Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đã nhiều lần tăng giá, riêng mặt hàng thép xây dựng có tới 5 lần điều chỉnh giá bán.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất, cung ứng lợi dụng giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng đã đua nhau tăng giá, đầu cơ găm hàng, khiến thị trường VLXD liên tục “sốt” giá.
VLXD “sốt” từng ngày
Thời điểm vừa qua, đặc biệt đầu tháng 4/2010, giá nhiều loại nguyên VLXD lại bắt đầu có xu hướng tăng từ 10- 20%, đặc biệt là giá thép và xi măng. Giá các loại xi măng liên tiếp nhiều lần điều chỉnh tăng giá, với mức tăng khoảng từ 3.000- 5.000 đồng/bao 50kg so với hồi tháng 3/2010. Đơn cử giá xi măng Tây Đô PCB 40 tại nhiều cửa hàng VLXD bán ở mức: 66.000-67.000 đồng/bao, PCB 30: 63.000-64.000 đồng/bao; xi măng Holcim: 69.000 đồng/bao; Xi măng Hoàng Thạch loại PC 30: 1.100.000 đồng/tấn, tăng 20.000 đồng/ tấn; xi măng Lam Thạch: 860.000 đồng/tấn, tăng 30.000 đồng/tấn. Một số loại phân bón cũng tăng nhẹ, cụ thể phân đạm urê Phú Mỹ 7.095 đồng/kg, tăng 95 đồng/kg…
Tăng mạnh nhất là giá thép, với 4- 5 lần điều chỉnh tăng giá. Nếu trước đây, giá thép thường chỉ ở mức 12- 13.000 đồng/kg thì ngay trong tháng 3/2010 đã leo thang lên đến khoảng 15.000 đồng/kg. Sang tháng 4/2010, giá thép vẫn tiếp tục có những đợt tăng giá mới. Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý giá (Sở Tài chính Hà Nội) trong tháng 3, Công ty Gang thép Thái Nguyên đã 2 lần điều chỉnh giá. Ngày 8-3 tăng 14 triệu đồng/tấn, giá bán sau điều chỉnh 14,025 triệu đồng/tấn; ngày 22-3 tăng 550.000 đồng/tấn, giá bán sau khi điều chỉnh là 14,570 triệu đồng/tấn. Đến ngày 1/4, giá thép xây dựng đã tăng thêm 500.000 đồng/tấn, tại thời điểm này là 15,075 triệu đồng/tấn. Công ty Thép Vina Kyoei, Pomina,... đã điều chỉnh giá thép tăng thêm 450.000 – 550.000 đồng/tấn. Với 4 lần điều chỉnh giá, giá thép bán tại nhà máy đã tăng khoảng 1,5 – 1,8 triệu đồng/tấn chỉ trong khoảng 1 tháng.
Lý giải cho việc tăng giá VLXD, nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay chính sách kích cầu của Chính phủ đã hết hiệu lực, doanh nghiệp không còn được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về thuế. Cụ thể, năm 2009, các doanh nghiệp sản xuất đang nộp thuế ở mức 5%, đến năm 2010, mức thuế suất đã tăng lên 10%. Thêm một nguyên nhân nữa do giá điện tăng từ thời điểm 1/3. Điện tăng khiến mọi chi phí đầu vào đều tăng. Chính vì thế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sắt thép, xi măng phải tăng giá để đảm bảo chi phí cho sản xuất. Bên cạnh đó, nguyên nhân đẩy giá thép lên nhiều đợt do giá nguyên liệu phôi thép tăng gần 100USD so với tháng 3, lên 620-630USD/tấn.
Thời điểm vừa qua, đặc biệt đầu tháng 4/2010, giá nhiều loại nguyên VLXD lại bắt đầu có xu hướng tăng từ 10- 20%, đặc biệt là giá thép và xi măng. Giá các loại xi măng liên tiếp nhiều lần điều chỉnh tăng giá, với mức tăng khoảng từ 3.000- 5.000 đồng/bao 50kg so với hồi tháng 3/2010. Đơn cử giá xi măng Tây Đô PCB 40 tại nhiều cửa hàng VLXD bán ở mức: 66.000-67.000 đồng/bao, PCB 30: 63.000-64.000 đồng/bao; xi măng Holcim: 69.000 đồng/bao; Xi măng Hoàng Thạch loại PC 30: 1.100.000 đồng/tấn, tăng 20.000 đồng/ tấn; xi măng Lam Thạch: 860.000 đồng/tấn, tăng 30.000 đồng/tấn. Một số loại phân bón cũng tăng nhẹ, cụ thể phân đạm urê Phú Mỹ 7.095 đồng/kg, tăng 95 đồng/kg…
Tăng mạnh nhất là giá thép, với 4- 5 lần điều chỉnh tăng giá. Nếu trước đây, giá thép thường chỉ ở mức 12- 13.000 đồng/kg thì ngay trong tháng 3/2010 đã leo thang lên đến khoảng 15.000 đồng/kg. Sang tháng 4/2010, giá thép vẫn tiếp tục có những đợt tăng giá mới. Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý giá (Sở Tài chính Hà Nội) trong tháng 3, Công ty Gang thép Thái Nguyên đã 2 lần điều chỉnh giá. Ngày 8-3 tăng 14 triệu đồng/tấn, giá bán sau điều chỉnh 14,025 triệu đồng/tấn; ngày 22-3 tăng 550.000 đồng/tấn, giá bán sau khi điều chỉnh là 14,570 triệu đồng/tấn. Đến ngày 1/4, giá thép xây dựng đã tăng thêm 500.000 đồng/tấn, tại thời điểm này là 15,075 triệu đồng/tấn. Công ty Thép Vina Kyoei, Pomina,... đã điều chỉnh giá thép tăng thêm 450.000 – 550.000 đồng/tấn. Với 4 lần điều chỉnh giá, giá thép bán tại nhà máy đã tăng khoảng 1,5 – 1,8 triệu đồng/tấn chỉ trong khoảng 1 tháng.
Lý giải cho việc tăng giá VLXD, nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay chính sách kích cầu của Chính phủ đã hết hiệu lực, doanh nghiệp không còn được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về thuế. Cụ thể, năm 2009, các doanh nghiệp sản xuất đang nộp thuế ở mức 5%, đến năm 2010, mức thuế suất đã tăng lên 10%. Thêm một nguyên nhân nữa do giá điện tăng từ thời điểm 1/3. Điện tăng khiến mọi chi phí đầu vào đều tăng. Chính vì thế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sắt thép, xi măng phải tăng giá để đảm bảo chi phí cho sản xuất. Bên cạnh đó, nguyên nhân đẩy giá thép lên nhiều đợt do giá nguyên liệu phôi thép tăng gần 100USD so với tháng 3, lên 620-630USD/tấn.
Bên cạnh thép và xi măng, các nguyên vật liệu xây dựng khác như cát, đá, gạch... cũng theo đà tăng giá. Theo khảo sát, giá đá loại 1x2 tại nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng ở mức 300.000-360.000 đồng/khối; đá 4x6 khoảng 260.000-270.000 đồng/khối; cát xây thô: 90.000-125.000 đồng/khối; cát nền 60.000-65.000 đồng/khối,... Mức giá này cao hơn nhiều so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Dần 2010.
Nắm bắt tình hình thép tăng giá và mùa xây dựng bước vào cao điểm, nhiều doanh nghiệp đã dự trữ thép với số lượng lớn để tung ra thị trường khi giá lên. Vừa qua, các đoàn thanh tra Bộ Tài chính bước đầu đã phát hiện một số doanh nghiệp thép, xi măng... quản lý chi phí chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá bán sản phẩm trên thị trường tăng mạnh trong thời gian qua.
Triển khai các biện pháp bình ổn giá thép, kiềm chế lạm phát
Nắm bắt tình hình thép tăng giá và mùa xây dựng bước vào cao điểm, nhiều doanh nghiệp đã dự trữ thép với số lượng lớn để tung ra thị trường khi giá lên. Vừa qua, các đoàn thanh tra Bộ Tài chính bước đầu đã phát hiện một số doanh nghiệp thép, xi măng... quản lý chi phí chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá bán sản phẩm trên thị trường tăng mạnh trong thời gian qua.
Triển khai các biện pháp bình ổn giá thép, kiềm chế lạm phát
Hiệp hội Thép Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và có các dự báo tình hình sản xuất kinh doanh thép… Hiệp hội cần phát huy vai trò tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp đang triển khai các dự sản xuất phôi thép đẩy nhanh tiến độ xây lắp để sớm đưa các dự án này đi vào hoạt động, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu. Đặc biệt, giải pháp thu mua nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất phôi thép và thép cán; cũng như bảo dưỡng máy móc đảm bảo sản xuất ổn định cần được đẩy mạnh.
Tổng Công ty Thép Việt Nam chỉ đạo sát sao các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép trực thuộc và các đơn vị liên doanh quản lý tốt việc phân phối thép theo hướng tăng tỷ lệ cung ứng trực tiếp đến người sử dụng, giảm các chi phí trung gian, công bố công khai tỷ lệ chiết khấu, chất lượng sản phẩm và giá bán. Ngoài ra, giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án thép đã được phê duyệt; đảm bảo việc sản xuất và cung ứng để thị trường không thiếu thép.
Tới đây Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, với các điều khoản quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quản lý. Nghị định này cũng sẽ góp phần ổn định thị trường xây dựng, trong đó có thị trường VLXD.
Tổng Công ty Thép Việt Nam chỉ đạo sát sao các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép trực thuộc và các đơn vị liên doanh quản lý tốt việc phân phối thép theo hướng tăng tỷ lệ cung ứng trực tiếp đến người sử dụng, giảm các chi phí trung gian, công bố công khai tỷ lệ chiết khấu, chất lượng sản phẩm và giá bán. Ngoài ra, giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án thép đã được phê duyệt; đảm bảo việc sản xuất và cung ứng để thị trường không thiếu thép.
Tới đây Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, với các điều khoản quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quản lý. Nghị định này cũng sẽ góp phần ổn định thị trường xây dựng, trong đó có thị trường VLXD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét