cái đíchtrước tiên là đào tạo ra những “dân Tây học” các loại; để rồi sau đó,những người này, đến lượt họ, lại sẽ là cơ sở và hạt nhân cho sự tiếpnhận và lan toả những ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây vào giữađời sống và lối sống đô thị, trong đó có lề thói sống của Hà Nội, chốncựu kinh. Từ những người học trường Hậu bổ mở ra ngay từ năm 1897 đếnnhững người theo học ở các trường Pháp - Bản xứ (Franco-indigène),trường Bảo hộ (trường Bưởi), trường Đồng Khánh, trường Cao đẳng, rồinhững người đã cất công “đi Tây” du học trở về…, những “dân Tây học” rõràng đã góp phần đáng kể trong việc quảng bá các phong tục tập quánphương Tây: từ ăn “cơm Tây”, uống “rượu Tây”, ở “nhà Tây”, mặc “quần áoTây” (hoặc “Âu phục”), hút “xì-gà”… cho đến nói “tiếng Tây” (hoặc:“tiếng Tây bồi”), đi “nhà hát Tây” (Nhà hát Lớn bây giờ), “đixi-nê-ma”, “đi đăng-xinh” (nhảy đầm)… Tất cả đã thâm nhập và can thiệpmạnh mẽ vào hệ phong tục tập quán Hà Nội ở thời buổi trước Cách mạngtháng Tám 1945.

Nhưthế, các biểu hiện hoặc yếu tố “tân thời” trong hệ phong tục tập quánHà Nội ở những năm tháng cuối thế kỷ thứ XIX - đầu thế kỷ thứ XX vừa làtác nhân ngoại nhập làm biến đổi cả một hệ thống chủ thể, lại vừa làxung lực giúp hệ thống ấy - sau khi đã biến đổi - đấu tranh chống lạinhững yếu tố cổ truyền mà một số, vào thời đó, đã trở thành cổ hủ. Đấutranh mạnh đến mức một đại diện của văn minh và đạo lý cổ truyền đãphải thốt lời than đau đớn: “Văn minh Đông Á trời thu sạch/ Này lúccương thường đảo ngược ru?”. Nhưng dù thế thì những cái bị coi là cổ hủvẫn buộc phải mất dần rồi mất hẳn bóng hình và ảnh hưởng trong hệ phongtục tập quán đương thời.

Đólà một phương diện trong số những hoạt động thường hằng của hệ phongtục tập quán Hà Nội qua tất cả các thời: sự chắt lọc. Nhưng đây là sựchắt lọc đi những gì không thích hợp trong số những sản phẩm của quákhứ, được truyền lại theo trục dọc thời gian. Tuy nhiên, vào lúc này,vẫn còn một phương diện đấu tranh khác, vẫn là để gạn lọc những gìkhông thích hợp nhập vào Hà Nội, nhưng là trên bình diện không gian,theo chiều ngang của lát cắt thời gian đương đại: ấy là những lề thóibị gọi là “tỉnh lẻ”, “nhà quê”, có gốc gác từ các miền nông thôn chưabắt kịp với vòng quay chuyển động xã hội và văn hoá đô thị đương thời.

Songtrong khi nhân danh và vận dụng những yếu tố “tân thời”, và “văn minh(phương Tây)” để chắt lọc đi những gì không thích hợp tồn đọng trongthời gian và du nhập theo không gian từ xưa và từ bên ngoài như thế, hệphong tục tập quán Hà Nội, trong thời kỳ vừa hiện đại vừa cổ truyềnnày, vẫn còn có một phương diện chính yếu nữa cần đến sự sàng lọc, đấutranh. Chúng tôi muốn nói đến nhu cầu phải chống lại những lề thói nhândanh “tân thời”, “văn minh”, nhưng thực chất lại lố lăng, kệch cỡm,phản lại những mỹ tục chân chính trong truyền thống của ông cha, để đẻra những “Ông Tây An Nam” như trong kịch của Nam Xương, “Típ-phờ-nờ”,Văn Minh và nhất là Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng…

Côngcuộc thu nạp và đấu tranh để lọc đi những gì không thích hợp trong hơnnửa thế kỷ “Pháp thuộc và chống Pháp thuộc” về mặt lề thói sống cuốicùng cũng đã làm lắng đọng được một số nét đặc trưng của hai thuộc tínhcó ý nghĩa quan trọng đáng kể đối với hệ phong tục tập quán Hà Nộiđương thời. Đó là tính hiện đại, và tính đô thị. Và nếu phải kể tên mộtphong tục mới, kết tinh được cả hai tính cách đặc trưng ấy, thì chắchẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ đến tập quán mặc chiếc “áo dài tân thời”của các bà các cô ở Hà thành trong nửa đầu thế kỷ thứ XX.

Khởitừ những năm 10 của thế kỷ XX, chiếc áo “tứ thân” trùm dài ra ngoài bộ“xống áo” cổ truyền đã chuyển hoá thành chiếc áo dài năm thân thẫm màu,mặc ngoài chiếc quần đen, cả áo lẫn quần đều phải lụng thụng cho phùhợp với cái nhìn nghiêm khắc của đạo Nho, và vì thế, đã xoá đi hếtnhững đường cong gợi cảm. Thế nhưng, khoảng những năm 30, cùng với lốisống “tân thời” nơi đô thị nhộn nhịp vốn cần sự thanh thoát, gọn gàng,cộng với cả quan niệm “mới” về vẻ đẹp cơ thể đến từ phương Tây nữa, mộtkiểu quần áo dài Hà Nội ra đời, màu sắc tươi tắn hơn, kiểu dáng cũngmượt mà và hiện đại hơn. Thay cho chiếc “quần lĩnh Bưởi” thâm, giờ đâylà chiếc quần lụa hoặc sa tanh màu trắng mềm mại, thanh khiết. Và đặcbiệt là chiếc “áo dài tân thời”, có phần thân bó gọn, tôn lên nhữngđường cong hấp dẫn trên cơ thể người phụ nữ, cùng với phần vạt bay lượnnhẹ nhàng, làm duyên cho dáng đứng, điệu đi của họ. Đâu phải tình cờkhi bộ trang phục ấy được rất nhiều thiếu nữ Hà thành hưởng ứng. “Cuộccách mạng (về lối phục sức)” đó, như một tờ báo khi đó đã viết, quả đã“ngấm” rất sâu cái “chất Hà Nội” lúc bấy giờ. Bởi thế, sẽ không có gìphải ngạc nhiên khi tấm ảnh đầu tiên về người thiếu nữ trong bộ áo dàitân thời ấy lại được in trên một tờ báo của Hà Nội, tờ Ngày nay, số rangày 30-1-1935, với hình cô Nguyễn Thị Hậu, duyên dáng trong chiếc “áodài Lơ Muya” (phiên âm tiếng Pháp “Le Mur”, nghĩa là “cái tường”, dịchtên của hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương.Hoạ sĩ này là người đã kết hợp kiến thức và nghệ thuật Tây học với“chất Hà Nội” để “tạo mốt” cho bộ trang phục “quần áo dài tân thời”).Như vậy, chính là hệ phong tục tập quán Hà Nội, chứ không phải nơi nàokhác, ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đã dồn được quá trìnhvận hành tiếp nhận - lan toả - chắt lọc - kết tinh ở nơi đô thị hàngđầu này, để trong những năm tháng của “thời kỳ bản lề”, hình thành đượcmột trong những sản phẩm có đầy đủ bản sắc và bản lĩnh đặc trưng củamình là thanh và lịch, vừa hiện đại lại vừa truyền thống.

Đếngiữa thế kỷ XX, sau ngày thủ đô được giải phóng, ở Hà Nội, chiếc áo dài“tân thời” trước đây được đổi tên gọi thành “áo dài dân tộc”, và trởthành “lễ phục chính thức” (tức là trở thành một hình thức phong tụcphục trang của phụ nữ thủ đô trong những ngày lễ, ngày hội lớn nhỏ, củagia đình và xã hội). Có thể xem đây là một “tín hiệu kép”, bởi nó vừalà sự thừa nhận những giá trị thực sự của việc hiện đại hoá và Âu hoátrong hệ phong tục tập quán thời kỳ trước đấy (mà chiếc “áo dài tânthời” là một biểu hiện), vừa là sự khẳng định ý chí và trách nhiệm nốitheo sự vận hành - với những động thái: tiếp nhận - lan toả - chắt lọc- kết tinh của các thời quá khứ -, để tiếp tục sứ mạng bảo tồn và pháthuy tính dân tộc và bản sắc, bản lĩnh thanh lịch của hệ phong tục tậpquán thủ đô ở thời kỳ hiện đại.

Hơn50 năm của thời kỳ hiện đại này là thời gian của những biến động lớn.Liền theo ngay cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, là một cuộc thay đổi vềmặt văn hoá và đời sống, trong đó, phong tục tập quán là một lĩnh vựcthực sự đã có những đổi thay nhanh chóng. “Đời sống mới” - như tên gọicủa cuộc đổi thay này - ở thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừađược khai sinh đã không chỉ đem đến cho phong tục tập quán Hà Nội mộtcách chào mới (được cho là tượng hình búa liềm, với bàn tay phải nắmlại, vòng gập ngang vai mà đặt lên thái dương), hoặc một lối xưng hômới (gọi nhau bằng “đồng chí”, “đồng bào”). Cuộc vận động đó còn đemlại cho thủ đô cả một lối sống mới, theo tinh thần cách mạng; trong đó,những phong tục xã hội (như hội họp, quyên góp, diễu hành, hô khẩuhiệu, làm cổng chào…) có xu hướng trở thành một lĩnh vực được ưu tiênchăm sóc, phát triển.

Nhưngcuộc vận hành của hệ phong tục tập quán Hà Nội theo “Đời sống mới” chỉkéo dài được hơn một năm. Những năm tháng dài tiếp liền sau đấy là thờigian của những cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ xâm lược. Chiếntranh đã tạo ra những cơn lốc biến động dữ dội, nhưng lại “để ngỏ cửa”cho sự vận hành của phong tục tập quán. Nói đúng hơn, nó cũng để lạidấu ấn thường là mang hình ảnh và sắc thái của những kỷ niệm bi tráng,những “phong tục thời chiến”: những thế ứng xử và thói quen của “NgườiHà Nội”, trong “60 ngày đêm khói lửa”, “12 ngày đêm B.52”, khi “đi tảncư”, “đi sơ tán” ra khỏi thành phố; hay lúc dựng chướng ngại vật, đàohầm trú ẩn ngay trên hè đường; đội mũ rơm chống mảnh bom đạn, và ăn bobo ăn mì… luộc, xếp hàng mua bằng tem phiếu những nhu yếu phẩm ở những“cửa hàng cung cấp” và “mậu dịch quốc doanh”…

Nhưngnếu phải kể những biến động chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến hệ phong tụctập quán Thăng Long - Hà Nội cổ truyền còn đọng lại, cũng như là đến hệphong tục tập quán Hà Nội đương đại thì trước hết, đó phải là sự xáotrộn cư dân, cả trong những năm tháng chiến tranh lẫn trong “thời kỳhậu chiến”; và sau đó sẽ là những luồng tác động của văn hoá và lốisống ngoại nhập ở “thời kỳ mở cửa” - những thập niên cuối thế kỷ XX.

Cưdân Hà Nội, chỉ với một vài chục vạn người ở nửa đầu thế kỷ XX mà đãthấy đủ các kiểu xáo trộn do những di động đi về, xuôi ngược: nào “lênchiến khu”, “đi kháng chiến”, “đi tản cư”, “đi di cư (vào Nam)”…, nào“hồi cư”, “dinh tê (vào thành)”, “tiếp quản”, “tập kết”… Vậy mà đếnnhững thập niên cuối thế kỷ thứ XX, sự gia tăng dân số, dù được coi là“tự nhiên” hay “cơ học”, thì cũng đã lên tới con số hàng triệu, mà quánửa, nếu không phải là hầu hết trong số đó, lại toàn là những “thị dânmột đời” (một thế hệ) hoặc thậm chí chưa được đủ một đời. Hiển nhiên,một hiện tượng thu nhận mạnh mẽ các luồng nhập cư từ mọi miền xuôingược xa gần như thế, không thể không làm cho guồng máy tiếp nhận cácphong tục tập quán và lối sống từ khắp các địa phương về cho hệ phongtục tập quán Hà Nội phải quay với một công suất rất cao.

Sựtiếp nhận ở mức độ rất cao mà lại diễn ra trong một thời gian nhanhchóng và gấp gáp, tất yếu dẫn đến sự hoà tan hoặc pha loãng những yếutố căn cốt của hệ phong tục tập quán Hà Nội. Lấy một ví dụ, chẳng hạnchuyện lời ăn tiếng nói (tức phong tục ngôn từ) Hà Nội trong thời hiệnđại. Nhà văn Tô Hoài chỉ muốn dùng một ví sánh gọn gàng để chỉ ra cáigốc của tiếng nói Hà Nội: ấy là “tiếng Hồ Gươm”. Tuy nhiên, cũng cóngười thấy cần phải viết những dòng phân tích kỹ lưỡng hơn: “Tiếng HàNội không chỉ hay ở chỗ phát âm nhẹ nhàng và uyển chuyển, mà còn là sựsử dụng ngôn ngữ ý tứ, nhã nhặn, tinh tế… Cách nói Hà Nội thường ý nhị,tôn trọng người đối thoại, không cộc lốc, thô lỗ, tục tĩu…”. Đối chiếuvới những điều căn cốt của phong tục ngôn từ Hà Nội là như thế, vớithực trạng phổ quát ở Hà Nội lúc này (chẳng hạn như: nói ngọng, nóinặng, nói tục, chửi bới…) thì có thể thấy ngay và thấy rõ việc tiếpnhận về cho hệ phong tục tập quán Hà Nội những ảnh hưởng của mọi miềnquốc nội ngày nay có vẻ như đã là “quá tải” rồi, chứ không như ngày xưanữa, mặc dù ở ngày xưa thì chuyện tiếp nhận ấy cũng đã thường xuyênthấy xảy ra.

Còncó thể thấy rõ một biểu hiện khác nữa về sự tiếp nhận “quá tải” của nềnvăn hoá và hệ phong tục tập quán Hà Nội trong thời hiện tại, vào lúcnhững yếu tố căn cốt của nó đang ở trong tình trạng bị loãng nhạt đi.Đấy là sự du nhập các tác nhân quốc tế, đặc biệt là từ sau ngày đấtnước thống nhất, từ “thời kỳ mở cửa”, “hội nhập” ở những thập kỷ cuốithế kỷ thứ XX. Chưa từng bao giờ thấy, trong lịch sử nghìn năm văn hiếnở chốn thành đô vốn nổi tiếng thanh lịch này, văn hoá nói chung, và hệphong tục tập quán nói riêng lại lộn xộn đến như vậy bởi những yếu tốngoại lai. Nhất là khi những yếu tố ngoại lai đó gặp được ở đây một“mặt bằng dân trí” đang vừa bị xáo trộn, lại vừa có phần nào bị “thảnổi” với cơ chế thị trường. Đấy là cơ hội để không chỉ xu hướng “phaloãng”, mà cả xu hướng “kéo lùi” (xuống cấp) có thể lộng hành, đặc biệtlà ở lĩnh vực phong tục gia đình và tập quán cá nhân. Vì thế mới sinhra những “em ơi, Hà Nội chóp” (những ngôi nhà mái hình chóp nhọn),những “mắt xanh mỏ đỏ” ( chỉ sự trang điểm lố lăng), khiến cho một “HàNội băm sáu phố phường” cổ kính, trang nhã trở nên một đô thị của mộtsố “thị dân hãnh tiến”, như nhận xét có phần lạnh lùng của một số kháchnước ngoài. Cũng vì thế mới có những cuộc đua xe máy phân khối lớn kinhhoàng, những âm thanh “rốc”, “ráp” được phóng to hết cỡ hoặc được gàothét, mếu máo mà trình diễn với những bộ phục trang nhăng nhố, rồinhững biểu hiện thác loạn ở các vũ trường, các quán “Karaoke ôm”, “biaôm”, “cà phê đèn mờ”, rồi lối sống bạo lực, tham nhũng, hối lộ, ma túy,bất chấp luật pháp…, những tệ nạn đang làm băng hoại nếp sống thanhlịch ở nơi vốn “lắng hồn núi sông ngàn năm”.

Khoảngthời gian một vài chục năm có thể chưa đủ để cơ chế tiếp nhận - lan toả- chắt lọc - tinh kết trong sự vận hành hệ phong tục tập quán ThăngLong - Hà Nội cổ truyền phát huy hết tác dụng. Nhưng không phải vì thếmà hệ phong tục tập quán Hà Nội ở thời kỳ hiện đại không thể, hay khôngcần điều chỉnh. Ngược lại, đang trở nên cần thiết và cấp bách hơn baogiờ hết, những sự chăm lo và cố gắng mới để tiếp tục xây dựng, địnhhình và kiện toàn cho cả hệ phong tục tập quán Hà Nội hiện đại nóichung, lẫn phương diện phong tục tập quán gia đình và phong tục tậpquán cá nhân nói riêng, trên một “mặt bằng dân trí” ổn định và ngàycàng được nâng cao. Cần làm sao để các phong trào: “Người tốt việctốt”, “Nếp sống văn minh”, “Gia đình văn hoá”… đã được phát động, triểnkhai trở nên thiết thực hơn nữa. Và đặc biệt là cần làm rõ và giớithiệu được rộng và sâu, tới mọi người và từng người Hà Nội, những giátrị của hệ phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội đã vận hành trongngàn năm qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean