Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(82)

SGTT.VN - Trại Kiến trúc sư trẻ Việt Nam – Cần Thơ 2011 có cách nhìn mới mẻ và tiếp cận những vấn đề nóng trong đời sống của người dân Cần Thơ.
Điểm nhấn không gian
Nhóm KTS Hồ Thế Vinh, Phạm Thanh Huy, Ngô Đức Đệ, Huỳnh Phan Trung Trực chọn cách tiếp cận và đưa ra giải pháp giúp cư dân nông thôn ở xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, quy mô dân số 18.000 người, địa bàn rộng 2.000ha, những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Với những chính sách phát triển nông thôn mới, nhóm chọn cách cải thiện khả năng ứng phó khẩn cấp đi cùng các công trình công cộng. Trong đó, tung tâm xã và công trình công cộng tại ấp được chọn giai pháp xây hai tầng, thiết kế sao cho phương tiện cứu hộ dễ tiếp cận từ đường thuỷ, bộ, thậm chí có chỗ đáp cho trực thăng để chuyển dân đến.
Thực tế hiện nay là hầu hết công trình công cộng ở xã chưa phù hợp yêu cầu bố trí làm nơi cứu hộ khẩn cấp và đề xuất của các kiến trúc sư trẻ là phác thảo nhà văn hoá cộng đồng ấp gắn với chức năng cứu trợ thiên tai, gắn bán kính sử dụng công trình trung tâm với chức năng cứu hộ, sơ tán khẩn cấp.
Kịch bản biến đổi khí hậu cho biết 39% diện tích ở ĐBSCL (với 35% dân số đang ở trên đó) sẽ bị ngập khi nước biển dâng một mét. Trong thực tế, ở ĐBSCL, địa bàn nông thôn rộng, dân cư sống phân tán, nhiều nơi xa đô thị, cứu trợ tại chỗ không chủ động… Các công trình công cộng hiện có khi thiết kế, khai thác không chú ý chức năng ứng phó thiên tai… nhiều cư dân nói rằng họ không biết bám vào đâu khi có thiên tai, trú ẩn tại nhà không an toàn, nhưng không biết sẽ đi đâu, chưa biết phải làm gì khi cần cứu trợ.
Vấn đề của ĐBSCL không chỉ là công trình công cộng cần gắn với ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu? Làm sao người dân có được công trình với chi phí không quá cao so với thu nhập của họ? Câu trả lời là tại sao không thiết kế theo giải pháp nhà trên cọc? Giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường? Ứng phó hay ứng xử với biến đổi khí hậu là câu hỏi không dễ trả lời, nhưng cách nào thì với lối tiếp cận của các kiến trúc sư trẻ cũng đã khiến cho người viết kịch bản biến đổi khí hậu mở rộng tầm nhìn, quan tâm hơn đến số phận con người.
Bên cạnh dó, vấn đề cảnh quan của Cần Thơ như tổ chức các điểm nhấn không gian quận Ninh Kiều thuộc nhóm của KTS Nguyễn Đăng Thịnh, KTS Huỳnh Quốc Hội, KTS Nguyễn Văn Hải… cũng tạo được chú ý. Bởi vì, hiện tại từ trung tâm quận Ninh Kiều, đi ven sông, chưa thấy dấu ấn kiến trúc.
Đôi mắt ven sông
Ý tưởng đôi mắt ven sông qua nghiên cứu điểm nhấn gồm bốn điểm tiếp xúc từ bến Ninh Kiều đến cầu Quang Trung, phân tích hiện trạng, tham khảo dự án Thủ Thiêm, Thuận Hải.
Kết hợp phân tích hiện trạng, tổ chức các trục không gian, trục hút của đô thị và tìm giải pháp tổ chức lõi không gian đô thị, nhóm kiến trúc sư đề nghị tổ chức lõi từ công viên Lưu Hữu Phước, chuyển đổi trụ sở UBND TP Cần Thơ do vị trí hiện tại không còn thuận lợi. Xây dựng khu hành chính mới, cải tạo trục Châu Văn Liêm – Nguyễn Thái Học thành trục đi bộ thương mại đến bến Ninh kiều và mở các trục không gian mở về phía sông Cần Thơ. Thực hiện táo bạo việc giải phóng tầm nhìn, làm rõ điểm nhấn không gian đô thị và kết nối đô thị khu vực xóm chài – đối diện bến Ninh Kiều.
Nhà ven sông sẽ thay bằng những công viên. Chợ trên bờ sông, chợ nổi là đặc sản của Cần Thơ nên giữ lại, cải tạo chợ. Nhưng cần sử dụng vật liệu thích hợp, ưu tiên cảnh quan phía bên kia sông, tổ chức kết nối trung tâm hành chính cũ và trung tâm mới, tạo biểu tượng ở độ cao để kết nối. Theo các kiến trúc sư: “Ý tưởng này khá táo bạo với thành phố Cần Thơ”.
Cần Thơ là đô thị sông nước, nhóm KTS Trần Minh Thuận, Trần Viết Anh Tú, Vũ Đức Long, Nguyễn Hồng Lĩnh đã nhận ra mạng lưới sông ngòi chằng chịt và quá trình đô thị hoá đã khiến dòng chảy bị san lấp khá nhiều. Giải pháp đưa ra là tổ chức quy hoạch, không gian kiến trúc, cảnh quan ở các kênh rạch, lấy rạch Cái Sơn làm thí điểm, nơi chịu ảnh hưởng khi làn sóng đô thị hoá từ nội ô lan ra miệt vườn để cải tạo. Vì ở đây cảnh quan chịu ảnh hưởng đất ngập nước, hình thái không gian đồng đều không có điểm nhấn, ven rạch đã xuất hiện tác động đô thị. Bờ sông không có gì che chắn, sạt lở; môi trường bị rác thải và nguồn nước đang có dấu hiệu ô nhiễm.
bên cạnh đó, nhà ở lộn xộn, cách thức cư trú trên nhà cao cẳng quay lưng, quay mặt ra sông, giao thông chật hẹp, đang xuống cấp, định hướng giải pháp, áp dụng tiêu chí bền vững cho rạch Cái Sơn là vấn đề bị bỏ quên khi thành phố có quá nhiều điểm nóng.
Làm gì để Cái Sơn có thể tham gia vào tiến trình đô thị hoá của Cần Thơ mà không bị thay đổi tới mức đô thị chưa ra hình mà cảnh quan đã biến mất? Theo các kiến trúc sư, nên tạo điểm nhấn dừng chân, nghỉ ngơi, tổ chức lại không gian sinh sống, nên chọn giải pháp trồng cây giữ bùn, chống sạt lở thay vì lệ thuộc ý định của các nhóm lợi ích muốn làm bờ kè cứng.
Nét tự nhiên của dòng sông, nhà ở và hình ảnh quen thuộc cần giữ lại và nâng cấp lên sẽ hay hơn chứ không phải xây lên sẽ tốt hơn.
Các kiến trúc sư cũng đã góp ý giải pháp nhà theo cụm, chú ý nhóm cư trú liền kề thường là họ hàng để tăng tính gia đình, và kết nối những ngôi nhà đơn lẻ giúp phát triển lại tính cộng đồng.
Giả định táo bạo
“Người Pháp muốn biến nội ô Cần Thơ thành đô thị hành chính, Mỹ muốn thành đô thị thương mại. Lịch sử và khát vọng đương đại là xây dựng Cần Thơ thành trung tâm động lực phát triển ĐBSCL, đặc trưng và bền vững”, KTS Nguyễn Duy Tuấn cùng nhóm KTS Đặng Công Phước, Trần Quốc Việt, Trần Chinh Phong lại đặt vấn đề cấu trúc thương mại, nút giao thông chiến lược... Các kiến trúc sư nhận thấy Cồn Ấu với giao lộ sông nước cực kỳ hấp dẫn (không có ý tán thành dự án cầu chữ Y ở giao điểm thuỷ lộ này), liệu một khu đô thị bản sắc có chức năng tương tác, là viên ngọc xanh của thành phố nên mọc lên ở đây?
Thay vì cố gắng tạo ra kiến trúc đô thị tại Cồn Ấu, các kiến trúc sư cho rằng đây là quỹ đất sinh thái; muốn cân bằng cấu trúc, thu hút cộng đồng tham gia thương mại, phát triển du lịch thì xin đừng đụng chạm vào giá trị tự nhiên của nó.
KTS Nguyễn Tấn Vạn, chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam, nói “Cần Thơ phát triển theo bờ sông, không nên can thiệp thô bạo vào lịch sử có điểm nhớ, dấu ấn, nhưng để có thái độ bảo tồn, bảo vệ môi trường, cảnh quan… thì vấn đề là phải hiểu để cư xử đúng cách. Tôi đã đi về vùng này mười năm nhưng chưa dám nói đã hiểu hết”
KTS Tấn Vạn cho rằng, nhà quay lưng ra bờ sông, nhà hai mặt tiền, giải pháp cụm nhà quay mặt ra sông là hình thái cần chọn thái độ ứng xử thận trọng khi muốn thay đổi. Cồn Ấu, mảnh đất ai cũng muốn làm gì đó để kiếm lợi nhuận. Nhưng Cần Thơ không phải thiếu đất, thậm chí đất đô thị mới còn chưa đụng tới. Đất sinh thái nên để dành cho tương lai, đầu tư khôn khéo là khu sinh thái đón du khách.
SGTT.VN - Trong nhiều năm trở lại đây, hàng loạt các khu nghỉ dưỡng cao cấp ở tầm vóc quốc tế đã xuất hiện tại Việt Nam. Một đặc điểm chung của phần lớn các khu nghỉ dưỡng này là sự khai thác và sử dụng các yếu tố truyền thống của kiến trúc Việt Nam trong thiết kế.
Những yếu tố truyền thống này có thể được thể hiện dưới bố cục tổng thể của khu nghỉ dưỡng, việc sử dụng các chi tiết – hoạ tiết trang trí truyền thống, sử dụng hệt kết cấu gỗ đơn giản mà hợp lý, hay việc áp dụng tỷ lệ công trình hài hoà với kích thước con người...
Tỷ lệ các không gian đã có sự điều chỉnh theo kiến trúc phương Tây.
Có thể kể tên những khu nghỉ dưỡng tiêu biểu cho xu hướng này như: The Nam Hai Resort (Quảng Nam), Anna Mandara Nha Trang, Sun Spa Resort (Quảng Bình), Life Resort Quy Nhơn, Fusion Maia Resort (Đà Nẵng), Anna Mandara Ninh Bình... Trong số những khu nghỉ dưỡng đó, hai cái tên cuối cùng có cùng một điểm đặc biệt trong thiết kế là được lấy cảm hứng từ kiến trúc cung đình xưa.
Fusion Maia Resort – Khi hình vuông là sự khởi nguồn
Trên khu đất diện tích 3ha, khu nghỉ dưỡng được tổ chức theo cảm hứng lấy từ bố cục tổng thể của kinh thành Huế. Tất cả các công trình quan trọng của khu nghỉ dưỡng: nhà hàng chính và khu vực tiếp đón, khu spa, thư viện, sân vườn chính, hồ bơi chính... được bố trí nằm trên một trục dọc hướng ra biển. Các công trình phụ và các villa được bố trí theo chu vi khu đất, tương tự như cách bố trí khu hoàng thành và khu vực nhà ở cho quan lại và dân chúng trong kinh thành Huế. Trong bố cục đó, hồ bơi chính có vị trí và vai trò tương tự hồ Thái Dịch; tổ hợp nhà hàng chính và khu vực lễ tân tương tự điện Thái Hoà; trong khi đó, tổ hợp công trình khu spa, thư viện, cửa hàng và sân vườn chính được bố cục tương tự khu vực Tử Cấm Thành.
Đúng như tên gọi Fusion (có nghĩa là sự pha trộn), nếu như tổng thể của khu nghỉ dưỡng lấy cảm hứng từ kinh thành Huế, thì bản thân thiết kế của từng công trình đã có sự điều chỉnh theo kiến trúc phương Tây, với những không gian có tỷ lệ hơi vượt quá tỷ lệ thường thấy trong kiến trúc truyền thống. Với sự điều chỉnh này, các không gian nội thất trong khu nghỉ dưỡng giảm đi nét trầm mặc của kiến trúc truyền thống nhưng vẫn giữ được sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. Điều đó có lẽ được thực hiện với mục đích để cho các du khách đến từ phương Tây không cảm thấy bỡ ngỡ khi đến với khu nghỉ dưỡng này. Có một điều thú vị trong thiết kế là có thể xem như khu nghỉ dưỡng là một tập hợp của nhiều hình vuông với kích thước và tỷ lệ khác nhau. Từ những vật dụng, chi tiết rất nhỏ như hoa gió, đèn treo tường, bồn rửa mặt, bàn ghế... đến tổ hợp chung của một cụm villa, khu nhà ăn, khu spa và thư viện... hầu như tất cả đều là hình vuông. Điều này một mặt tạo ra một ấn tượng khó quên cho du khách, nhưng mặt khác lại tạo ra một chút cứng nhắc trong thiết kế mà những người yêu thích sự mềm mại và uyển chuyển có thể cảm thấy đôi chút phiền lòng.
Khu nghỉ dưỡng nhìn từ hồ bơi chính
Anna Mandara Ninh Bình – Làng quê với những tiện nghi cao cấp
Trên một khuôn viên rộng 16ha, khu nghỉ dưỡng Anna Mandara Ninh Bình là một hình ảnh tổng hợp của cả kiến trúc cung đình và kiến trúc truyền thống nông thôn miền Bắc. Nằm trong vùng đất của cố đô Hoa Lư, kiến trúc cung đình của khu nghỉ dưỡng thể hiện trong thiết kế của tổ hợp sảnh đón, lễ tân, nhà hàng chính và khu hội thảo. Trong khi đó, 51 villa của khu nghỉ dưỡng lại được chia làm ba khu vực (được gọi là xóm), với bố cục tổng thể cho từng khu lấy cảm hứng từ hình ảnh làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ. Xen giữa các thành phần này là những ruộng ngô, ruộng cà... được tổ chức rất hoang sơ, càng làm nhấn mạnh hình ảnh làng quê trong mắt du khách.
Kiến trúc truyền thống có sự hiện diện đồng nhất và rõ nét trong khu nghỉ dưỡng với việc sử dụng hệ khung kết cấu bằng gỗ, mái lợp bằng ngói mũi hài và rơm cho các công trình, các chi tiết trang trí chạm khắc trên gỗ... Yếu tố truyền thống còn được thể hiện qua viêc tôn trọng tỷ lệ của kiến trúc truyền thống trong các công trình. Điều này tạo ra một cảm giác quay về nhà cho du khách, nhất là với những ai đã từng có thời gian sống ở đồng bằng Bắc bộ. Một điểm đặc biệt trong thiết kế là hình ảnh hoa gạo, một loại hoa đặc trưng của khu vực xuất hiện rất nhiều trong khu nghỉ dưỡng qua hình ảnh những chiếc móc chìa khoá, đèn trang trí...
Các villa của khu nghỉ dưỡng là một sự kết hợp khéo léo giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại. Phía ngoài của các villa gợi lại hình ảnh ngôi nhà ba gian của đồng bằng Bắc bộ với một chút điều chỉnh nhỏ về vị trí cửa chính cho phù hợp với thiết kế nội thất bên trong. Trong khi đó, bên trong của các villa này là những tiện nghi hiện đại và những ô cửa kính lớn mở ra khu sân vườn phía sau nhà, cũng được tổ chức rất làng quê với giàn mướp bằng tre và cây cỏ trồng ngẫu nhiên. Khu vực phòng tắm của các villa có lẽ là không gian mang tính hiện đại nhất của khu nghỉ dưỡng với những vách kính và cách bài trí theo kiểu phương Tây.
Điều tiếc nuối khi đến khu nghỉ dưỡng này có lẽ là khu vực hồ bơi (trong nhà và ngoài nhà) với thiết kế khá lạc lõng trong tổng thể chung của khu nghỉ dưỡng.
bài và ảnh: KTS Đỗ Đăng Khoa
Hình vuông đặc trưng trong thiết kế của khu nghỉ dưỡng.
SGTT.VN - Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, các khu vực như miền Trung thường xuyên chịu ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt nắng nóng, gió Lào và bão lũ. Do vậy, vật liệu bền, có những đặc tính vật lý đáp ứng và chống chịu thời tiết ở trên rất cần thiết đối với các kiến trúc sư, công ty tư vấn thiết kế trong xây dựng cũng như thiết kế nội, ngoại thất.
Ứng dụng rộng rãi nhất của tấm DURAflex là khung trần nổi.
Đối với các hạng mục trần và vách trang trí, mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí xây dựng công trình nhưng lại là yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp, sự cuốn hút và cá tính cho mỗi công trình. Trong thiết kế nội thất hiện đại, người ta vẫn hay thường nhắc đến trần thạch cao như là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu do những đặc tính và sự linh hoạt của vật liệu này. Tuy nhiên, tấm thạch cao có nhược điểm không thể chịu được ẩm và nước khiến cho vật liệu này thiếu đi sự hoàn hảo. Để khắc phục, những nhà sản xuất đã cho ra đời những vật liệu tấm khác với khả năng chống ẩm, chống cháy, cách âm cao hơn… Trong những năm gần đây, thị trường thường hay nhắc đến các loại tấm calcium silicate hay vẫn thường gọi là “tấm cứng”.
Tại các nước tiên tiến, loại tấm này đã được sử dụng gần 100 năm nhưng ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện trong khoảng vài năm gần đây, nguồn gốc hoàn toàn nhập khẩu, chủ yếu từ Thái Lan và Malaysia do các doanh nghiệp trong nước phân phối. Chính vì nhập khẩu nên nguồn cung trong những năm vừa qua không ổn định và thị trường thường ở trong tình trạng khan hiếm hàng. Theo một khảo sát qua các số liệu nhập khẩu, trong sáu tháng đầu năm 2011, khoảng hơn 3 triệu m2 được nhập khẩu; trong sáu tháng cuối năm, con số này sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều do nhu cầu sử dụng vào các hạng mục trần nổi thường tăng trong dịp giáp tết. Theo dự đoán, nhu cầu sử dụng tấm calcium silicate ở Việt Nam khoảng 9 triệu m2 trong năm 2012 và khoảng 15 triệu m2 đến năm 2015.
Ứng dụng rộng rãi nhất của tấm DURAflex là khung trần nổi.
Một tín hiệu vui cho thị trường và người sử dụng, trong tháng 11 vừa qua, một sản phẩm tấm calcium silicate được sản xuất ngay tại Việt Nam đã chính thức ra mắt, mang thương hiệu DURAflex, được sản xuất tại nhà máy Hiệp Phú, đặt tại khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An. Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường là doanh nghiệp sở hữu thương hiệu này, đã đầu tư hơn 200 tỉ đồng để xây dựng nhà máy. Đại diện công ty cho biết, nhà máy có công suất 8 triệu m2/năm, có khả năng đáp ứng được hơn một nửa nhu cầu của thị trường trong nước, ngoài ra còn phục vụ xuất khẩu sang một số thị trường lân cận. Đây không chỉ là tín hiệu vui dành cho người sử dụng, khách hàng mà còn là niềm vui cho thị trường, bởi sự ra đời của thương hiệu DURAflex sẽ tạo nên thế cạnh tranh cân bằng giữa thương hiệu trong nước và nước ngoài trong phân khúc sản phẩm tấm cứng nói riêng và thị trường vật liệu hoàn thiện ngành trần và vách nói chung.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, sản phẩm tấm DURAflex có thành phần gồm ximăng, cát, vôi, sợi xenlulô (sợi gỗ). Đặc biệt, nhà sản xuất cam kết bảo hành độ bền trong 50 năm và không chứa chất amiăng, một loại chất gây ung thư, còn gọi là asbestos, thường được các nhà sản xuất pha trộn để giảm giá thành sản xuất do cùng công dụng nhưng giá rẻ hơn so với sợi xenlulô. Một điểm cộng cho nhà sản xuất tấm DURAflex: ngoài cung cấp sản phẩm, vật liệu, Vĩnh Tường còn cung cấp và tư vấn các giải pháp đồng bộ và hướng dẫn thi công cho sản phẩm này. Có thể tham khảo thêm thông tin sản phẩm, giải pháp và hướng dẫn thi công tại website www.vinhtuong.com.
Hoàng Huỳnh
Những đặc tính và ứng dụng nổi bật của tấm calcium silicate DURAflex
Đặc tính vật lý: Chịu nước, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống mối mọt, bề mặt trắng sáng và phẳng mịn, không bị cong vênh và co ngót do ảnh hưởng của nhiệt độ.
Các ứng dụng: Thi công các hệ trần có yêu cầu chống cháy cao bao gồm cả trần chìm và trần nổi, vách ngăn nội ngoại thất. Cách âm, cách nhiệt, chống cháy… thay thế cho các hệ tường và trần truyền thống, làm nguyên liệu sản xuất cửa chống cháy. Làm nền cho tấm trang trí in hoa văn. Làm sàn nhà, sàn nâng, sàn thang máy. Cách nhiệt cho các đường ống và thiết bị sản xuất.
Sản phẩm tấm DURAflex thực tế trên thị trường. Các ứng dụng đa dạng của tấm DURAflex: Trần nổi, trần chìm, vách ngăn, nhà vệ sinh…
http://farm4.static.flickr.com/3047/2725705054_f176ccea67.jpgSound room
Nơi nghe nhạc, xem phim, hát karaoke tại gia có nhiều cấp độ để có thể bố trí dàn âm thanh, đèn chiếu sáng…. Ở đó có thể là không gian mở, hoặc dưới tầng hầm, tầng áp mái hay chọn một phòng riêng. Dù không tổ chức thành phòng chuyên nghiệp nhưng chăm chút một tí thì không gian sẽ tương thích và âm thanh nghe hấp dẫn hơn.
Phòng karaoke nhỏ trong một căn hộ, kết hợp làm phòng nghe nhạ.
Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu thì nên chọn một nơi gần trục giao thông theo chiều đứng, ở đó tiện cho các thành viên trong gia đình tham gia. Hoặc đưa lên tầng áp mái hay tầng hầm – những vị trí này ít gây tiếng ồn và không gian có tính độc lập. Về ánh sáng nên chọn màu ấm, vừa phải và tổ chức đèn hắt tạo điểm nhấn để “thư giãn” ánh sáng một cách dễ chịu.
Tạp âm thường là nguyên nhân làm cho âm thanh nghe chưa được như ý dù dàn máy có thể thuộc vào loại cao cấp. Ngoài ra, còn phải quan tâm đến những yếu tố như kích thước phòng, cách bố trí các thiết bị, vật liệu cách âm… vì đó cũng là những duyên do làm cho tiếng nhạc “gọn ghẽ” hơn, âm thanh “no tròn” hơn hay ngược lại. Tạp âm có thể tác động từ bên ngoài, từ quạt máy, máy điều hoà, từ hệ thống âm thanh hay chính từ phòng nghe nhạc tạo ra. Để nhận diện những tạp âm từ đâu ra, có thể “luồn” ra phía sau các loa để lắng nghe.
Nhạc công guitar Nguyễn Chí Cung – “tín đồ” của các phòng nghe nhạc tư vấn, các phòng chiếu phim, karaoke thường sử dụng vải nhung, vải dày treo như màn cửa quanh phòng làm thiết bị cách âm vì âm thanh phản hồi sẽ bị hấp thu – không bị tiếng vang dội. Bởi vải có tác dụng hút khoảng 70% âm bổng (treble) và phản hồi 100% âm trầm (bass). Âm thanh trong phòng nghe tạo ra từ âm thanh trực tiếp từ máy và âm thanh phản hồi, cho nên sử dụng vải làm vật liệu cách âm thì sẽ nghe tiếng bass lớn hơn và giúp bạn nghe âm thanh được mượt mà hơn. Và không nên treo nhiều tranh ảnh hay các vật liệu cứng trong phòng nghe nhạc vì âm thanh sẽ bị “chi phối” gây nhiều tạp âm và không được trung thực.
http://www.thesoundroom.com/_member/about_store.jpgThông thường đặt các loa cách nhau ít nhất 3m, cách người ngồi nghe 4m và cách tường 1m. Đặt loa cách xa tường và sàn phòng để tránh tiếng dội của âm trầm – bass, hướng loa thường tạo thành một tam giác là hợp lý và hướng về phía người nghe. Với phòng nghe nhạc không nên thiết kế trần vòm vì nó sẽ tạo nên tiếng dội, tức hiệu ứng echo – không mong muốn. Và nếu trần cao quá 3m thì nên sử dụng loa tháp hay chân loa để tâm của màng loa ngang với chiều cao tai người nghe. Nên để khoảng trống sau lưng người ngồi nghe, có thể đặt tấm xốp hay tấm vải nhung để chống các âm thanh dội từ tường lại. Bố trí như vậy thì phòng nghe nhạc chuẩn cũng phải 15m2 trở lên, phòng nhỏ quá, hiệu ứng âm thanh sẽ lệch lạc.
Về nguyên lý thì đặt ampli càng gần loa càng hay vì sẽ giảm được hao tổn công suất trên dây loa. Và chất lượng dây loa cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh. Giá trị dây loa có nhiều cấp giá cả và tuỳ thuộc vào kim loại của ruột sợi dây như vàng – bạc – đồng – bạch kim hay hợp kim. Ngoài ra, âm thanh đi qua dây loa còn phụ thuộc vào hãng sản xuất, công nghệ chế tạo, tiết diện dây, nhiệt độ môi trường.
http://i-cdn.apartmenttherapy.com/uimages/sf/1209_patkau1.jpgPatkau Architects của Vancouver đã thắng trong cuộc thi thiết kế sáu ngôi nhà ở tại khu bảo tồn xung quanh ngôi nhà Fallingwater của Frank Lloyd Wright ở Pennsylvania.
http://therepublicofless.files.wordpress.com/2010/06/seabird_10.jpgBan giám khảo đã chọn Patkau Architects đến từ Vancouver, British Columbia, là người thắng cuộc của cuộc thi thiết kế đầu tiên cho việc hỗ trợ các chương trình giáo dục tại kiệt tác của Frank Lloyd Wright ở Fayette County. Người chiến thắng thứ nhì của cuộc thi là Phoenix, Ariz.-based Wendell Burnette Architects, và Olson Kundig Architects từ Seattle, bang Washington, đã được chọn là người xếp thứ ba.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgcyHaZfZ4JVsgAm7opOd1AWwRKfj1xXdX6T0exKMHI31yk_k8SMwp3MMYgJRwe1mMKLxPq8AE03C1k614HCwdRZGplO9UypKk36HNO6QmQZs9tOyzf3_pfCDXHdRqBPEly3Po8jb-lrfQ/s1600/johnpatkau.jpgĐồ án đoạt giải của Patkau Architects về sáu ngôi nhà nhỏ hội đủ các yếu tố hiệu quả và bền vững sẽ được đưa ra làm cơ sở luật định cho việc thực hiện thực tế và gây quỹ. Ban giám khảo nói về đồ án đoạt giải :“Với một sự tinh tế, đồ án này rất linh hoạt và nó chuyển tải thông điệp về những gì mà kiến trúc có thể làm được” và “Sức mạnh của đồ án này không chỉ ở những gì mà nó chuyển tải được mà nó còn ở những gì mà đồ án này không chuyển tải”. Fallingwater đang lớn và vẫn đang phát triển, với các thiết kế của Patkau Architects, Fallingwater sẽ phát triển một cách bền vững với tiêu chí “một thiết kế tốt trong sự hài hoà với thiên nhiên”.
Tổng hợp: KTS Phạm Gia Vinh

Bộ môn ngoạn thạch (chơi đá cảnh) đã xuất hiện từ rất lâu ở những nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… Ở Việt Nam những năm gần đây, giới sưu tầm ngoạn thạch ngày càng nhiều, nhất là khi phong trào ứng dụng phong thuỷ trong nội thất nở rộ, đá cảnh trở thành một mặt hàng trang trí hữu dụng mà nhiều người nhắm đến. Thị trường đá cảnh dần lên ngôi.
Sự kết hợp giữa chất liệu và điêu khắc để tạo thành một tác phẩm đẹp hoàn hảo.
Việt Nam có một nguồn nguyên liệu khá dồi dào các chủng loại đá bán quý, với những đường vân phối màu sắc đẹp hơn tranh vẽ, với những tên gọi quen thuộc như đá turquoise, chalcedony, jasper, thạch anh, agate, jade, garnet… Ở mỗi vùng miền, mỗi người lại có cách chơi đá cảnh khác nhau, người giữ nguyên dáng vẻ trời cho của đá, người lại thích gia công, sơ chế để lột tả vẻ đẹp sâu kín của các đường vân đá tạo ra. Và riêng trong lĩnh vực trang trí nội thất, những dòng đá thiên nhiên có vân đẹp đang được ưa chuộng bởi nét đẹp của từng viên đá đều khác nhau, và vẻ đẹp ấy rất dễ cảm nhận với nhiều người.
Nói riêng trong lĩnh vực đá quý, đá bán quý, vẻ đẹp của một viên đá chính là từ những đường vân của nó. Chỉ với mục đích chính là trang trí nội – ngoại thất, nhưng đá cảnh ở dòng bán quý thường được định danh bằng tên gọi phổ biến là đá phong thuỷ. Từ những viên đá có lớp vỏ bọc ngoài xù xì, thô ráp, nhưng qua bàn tay của người thợ thủ công, chỉ với những động tác đẽo, mài, gọt giũa, lớp vỏ bọc xấu xí bị loại đi để lột tả hết những vẻ đẹp diệu kỳ của từng chủng loại đá thiên nhiên. Chính vẻ đẹp trời cho ấy là một sức cuốn hút lớn với những nhà sưu tầm đá cảnh, những người yêu thích đá thiên nhiên.
Ở Sài Gòn, lượng người chơi đá bán quý, đá phong thuỷ đang tăng nhanh theo thời gian, nhưng lại thường vấp phải một rào cản lớn đó là kiến thức về đá thiên nhiên lại không nhiều. Ngay cả những nguồn tài liệu, sách vở viết về nghệ thuật chơi đá cảnh cũng khan hiếm. Trong khi đó, lượng đá giả, đá nhân tạo được nhập vào ồ ạt, bày bán vô tội vạ khiến cho thị trường chơi đá phong thuỷ trong trang trí nội thất càng trở nên rối rắm, phức tạp, khó phân định thật giả. Ông Ba Vạn, chủ nhân của một phòng trưng bày về đá quý, đá phong thuỷ số 4 Bà Huyện Thanh Quan, với thâm niên hơn 30 năm sưu tầm và làm việc trong lĩnh vực đá quý, đá bán quý – cho biết: “Bộ môn chơi đá cảnh ở Việt Nam mới phát triển sau này, trước kia có một số lượng rất lớn nguồn nguyên liệu thô được khai thác và bán ra nước ngoài, sau đó được chế tác và nhập ngược trở lại Việt Nam bày bán với giá rất đắt…”
Các dạng đá phong thuỷ thường dùng trong trang trí nội thất
Ý đồ hình thành nên một phòng trưng bày đá quý, đá thiên nhiên của ông Ba Vạn cũng bắt đầu từ đam mê chơi đá. Phòng trưng bày được tập hợp đủ các loại đá từ khắp vùng miền trong cả nước, tất cả đều đã qua sơ chế, đánh bóng, tôn lên vẻ đẹp của từng loại, từ nét xanh quyến rũ của jasper, đến những gam màu trắng, xanh, tím… kỳ ảo quyện vào nhau của chalcedony, turquoise, màu đỏ huyền bí của ammolite, hay sự tinh khiết với sắc trắng của thạch anh… Ông Ba Vạn chia sẻ thêm: “Muốn chơi đá, phải hiểu kỹ về nó mới thấy hết được vẻ đẹp của từng chủng loại. Đá thiên nhiên của Việt Nam mình phong phú lắm, hiểu về nó đã khó, sở hữu được nó cũng khó, làm thế nào để người khác nhìn vào thấy được vẻ đẹp toàn bích của nó thì càng khó hơn. Hầu hết đá thiên nhiên có vẻ ngoài xấu xí lắm, nhưng biết mài giũa đến đâu thì dừng, cắt gọt sao cho hình dáng của khối đá trông thật đẹp nhưng vẫn mang nét tự nhiên, đấy mới là kinh nghiệm của người chơi đá, chế tác đá”.
Đá cảnh thiên nhiên đã qua sơ chế đang là lựa chọn để khoả lấp đi những góc chết của căn nhà, vừa mang yếu tố phong thuỷ, vừa mang yếu tố trang trí. Việc trưng bày những dòng đá này cũng không đòi hỏi sự sắp đặt cầu kỳ, phức tạp. Chất liệu đá, cùng vẻ đẹp đã được lột tả bằng kỹ thuật đánh bóng và nét đẹp ấy là vĩnh cửu, vì vậy những dòng đá phong thuỷ, đá bán quý lấy từ thiên nhiên đang được ưa chuộng sử dụng rộng rãi. Anh Đinh Khắc Duy, điều hành chuỗi cửa hàng bày bán đá quý, đá phong thuỷ ở S12 – 1 Nguyễn Văn Linh, quận 7, cho biết: “Người sưu tầm bây giờ tập trung vào đá phong thuỷ tự nhiên khá nhiều, bởi mỗi viên đá lại có nét vân khác, vẻ đẹp khác. Và nó đẹp theo từng cảm nhận của mỗi người. Nhất là những tấm đá chẻ, đá phiến thuộc dòng agate, chalcedony, chrysocolla… mỗi viên đá như một bức tranh độc bản, thường được nhiều người chọn mua vì rất dễ trưng bày trong không gian nội ngoại thất”.
Bài và ảnh: Thiên Ý
Đến từ Đan Mạch, Fong – Chen Zerthen hiện tại là người sáng lập và giám đốc công ty thiết kế nội thất Kaze. Với tám năm kinh nghiệm làm việc tại các nước châu Á, cô đã tìm cho mình được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết lý Á Đông và tư duy Tây Âu trong phong cách thiết kế nội thất. Đó cũng là một điểm đặc biệt và mạnh nhất của Kaze.
Căn Villa 200m2 nằm trong khu Thảo Điền, quận 2. Fong – Chen thuê lại và thiết kế trang trí theo ý của mình để tạo ra một không gian có sự giao thoa giữa chất mộc, nhiệt đới gió mùa của châu Á với sự tối giản tinh tế của Bắc Âu.
Là người gốc châu Á lớn lên tại Đan Mạch, lối tư duy tối giản và thực tiễn của đất nước Bắc Âu này có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách thiết kế của Fong – Chen. Phong cách sống của cô thể hiện ở mọi không gian trong nhà, từ khu vườn bên ngoài, sảnh dẫn vào nhà, phòng khách, phòng ăn, bếp và phòng làm việc. Cô tận dụng những điểm mạnh của căn nhà với nhiều cửa sổ, sáng và thoáng ở mọi góc nhìn, cô bố trí sắp xếp đồ nội thất có hình dáng đơn giản không cầu kỳ kiểu cách. Đứng ở vị trí nào ta cũng thấy bóng nắng thay đổi và di chuyển tạo một hiệu ứng rất thú vị và đặc biệt cho căn nhà. Chất liệu chủ đạo của căn nhà là tường sáng màu, vật liệu gỗ thô mộc và gạch gốm, tông màu trầm tạo cảm giác thư giãn và rất ấm cúng. Mỗi góc nhà là một khoảng trời riêng, với những điểm nhấn nội thất riêng biệt, nhưng liên kết lại thành một tổng thể hoà hợp và rất đơn giản. Điểm nối tài tình giữa những góc duyên dáng này là những chiếc thảm trải lót sàn.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là yếu tố xanh trong không gian nội thất, được khéo léo tạo nên từ những bình hoa đặt ở các vị trí trong các phòng tạo sự cân bằng tuyệt đối giữa sự thô mộc đơn giản của nội thất với mảng vườn xanh tinh tế bên ngoài, hoà đồng cùng thiên nhiên. Là một người cũng rất yêu tranh, cô cũng dành những vị trí trang trọng và thích hợp để góp phần tô điểm và nhấn mạnh chiều sâu trong không gian sống của mình. Những đồ trang trí phụ kiện cũng được sắp xếp một cách vừa đủ, tinh tế để cùng tạo nên một tổng thể thống nhất.
Không gian sống của Fong – Chen đơn giản nhưng cũng rất ấm cúng và sang trọng. Đó là sự giao thoa giữa hai phong cách nội thất khác biệt mà hoà quyện cùng thiên nhiên, vừa có cảm giác thân quen với những nét Á Đông mà lại vừa có những yếu tố đặc trưng của vùng Bắc Âu xa xôi trong ngôi nhà Việt Nam này.
Sống và làm việc tại châu Á một thời gian chưa quá dài, nhưng cũng không phải ngắn, Việt Nam là điểm dừng chân gần đây nhất và cũng là nơi gắn bó nhất của Fong – Chen. Tuy không nói ra nhưng những gì cô thể hiện cùng các cộng sự tại Kaze trên mỗi công trình kiến trúc nội thất lớn ở Việt Nam đã biểu lộ rõ tình yêu và tâm trí gắn kết ấy.
Và ở nơi chốn yên bình nhất, nơi cô có thể thoải mái sống và tận hưởng cuộc sống, nơi nuôi dưỡng những ý tưởng thiết kế, sáng tạo dồi dào này, Fong – Chen luôn vững tin rằng mình sẽ hoàn thành nhiều ước mơ hơn nữa trên con đường kiến tạo những công trình nội thất Á Âu duyên dáng, đẳng cấp nhưng không rời xa xu hướng giản dị và tiện dụng cho một cuộc sống hiện đại của những người bạn Việt Nam.
Ở Fong – Chen, đam mê sáng tạo không bao giờ ngừng cháy...!
Bài và ảnh: kila
Thông tin công trình:
Website: http://kaze.com.vn/
Địa chỉ: 11 Hồ Xuân Hương, P.6, Q.3, TP.HCM
Khu vực phòng khách với điểm nhấn là hai chiếc ghế Safari của nhà thiết kế Kaare Klint.
Góc thư giãn nhìn ra vườn được đặt bộ ghế con bò (Ox chair) của nhà thiết kế Han J. Wagner.
Tủ sơn mài đỏ và bàn mang chất Á Đông điển hình...
Bộ ghế nhựa tổng hợp có tay phòng ăn của hai nhà thiết kế Charles và Ray Eames
Không gian bếp được bố trí đơn giản, chỉ những đồ thường xuyên sử dụng được đặt ra ngoài, còn lại những đồ trang trí được kết hợp một cách khéo léo với nhau. Phần tủ để đồ bếp là một điểm nổi bật ở khu vực này, bát đĩa được bày trí rất có tổ chức, ngoài ra cũng có một số đồ decor tạo chất cảm của vật liệu.
Văn phòng làm việc tại nhà với bàn làm bằng gỗ tấm với chân bàn đúp thép kiểu mềm mại nhưng rất vững chãi. Ghế làm việc của nhà thiết kế Eames hiện đại với lớp bọc da sáng màu.
SGTT.VN - Kiến trúc sư Daisuke Sansuki và kiến trúc sư Shuri Niszihawa là hai kiến trúc sư Nhật Bản có nhiều công trình tại Việt Nam. Họ vừa thành lập công ty S+Na Co.Ltd. Họ chia sẻ với KT&ĐS yếu tố giúp họ “hội nhập” ở Việt Nam.
Việt Nam là xứ nhiệt đới, vậy trong việc thiết kế kiến trúc cần chú ý yếu tố nào và cách giải quyết nó như thế nào?
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, miền Nam nóng ẩm, mưa nhiều và có ánh sáng mạnh. Chúng tôi tập trung giải quyết để nhà thông gió tự nhiên, ánh sáng điều tiết tốt và đưa cây xanh vào trong nhà. Đó là vấn đề chung, nhưng mỗi công trình lại có cách giải quyết cụ thể khác nhau tuỳ vị trí, hướng nhà và nhiều yếu tố khác. Trong nhà phố, chúng tôi dùng giải pháp mở rộng không gian nhất có thể. Thay vì các vách tường cứng ngăn cách các không gian khác nhau và cản luồng đi của không khí, chúng tôi thay bằng các vách ngăn di động lùa hoặc xếp. Như vậy khi cần, ta mở các vách và nhà có gió thông thoáng hơn, khi cần khép lại vẫn có không gian riêng tư.
Phía sau nhà, các bức tường có thể thay bằng các vách cửa chớp, tạo sự kín đáo mà vẫn thoáng. Có khi mặt tiền chúng tôi làm các lam ngang, đồng thời là những bồn cây. Cách này vừa thông gió vừa có cây xanh làm mát và cản bớt ánh sáng bên ngoài. Mặt sàn sát với mặt tiền nói trên xử lý một khe trống để gió có thể đưa xuống theo chiều dọc xuống các tầng. Vấn đề ánh sáng ở đây có nhiều thú vị. Nhà ống thì dài nên có chỗ quá nhiều ánh sáng, chỗ thì thiếu. Và chúng tôi có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Người Việt Nam có cách sống, sinh hoạt và văn hóa khác, vậy các ông thiết kế những công trình sao cho phù hợp?
Do có thời gian ở đây đã tương đối lâu, chúng tôi tìm hiểu nhiều về phong tục tập quán của người Việt. Người Việt rất thích cây xanh và hoa, từ ngày xưa đã có câu “trước cau, sau chuối”. Trong các công trình chúng tôi rất chú ý chọn lựa và suy nghĩ cẩn thận về cây xanh. Chúng tôi dùng cây xanh như một yếu tố kiến trúc nên nó xuất hiện ngay từ ý tưởng đầu tiên. Kiến trúc và cây xanh là hai yếu tố quan trọng như nhau. Xứ nhiệt đới có nhiều loại cây, hoa đẹp như ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi. Cây xanh được chúng tôi đưa vào giữa nhà, thậm chí cả phòng ngủ, như một yếu tố điều hoà không khí và mang lại cảm giác tốt cho người sống trong ngôi nhà. Một điều nữa, người Việt có thói quen ngồi thấp gần sàn nhà, như ngày xưa họ ngồi trên sập gụ, đi văng thấp, nên khi thiết kế chúng tôi xử lý bàn ghế cũng như nội thất thấp. Việc ngồi thấp này cũng là điều tốt, vì trong nhà không khí nóng thường ở trên cao, còn khí mát nằm chìm xuống dưới, nên ngồi thấp bao giờ cũng mát hơn.
Bình Dương, một thành phố mới cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 phút chạy xe, có khí hậu nhiệt đới điển hình quanh năm. Khu đất xây dựng công trình nằm giữa một khu vườn cây trái trù phú. Đây là nơi mà người dân du mục dùng thời gian của họ bên dưới những bóng cây. Để theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp, con người sống hài hòa với thiên nhiên, làm mờ biên giới giữa bên trong và bên ngoài công trình. Từ ấn tượng đầu tiên của khu đất, chúng tôi đã cố gắng nhúng ngôi trường có 800 học sinh vào trong khu đất mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng này.
Binh Duong, a new city which is 30 minutes away from Ho Chi Minh City, has a typical tropical climate all year round. The site is located in the middle of a flourishing forest with a wide variety of green and fruits, running rampant. This is where folks spending their time under the shade of trees. To pursuit a beautiful life, people are in harmony with the nature, making the border between the inside and the outside ambiguously. From the very first impression of the site, we tried to embed the building into the site by delivering this Vietnam-oriented generous spirit of natural land into the school design, which will eventually have 800 students.
Công trình tọa lạc trên khu đất 5,300 m2, với chiều cao tối đa là 5 tầng, do ý định muốn được bao quanh bởi chiều cao của khu rừng xung quanh. Ô thông thoáng và tường bao che bằng bê tông đúc sẵn đã được sử dụng cho công trình. Những thiết bị che nắng này tạo ra không gian bán bên ngoài (semi-outside space), vừa tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp cũng như hoạt động như một hệ thống thông gió tự nhiên cho không gian hành lang. Tất cả các phòng học đều được kết nối với không gian bán mở này (semi-open space), nơi giáo viên và học sinh trò chuyện, giao tiếp và cảm nhận thiên nhiên.
The building is located in 5300 square meters abundant land, consisting of a maximum height of five levels, with the intention of being surrounded by the height of the forest around. Pre cast concrete louvers and pattern walls are used for envelop of the building. These shading devices generate semi-outside space, these open circumstances avoiding direct sunlight as well as acting like a natural ventilation system for the corridor space. All the classrooms are connected by this semi-open space, where teachers and students chatting, communicating and appreciating nature.
Chúng tôi thiết kế trường học như một khối liên tục để không làm ảnh hưởng đến bất cứ hoạt động nào của trường. Khái niệm lưu động này lấy cảm hứng từ lượng mưa vô tận của vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nơi mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 mỗi năm.
We designed the school as a continuous volume in order not to disturb any school activities. This fluidity concept is inspired by the endless raining of the typical tropical climate, where raining season lasts from May to November each year.
Hình khối liên tục này dốc nhẹ bao quanh 2 sân chơi như là một ngọn đồi địa lý, giảm thiểu chiều cao tích cực giữa tòa nhà với khu đất hiền hòa.
This continuous volume has a gentle slope surrounding the two courtyards as a geographical hill, lessens the aggressive height between the building and the peaceful site.
Ngôi trường được thiết kế như hình chữ S, kết nối với mặt đất ở một đầu, uốn cong bao quanh 2 sân chơi với 2 đặc điểm khác nhau. Sân trước được sử dụng cho không gian công cộng, phục vụ cho các sự kiện chính thức như các cuộc họp toàn trường (chào cờ,… ). Sân sau mang tính cá nhân hơn, nơi học sinh có thể dùng cho những việc của riêng họ. Phòng giáo viên, phòng tập thể dục, phòng thí ghiệm và thư viện được đặt xung quanh sân trước, trong khi các phòng học của học sinh được bố trí xung quanh sân sau. Dòng chảy không gian mở trong giao thông xuyên suốt giúp giáo viên và học sinh hưởng được những hoạt động khác nhau của hai sân chơi với môi trường thiên nhiên phong phú xung quanh.
The school is designed as an S shape, connected to the ground at one end, curving around two courtyards with two different characteristics. Front yard is used for public space, serving for formal events such as meetings of the school. Backyard is more private, where students spend their personal time.Teacher rooms; gym, laboratory and library are located around the front yard, while common students’ classrooms are arranged around the back yard. The open space flows throughout the circulation to help teachers and students enjoy various activities of the two courtyards with rich natural surroundings.
Vì vậy, chúng tôi dự định tạo cho ngôi trường một khái niệm không biên giới giữa hoạt động ngôi trường và thiên nhiên xung quanh và đồng thời không phá hủy khu rừng phong phú hiện có, càng nhiều càng tốt. Trong ngôi trường mở này, sinh viên được hưởng cuộc sống học tập của mình trong tinh thần ban tặng hào phóng của thiên nhiên. Đây cũng là đề nghị thay đổi trong khái niệm thiết kế trường học tại Việt Nam của chúng tôi.
“Ngôi nhà ngăn tủ” (Closet house – Thiết kế: Consexto) ra đời do nhu cầu chuyển đổi một diện tích 44 m2 thành một ngôi nhà hoàn toàn hữu dụng và dễ sống.Có 5 không gian, 2 trong số chúng hoàn toàn linh hoạt và biến hóa qua kết quả của sự chuyển dịch của một cái tủ/tường, với bề mặt hoàn thiện là gỗ tự nhiên, những gian thứ cấp này có sự khác nhau về kích cỡ và mục đích sử dụng, tùy theo sinh hoạt của con người trong mỗi không gian. Tương tự, tất cả các công nghệ tự động hóa liên kết và khớp nối không gian, chuẩn hóa các vật dùng nội thất theo các hoạt động khác nhau và những thói quen hằng ngày. Một mặt, cái tủ/tường phục vụ như một bức màn phòng ngủ, mặt khác, nó có thể biến hóa ra một bàn ăn mở rộng, một quầy bar nhỏ và một rạp chiếu phim tại gia tích hợp.
The Closet house rises from the need to transform 44m2 in a house thoroughly useful and livable. Has five spaces, two of them completely flexible and transformable by result of a displacement of a cabinet/wall, in wood with natural finish, that grants spaces from the living and room areas different sizes and uses.Likewise, all the associated automation technology makes possible that joint space, framed in various activities and daily routines. On one hand, the cabinet/wall serves as bedroom wardrobe, on the other side rises an extendable dining table, a mini bar and an integrated home cinema.
Tuy nhiên, có một đoạn hành lang bất cứ khi nào không gian sống trở nên mở rộng nhất, có thể được đi vào đến một cao độ thích hợp nơi đặt giường ngủ. Tùy chọn này cho phép sử dụng toàn bộ diện tích phần tủ cho kho lưu trữ và một màn hình LCD tích hợp.
Tiện ích không gian cùng với công nghệ là mối quan tâm chính xuyên suốt đồ án. Nhà bếp và toilet được trang bị với những cái tủ âm và tự động trượt vào tường, gương với hệ thống theo dõi… Tất cả các thiết bị điện tử, cũng như ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, được điều khiển hoàn toàn bởi một hệ thống tự động hóa dùng cho nhà ở. Đảm bảo hiệu quả năng lượng cũng là một trong những mối quan tâm chính.
However, there is a passage whenever the living area become greatest, be able to access to a higher niche where the bed is. This option allowed a whole perimeter area gain for storage and placement of a built-in LCD. The profitability of space coupled with technology was the dominant concern throughout the project; the kitchen and toilet equipped with cabinets that blend and automatically glide into the wall, mirrors with monitored exhaustion, ideal for small wetlands and no natural ventilation. All electronic devices, as well as natural and artificial lighting, are fully controlled by a home automation system applied. Energy efficiency guarantee was one of the main concerns.
“Nhà ngăn tủ” ra đời để chứng minh rằng chúng ta có thể sống trong những không gian nhỏ mà vẫn tiện lợi, tinh tế và trí tuệ ở mức cao nhất.
Đất nước Iraq thường gợi lên hình ảnh về một sa mạc rộng lớn, cái nóng oi bức như địa ngục và hình ảnh của chiến tranh. Nhưng có lẽ điều đáng nói nhất là một nền văn hóa 5.000 năm tuổi của những ngôi nhà lau sậy vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay.
Người Madan hay còn được gọi là Marsh (người Ả Rập), với dân số chỉ dưới 500.000 người. Họ sống trên đầm lầy miền Nam Iraq và cùng chung sống trong cuộc ẩu đả ầm ĩ của người Iraq, vì có một thời gian đầm lầy này được xem là nơi trú ẩn cho các phần tử bị đàn áp bởi chính phủ của Saddam Hussein.
.
.
Nhưng cái nhìn vào thế giới của họ là một lối kiến ​trúc độc đáo của những ngôi nhà mang cả sự kỳ lạ và quyến rũ. Chúng được xây dựng hoàn toàn bằng lau sậy và gạch không nung, được gọi là nhà Mudhif với những mái cong tự nhiên. Những ngôi nhà này thường rộng hơn 2m, dài khoảng 6m và cao khoảng 3m với lối ra vào ở cả hai đầu và không gian giữa hoàn toàn thông thoáng.
.
.
Nhà Mudhif được sử dụng như một nơi để giải quyết tranh chấp, thực hiện ngoại giao với các bộ tộc khác và cũng là một điểm tập trung cho lễ kỷ niệm tôn giáo. Vì vậy mà nhà Mudhif đóng vai trò giống như là một trung tâm văn hóa chính trị chính trong xã hội người Madan. Đây cũng là địa điểm nơi mà du khách được chào đón giống như một khách sạn. Du khách viếng thăm được nghỉ lại qua đêm trong những ngôi nhà này.
.
Người ta xây dựng nhà lần đầu tiên trong các đầm lầy miền nam Iraq hơn 5.000 năm trước, nhà Mudhif là một nơi gặp gỡ độc đáo của truyền thống xây dựng. Đó là những chất liệu có sẵn của địa phương như lau sậy, rơm và các vật liệu tự nhiên khác. Nhưng theo thời gian quá trình xây dựng đã có thay đổi đi rất nhiều.
.
.
Ngày nay, người ta cho ra đời những ngôi nhà Mudhif mang phong cách mới, dạng nhà Mudhif cổ đại đã được quân đội Hoa Kỳ xây dựng lại. Những người lính Mỹ cùng với người dân địa phương bắt tay vào việc xây dựng những ngôi nhà Mudhif hiện đại. Đó cũng là một trong những nỗ lực để trợ giúp người tị nạn, rất nhiều ngôi nhà Mudhif trên đầm lầy này được xây dựng lên như dự án giải quyết nhà ở cho hàng loạt người trở về miền Nam Iraq sau khi chiến tranh kết thúc.
.
Mặc dù nhà Mudhif mang kiến trúc hiện đại nhưng trong thiết kế nhà vẫn phản ánh tính truyền thống địa phương, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong văn hóa của người Ả Rập sống trên đầm lầy ở miền nam Iraq. Chẳng hạn, các trụ cột sậy trong nhà Mudhif luôn luôn là một con số lẻ trong không gian giữa của nhà, cho phép những người chủ tọa cuộc họp ngồi dọc theo cột tường tương ứng với số lượng của khách ngồi đối diện.
.
.
Ngày nay, với sự giúp đỡ từ quỹ bảo trợ bên ngoài mà cấu trúc truyền thống đang dần dần trở lại trong việc xây dựng nhà. Nét cổ xưa và hiện đại đan xen nhau trong những ngôi nhà Mudhif đang hiện hữu tại đầm lầy lau sậy này.
.
Nhà được xây dựng bằng lau sậy có ưu điểm là dễ di chuyển. Vào mùa xuân, nếu vùng nước đầm lầy tăng quá cao thì người ta hạ mái nhà xuống để di chuyển đến vùng đất cao hơn và dựng nó lên lại như lúc ban đầu trong thời gian chưa đầy một ngày. Với sự tu bổ và sửa chữa thích hợp thì nhà lau sậy có thể kéo dài hơn 25 năm.
.
.
Việc xây dựng dựa trên hình thức truyền thống. Những người lính cùng với lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bắt tay vào việc xây dựng.
.
.
Độ dài của cây sậy là khoảng 10 mét, họ đan bằng tay chụm lại vào các cột, liên kết với nhau để tạo hình thành mái vòm hình vòng cung khổng lồ cho mái nhà. Cuối cùng, những tấm sậy được dệt như tấm lưới được gắn hai bên, cho phép cả ánh sáng mặt trời và luồng không khí bên ngoài đi vào trong nhà.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean