Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Khởi hiện thị trường gạch ngoại thất

Thị trường gạch ngoại thất (dùng để trang trí, che phủ bề ngoài công trình) ở Việt Nam hiện chưa lớn. 
Chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay trong các sản phẩm che phủ bề mặt công trình vẫn là các loại sơn tường. Dường như có một thói quen khó thay đổi của người Việt Nam, nếu không sử dụng sơn làm vật liệu bao phủ thì nhất định những vật liệu “xếp hàng” liền kề sau đó phải là đá tự nhiên (hoặc nhân tạo), hoặc vật liệu cao cấp khác như kính, nhôm...v.v...

parkson
 plaza
 Hà Nội - một trong những công trình sử dụng gạch ngoại thất.

Thị trường… ngách!
Điều lạ là, với tổng công suất các nhà máy gạch ceramic lên đến 350 triệu m2/năm, đồng nghĩa với cung vượt cầu tới hơn 100 triệu m2/năm nhưng chủ yếu “cuộc chiến” với đủ kiểu hỉ - nộ - ái - ố giữa các nhà sản xuất chỉ xoáy xung quanh mảng gạch lát nền và nhà tắm. Có vẻ như các nhà sản xuất quên một thực tế rằng, diện tích bao phủ công trình bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với diện tích ốp lát nội thất? Và rồi “khoảng trống” thị trường đó mãi vẫn chưa được chú trọng khai thác đúng với tiềm năng của nó. Ngược lại tỷ trọng sử dụng gạch ceramic trong công trình xây dựng ngày càng bị thu hẹp lại do phải nhường đất cho các dòng vật liệu cao cấp hơn hẳn như granit, gỗ. phải chăng gạch thẻ ceramic không phù hợp với việc trang trí làm đẹp bề mặt ngoại thất?
Nếu quay lại với phong cách xây dựng truyền thống của dân tộc, sẽ thấy gạch là sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí làm đẹp. Minh chứng khảo cổ cho thấy, gạch gốm nung cho công trình còn đạt tới trình độ tinh xảo, với các hoa văn, phù điêu hết sức phong phú và còn ghi dấu ấn thẩm mỹ tinh tế qua nhiều thế kỷ. Vậy câu hỏi đặt ra: Tại sao các DN ceramic cực nhọc trăm kiểu bởi cạnh tranh lại không quan tâm hơn tới “góc khuất” thị trường này?
Một giám đốc ceramic đang có ý định đầu tư sản xuất gạch gốm dạng thẻ (mosaic ốp ngoại thất) cho hay: “Làm ra sản phẩm không khó, cái khó là phải có đầu ra để bảo đảm dòng tiền tái sản xuất, cũng như để tài chính của Cty được an toàn. Nhưng thực trạng thị trường gạch ngoại thất hiện rất khó, vì người Việt Nam không có thói quen dùng gạch ốp toàn bộ bề mặt công trình”. Quả thật, trong ứng dụng thực tế, gạch ngoại thất hiện chỉ dùng để ốp bề mặt phía trước công trình nhà ở nhỏ lẻ trong cư dân, hoặc trang trí tường rào… nghĩa là diện tích sử dụng không lớn. Vì lẽ đó, dù đứng trước một cơ hội kiếm tiền có tiềm năng hết sức to lớn, nhưng các DN vẫn ngậm ngùi đặt cho con đường phát triển gạch ngoại thất Việt Nam cái tên: Thị trường ngách!
Thị trường ngách và sự làm ngơ của “đối thủ nặng ký” ?
Một DN tư nhân về sản xuất ceramic đặt vấn đề rất thực dụng: Sản xuất gạch thẻ ư? Không khó! Nhưng quá khó để xây dựng thị trường và xác lập thói quen mới cho người Việt. Giả sử thành công, chắc chắn khó khăn khác lại xuất hiện, đó là sự đe dọa từ nguồn hàng nhập khẩu trung Quốc!
Quả thật, sản phẩm gốm sứ xây dựng trung Quốc là “đối thủ” đe dọa tới tất cả các nền sản xuất gạch ngói đất sét nung trên thế giới, nhưng tại khu vực Đông Nam Á, chỉ riêng thị trường gạch ngoại thất Việt Nam là được “đội quân gạch thẻ” trung Quốc không đụng chạm tới. Lý do cốt lõi ai cũng hiểu, nó xuất phát từ nguyên nhân năng lực tiêu thụ còn quá khiêm tốn.
Những tín hiệu mới
trong khi ở các quốc gia châu Á như Nhật Bản, trung Quốc, Hàn Quốc… việc sử dụng gạch ngoại thất ốp bề mặt các tòa nhà cao ốc đã có truyền thống hàng chục năm thì mới đây, ở Việt Nam tại Hà Nội và Tp.HCM bắt đầu khởi hiện một số các tòa nhà cao tầng có mức đầu tư lớn như Ocean park, Vincom City Tower cùng một số tòa cao ốc hiện đại khác bắt đầu có dáng dấp sự hiện hữu gạch ngoại thất che phủ bề ngoài công trình.
Được biết cả hai tòa nhà trên đều sử dụng gạch thẻ do Cty INAX (liên doanh Việt Nam - Nhật Bản) sản xuất. INAX tuyên bố sản phẩm gạch ngoại thất của họ với những tính năng ưu việt như không bị tác động bởi những yếu tố như tia cực tím, axit, nhiệt độ cao, mưa nhiều và với tính năng chống bám bẩn. Tiến xa hơn nữa, INAX đã cho ra đời công nghệ sản xuất gạch ốp lát MICRO GUARD, đây là công nghệ phát huy tối đa đặc tính chống bám bẩn cao vốn có ở gạch ốp lát. Công nghệ này đã vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản để được xếp vào danh mục những sản phẩm chất lượng cao.
Còn Cty Cp VIGLACERA Hà Nội - DN đầu tiên sản xuất gạch ceramic tại Việt Nam vừa qua cũng đã chính thức khánh thành dây chuyền gạch ngoại thất. Ngay trong ngày khánh thành, một số DN xây dựng và chủ đầu tư các công trình cao tầng đã ký kết thỏa thuận hợp tác cung ứng VLXD.
Tin vui  liên tiếp, dù còn hết sức nhỏ bé so với tiềm năng thị trường, nhưng cho thấy các DN ceramic năng động đã tìm ra hướng thoát hiểm trong cuộc chiến dư nguồn cung gạch ốp lát nội thất. Và một xu hướng mới về VLXD trang trí ngoại thất mới có nhiều ưu điểm đã bắt đầu…
Nguồn: baoxaydung.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean