Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(69)

Bức tường lay động theo làn gió

Bức tường vốn là một thứ chắc chắn và vững chãi, thế nhưng bạn đã nghe đến một bức tường nào mà lại lung lay, chuyển động khi có gió thổi chưa? Thế mà lại có một bức tường như thế thật đấy.
Bức tường lay động theo làn gió
Đây là một tác phẩm nghệ thuật đang được xây dựng tại bãi đỗ xe của sân bay Brisbane, Úc. Để làm nên tác phẩm này người ta đã phải sử dụng tới 250.000 tấm nhôm nhạy với những luồng gió. Vì thế mà khi có gió thổi qua bức tường sẽ lung lay, di chuyển trông rất thú vị.
Bức tường lay động theo làn gió
Khi có gió thổi thì sẽ di chuyển như này.
Bức tường này dài khoảng 5.000 mét vuông và đây là tác phẩm có sự hợp tác của công ty dự án nghệ thuật đô thị (UAP) và nghệ sĩ người Mỹ, Ned Kahn. Bức tường này không chỉ có giá trị nghệ thuật mà nó còn là nơi giúp điều tiết gió, cung cấp bóng mát cho bãi đỗ xe.
Bức tường lay động theo làn gió
Nhìn từ xa khi có gió thổi bức tường chuyển động gợn sóng khiến chúng ta liên tưởng đến một hồ nước vậy. Quả là một công trình nghệ thuật thú vị và đẹp mắt.
Bức tường lay động theo làn gió
Bãi đậu xe và bức tường này dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2011, chúng ta cùng chờ đón tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp này nhé.

Trung Quốc lập siêu thành phố lớn nhất thế giới

TTO - Trung Quốc đang lập kế hoạch xây dựng siêu thành phố lớn nhất thế giới với 42 triệu dân, khi sáp nhập 9 thành phố nằm quanh vùng đồng bằng châu thổ sông Châu Giang.

Siêu thành phố mới tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: Telegraph

Theo báo Telegraph đăng hôm nay 25-1, kế hoạch “Biến đồng bằng sông Châu Giang thành 1” sẽ tạo ra một khu vực đô thị rộng lớn gấp đôi Xứ Wales của Anh với diện tích 16.000 dặm vuông (tương đương 41.440 km vuông).

China's mega citiy plans revealed - 42 million peopleConstruction in Shenzhen is underway for the creation of China's 42 million people mega city that will challenge Shanghai and Beijing as China's economic engine.

Khu vực này bao gồm các trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc, trải dài từ Quảng Châu - thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, đến Thâm Quyến, bao gồm Phật Sơn, Đông Quan, Trung Sơn, Chu Hải, Giang Môn, Huệ Châu, Triệu Kinh. Khu vực này chiếm gần 1/10 giá trị của nền kinh tế Trung Quốc.

Trong sáu năm tới, khoảng 150 dự án hạ tầng lớn sẽ cải thiện giao thông, năng lượng, hệ thống nước và mạng lưới viễn thông cho 9 thành phố với chi phí 2.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 303 tỉ USD.

Một tuyến tàu cao tốc mới sẽ nối liền trung tâm này với Hong Kong gần đó. Sẽ có 29 tuyến đường sắt với chiều dài 4.960 km được xây dựng mới để việc di chuyển giữa các trung tâm thành phố chỉ mất tối đa 1 giờ. Giá viễn thông cho khu vực này sẽ giảm 85%.

“Ý tưởng của chúng tôi là khi các thành phố này kết hợp với nhau, người dân sẽ di chuyển thoải mái hơn và được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như các tiện ích của các vùng khác nhau một cách thuận lợi” - Mã Tường Minh, chủ nhiệm kiêm tư vấn chính của dự án tại Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Đông, cho biết.

Ông Mã nói việc sáp nhập các thành phố sẽ mang lại cơ hội mới cho kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đồng bằng Châu Giang sẽ được giải quyết tối đa bằng một chính sách thống nhất. Tất cả giá điện, giá xăng dầu cũng được thống nhất.

Siêu thành phố ở miền nam sẽ tạo ra thế cân bằng với Bắc Kinh và Thượng Hải. Tuy nhiên, ông cho biết chưa nghĩ ra một cái tên chung đặt cho khu vực này. Cái tên mới sẽ không được đặt theo một trong 9 thành phố đã có.

Đến cuối thập kỷ này, Trung Quốc còn có kế hoạch sáp nhập nhiều vùng đô thị khác với 50-100 triệu dân và các đô thị vệ tinh cỡ 10-25 triệu dân.

Hiện nay khu vực phía bắc quanh Bắc Kinh và Thiên Tân cũng được kết nối với nhau bằng mạng lưới đường sắt cao tốc, dự kiến tạo ra một siêu đô thị có tên vành đai kinh tế Bố Hải với dân số ước tính 260 triệu người.

http://www.richardbanks.com/trends/wp-content/uploads/2010/01/image11.pngDubbed “Mangal City”,New Yorkhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi8vPVFoY66-j6kt_PF9e35NWW9gSxUuE7bKZ4G6wSubypjBvxt_EDdBQm7iD25YIYCbgYN16iAggC9yXD9qwNlgWUaRNrDoFmLN1aQdqqZp9_N8-SbwrpDVQtR6NO8E285Noniy6wC2HU/s400/mangal-ed011.jpg

http://www.inhabitat.com/wp-content/uploads/2010/01/mangal-ed011.jpghttp://inhabitat.com/wp-content/blogs.dir/1/files/2010/01/mangal-ed051.jpghttp://inhabitat.com/wp-content/blogs.dir/1/files/2010/01/mangal-ed051.jpghttp://www.auhana.com/architecture/wp-content/uploads/Chimera-Mangal-City-spiraling-skyscrapers-5.jpeghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg554hhmGwtvQtNyrE6u5PM3oXR3T6SJTPdPZejn6xqAM6DV08c-GUrKM0VgxnnFdI76KIYiKMrF9tVYgLfbA0lCqo9PGozy7t6yqMGMvl4a9u6D1Jc2R9fMu8pydZje-pxH0XmpihyDGJF/s1600/untitled4.bmphttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEifhD15fLQZhugqi46CN2oRkFVPKpCUSt9rYEhYCzXDvSoykSG7w_pBsnuCx1jNvwBIY9Jop-Mx_LOhJI0XuMozngBmOJTYrIIrf9WjIfuJys1tD14v1tCzaRsAmKEOaWKtsJabO2fWLket/s1600/untitled1.bmphttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhEnHsq6VuZlH8CZys1Z6O4Qpj_8d6k_ejYoPq58YeT58pJsgbPHnaPAFkoaJYv9Di4lauJbJpSKqDhMejlC9Y5qVT1cZVjJmxUSNJ_cAoSH46P0LF8dD1NxnoKEK7NTnKd-ZNrhKchZTt7/s1600/untitled6.bmphttp://www.archi-europe.com/pictures/Spiraling3.jpg

Batumi Aquarium in Georgia









http://www.vietbao.com/images/upload/2011/2011_02/2011_02_14/UNDERGROUND_Hotel-London-Green-Belt-1-large.jpgLondon: Khách Sạn Môi Sinh Dưới Mặt Đất
Làm sao có thể xây một khách sạn 5 sao trong vùng sân gôn thượng lưu mà không phá hư quang cảnh ngút ngàn màu xanh môi sinh của Hersham Golf Club tại Surrey, London? Hội các nhà kiến trúc sư ReardonSmith Architects đã vẽ kiểu một khách sạn 5 sao với hơn 200 phòng nằm ẩn dưới mặt đất, và trên tầng nóc khách sạn vẫn là những thảm cỏ xanh. Khách sạn dưới đất này cũng có hội trường, phòng thể dục và nhiều cơ sở giảỉ trí đều ở dưới đất. (Photo ReardonSmith's Project)

Guz Architects have sent us the Meera House they have designed in Singapore.

.Description from the architects:

This house is located on a new housing estate on the island of Sentosa adjacent to Singapore. The plots are not large and neighbouring buildings are built close to the sides of each house.

Thus our strategy was to build a solid wall to each side neighbor to provide privacy where possible, while creating a central light and stair well which would funnel the sea breeze through the centre of the building. The front and rear of the building meanwhile, terrace back allowing each storey to have visual or actual access to greenery.

The intention was to try to allow each roof garden provided a base for the storey above allowing the layered effect to make each storey feel like it was a single storey dwelling sitting in a garden…..as much as we could do in the close confines of sentosa island and with such a large building!!








Guz Architects have completed the Fish House in Singapore.

© Patrick Bingham Hall

Architects: Guz Architects
Location: ,
Project Architect: Gan Ren Ying
C & S Engineer: MSE Consultants
M & E Engineer: Herizal Fitri Consultants
Main Contractor: Sun Ho Construction
Project Year: 2007
Photographs: Patrick Bingham Hall

© Patrick Bingham Hall

The house is a contemporary interpretation of a traditional courtyard house, laid out around a central green courtyard with a double height stair and entry area forming the focal point of the project. The L-shaped plan creates open spaces which encourage natural ventilation and offer resident’s views over the courtyard to the verandah, roof gardens and beyond. Lushly planted roof gardens surround the house and add to the effect that nature is evident in every part of the house. The large roof above the courtyard creates an indoor and outdoor space leading to the gardens and swimming pool which wraps around two sides of the house.

© Patrick Bingham Hall

The tangga house hopefully gives the owners the opportunity to live in harmony and comfort with nature, in singapores hot tropical climate.

"Air Tree" ở Madrid, Tây Ban Nhahttp://www.dailygalaxy.com/photos/uncategorized/2008/05/15/airtreemain_1.jpg


The house is laid out around a central water court that forms the local point of the project.
The design concept created by Guz Architects was to create a house which has close relationship with nature and this is achieved by having a swimming-pool linking the house with the landscape. Roof gardens surround the water court and add the effect that nature is evident in all the part of the house.
the project also demonstrates how technology, planning and design can apply sensitively to generate a comfortable luxurious yet sustainable family house.



Guz Architects

The Yellow Tree House by Pacific Environment Architects is built around a redwood tree, which is over 40m high and has a 1.7m diameter at its base, located north of Auckland, New Zealand.

The structure is made of plantation poplar slats and used extensive natural lighting throughout. The tree house restaurant was built as a marketing promotion for New Zealand Yellow Pages.

The concept of building a tree house on a redwood tree was quite challenging and required a range of consultants to get resources and building consent, and to get construction underway in the limited time of four months.

The design is an organic oval form wrapped around the trunk and structurally tied up top and bottom, with a circular arrangement, split apart on the axis with a raised floor portion. The timber binding forms basis of the main structure. Glue-laminated plantation poplar pine has been used for the slats.

It is around 10m wide and over 12m high with seating 10m off the ground. The kitchen and toilets are on the ground. It has the capacity to occupy 18 people with all the comforts such as bar, structural soundness, and unobstructed views into the valley.

Hà Nội đứng gần cuối bảng xếp hạng thành phố xanh

Theo bảng xếp hạng chỉ số xanh của 22 thành phố ở châu Á được công bố sáng 14/2, Hà Nội xếp vào vị trí của nhóm "dưới mức trung bình".

Trong số 22 thành phố được chấm điểm, Hà Nội ở vào nhóm "dưới mức trung bình" cùng ba thành phố của Ấn Độ (Bengaluru, Kolkata, Mumbai) và thủ đô Manila của Philippines. Nhóm này chỉ đứng trên thành phố đội sổ bảng xếp hạng là Karachi của Pakistan.

Đứng đầu bảng xếp hạng, thành phố xanh nhất ở châu Á là Singapore. Quốc gia này đặc biệt nổi bật nhờ mục tiêu đầy tham vọng và các biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về môi trường.

Ảnh:
Người đi xe máy ở nhiều tuyến đường ven nội đô Hà Nội chìm trong lốc bụi. Ảnh: Quang Xuân.

Kết quả nghiên cứu được công bố sáng 14/2 tại Singapore với các số liệu đánh giá chủ yếu được thu thập trong năm 2008-2009. Khởi xướng bởi tập đoàn Siemens, chỉ số thành phố xanh châu Á (Asian Green City Index) được thực hiện bởi bộ phận nghiên cứu của tạp chí uy tín The Economist.

Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu đã phân tích mục tiêu và kết quả đạt được của 22 thành phố châu Á liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Có 8 tiêu chí được xem xét gồm: năng lượng và CO2, sử dụng đất và các tòa nhà, giao thông, rác thải, nước, vệ sinh, chất lượng không khí và quản lý về lĩnh vực môi trường.

"Nghiên cứu này cho thấy một thực tế: Thu nhập cao không đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều tài nguyên. Khi thu nhập bình quân đầu người vượt qua 15.000 euro/năm thì mức tiêu thụ tài nguyên lại giảm. Nguyên nhân rất đơn giản, tại những thành phố giàu có, ý thức về môi trường của người dân cao hơn và cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội hiệu quả hơn”, Jan Friederich, giám đốc bộ phận nghiên cứu của tạp chí The Economist cho biết.

Kết quả xếp hạng thành phố xanh châu Á

Nhóm rất cao: Singapore

Nhóm trên mức trung bình: Hong Kong, Osaka, Seoul, Đài Bắc, Tokyo, Yokohama

Nhóm trung bình: Bangkok, Bắc Kinh, Delhi, Quảng Châu, Jakarta, Kuala Lumpur, Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán

Nhóm dưới trung bình: Bengaluru, Hà Nội, Kolkata, Manila, Mumbai

Nhóm rất xa mức dưới trung bình: Karachi

Kiến trúc sư của tòa thị chính London này không ai xa lạ mà chính là “Nam tước danh dự vùng sông Thames” Norman Foster, cha đẻ của các công trình kiến trúc nổi tiếng khắp thế giới như cầu Thiên Niên Kỷ cũng ở London, cầu Milau ở pháp, Hearst Tower ở New York hay sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh…

Biểu tượng kiến trúc mới của thành phố London cổ kính

Khởi công từ tháng 3-2000, tòa nhà được đích thân nữ hoàng Elizabeth II khai trương vào tháng 7-2002, tức hai năm sau khi GLA được thành lập.

pha trộn giữa nghệ thuật cách tân cộng với ảnh hưởng của xu hướng hi-tech hiện đại, Norman Foster luôn thu hút sự chú ý của công chúng cho các tác phẩm kiến trúc của mình. Đồ án tòa thị chính London lần này cũng được xem như là một hình mẫu kiểu mới cho nhu cầu xã hội hóa kiến trúc cũng như tạo hiệu quả đặc biệt về mặt môi sinh.

Tòa thị chính London, gần bên là cầu Tháp (Tower Bridge) nổi tiếng

Công trình được xây dựng với tổng kinh phí lên đến 65 triệu bảng Anh. Với hình dáng khác thường hơi phình ra, Norman muốn giảm thiểu diện tích bề mặt và tăng cường hiệu suất năng lượng.

Người ta thường so sánh hình dáng của công trình này nửa giống như chiếc mũ sắt của các chiến binh ngày xưa, nửa giống một con mối khổng lồ “cách điệu”. phong cách này còn được gọi là hình thái học sinh vật công nghệ cao hiện đại (modern biomorphic hi-tech). Thật khó để phân biệt được đâu là mặt trước hay mặt sau từ hình dáng dị thường như thế!

Với cấu trúc dị thường, công trình là một hình mẫu của dòng kiến trúc thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả

Góc nghiêng của tòa nhà theo đó hạn chế nhiệt độ tăng vào mùa hè và hạ thấp vào mùa đông. 25% là tổng số năng lượng tiết kiệm được khi so sánh tòa nhà với những cao ốc có cùng kích cỡ nhưng với hình dáng vuông vức bình thường.

Sông Thames, con sông quan trọng nhất nước Anh, nơi sản sinh ra rất nhiều công trình kiến trúc huyền thoại cho cả thế giới. Norman Foster đã góp thêm vào đó một niềm tự hào mới bằng một biểu tượng hiện thân cho công nghệ hiện đại và xu hướng kiến trúc tương lai.

Một cầu thang hình xoắn ốc với dốc thoai thoải dài 500m chạy dọc suốt chiều cao và lối đi bộ này đồng thời cũng tạo một kiểu trang trí nội thất độc đáo cho tòa nhà. Hơn thế, đó còn là biểu tượng hóa cho sự minh bạch, liên tục và tiến bộ của bộ máy hành chính London.

trên đỉnh của tòa nhà cao 10 tầng này là một phòng triển lãm và một phòng dành cho việc hội họp được gọi là “phòng khách của thành phố London” - một không gian để nhìn ngắm toàn cảnh thành phố luôn được mở cửa rộng rãi cho tất cả mọi người vào những ngày cuối tuần.

Hệ thống làm mát của công trình được cung cấp bởi hệ thống nước ngầm bơm từ các lỗ khoan đặt ngay dưới lòng đất xung quanh tòa nhà. Không chỉ thế, hệ thống nước này còn được đổ đầy vào các bể chứa nước của bồn cầu nhằm tiết kiệm lượng nước máy sạch đã qua xử lý.

Một góc nhìn khác của công trình
Nổi bật bên dòng sông Thames
Nhìn toàn cảnh từ trên cao

Tòa nhà bao gồm những tiện nghi công cộng, văn phòng ủy ban và phòng họp chính với sức chứa 250 người. Không gian trong các tầng được thiết kế linh hoạt thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng, từ những văn phòng không vách ngăn rộng rãi đến những căn phòng biệt lập nhỏ.

Cấu trúc mái xếp tầng

Cầu thang xoắn ốc dài 500m chạy bao quanh suốt chiều cao của tòa nhà

“phòng khách của London”, vừa là phòng họp chính vừa là không gian ngắm cảnh thành phố dành cho mọi người
trần nhà lạ!

Cầu thang nhìn từ trên cao

Việc che mát tự nhiên từ ánh nắng mặt trời trực tiếp nhờ vào bề mặt được thiết kế riêng và hệ thống nhiệt phát ra từ bên trong được tái sử dụng, hạn chế nhu cầu làm lạnh liên tục. Bề mặt này được che phủ bởi 3.844 tấm kính được tráng 3 lớp men và cắt hoàn toàn bằng laser.

Mới đây, vào năm 2007, các tấm năng lượng mặt trời đã được lắp đặt vào tầng mái để tăng cường khả năng chịu đựng với sự thay đổi của môi trường.

Ngay bên ngoài tòa thị chính là một khán đài hình cánh cung với tên gọi “The Scoop”. Đây là nơi được sử dụng để biểu diễn những chương trình văn hóa nghệ thuật vào những tháng hè rất được quần chúng yêu thích.

Khán đài hình cánh cung, “The Scoop” - nơi biểu diễn những chương trình văn hóa nghệ thuật

1. Tháp nghiêng pisa, Italy

Tháp nghiêng pisa là một tòa tháp chuông tại thành phố pisa, Italy. phần chân tháp được khởi công vào 1173 và chỉ vài năm sau đó, người ta đã phát hiện toà tháp bị nghiêng do xây trên nền đất xốp. Chiến tranh khiến công việc xây dựng và chống nghiêng bị đình trệ. Mãi đến năm 1350 tòa tháp mới được hoàn thành. trong những năm 1990, người ta đã đổ hàng trăm tấn chì xuống phần chân tháp để giữ cho pisa ngừng nghiêng thêm. Theo sách kỷ lục Guinness, tháp pisa hiện nghiêng 3,97 độ. Ảnh: visualparadox.com

2. Capital Gate, Abu Dhabi, UAE

Nếu như độ nghiêng của tháp pisa là một "tai nạn" ngoài ý muốn thì tòa nhà chọc trời mới xây dựng tại Abu Dhabi lại nghiêng một cách có chủ đích. Người ta hy vọng khi tòa nhà Capital Gate của UAE khánh thành trong tuần này, nó sẽ làm lu mờ người họ hàng tại Italy. Sách kỷ lục Guinness đã chứng nhận Capital Gate là tòa tháp do con người xây dựng "nghiêng" nhất thế giới. Tòa nhà tạo một góc 18 độ so với phương thẳng đứng, gấp 5 lần độ nghiêng của tháp pisa. UAE hy vọng sẽ được tôn vình trên bản đồ kiến trúc của thế giới sau khi đổ ra 15.000 mét khối bê tông, kết hợp với 10.000 tấn thép để xây dựng tòa nhà. Bên trong Capital Gate là hàng nghìn mét vuông văn phòng. Khách sạn 5 sao Hyatt cũng sẽ được đặt ở đây. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ sau khi đi vào hoạt động, liệu có du khách nào dám ngủ trong tòa nhà này không. Ảnh: menainfra.com

3. Chung cư WoZoCo, Amsterdam, Hà Lan

Công trình lạ mắt này là khu nhà ở cho người già ở Amsterdam và đây cũng là một trong những tác phẩm kiến trúc nổi tiếng nhất của Hà Lan. Khi được giao công trình này, điều khó khăn đối với các kiến trúc sư là thành phố giới hạn độ cao của các tòa nhà và diện tích mặt bằng để nhường chỗ cho cây xanh, trong khi mật độ dân cư và nhu cầu nhà ở thì dày đặc. Nhóm kiến trúc sư trẻ MVRDV của Hà Lan đã nghĩ ra một cách giải quyết khác thường. trong số 100 căn hộ, có 13 căn được "treo" chênh vênh bên ngoài phạm vi của tòa nhà. Tòa nhà được xây dựng từ 1994 đến 1997, với chi phí thấp nhất có thể so với mặt bằng giá tại Amsterdam, theo lời khẳng định của MVRDV. Ảnh: galinsky.com

4. Tu viện Meteora, Hy Lạp

Giống như những tu viện khác, tu viện Meteora (Hy Lạp) nép mình ở một nơi hẻo lánh ít ai lui tới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là công trình kiến trúc có từ thời trung cổ này còn nằm cheo leo trên một mỏm núi đá cao chót vót, nằm trên đỉnh dãy núi pindus ở phía bắc Hy Lạp. Cái tên Meteora miêu tả đúng vị trí của nó, nghĩa là "lơ lửng trong không trung".

Các tu sĩ khổ hạnh đã ẩn náu tại mỏm đá này từ thế kỷ 11 trong những hang động sẵn có. Tuy nhiên, đến thế kỷ 14 họ thấy rằng cần phải xây một tòa nhà kiên cố hẳn hoi để thoát khỏi bọn cướp luôn hoành hành. Đến tận thế kỷ 18 và 19, tu viện này vẫn hầu như là một nơi nội bất xuất ngoại bất nhập, nên bên cạnh các tu sĩ còn có nhiều tù binh bị Đế quốc Ottoman giam giữ.

Cách đây 100 năm, cách duy nhất để tiếp cận tu viện vẫn là kéo lần lượt từng người ngồi trong chiếc giỏ lớn, hoặc leo trên chiếc thang mỏng manh từ mặt đất lên tận đỉnh. Theo truyền thuyết, người sáng lập nên tu viện này chỉ có thể lên xuống bằng cách ngồi trên lưng đại bàng.

Ngày nay, trong số 24 tu viện trên mỏm đá, vẫn 6 tu viện còn hoạt động. Các nhà tu hành tiếp tục duy trì cuộc sống biệt lập với thế giới bên ngoài như hàng trăm năm trước. Điểm mới duy nhất là họ đã có thể quên đi chiếc giỏ mây hay cánh chim đại bàng vì đã có bậc thang đục vào núi đá. Ảnh: citypictures.org

5. Cổng chào puerta de Europa, Madrid, Tây Ban Nha

Năm 1996, với sự hợp tác của Mỹ, Tây Ban Nha đã khánh thành cánh cổng dẫn vào thủ đô Madrid với tên gọi puerta de Europa (có nghĩa là "Cánh cổng vào châu Âu). trước đó, thủ đô Madrid từng có hai cánh cổng cũ ở phía tây và phía tây nam mang tên puerta de Alcalá và puerta de Toledo, hoàn thành từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 mang phong cách cổ điển.

Với lối kiến trúc "nghiêng" 15 độ so với phương thẳng đứng, cánh cổng hoàn thành năm 1996 đại diện cho sự chuyển mình của thủ đô Madrid từ một kinh đô cũ thành một thành phố hiện đại. Không chỉ khác về kiến trúc, puerta de Europa cũng mới mẻ ở chỗ ngoài công năng của một cái cổng chào, nó còn là tòa nhà văn phòng với 26 tầng ở mỗi tòa tháp. Do đó, người ta cho rằng puerta de Europa là tòa nhà văn phòng đầu tiên trên thế giới được xây nghiêng. Ảnh: madridpedia.com

6. Nhà của Sutyagin, thành phố Arkhangelsk, Nga

Thành phố Arkhangelsk nằm ở miền đông bắc xa xôi của nước Nga, quanh năm bao phủ bởi giá tuyết. trụ lại ở vùng đất khắc nghiệt này chỉ có các ngư dân Bắc cực và những người thợ xẻ gỗ. Cư dân nổi tiếng nhất của thành phố là Nikolai petrovich Sutyagin, từng một thời giàu nhất xứ sở này. Năm 1992, ông bắt đầu xây dựng ngôi nhà 2 tầng, đủ để cao hơn mọi ngôi nhà khác trong vùng nhằm khẳng định ngôi vị giàu nhất. Tuy nhiên, sau những chuyến du lịch đến Nhật Bản và Nauy, Sutyagin cảm thấy rằng mái nhà của mình chưa xây đúng cách và quyết định sửa. "Đầu tiên, tôi chỉ định xây thêm 3 tầng. Nhưng xây xong ngôi nhà càng trông vô duyên, như một cây nấm lùn vậy", chủ nhà Sutyagin từng giải thích, "cho nên tôi xây thêm một vài tầng nữa. Càng xây càng thấy không ổn và ngôi nhà cứ cao thêm mãi".

Tuy nhiên, đến năm 1998, khi công trình của Sutyagin vẫn chưa hoàn thành, ông bị chính quyền thành phố kết tội làm ăn phi pháp và cho đi tù 4 năm. Đến lúc đó, ngôi nhà đã được 13 tầng, cao gần 45 mét. Điều đáng nói, nó được xây hoàn toàn bằng gỗ và nhiều người tin rằng đây là công trình làm từ gỗ cao nhất thế giới. trong số những điểm nhấn của ngôi nhà, có nhà tắm cao tới 5 tầng, từng là nơi Sutyagin cùng bạn bè giải trí mỗi khi họ đến thăm.

Khi Sutyagin ra tù, của cải đã bị cướp bóc hết. Năm 2007, Sutyagin, khi đó đã 60 tuổi, than thở với tờ báo Anh Telegraph: "trước khi vào tù tôi là triệu phú. Sau khi ra tù, một xu cũng chẳng còn". Đến năm 2009, ngôi nhà đã vĩnh viễn bị xóa bỏ khi chính quyền thành phố này kết luận nó có thể là nguy cơ gây cháy nổ. Ảnh: Rex Features

7. Astra Tower, Hamburg, Đức

Hoàn thành vào năm 1971, tòa nhà Astra Tower là trụ sở của nhà máy bia Astra. Công trình kiến trúc nằm trên ngọn đồi từng là một trong những biểu tượng của thành phố Hamburg. Tuy nhiên, trong thập kỷ 1990 nhà máy bia này đã bị chia năm xẻ bảy, bán dần cho các công ty khác lớn hơn. Dù những người mua hứa hẹn rằng sẽ trùng tu và bảo dưỡng ngôi nhà nhưng Astra vẫn bị bỏ mặc, trở nên lụi tàn và chính thức bị đập bỏ cách đây 5 năm. Ngôi nhà thay thế vẫn được gọi là Astra Tower nhưng không còn dáng dấp gì của ngôi nhà thách thức trọng lực trước đây. Ảnh: panoramio.com

8. Nhà thưởng trà Takasugi-an

Ngôi nhà Takasugi-an của kiến trúc sư người Nhật Terunobu Fujimori mang đậm phong cách truyền thống Nhật Bản với tiêu chí là sự đơn giản và tĩnh lặng tuyệt đối. trong tiếng Nhật, Takasugi-an có nghĩa là "ngôi nhà uống trà được xây trên cao".

Ngôi nhà chỉ có duy nhất một phòng trà, treo chênh vênh trên ngọn cây cao. Với những chiếc cọc đỡ mỏng manh, ngôi nhà trông như hiện ra từ một bức tranh phi thực tế của nghệ sĩ Salvador Dali. Người ta có thể leo thang lên, và sau đó tận hưởng một buổi chiều thanh bình bên tách trà, miễn là họ không sợ độ cao. Ảnh: evacarla.com

9. Lâu đài Lichtenstein, Đức

Nằm trên một ngọn núi đá hiểm trở giữa rừng cây rậm rạp trên dãy Alps, tòa lâu đài Lichtenstein trông như một phần của các câu chuyện cổ tích.

Công tước Wilhelm của xứ Urach, người đã cho xây dựng lâu đài từ năm 1840 đến 1842, đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng lúc bây giờ là Lichtenstein để đặt tên cho lâu đài. Lichtenstein có nghĩa là "Đá có màu sáng". Ngày nay, lâu đài vẫn thuộc sở hữu của con cháu vị công tước, nhưng mở cửa cho khách tham quan. Vẻ đẹp nguyên vẹn của tòa lâu đài biến nó thành địa điểm tổ chức đám cưới của các đôi uyên ương Đức ngày nay. Ảnh: i.pbase.com

10. Chùa Huyền Không, tỉnh Sơn Tây, trung Quốc

Chùa Huyền Không, hay còn được gọi là "Chùa treo" do được treo trên bề mặt vách đá dựng đứng của ngọn núi Hành Sơn ở tỉnh Sơn Tây, trung Quốc, cách thủ đô Bắc Kinh 300 dặm về phía tây nam. Nhìn từ bên ngoài, quần thể kiến trúc này như được chống đỡ bằng các cọc gỗ có chu vi chỉ nhỉnh hơn chiếc bát ăn cơm. Lối thiết kế mỏng manh này khiến nhiều người sợ rằng chùa có thể rơi xuống đất từ độ cao hơn 50 mét bất cứ lúc nào. Thế nhưng, ngôi chùa vẫn bền bỉ đứng vững trong suốt hơn 1.400 năm qua, sau khi được xây dựng vào năm 491. Ảnh: diariodelviajero.com

Triển lãm Expo Thượng Hải mở cửa suốt sáu tháng (từ ngày 1-5) ghi nhận hàng loạt kỷ lục: triển lãm tốn kém nhất (3,8 tỉ euro), có diện tích lớn nhất (5km2), thu hút nhiều quốc gia tham dự nhất (189) và dự kiến đón tiếp hàng trăm triệu khách tham quan, trong đó 95% là người trung Quốc.

triển lãm hoàn vũ đầu tiên diễn ra năm 1851 tại Crystal palace, London (Anh). Thiết kế tuyệt đẹp bằng kim loại và thủy tinh này từng được xem là một trong những kết cấu đẹp nhất thế giới cho đến khi bị ngọn lửa tàn phá cách nay hơn nửa thế kỷ. Tại Thượng Hải, nước Anh làm du khách nhớ đến Crystal palace ở mức độ vật liệu sử dụng bằng một khối cấu tạo từ hơn 60.000 thanh acrylic mỏng và trong suốt chứa những hạt cây khác nhau tập hợp trong một dự án đa dạng sinh học.

Những lễ hội và những vở diễn quần chúng truyền thống của Hàn Quốc sẽ được tổ chức tại đây. Tòa nhà này cũng có những đài phun nước và nhạc nước, giúp du khách thư giãn trong lúc thưởng thức.

“Sự hài hòa trong tính đa dạng”, đó là đề tài được ưa chuộng nhất trong số các nhà triển lãm tại Thượng Hải. Giám đốc Asad Wahid của nhà triển lãm pakistan giải thích đó là sự tìm kiếm những mô hình tốt nhất của các thành phố pakistan mang tính truyền tải sự khoan dung và bình đẳng.
Tòa nhà do kiến trúc sư Jacques Ferrier thiết kế chọn kiểu kiến trúc bền vững với các dự án mang tính cách tân. Bên trong tòa nhà giống như một cấu trúc nổi với ngôi vườn rộng lớn theo kiểu pháp, bao bọc xung quanh là nước. Tòa nhà rộng 6.000m2 này tốn kém 50 triệu euro kinh phí xây dựng.

Đối với Nikolai Nosov - nhà văn Xô viết nổi tiếng về mảng văn chương dành cho giới trẻ, thành phố tốt nhất trên thế giới phải là nơi mà trẻ em yêu thích. Lấy ý tưởng của Nosov, gian triển lãm của Nga được thiết kế như một thành phố của những câu chuyện thần tiên, mang đến cho du khách ấn tượng đang ở thiên đường của trẻ em.

Thiết kế tòa nhà dựa trên kiến trúc truyền thống của Serbia, nhưng trong trang phục hiện đại hơn, thoáng đãng hơn. Các ngọn đèn LED trên tường ngoài giúp màn đêm trở nên lung linh. Tòa nhà này chọn yếu tố thời gian để kết nối các tác phẩm trưng bày nhằm tạo nên mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước Serbia.

Mang trên mình khoảng 3.500 tấn thép và khoảng 100.000 đinh tán với chiều dài 270,2m, chiều rộng 12m, nhịp chính dài 147m, cầu được xem là một trong những công trình cầu hiện đại, là một kiệt tác công nghệ thế kỷ 19 ở châu Âu.

Bản vẽ thiết kế và ảnh chụp hiện tại cầu Blue Wonder

Cái tên "Blue Wonder" vốn xuất phát từ màu xanh lam thơ mộng của lớp sơn phủ. Cầu được xây dựng vào năm 1891, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1893, đến năm 1923 các phương tiện lưu thông được miễn thu phí qua cầu.

Ngoài ra, Blue Wonder còn có nhiều tên gọi khác là Loschwitz-Blasewitzer-Brücke, König-Albert-Brücke hay Blue Miracle.

Nếu đam mê các kiến trúc xây dựng bằng thép, chắc hẳn bạn sẽ không bỏ qua cơ hội được nhìn tận mắt chiếc cầu nổi tiếng ấy một khi đến thành phố Dresden. Đến đây khách du lịch không chỉ được xem chiếc cầu soi bóng nước sông Elbe thơ mộng uốn lượn qua thành phố cổ 800 tuổi, mà còn được chiêm ngưỡng các biệt thự phố đồ sộ tuyệt đẹp hai bên bờ sông.

Những ngôi nhà cổ bên bờ Loschwitz cùng hệ thống đường tàu treo (Schwebebahn) lâu đời và đường tàu leo núi kéo bằng tời (Standseilbahn) sẽ mang lại cho du khách những cảm giác khám phá đầy thú vị.

Chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đẹp lãng mạn, khách du lịch cũng không quên thú ẩm thực và các món bia nổi tiếng đặc trưng vùng Đông Đức như Feldschlößchen, Waldschlösschen hoặc paulaner của vùng Barvaria (Munich) ở các quán bia hai bên cầu.

Những cặp đôi tình tứ nắm tay nhau trong hoàng hôn trên cầu. Ảnh 1: vị trí đường tàu treo (Schwebebahn); ảnh 2: đường tàu leo núi kéo bằng tời (Standseilbahn); ảnh 3: những khối thép đồ sộ nhìn từ bên dưới cầu - Ảnh: Geißler/Koettnitz

Khối giàn thép đồ sộ màu xanh lam, thang xoắn lên tháp trụ cùng vô số đinh tán

Nhà hàng Ý Schiller Garten nổi tiếng có từ thế kỷ thứ 17 có lẽ là vị trí thuận lợi nhất để mọi người chiêm ngưỡng chiếc cầu và nghe những câu chuyện ly kỳ của người dân nơi đây về chiếc cầu huyền thoại.

Ngoài ra, từ nút giao thông này du khách có thể ngắm nhìn những chiếc tàu du lịch sang trọng nằm trong đội tàu hơi nước lớn nhất thế giới hằng ngày đưa du khách tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp dọc thảo nguyên Elbe, một di sản văn hóa của thế giới (rộng 19,3km2) đã được UNESCO công nhận năm 2004.

Các ngôi nhà cổ với kiến trúc đơn sơ cách đây vài thế kỷ

Nhà hàng nổi tiếng SchillerGarten có từ thế kỷ 17

Các biệt thự phố sang trọng ngay tại chân cầu

Qua bao thăng trầm và tưởng chừng đã bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ II. Kỳ diệu thay, cầu Blue Wonder, một trong rất ít công trình kiến trúc của thành phố Dresden, vẫn tồn tại sau hai ngày đêm hứng chịu hàng loạt bom dội xuống thành phố.

Mới đây nhất, một lần nữa cây cầu cũng suýt bị cuốn trôi theo dòng lũ cuồn cuộn chảy xiết trong thảm họa lũ lụt lớn và nặng nề nhất của lịch sử thành phố Dresden năm 2002. Có lẽ vì thế không biết tự lúc nào, cây cầu đã mang trên mình những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, là một biểu tượng tự hào của thành phố.

Cây cầu trong trận lụt lịch sử, mức lũ cao nhất 8,9m ngày 13-8-2002 - Ảnh: Geißler/Koettnitz

Ngày nay, cây cầu này vẫn hằng ngày chuyên chở khoảng 35.000 lượt xe lưu thông nên cây cầu 117 năm tuổi này trở nên “già cỗi” đang có dấu hiệu xuống cấp. Những giải pháp nhằm cải tạo hoặc xây dựng lại cầu được thành phố đề xuất thực hiện vào năm 2025.

Gần đây, chính quyền thành phố đã quyết định xây cầu mới Waldschlößchenbrücke cách đó không xa về phía hạ lưu sông Elbe - một quyết định gây tranh cãi làm thành phố bị tước mất danh hiệu di sản văn hóa thế giới vào tháng 6-2009. Tuy vậy, cầu Blue Wonder cùng quần thể các di sản văn hóa của vùng thảo nguyên Elbe - Dresden vẫn là niềm tự hào thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm, xứng đáng là nơi để bạn lên kế hoạch “du hí” cho mình.

Một khu đô thị mới hiện đại với các công trình kiến trúc tráng lệ ở Trung Quốc đang bị bỏ ngỏ bởi không một cư dân nào đến ở.

Kangbashi là một dự án khu đô thị mới lớn tại Ordos, thành phố giàu tài nguyên than đá ở khu tự trị Nội Mông, trung Quốc. Tại khu vực này, người ta nhìn thấy dày đặc những tòa nhà cao tầng, các khu nhà lớn dành cho chính quyền, bảo tàng, nhà hát, sân vận động. Ngoài ra, còn có hàng hecta đất được phủ kín bởi những những căn biệt thự, nhà liền kề san sát nhau. Khu đô thị có đủ cơ sở hạ tầng giải trí, an sinh xã hội và được thiết kế cho 1 triệu người sinh sống. Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ có một vấn đề duy nhất đó là cho đến nay, thành phố chưa có một cư dân nào.
trên thực tế, nhiều căn hộ, biệt thự tại Kangbashi đã có người mua. Theo kế hoạch của dự án, khu đô thị sẽ đón cư dân từ năm 2010. Tuy nhiên, cho đến nay thì những căn nhà này vẫn trống rỗng.
Những tòa nhà vắng tanh ở Kangbashi, thành phố cách nửa giờ đi xe với Dongsheng, nơi khoảng 1,5 triệu cư dân Ordos đang sinh sống. Cách đây nhiều năm, chính quyền Ordos quyết định xây dựng Kangbashi để giải quyết vấn đề chỗ ở chật chội cho người dân Dongsheng.
Vài người công nhân đang dọn dẹp bên ngoài thư viện của khu đô thị mới. Thành phố Ordos từng tự hào khoe rằng thu nhập bình quân đầu người của họ cao thứ hai cả nước, dưới Thượng Hải và trên cả Bắc Kinh.
Công nhân lặng lẽ làm việc bên ngoài bảo tàng Ordos Museum, hiện đã gần như xây dựng xong.
Xa xa, một người khách bộ hành đi trong tĩnh lặng, đằng sau bức tượng hai con ngựa khổng lồ trên Quảng trường Linyinlu ở Kangbashi.
Không một bóng xe cộ trên đường phố Kangbashi. phía xa là khu chung cư mới đang lặng im chờ người đến ở.
Một khách tham quan đi bộ qua khu vực thương mại lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, hầu như chưa có ai đến làm ăn kinh doanh ở một chốn không người như thế này.
Buổi sáng, khi ở mọi nơi trên đất trung Quốc, người dân đang tấp nập đi lại để đến công sở thì ở Kangbashi, đường phố trống vắng đến bất ngờ.
Bất chấp sự vắng vẻ heo hút, những dự án xây dựng vẫn âm thầm ngày một xây cao thêm.
Một công nhân đẩy xe cút kít băng qua ngã tư đường. Những tòa nhà cao tầng đang trong quá trình xây dựng. Nhiều tòa nhà lớn đã xây dựng xong. Đường tuy hầu như chưa được sử dụng nhưng đã nứt nẻ.
Hầu như chỉ có các công nhân là những con người duy nhất hiện diện trong khu đô thị mới.
Thành phỗ Kangbashi tĩnh lặng nhìn từ xa bên ngoài sa mạc. Nếu có đầy đủ cư dân như kế hoạch của dự án, dân số thành phố sẽ tương đương với San Diego ở bang California, Mỹ.

Đến thăm Lucerne, thành phố cực kỳ duyên dáng của Thụy Sĩ, không ai bỏ qua cây cầu Kapell nổi tiếng thế giới nằm trong trung tâm thành phố, bắc qua con sông Reuss nối giữa hai khu phố mới và phố cổ.


Cầu Kapell lung linh trong đêm

Cầu Kapell được làm hoàn toàn bằng gỗ kể cả các chân cầu cắm xuống lòng sông và chỉ dành cho khách bộ hành. Mái che cầu được lợp bằng ngói đỏ lâu ngày đã được phủ một lớp rêu phong. Cầu có hình zic-zac, ở giữa có một tháp nước xây bằng đá, hai bên thành cầu mùa hè được trang trí bằng hàng loạt chậu hoa phong lữ xinh xắn làm cho cây cầu càng thêm duyên dáng.

Đầu cầu phía trái dòng sông Reuss, nơi có thể bắt đầu việc tham quan

Cầu Kapell là cây cầu gỗ có mái che lâu đời nhất châu Âu. Với chiều dài hiện tại là 204,7m nó cũng là cây cầu gỗ có mái che dài thứ hai ở châu lục này. Cầu được xây dựng từ năm 1365, thuở ban đầu nó còn có thêm một phần nối từ nhà nguyện peter sang nhà thờ Hofkirche dài khoảng 75m. trong quá trình xây dựng bờ kè sông Reuss năm 1835 người ta đã dỡ bỏ phần này.

Vì nằm bên cạnh nhà nguyện nên cây cầu được đặt tên là Kapellbrücke (tiếng Đức có nghĩa là cầu nhà nguyện). Ở phần giữa cây cầu là một tháp nước tám cạnh được xây dựng từ năm 1300, trước cả khi cây cầu Kapell được xây dựng.

trong suốt cả lịch sử hàng trăm năm, ngọn tháp này đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: khi là tháp canh, lúc là một trụ cột của bức tường thành mà ngày nay vẫn còn một phần (bức tường Musegg), khi là nơi lưu trữ tài liệu hay nơi chứa châu báu của thành phố, lúc lại được sử dụng là nhà tù và nơi tra tấn tù nhân.

Ngày nay trong tháp nước này có cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà hàng của câu lạc bộ pháo binh của thành phố Lucerne.

trong lòng cầu vào ban đêm

Điểm đặc biệt và quý giá nhất của cây cầu này có lẽ là những bức tranh được treo trên các xà ngang phía dưới mái cầu. Những bức tranh kể lại những mốc quan trọng nhất trong lịch sử của Lucerne và đất nước Thụy Sĩ.

Đáng tiếc ngày 18-8-1993 khi cây cầu gặp hỏa hoạn, 78 trong số 111 bức tranh đang được treo đã bị thiêu rụi hoặc bị phá hủy một phần. Sau vụ hỏa hoạn đó cây cầu này đã được dựng lại theo đúng nguyên mẫu và được đưa vào sử dụng lại vào ngày 14-4-1994.

Chỉ có 30 trong số 78 bức tranh bị thần lửa thiêu đốt được trùng tu và nay lại được treo đúng vị trí cũ. 25 bức tranh của phần cầu bị dỡ bỏ năm 1835 đã được đem ra thay thế một phần những bức tranh đã bị thiêu rụi. Tại vị trí của những bức tranh một thuở nay chỉ còn những khung tranh bị cháy đen để tưởng nhớ đến vụ hỏa hoạn và những khung tranh gỗ mới phải để trống.

Những khung tranh giờ chỉ còn một màu đen

Những bức tranh trên cầu Kapell được họa sĩ Hans Heinrich Wägmann và bốn người con trai của ông vẽ. Loạt tranh này được treo trên những khung tranh hình tam giác có chiều rộng khoảng 150-181cm, chiều cao 85-95 cm, phần lớn được làm bằng gỗ thông, một số ít được làm bằng gỗ sồi và gỗ phong.

Thoạt đầu loạt tranh này gồm tất cả 158 bức tranh - trong đó có 147 bức được giữ trọn vẹn cho đến trước khi xảy ra hỏa hoạn năm 1993. Sau khi một phần đầu cầu phía bên nhà nguyện bị dỡ bỏ vào năm 1835, những bức tranh tại đây đã được đưa về cất giữ ở kho lưu trữ và sau khi cây cầu được làm lại sau vụ hỏa hoạn năm 1993, chúng lại được mang ra thay thế những bức tranh đã bị cháy.

Bức tranh hình tam giác với những vần thơ trên khung tranh và những huy hiệu của người cung hiến tranh

Chúng tôi đã đi qua cây cầu này rất nhiều lần trong 3 ngày lưu lại Lucerne và mải mê xem những bức tranh nói lên lịch sử cũng như sự tích của thành phố duyên dáng này. trên các bức tranh phía bên góc trái (của người xem) có vẽ huy hiệu của người cung hiến tranh, phía bên phải là huy hiệu của phu nhân họ.

Những người cung hiến này là thành viên của hội đồng nhân dân thành phố ngày ấy (Ratsmitglieder). Nếu biết tiếng Đức cổ, người ta có thể đọc những vần thơ trên khung các bức tranh để hiểu thêm nội dung những bức tranh ấy.

Cây cầu biểu tượng của Lucerne thanh bình, nối phố cũ với phố mới

Vì vậy khi qua cây cầu này nên đi theo cả hai chiều. Nếu đi từ đầu cầu bên trái dòng sông sang (tính theo chiều dòng chảy) thì sẽ được hiểu thêm về lịch sử của Lucerne và Thụy sĩ, còn vòng ngược lại sẽ cho ta thêm thông tin về cuộc đời của Leodegar, thánh phù trợ cho thành phố này cũng như những huyền thoại về thánh Mauritius, thánh phù trợ của Thụy Sĩ. Sau đây là 10 cổ trấn đẹp và lâu đời nhất của trung Quốc:

1. Đô thị cổ Lệ Giang tại tỉnh Vân Nam

Đô thị cổ Lệ Giang thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn. Đây là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây và Tạng. Thành cổ này nằm trên độ cao 2.400 m, trên cao nguyên Vân Quý, cách Côn Minh hơn 500 km và có diện tích 3,8 km².

Lệ Giang không có tường thành, với trung tâm là phố Bốn phương. Khu đô thị này nổi tiếng về hệ thống đường thủy và cầu cống, nên còn được gọi là "Venezia của phương Đông". Lệ Giang có 354 chiếc cầu (bình quân cứ 1 km² có 93 cầu) bắc trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành. Những cây cầu được nhắc đến nhiều: Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên, Nhân Thọ, được xây vào đời Minh và Thanh.

Đô thị cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời hơn 800 năm. Lệ Giang được xây vào cuối đời Tống, đầu đời Nguyên. trước cửa các ngôi nhà người ta đều trồng dương liễu và có suối nước chảy qua
Đến với thành cổ Lệ Giang, du khách không thể không ghé qua Mộc phủ, một công trình được coi là tiêu biểu cho lịch sử và văn hóa nơi đây. Mộc phủ được ví như Tử Cấm thành của phương nam, là công trình phủ đệ lớn nhất còn lại sau bao nhiêu đổi thay dâu bể.

Cổng chào đầu phố với bốn chữ “Thiên vũ lưu phương”

Con đường trước cổng phủ được chắn lại bên đông bởi một bình phong khá cao, ngăn cách với nhà dân. trước cổng, dòng nước chảy từ hướng bắc xuống được bắc ngang bởi cây cầu đá rộng không có thành. Đối diện bình phong ngoài là tòa cổng chào bằng đá.

Xưa kia tòa cổng chào này là công trình kỳ vĩ nhất đất Lệ Giang, làm bằng đá ngọc trắng được lấy từ đáy khe Hổ nhảy ở sông Kim Sa. trên cổng gắn tấm biển đề hai chữ “trung nghĩa” do vua Minh Thần Tông ban tặng. Tòa cổng nổi tiếng là tinh xảo, đẹp nhất phía nam của trung Hoa. Tiếc rằng dưới thời cách mạng văn hóa, công trình đã bị phá tan, cổng ngày nay chỉ là phiên bản.

Tòa cổng có bốn cây cột lớn, dưới chân cột là bốn con sư tử đá quay ra phía ngoài. Sư tử đá không đứng tách riêng như thường thấy, mà sát vào chân cột, bệ ngồi của chúng là phần chống đỡ cho cột đứng thẳng.

Cổng chào bằng đá ngọc trắng với hai chữ “trung nghĩa” do hoàng đế triều Minh ban tặng (phục chế)

Chủ nhân của Mộc phủ là dòng họ người Nạp Tây, làm Thổ ti xứ này trải ba triều đại, với 22 thế hệ, 470 năm. Dòng họ này được triều nhà Nguyên phong làm Thổ ti, sau đó quy thuận nhà Minh, nên Minh Thái Tổ ban cho họ Mộc của người Hán, trở thành họ chính thức và họ cũng học theo văn hóa Hán. Tuy chỉ là Thổ ti, nhưng uy thế và sự giàu sang của họ Mộc không kém gì các bậc vương công, và phủ đệ còn vượt xa các vương phủ về độ rộng lớn huy hoàng.

Sang đến triều Thanh, do họ Mộc vẫn còn trung thành với hậu duệ nhà Minh nên bị phế bỏ tước vị, Mộc phủ cũng dần hoang phế, tuy nhiên dòng dõi vẫn còn có uy thế đến tận khi thành lập nước CHND trung Hoa.

Dưới thời kỳ cách mạng văn hóa, Mộc phủ bị phá hủy nặng nề, năm 1999 mới bắt đầu được trùng tu. Dưới thời huy hoàng nhất, Mộc phủ rộng hơn 100 mẫu đất, với gần trăm công trình lớn nhỏ, đến nay thu hẹp chỉ còn một nửa, với chiều dài gần 400m và vẫn còn đang tiếp tục được tu bổ.

Sau tòa cổng chào, qua một sân nhỏ rồi đến tòa nghi môn ba gian lợp mái bề thế, chính giữa đề hai chữ “Mộc phủ” rất lớn. Hai bên nghi môn bày đồ nghi trượng dành riêng cho các bậc đại quý, qua cổng lớn là sân lễ nghi rộng mênh mông. Các nhà kiến trúc xưa kia đã ngăn không cho người ngoài có thể nhìn thẳng vào sân bằng một bức bình phong xây gạch, do đó ai vào cũng phải đi vòng sang hai bên.

Hai dãy hành lang dài vây lấy sân, cuối hành lang là hai lầu nhỏ duyên dáng vươn lên trời. Hai lầu nhỏ này vừa là kiến trúc trang trí, vừa có công dụng làm nơi quan sát, từ đây có thể nhìn được toàn cảnh trước cổng phủ, thông sang khu nhà ở và phía sau.

Nghi môn với các tấm biển đề “Hồi tị”, “Tịch tĩnh”, nghĩa là giữ yên lặng, tránh ra xa

Ở cuối sân, trên ba bậc cấp rất cao là tòa nghị sự sảnh, tòa nhà lớn và quan trọng nhất của Mộc phủ. Sảnh nghị sự tương đương với chính điện trong hoàng cung, là nơi tiến hành các lễ nghi quan trọng nhất, cũng là nơi họp bàn nghị sự với các quan viên tướng lĩnh. Chính giữa sảnh đặt một ghế phủ da hổ, hai bên là đồ trang hoàng, đặt trên một sập lớn. Bên dưới là dãy ghế dành cho các quan tướng và khách.

Toàn bộ tòa sảnh đặt trên bậc đá cao có trang trí hình sóng nước và mây. Một dòng nước chảy quanh cả hai bên tòa đại sảnh.

Sân điện với lầu nhỏ ở bên, đây là nơi diễn ra các đại lễ của Thổ ti Lệ Giang

Nghị sự sảnh, tòa nhà lớn nhất, trung tâm của Mộc phủ, không hề thua kém các đại điện trong hoàng cung

Liền sau nghị sự sảnh là tòa lầu lớn Vạn Quyển lâu. Xưa kia đây là lầu sách, gìn giữ hàng nghìn quyển sách của văn hóa Đông Ba, các bộ kinh Đại Tạng, cũng như các tập thơ của Thổ ti, danh sĩ đất này, là nơi kho báu văn hóa lớn nhất của đất Lệ Giang. Lầu chỉ có hai tầng nhưng rất cao, với ba lớp 12 mái.

Từ lan can quanh tầng hai nhìn ra xung quanh rất đẹp, nhất là ngọn Ngọc Long tuyết sơn trắng xóa ở phía xa. Dòng nước bao quanh sảnh nghị sự cũng bao quanh lầu Vạn Quyển, thông với hồ nhỏ ở phía bắc.

Vạn Quyển lâu, lầu sách lớn, là bảo tàng văn hóa Đông Ba, luôn có dòng nước vây quanh

Từ lầu Vạn Quyển đi xuống, sẽ đến Hộ pháp điện, đây là tòa điện thờ, chính giữa là bài vị thần linh, hai bên là tranh thờ các bậc tổ tiên họ Mộc. Sau điện Hộ pháp là vườn hoa với tên Ngọc Hoa viên, có một tòa gác tên là Quang Bích lâu, hai tầng tám mái là nơi vui chơi yến tiệc của gia tộc và khi có khách quý. Từ đây có lối thông với khu dân cư bên ngoài, xây một cổng chào duyên dáng.

Hộ pháp điện có thể thấy thấp thoáng đằng sau các công trình trên núi

Đường vòng sau lầu Quang Bích dẫn đến một khoảng sân rộng, giữa sân tọa lạc tòa lầu mang tên Ngọc Âm lâu, chỉ hai tầng nhưng có đến 28 mái đan xen đẹp đẽ.

Lầu này là nơi họ Mộc nhận các chiếu chỉ từ hoàng đế nhà Minh, nên mặt sau của lầu có một tấm biển đề bốn chữ “Thiên uy chỉ xích”, nghĩa là oai trời ở rất gần. trong lầu còn lưu giữ những bức tranh phật giáo Mật tông, nhưng lầu cũng còn là nơi thưởng thức ca múa, sau lầu Ngọc Âm là sân rộng bày nhiều bàn ghế đá, kéo đến sát chân Sư Tử sơn. Tại chân núi, quay về lầu dựng sân khấu dùng để trình diễn hí kịch, hành lang ăn thông ra hai bên.

Lầu Ngọc Âm nhìn từ điện Tam Thanh

Theo đường bậc thang có mái hiên, vòng quanh sân, sẽ đi dần lên núi Sư Tử. Bên đường có nhà trình diễn nhạc cụ dân tộc, bày nhiều gốc cây và đá lạ. Lên trên cao, một tòa đình nhỏ ngắm cảnh đứng cheo leo, hành lang đá dẫn sang phía nam nhìn được cả khu phố cổ. Đường lên cao hơn nữa là đến điện Tam Thanh, nơi thờ ba vị thần tối cao trong Đạo giáo, cũng là một tòa nhà nhiều lớp mái.

Từ sân của điện Tam Thanh là nơi tốt nhất để nhìn toàn cảnh Mộc phủ và một phần thành cổ. trên núi Sư Tử vốn là rừng bách cổ thụ, xưa kia đỉnh núi là nơi họ Mộc làm lễ tế trời, tế tổ tiên, thần linh. Ngày nay trên đỉnh dựng tòa Vạn Cổ lâu, là đỉnh ngắm cảnh cao nhất của thành cổ Lệ Giang.

Từ Ngọc Âm lâu nhìn về sân khấu và điện Tam Thanh trên lưng núi Sư Tử

Về phía bắc của khu điện đài là khu sinh hoạt của gia tộc họ Mộc. Dòng nước từ núi chảy xuống đổ vào trong một hồ nhỏ ngăn cách hai khu, tạo thành một cảnh quan với đủ sông suối, cỏ cây. Cầu đá khúc khuỷu, cổ thụ soi mình, hoa lá chen nhau đua sắc.

Khu nhà ở chia thành các khu tứ hợp viện liền nhau, cứ bốn tòa nhà quay vào một sân vuông, có cửa thông suốt. Về phía đông là nơi đọc sách, học tập, thư viện, sâu vào phía tây là khu tiếp khách trong gia đình, nơi ngủ, cất giữ bảo vật gia tộc, thờ tự riêng tư. Khu nhà dành cho gia nhân và người bảo vệ nằm ở vòng ngoài, đi cổng riêng, phía sau hẳn là khu nhà bếp và ăn uống của gia đình.

Sân trong được vây bốn nếp nhà, tạo thành một khoảng không gian riêng đẹp đẽ

Một đặc điểm rất riêng của Mộc phủ cũng là của thành cổ Lệ Giang, đó là dòng nước uốn lượn khắp nơi trong phủ, liên tục chảy qua các công trình. Bên cạnh đó, dòng nước còn có ý nghĩa thực dụng hơn là cứu hỏa, khi xảy ra hỏa hoạn thì có sẵn nguồn nước chữa lửa.

Dòng nước liên tục được mạch nước trên núi đổ vào, không bao giờ ngừng chảy

Mộc phủ không chỉ là công trình kiến trúc tuyệt đẹp mà còn là một hoa viên đặc sắc. Dù hậu hoa viên vẫn còn chưa được sửa sang xong nhưng những cây cối đang được bày nơi đây cũng như mọc trên Sư Tử sơn cũng đã đủ tạo thành một vườn thực vật phong phú. Những chậu cây bày trong sân, dưới đình các, những gốc liễu cổ thụ, một cây bạch quả lẻ loi, một rặng hoa hồng rực rỡ… đều làm du khách lưu luyến ngẩn ngơ.

Đã một lần đến thăm Mộc phủ hẳn sẽ không ai quên được một tòa “Cấm thành” của phương nam, nơi chứa đựng sự của cả văn hóa Hán và văn hóa Nạp Tây, dung hòa cả phật giáo, Đạo giáo, những dấu tích đổi thay lúc huy hoàng, khi u ám của lịch sử đất nước trung Hoa.



2. Thị trấn Châu trang – “Thành Venice của Đông phương”

Người trung Hoa phong cho thị trấn Châu trang (Zhou Zhuang) là “Thành phố nước đệ nhất” còn với du khách gần xa thì ho gọi nơi đây là "Thành Venice của Đông phương". Nằm cách Thượng Hải khoảng 1 giờ xe chạy về phía tây, thị trấn Châu trang là thành - phố - nước ra đời sớm và tiêu biểu nhất của Giang Nam (tỉnh Giang Tô - trung Quốc).

Thị trấn nhỏ với dân số chỉ khoảng 20.000 người nhưng tập trung mọi vẻ đẹp của những thành - phố - nước phía nam sông Dương Tử: những cây cầu đá cong cong với những chi tiết chạm trổ sinh động vắt ngang những dòng kênh- mạng lưới giao thông chính của thị trấn này, những ngôi nhà cổ rêu phong tường trắng mái đen, những “đèn lồng đỏ treo cao”, và nhất là những con thuyền gỗ nhẹ trôi trên làn nước trong xanh dưới nhịp chèo khoan thai của các cô nàng mặc áo bông xanh, vừa chèo vừa cất tiếng hát lanh lảnh...

3. Làng cổ Hoành Thôn thuộc tỉnh An Huy

Những ngôi làng cổ như Hoành Thôn có thể coi là minh chứng sinh động cho kiểu mẫu định cư mang tính tổ chức cao tại 1 thuộc địa trong thời kỳ phong kiến và còn là nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh nền kinh tế trao đổi mậu dich nơi đây. Thông qua những toà nhà xây dựng và mô hình phố xá của họ, hai ngôi làng nằm tại phía Nam An Huy như Tây Đệ và Hoành Thôn đã phản ánh cơ bản cách tổ chức, cơ cấu nền kinh tế xã hội dưới một thời kỳ ổn định lâu dài của lịch sử trung Hoa.

Những khu định cư thành thị mang nét cổ truyền trung Hoa, gồm quy mô rộng lớn đã biến mất trong thế kỷ trước, vậy mà lại được duy trì và bảo tồn tại ở Hồng Cún . Những mô hình đường sá, những công trình nghệ thuật kiến trúc, những dụng cụ trang trí và sự thống nhất chặt chẽ ở những ngôi nhà với hệ thống nước bao bọc là các ví dụ còn lại tồn tại duy nhất.

4. Ô trấn – “Bức tranh thủy mặc” của vùng sông nước Giang Nam

Giống như một bức tranh thủy mặc, sắc đỏ, những ngôi nhà cổ và dòng sông thanh bình đã tạo nên khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở Ô trấn, triết Giang, trung Quốc.

Ô trấn là một trong bốn thành cổ đẹp nổi tiếng của vùng sông nước Giang Nam, trung Quốc. Vẻ đẹp cổ xưa của những ngôi nhà cổ còn giữ nguyên nét kiến trúc cũ, những khu phố nổi nằm bên dòng sông thanh bình đã tạo nên vẻ đẹp huyền ảo khó cưỡng lại của vùng đất này.

5. Thành phố cổ Bình Dao – pháo đài 2.700 tuổi

Bình Dao là một thành phố cổ của trung Quốc thuộc tỉnh Sơn Tây, nằm cách Bắc Kinh khoảng 450 km. trong thời nhà Thanh, nơi đây là một trung tâm tài chính của trung Quốc. Bình Dao nổi tiếng với các bức tường cổ và được bảo tồn, là Di sản thế giới của UNESCO.

phố cổ Bình Dao là một ví dụ nổi bật của một đô thị Hán thuộc các triều đại Minh-Thanh còn giữ được những nét đặc trưng của nó với một mức độ phi thường, và điều đó đã cung cấp một bức tranh về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa tôn giáo của một trong những thời kỳ có ảnh hưởng nhất của lịch sử trung Quốc

Bình Dao còn là đô thị cổ còn nguyên vẹn nhất trong số 2.000 đô thị còn tồn tại có tường dày bao quanh ở trung Hoa cổ xưa. Được xây dựng cách đây 2.700 năm như một pháo đài, Bình Dao vẫn còn giữ nguyên vẹn phần lớn kiến trúc của nó cho đến ngày nay.

6. Thôn Tây Đệ - một góc nhỏ cổ kính yên bình của tỉnh An Huy

Thôn Tây Đệ nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy trung Quốc. Huyện được thành lập từ thời nhà Tần nhưng mãi đến thời Bắc Tống thôn mới được xây dựng . Năm 2000, khu di tích thôn cổ Nam bộ An Huy, tiêu biểu là Tây Đệ và Hoành Thôn đã được UNESCO ghi nhận là "Di sản văn hóa thế giới" nhờ dấu ấn đậm nét của một làng quê mang đậm phong cách trung Quốc: đường cổ, cầu cổ, bia cổ, thư viện cổ, các pho tượng bằng đất và rất nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá và gỗ.

Thôn Tây Đệ bốn mặt đều giáp núi. Nước trong thôn trong xanh, cây cối um tùm, tường nhà màu trắng, ngói màu đen. Những ngôi nhà cổ ở đây được xây hoặc liền sát nhau hoặc được xây tách rời độc lập. Các ngôi nhà đều có giếng trời, bốn xung quanh có tường bao bọc, không khí vào trong nhà theo giếng trời, xung quanh tường không có cửa sổ, nếu có thì cũng rất nhỏ và ở trên cao. Tường và mái của các giếng trời đều nghiêng vào trong mảnh đất để nước mưa chảy vào trong, ngụ ý nước non phì nhiêu không chảy ra ngoài.

7. Quần thể lầu đất cổ tại Nam Tịnh, phúc Kiến

Huyện Nam Tịnh, thuộc tỉnh phúc Kiến, nổi tiếng với 1.500 tòa lầu đất cổ được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2008. Lầu đất là một loại hình kiến trúc đặc biệt của trung Quốc, tập trung ở ba tỉnh: Quảng Đông, phúc Kiến, Giang Tây, trong đó nhiều nhất là ở phúc Kiến. Nam Tịnh là một huyện nhỏ của phúc Kiến nhưng có số lượng lầu đất lên tới 1.500 toà.

Lầu đất hình tròn là phổ biến nhất vì sức kháng động đất lớn, không gian rộng, lại thông gió. Chất liệu làm nên lầu đất cũng vô cùng đặc biệt. Đất được trộn với cát lấy từ dưới sông, thậm chí còn có cả trứng gà, gạo nếp và nhiều thứ khác. Tất cả được nung theo một bí quyết riêng tạo nên một thứ chất liệu rất vững chắc. Nhiều toà lầu đất đã tồn tại hàng trăm năm nay.

8. Đông Lý - một thị trấn thơ mộng với phong cảnh hữu tình

Cổ trấn Đông Lý thuộc tỉnh Giang Tô được thành lập vào thế kỷ thứ 7 như một làng nghề và trở thành một thị trấn lớn giữa thế kỷ 14. Thị trấn này cách Tô Châu 18 km và được biết đến như một khu dân cư sầm uất với nền kinh tế phát triển nhanh chóng.

Đông Lý được bao quanh bởi hồ và hệ thống kênh rạch với tổng diện tích 86 hecta. Đây là một thị trấn nổi tiếng bởi những ngôi nhà cổ, cầu cổ và hệ thống kênh đào bao quanh nhà ở, tồn tại từ hàng ngàn năm trước. trong thị trấn có 25 cây cầu cổ xưa còn nguyên vẹn từ thế kỷ thứ 13 và chiều dài tổng cộng của các kênh rạch khoảng 10 km.

9. Chu Gia Giác - thắng cảnh miền sông nước nổi tiếng nhất Thượng Hải

Chu Gia Giác là thắng cảnh miền sông nước nổi tiếng nhất Thượng Hải, không chỉ bởi một khu du lịch lưu giữ đầy đủ đặc trưng của Giang Nam cuối đời Minh, mà còn bởi những món ăn vặt đầy hấp dẫn. Cách trung tâm thành phố 1h đi xe bus, dường như sự sôi động, hiện đại đang lùi dần sau lưng. Chu Gia Giác mở ra những cảnh vẫn thường thấy trên phim ảnh: thiên nhiên trong lành, thuyền bè đi lại trên sông, những cây cầu, những ngôi nhà cổ treo đèn lồng đỏ. Quả không hổ danh là 1 trong 50 địa điểm ở trung Quốc mà người nước ngoài nên đến nhất.

Thị trấn này hiện có 36 cây cầu đá lớn nhỏ nối liền 9 con đường men theo bờ sông, nối liền khoảng cách và những hoài niệm.Biểu tượng của Chu Gia Giác là cầu phóng sinh - cây cầu đá 5 nhịp lớn nhất còn lại ở vùng đồng bằng trường Giang. Bên cạnh cầu là đình phóng sinh, nơi có thể thả cá, thả rùa .

10. Đại Lý - nơi hội tụ của phong – Hoa - Tuyết - Nguyệt

Đại lý nằm về hướng Tây Nam và cách Côn Minh 400 km, diện tích của khu tự trị này là 28.000 km2, dân số khoảng 3,5 triệu người, toàn châu là cao nguyên có độ cao 1.890 m so với mặt nước biển.

Sự đặc biệt của Đại Lý có thể tóm lại trong 4 chữ: phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt. Khu dưới, nơi có thành cổ Đại lý vì có nhiều gió nên gọi là hạ quan phong, thường gió thổi từ mặt đất lên (vì thế khi đi du lịch tại đây du khách không nên mặc váy). phía trên, Khí hậu ôn hòa, người dân lại yêu chuộng hoa cho nên họ đua nhau trồng đủ các loại hoa tạo nên một cảnh quan đặc biệt cho toàn vùng, nên gọi là thượng quan hoa. Lại có núi Điểm Thương gồm 9 ngọn, mùa đông thường có tuyết phủ tuyết, nên gọi Thương Sơn Tuyết. Còn Nguyệt là cảnh bóng trăng soi mình trên Hồ Nhĩ Hải rất đẹp và thơ mộng.

Hiện nay, Đại lý còn nhiều công trình kiến trúc cổ được bảo tồn, trong đó có thành cổ Đại Lý (Còn gọi là Tử Cấm Thành). Cách thành Đại Lý 1 km về phía bắc bên bờ Nhĩ Hải, Tam tháp Đại Lý là một công trình kiến trúc cổ đặc sắc. Ba ngọn tháp tạo thành hình tam giác, tháp chính là Thiên Tuần Tháp được xây dựng vào thời nhà Đường. Bên cạnh Tam tháp là Sùng Thánh Tự xây dựng năm 834 – 840 được bảo tồn khá tốt. Ngoài ra, Đại Lý còn được tô điểm bở biển hồ Nhĩ Hải (hồ rộng như biển, hình thù giống như cái tai của người), đi du thuyền trên biển hồ Nhĩ Hải và thưởng thức trà tam đạo sẽ là cảm giác tuyệt vời khi đến nơi đây. Ngày nay, những điểm trên đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

Để xem thế nào là "công nghệ cao", bạn hãy thử tham khảo danh sách các khách sạn công nghệ cao do trang web AskMen.com vừa đưa ra dưới đây.

1. Helix Hotel (Abu Dhabi)

Helix Hotel - Ảnh: Luxuo

Helix tuy chưa được xây dựng nhưng những cam kết về công nghệ cao của khách sạn này nằm ở dạng thức của nhiệt, và sự bảo tồn năng lượng với các tấm GROW hiện đại được gắn liền ở bên ngoài khách sạn nhằm khai thác năng lượng từ mặt trời và gió để sản xuất điện.

Nhiệt độ và độ ẩm bên trong khách sạn 208 phòng này được kiểm soát bởi một thác nước. Nơi đây cũng sẽ có một bức tường kính khổng lồ định kỳ trượt mở, cho phép những làn gió biển trong lành thổi vào.

2. Hotel Sax (Chicago, Mỹ)

Hotel Sax - Ảnh: Unplggd

phòng khách sạn có Wi-Fi miễn phí, TV màn hình rộng cỡ lớn. Ở phòng Studio Lounge trên tầng 6 nơi miễn phí đối với tất cả khách hàng, bạn có thể thư giãn trên ghế sofa lớn hoặc chơi nhạc Rock, các trò chơi Wii và Guitar Hero.

Mỗi khách hàng được nhận một máy tính xách tay và máy nghe nhạc Mp3 Zune để sử dụng trong thời gian lưu trú. Ngoài ra, khách sạn cũng có các studio và phòng suit công nghệ cao.

3. Hotel 1000 (Seattle, Mỹ)

Hotel 1000 - Ảnh: Weberthompson

Hotel 1000 có hệ thống đường ống nước tiên tiến cho phép nước chảy từ trần nhà vào bồn tắm. Ngoài ra, khách sạn còn có một hệ thống chuông cửa điện tử im lặng - nhân viên dọn phòng ấn vào một nút trên cửa, máy quét hồng ngoại trong phòng sẽ hoạt động.

Nếu nó phát hiện ra bất kỳ chuyển động nào, một biển báo điện tử "đừng làm phiền" sẽ xuất hiện và người nhân viên biết phải quay lại sau đó.

4. The peninsula Hotel (Tokyo, Nhật Bản)

The peninsula Hotel - Ảnh: Michitravel

Khách sạn này coi trọng công nghệ cao đến nỗi có cả một bộ phận dịch vụ điện tử. Các phòng đều có radio Internet với 3.000 trạm, hệ thống điều khiển ánh sáng và điện thoại không dây với khả năng kết nối mạng điện thoại Internet Skype để bạn có thể sử dụng trong toàn khách sạn.

Và cuối cùng, du khách còn được sử dụng máy sấy đánh bóng móng tay.

5. Blow Up Hall (thành phố poznan, Ba Lan)

Blow Up Hall - Ảnh: Weirdandwonderfulhotels

Blow Up Hall là một cơ sở lưu trú hiện đại, được miêu tả như một khách sạn nghệ thuật điện tử. Nghệ sĩ nổi tiếng Rafael Lozano-Hemmer đã tạo ra một hệ thống video hấp dẫn, chi phối lối thiết kế của khách sạn. Khi bước vào, bạn sẽ trở thành nhân vật trong đoạn video đang được chơi ở sảnh chờ bao gồm 2.400 hình ảnh nhỏ từ nhiều camera bên trong khách sạn.

Không có phím hoặc số cửa ở đây, chỉ có iphone. Mỗi khách được cung cấp một điện thoại Apple, thông qua công nghệ nhận dạng, bạn dùng để vào phòng. Bạn cũng có thể sử dụng nó để gọi nhân viên khách sạn, lướt net và xem thông tin du lịch địa phương.

6. The Upper House, Hong Kong

The Upper House - Ảnh: Wordpress

Tất cả các khách ở khách sạn hầu như “không giấy” này đều được cung cấp một ipod touch với các trò chơi, nhạc tải trước và mọi thông tin cần biết về khách sạn và khu vực xung quanh. Ở đây có dịch vụ truy cập băng thông rộng miễn phí và không giới hạn, thậm chí xe hơi của khách sạn cũng được trang bị Wi-Fi.

7. Mama Shelter (paris, pháp)

Mama Shelter - Ảnh: Nytimes

Mama Shelter từng là garage đỗ xe trước khi trở thành khách sạn boutique do philippe Starck thiết kế như bây giờ. Khách sạn có máy tính iMac 24 inch trong toàn bộ 172 phòng. Máy iMac có tác dụng như một trung tâm giải trí của chính bạn và cũng có sẵn Wi-Fi miễn phí.

Một thứ khác các phòng tại Mama Shelter đều có mà bạn không thể tìm thấy ở hầu hết các khách sạn khác là lò vi sóng.

8. Montage (Beverly Hills, Mỹ)

Montage - Ảnh: About

Một điểm rất thiết thực của khách sạn đối với các chàng trai là gương cạo râu không mờ có trong tất cả các phòng tắm.

Năm nay, Montage đã trở thành một trong những khách sạn đầu tiên trên thế giới nhận được giấy chứng nhận LEED (hệ thống đánh giá các tòa nhà xanh do Hội đồng nhà xanh Mỹ triển khai, cung cấp những tiêu chuẩn về xây dựng bền vững đối với môi trường) cấp độ vàng cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Ví dụ như hệ thống sưởi ấm, chiếu sáng và điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng.

9. Element Hotels (khắp nước Mỹ)

Element Hotels - Ảnh: planeteyetravele

Các phòng khách sạn thuộc chuỗi Element Hotels có hệ thống chiếu sáng xung quanh với những bóng đèn tiết kiệm năng lượng và vòi tắm hoa sen được thiết kế đặc biệt, với lợi thế chảy thấp vượt trội giúp làm giảm việc lãng phí nước.

Tất cả các phòng đều có những căn bếp hiện đại và khách sẽ sớm được cung cấp với bảng điều khiển Nintendo DS với phần mềm dạy nấu ăn.

10. pod Hotel (New York, Mỹ)

pod Hotel - Ảnh: Njfpr

Nhắm vào nhóm du khách trẻ, pod Hotel có blog nội bộ pod Community (cộng đồng pod), mở ra cho những khách có đặt phòng, cho phép họ đặt câu hỏi và trao đổi thông tin. Khách sạn này chắc chắn sẽ thỏa mãn những khách du lịch "đói" công nghệ với Wi-Fi miễn phí, TV màn hình phẳng LCD và trạm kết nối ipod.

Năm 2009 kết thúc với nhiều khó khăn vẫn còn tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản nói chung và ngành công nghiệp xây dựng nói riêng, nhưng không vì thế mà các kiến trúc sư tài ba không thể không công hiến cho đời những kiệt tác nghệ thuật để đời thông qua việt thiết kế, xây dựng những công trình xây dựng có hình dáng kỳ lạ nhưng công năng sử dụng thì lại vô cùng tiện ích.

1. Nhà của McBride Charles Ryan


Hình dáng như chiếc tàu vũ trụ với những mảnh ghép cứng cáp và kết cấu phức tạp.

McBride Charles Ryan là nhà thiết kế người Úc chuyên thiết kế thử nghiệm. Ngôi nhà trong dự án thử nghiệm của McBride có hình dáng như chiếc tàu vũ trụ với những mảnh ghép cứng cáp và kết cấu phức tạp.

Tuy nhiên điều McBride hướng tới là sự thân thiện môi trường. Ngôi nhà sử dụng rất nhiều "công nghệ xanh". Nước mưa được thu thập từ các mái che phủ đồng bằng máng và được lưu trữ trong bể nước mưa. Ngôi nhà mái vòm cũng sử dụng nước nóng năng lượng mặt trời. Đặc biệt không gian nhà có rất nhiều cây xanh và nội thất tiện nghi, đơn giản và dễ chịu.

2. Nhà hình chữ K


Căn nhà có hình dạng của chữ "K" cắt và xoay để đạt được chiều cao xây dựng tối đa.

Kiến trúc sư Ashton Raggatt McDougall muốn thiết kế căn nhà này là nhà nghỉ trên bãi biển, và mang dấu ấn đặc biệt cho các gia đình có tên bắt đầu bằng chữ "K". Căn nhà này có hình dạng của chữ "K" cắt và xoay để đạt được chiều cao xây dựng tối đa.

3. Nhà trên đảo Casa Hof


Nằm trên hòn đảo xinh đẹp với khí hậu lạnh của Bắc Cực,
Casa Hof được thiết kế như một pháo đài bê tông kiên cố.

Căn nhà này được cách nhiệt cao và ổn định nhiệt do các bức tường bê tông lớn và các tầng đá. Nước sinh hoạt được sưởi ấm bằng các tấm nhiệt.

Hầu hết các bức tường trong nhà được để nguyên, chỉ sơn bê tông trần, cửa ra vào, chi tiết mềm mại nhất trong nhà là sự hiện diện của đồ gỗ.

4. Nhà cooper


Ngôi nhà có thiết kế hiện đại và chủ yếu được làm bằng cooper và bê tông.

Ngôi nhà này được thiết kế theo sở thích của một khách hàng trong lĩnh vực nghệ thuật và sáng tạo. Ông muốn sống trong không gian mở mà không cần phân chia giữa cuộc sống của tư nhân và chuyên nghiệp. Ngôi nhà có thiết kế hiện đại và chủ yếu được làm bằng cooper và bê tông.

Sử dụng của cooper trong tòa nhà càng trở nên phổ biến gần đây. Ngôi nhà có kích thước phòng và chiều cao khác nhau tùy thuộc vào hoạt động. Một tính năng thú vị khác của ngôi nhà là mái nhà, người chủ có thể ngồi đây nhìn ngắm khu phố.

5. Biệt thự Drusch


Ngôi nhà có dáng dấp cách điệu của hình chữ nhật lạ mắt.

Biệt thự Drusch được thiết kế bởi Claude parent, kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng của pháp xây dựng năm 1963. Ngôi nhà có dáng dấp cách điệu của hình chữ nhật lạ mắt.

Ngôi nhà được thiết kế không gian mở. Mặc dù ngôi nhà được thiết kế một thời gian dài trước đây, nhưng đến hôm nay nó vẫn quá hiện đại.

Nhân sự kiện tòa nhà cao nhất thế giới Burj Dubai ra mắt hôm qua, Telegraph đã điểm lại các công trình chọc trời của thế giới.

Tòa nhà Burj Dubai mở cửa ngày hôm qua. Không chỉ là tòa nhà cao nhất thế giới, nó còn cao hơn tòa nhà cao nhất trước đó hơn 300 mét. Với chiều cao 828 mét, Burj Dubai bằng chiều cao tổng cộng của tòa nhà cao nhất trước đó là Taipei 101 của Đài Loan với một tháp Eiffel đặt thêm trên đỉnh.
Taipei 101 của Đài Loan là tòa nhà cao nhất thế giới khi hoàn thiện xong năm 2004. Nó cao 509 mét và có 101 tầng.
trung tâm tài chính Thượng Hải (trái) và tháp Jin Mao (phải) của trung Quốc lần lượt là tòa nhà cao thứ ba và thứ chín của thế giới hiện nay. Tòa nhà bên trái cao 492 mét, 101 tầng, chứa những phòng khách sạn cao nhất thế giới.
Đang gần hoàn tất, trung tâm thương mại quốc tế hay tháp ICC ở Hong Kong sẽ có 118 tầng và cao 484 mét.
Tháp đôi petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia cao 452 mét và có 88 tầng, cao thứ năm thế giới.
Tháp Willis của Chicago, Mỹ là tòa nhà cao nhất thế giới ở bán cầu Tây, có độ cao 442 mét.
"Thành phố của những thủ đô" ở Matxcova, Nga là tòa nhà cao nhất châu Âu, có chiều cao xấp xỉ 300 mét.

Hai ngà sau khi Burj Khalifa được khánh thành và trở thành tòa tháp cao nhất thế giới, vào ngày 6-1 vừa qua, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) lại nhận thêm danh hiệu khách sạn cao nhất thế giới cho khách sạn Rose Rayhaan tại Dubai.

Khách sạn Rose Hayhaan

Rose Rayhaan có 72 tầng và cao 333 mét, vượt qua "nhà đương kim vô địch" là khách sạn Ryugyong tại Bình Nhưỡng (CHDCND triều Tiên) 3 mét.

Rose Rayhaan có 480 phòng và là khách sạn nổi tiếng đầu tiên trên thế giới không phục vụ rượu - một chiến lược nhằm đánh vào các gia đình đến từ trung Đông.

Công trình bắt đầu được xây dựng vào năm 2004 với tổng số vốn 180 triệu USD. Ngay trong ngày khai trương, 65% tổng số phòng đã có người đặt ở.

Khi lên đến tầng 65, khách sẽ có được nhìn toàn cảnh UAE. Tại đây du khách có thể phóng tầm nhìn đến Đảo Cây cọ nhân tạo, tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa cũng như trung tâm tài chính của Dubai.

Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa

trước đó hai ngày, UAE cũng đã khánh thành Burj Khalifa, tòa tháp cao nhất thế giới, cao 828m với 160 tầng. Tổng cộng Burj Khalifa phải sử dụng 57 thang máy khác nhau để phục vụ các nhu cầu khác nhau.Sân bóng rỗ NETS ở New York(675,000-square-foot Atlantic Yards arena thiết kế bởi SHoP Architects & Kansas City-based Ellerbe Becket).

http://www.auhana.com/architecture/wp-content/uploads/atlantis-yards-barclays-center-brooklyn-new-york-shop-architects-3.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean