Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(83)

Dự cảm cho đô thị năm 2012

http://blog.nationmultimedia.com/home/blog_data/64/64/images/gmin53l.jpgNăm 2011 này các nhà tài trợ (gọi cho đúng là các nhà cho vay) cam kết cho Việt Nam vay 7,4 tỷ đô la cho phát triển. Nhưng đấy mới là cam kết, trên thực tế chưa năm nào chúng ta sử dụng hết vốn dành sẵn này, năm nay cũng sẽ là như thế.
.
Vực dậy một nền kinh tế phải bắt đầu một cách căn cơ nhất là làm sao tạo ra giá trị thăng dự từ tăng năng suất lao động, chứ không phải làm sao vay thật nhiều.
.
http://tinmoitruong.vn/beta/public/media/media/thumb/01/Phoicanhkhudothi1314076133.jpgCạn vốn
.
Việc vay nợ công quốc gia đã gia tăng nhanh trong mấy năm nay, mặc dù được cho là còn trong tầm kiểm soát nhưng hiện nợ công đã hơn 34 tỉ đôla (58.7% GDP), nếu tiếp tục vay nữa thì hệ quả sẽ không lường được. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt đầu từ Thái Lan có căn nguyên từ việc vay nợ nươc ngoài qua nhiều đổ vào phát triển hạ tầng kỹ thuật, cao ốc và dịch vụ hi vọng sẽ thu được vốn nhanh, nhưng thực tế diễn ra không theo kịch bản soạn sẵn, đến lúc không trả nợ được đanh chấp nhận phá sản hàng loạt theo hiệu ứng domino. Năm 2011 gần 100% các dự án công lớn có vốn vay bên ngoài đều chậm tiến độ và rất nhiều trong số đó có vấn đề về chất lượng làm cho niềm tin của nhà tài trợ giảm sút, do vậy mà việc vay từ bên ngoài là không dễ dàng nhất là khi Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước nghèo, điều đó đồng nghĩa với việc không còn được vay ưu đãi nữa. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật năm nay không sáng sủa hơn năm trước, 123 thành phố muốn nâng hạng, nhiều thành phố mới có kế hoạch ra đời, nhưng không có vốn để phá triển hạ tầng kỹ thuật. Nhiều dự án lớn như hệ thống Metro, đường trên cao, hệ thống ngăn triều từ xa của TPHCM, hệ thống đường vành đai ở Hà Nội, làm mới hệ thống đường sắt quốc gia chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, có thể một số sẽ không thể thực hiện được cho dù đã động thổ vài ba lần.
.
http://kientruc.bantinnhadat.vn/uploads/articles/2010/03/1268119776-969712.jpgSai quy luật
.
Lạm phát năm 2011 hơn 20%, cao nhất châu Á.
Bất động sản năm 2012 chắc sẽ không khả quan hơn nếu không nói là tiếp tục đối đầu với khó khăn và suy thoái. Tuy vậy hiện tượng thị trường bất động sản đóng băng và đang rã từng mảng không chỉ hoàn toàn xấu mà có mang lại một vài tín hiệu tốt như sự thanh lọc đội quân đông đảo các công ty, văn phòng, cò đất lâu nay ăn theo làm rối loạn thị trường bất động sản vốn đã thiếu lành mạnh, những đơn vị nào còn trụ lại được đều những đơn vị thực sự có nội lực, có chiến lược phát triển dài hơi như Thủ Đức House, Nam Long, Bitexco… Diễn tiến của thị trường bất động sản làm cho tất cả mọi chủ thể từ các cơ quan quản lý Nhà nước đến các nhà đầu tư, các công ty xây dựng, các ngân hàng phải nhìn lại một cách nghiêm túc hơn 20 năm kinh doanh bất động sản của mình và họ đã ngộ ra một điều quan trọng là thị trường bất động sản, cũng như thị trường chứng khoán của Việt Nam đã phát triển không đúng hướng, sai quy luật. Nó phát triển không dựa vào nhu cầu thực của người dân và không hướng đến người tiêu dùng là quảng đại quần chúng mà chủ yếu dựa vào sức mạnh của các nhà đầu cơ mà sức mạnh này là có từ vay mượn là chính. Bằng sự mau lẹ của hành động lướt sóng, bằng chiêu đồn thổi tung giá, bằng việc liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối thứ cấp và phương tiện truyền thông bơm giá bán gấp bốn, năm lần giá thành và còn phải kể đến cả sự ngớ ngẩn, ngây thơ của người tiêu dùng cả tin nữa. Tất cả hợp lại làm cho thị trường bất động sản bất thình lình thăng hoa trong nhiều năm và nhiều người tưởng mình là nhà kinh tế thiên tài sau một đêm ngủ làm ra vài tỷ. Mấy tháng gần đây một loạt các nhà đầu tư hạ giá bán căn hộ đến 15-20% nhưng cũng không hút được khách, bởi hành động này cũng chỉ như đá ném ao bèo. Thực chất thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán tồn tại được là từ lòng tin của người dân, một khi lòng tin đã chết thì việc phụ hồi lại là vô cùng cực nhọc. Chính nhà đầu tư và nhà kinh doanh thứ cấp các loại đã bóp chết thị trường bất động sản, chứ không phải tại người tiêu dùng hay thị trường nóng lạnh.
.
http://kienviet.net/uploads/bai-viet/2011-06/1436-kienviet-dothihoaconhaymat-1.jpgĐã đến lúc bất động sản phải tồn tại theo đúng quy luật, tức là sản xuất cho người tiêu dùng chứ không phải là phục vụ cho nhà đầu cơ như 20 năm nay họ đang làm. Một người tốt nghiệp đại học ở Singapore được nhận chìa khóa căn hộ ngay ngày làm việc đầu tiên và 20 năm sau căn hộ đó thuộc về họ. Đó là cách mà nhà đầu tư sản xuất hướng đến người sử dụng, thu lời chậm nhưng lại rất bền.

/uploads/articles/2010/03/1268119776-591625.jpg
Tổng thể quy hoạch Thủ Thiêm.
Bão hòa đô thị hóa
Năm 2012 này sẽ là một năm khó khăn cho các nhà quy hoạch và các kiến trúc sư. Do kinh tế khó khăn mà việc xây cất của dân giảm hẳn đi, hầu hết là sửa chữa cải tạo nhỏ, các dự án công lớn cũng sẽ bị cắt giảm, chưa bao giờ thị trường vật liệu xây dựng lại thừa ế như mấy năm nay. Cho đến hết tháng 12 mà các dự án xây dựng lớn ở TPHCM đăng ký cho năm 2012 chưa thấy xuất hiện, nếu có chỉ là những dự án mà các nhà đầu tư nhận giấy phép xây dựng từ nhiều năm trước đó. Đô thị hóa ở các nước phát triển đã bão hòa, chẳng còn mấy công việc nữa cho nên ở các thành phố lớn đang chứng kiến làn sóng các nhà qui hoạch, kiến trúc sư, tư vấn phát triển đô thị từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật, Mỹ, Đức đổ vào Việt Nam, điều này khiến cho các KTS Việt Nam cũng thêm phần khó.
Năm 2012 này nếu Thủ Thiêm hút được các nhà đầu tư lớn, các vùng lân cận sát nách thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Long An có những đột phá về giao thông liên vùng thì có thể bức tranh đô thị vùng Đông Nam Bộ và TPHCM sẽ có cơ sáng sủa hơn. Chúng ta có quyền hy vọng những điều may mắn trong năm con rồng này, biết đâu đấy.
PGS.TS Nguyễn Minh HòaTrưởng khoa Đô thị học và Quản lý đô thị, ĐH Quốc gia TPHCM .
Đô thị hoá và môi trường Hà Nội
Trên thế giới đã có những đô thị trong thời gian nhất định đã chọn đô thị hóa nhanh, tăng trưởng nhanh trước rồi sau mới lo đến môi trường và để có được môi trường bền vững là giải quyết hậu quả rất lớn.Trên thế giới không có quốc gia nào thực hiện công nghiệp hóa mà không đồng thời đô thị hóa, chỉ khác ở quá trình diễn ra thuận lợi hay để lại hậu quả không mong muốn về dịch vụ công, phân hóa giàu nghèo và nhất là về môi trường. Những đô thị đã có quá trình lịch sử lâu dài như Hà Nội thì khi đô thị hóa nhanh càng gặp nhiều khó khăn khi giải quyết môi trường. Trên thế giới đã có những đô thị trong thời gian nhất định đã chọn đô thị hóa nhanh, tăng trưởng nhanh trước rồi sau mới lo đến môi trường và để có được môi trường bền vững là giải quyết hậu quả rất lớn. Cũng có những đô thị để phát triển không lựa chọn, không áp dụng ngay các tiêu chuẩn môi trường tiên tiến song khi lập kế hoạch phát triển kinh tế đã có tính đến chi phí về môi trường. Lựa chọn định hướng nào để đô thị hóa có hiệu quả trước hết cần quy hoạch đô thị có chất lượng, nói cách khác trong nghiên cứu lập quy hoạch đô thị nói chung, Hà Nội nói riêng phải đánh giá đúng thực trạng để lựa chọn hợp lý và đề xuất được các yêu cầu về môi trường. Trong bài này xin nhấn mạnh về thực trạng môi trường Hà Nội được xem xét qua quy hoạch xây dựng.
1. Tăng trưởng dân số tác động đến môi trường và tài nguyên
Đến thời điểm này, thế giới đã bước qua ngưỡng quan trọng là một nửa dân số sống trong các đô thị và dự báo trong vòng hai thập kỷ tới sẽ tiếp tục gia tăng và tăng trưởng chủ yếu là ở đô thị. Việt Nam hiện nay có 743 đô thị (tính đến II/2008), có tốc độ đô thị hóa cao, năm 1995 tỷ lệ đô thị hóa là 20,7% đến năm 2000 là 24,2%, năm 2005 là 27% và đến nay khoảng 30%. Trong định hướng phát triển đô thị Việt Nam (Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Chính phủ dự báo đến 2015 dân số đô thị chiếm 38% đến 2020 chiếm 45% và đến 2025 chiếm 50% (dân số đô thị dự báo lúc này khoảng 52 triệu).
Trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những đô thị có tốc độ tăng trưởng cao. Nhìn lại giai đoạn cho thấy dân số Hà Nội tăng cao là xu thế tất yếu. Khi Hòa Bình lập lại (1954) Hà Nội với 152km2 gồm 8 quận, huyện với dân số khoảng 54 vạn, mật độ dân số hơn 3500 người/km2 với chức năng chủ yếu là thành phố tiêu dùng. Để khôi phục kinh tế và phù hợp với vai trò Thủ đô năm 1961, Hà Nội đã được mở rộng lên 586km2 với dân số gần 92 vạn và mật độ dân số hơn 1560 người/km2... Năm 1978 điều chỉnh lại địa giới diện tích 2136 km2 dân số 3,5 triệu. Đến 1991 điều chỉnh lại diện tích còn 921 km2 và đến 8/2008 mở rộng Hà Nội với diện tích 3344 km2 với dân số 6,3 triệu. Trong 10 năm gần đây (1999 – 2009) mật độ dân số Hà Nội đã tăng từ 1296 người/km2 lên đến 1926 người/km2. Dự báo (trong QHC) đến 2030 dân số 9,1 triệu và mật độ dân số sẽ tới 2400 người/2. Như vậy, gia tăng dân số cho Hà Nội là xu hướng tất yếu song gây áp lực đến tài nguyên, môi trường. Đây là vấn đề quan trọng, rất cần quan tâm giải quyết. Hậu quả rõ thấy nhất là yêu cầu cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải, không gian đô thị tăng cao tác động đến môi trường, vi khí hậu đang là vấn nạn xã hội cần giải quyết.
Thí dụ: Nước sạch cấp cho Hà Nội hiện nay chỉ từ 26 nhà máy với công suất 670.000m3/ngày đêm chủ yếu từ nguồn nước ngầm lại đang bị suy thoái. Rác thải với khối lượng khoảng 3000 tấn/ngày (chủ yếu là trong khu vực Hà Nội cũ) trong khi đó chỉ có 5 khu xử lý chất thải hoạt động mà đã có 3 khu sắp lấp đầy…) chất thải của hơn 110 bệnh viện, trung tâm y tế cũng đang là nguy cơ cần phải xử lý triệt để, đồng bộ hơn.
2. Khai thác quỹ đất tự nhiên
Quá trình đô thị hóa tất yếu phải chuyển mục tiêu sử dụng từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang xây dựng đô thị. Trong những năm qua Hà Nội cũ bình quân mỗi năm chuyển hơn 1000 ha đất nông nghiệp sang đô thị, Hà Tây cũ khoảng 2000ha dự báo trong quy hoạch chung Hà Nội đến 2030 sẽ chuyển tới khoảng 5000ha/năm sang đất đô thị. Đây là dự báo đột biến cần trao đổi. Đáng quan tâm là đất lâm nghiệp cũng giảm đáng kể. Năm 1998 Sóc Sơn có hơn 6600ha rừng thì đến 2007 chỉ còn hơn 4500ha. Hà Tây cũ từ 24.600ha giảm còn 20.560ha.
Việc chuyển chức năng sử dụng đất đã làm cho hệ sinh thái, thảm thực vật, chế độ thủy văn thay đổi, không gian xanh bị xâm hại. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp, bước đi thích hợp và cần thể hiện trong quy hoạch chung Hà Nội. Ở đây khái niệm hành lang xanh cần có khái niệm khoa học hơn và cụ thể hơn.
3. Phát triển công nghiệp
Tăng trưởng kinh tế bằng phát triển công nghiệp là xu thế song chọn loại hình công nghiệp gì lại là vấn đề cần nghiên cứu để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Quá trình phát triển đã để lại cho Hà Nội cũ 9 khu công nghiệp tập trung với nhiều đơn vị sản xuất nhỏ, lẻ xen kẽ trong các khu dân cư gây ô nhiễm cần cải tạo. Hà Nội hiện có 8 khu CN tập trung. Mới đang và đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật với diện tích khoảng 2500ha (kể cả khu CN Hòa Lạc). Dự báo đến 2020 sẽ tăng thêm 2600ha với 10 khu CN tập trung. Bên cạnh đó còn khoảng 20 khu CN vừa và nhỏ với diện tích hơn 800ha đang hoạt động.
Phát triển CN được xác định là định hướng để phát triển kinh tế song đây cũng là áp lực đến môi trường, đến xử lý nước thải, rác thải công nghiệp và phải được giải quyết không chỉ trong quy hoạch mà cả giám sát quá trình khai thác.
4. Phát triển giao thông
Gia tăng về phương tiện xe cơ giới ở Hà Nội không chỉ là thách thức cho hạ tầng, cho an toàn, mà còn tác động lớn đến môi trường, đến ô nhiễm không khí.
Trong 10 năm qua, ô tô tăng 2,5 lần, xe máy tăng 3,5 lần. Đến nay có khoảng 3,6 triệu xe máy, 300.000 ô tô và trong tương lai sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Do mạng đường giao thông hiện có dù chiếm khoảng 8-9% diện tích đất nên mật độ phương tiện giao thông tăng đến mức báo động. Cứ 1 khu đường phải chứa tới 500 ô tô, 5500 xe máy, đây cũng là nguồn khí thải gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Giải quyết được vấn đề giao thông không chỉ là bài toán của đô thị mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường.
Từ những khái quát về môi trường nêu trên cho thấy trong quy hoạch Hà Nội thời gian tới phải xem giải quyết được các vấn đề:
- Phòng ngừa hiểm họa (biến đổi khí hậu, ngập lụt, nóng….)
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên (đất, nước…) bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên.
- Đề xuất được các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật cho cả khu phát triển mới và cải tạo các khu đô thị hiện có bao gồm cả với các khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, cơ sở y tế, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, thủy sản…
Từ thực trạng trên, nhìn vào quy hoạch Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050 thấy được những vấn đề đã được đề cập song còn không ít những tồn tại cần được trao đổi nhiều hơn.
Giải quyết được tồn tại để quy hoạch Hà Nội có chất lượng cao có môi trường vững phải chăng cần đổi mới cách làm, đổi mới giải pháp tham gia phối hợp của các nhà chuyên môn về môi trường trong lập quy hoạch chung phải kết hợp ngay từ giai đoạn đánh giá hiện trạng, nghiên cứu, đề xuất giải pháp đến giám sát thực hiện.
Mong rằng được tiếp tục trao đổi trong thời gian tới để hoàn thiện Quy hoạch chung đến năm 2030 với hy vọng Hà Nội là thành phố phát triển bền vững, môi trường thân thiện.TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Hội QH Phát triển Đô thị Hà Nội

Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn


TỔNG CỤC DU LỊCH
Số:02/2001/QĐ-TCDL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2001
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
Về việc bổ sung, sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
Bài cùng chuyên đề:

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 27-12-1992 và Nghị định số 53/CP ngày 7-8-1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch;
- Căn cứ Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24-8-2000 về cơ sở lưu trú du lịch;
- Căn cứ Quyết định số 107/TCDL ngày 22-6-1994 của Tổng cục Du lịch về việc ban hành tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch;
- Nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn, bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và hiện trạng các khách sạn trong tình hình hiện nay;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khách sạn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tiêu chuẩn và biểu điểm xếp hạng khách sạn theo 5 hạng (từ 1 đến 5 sao), đã được bổ sung, sửa đổi trên cơ sở tiêu chuẩn và biểu điểm ban hành tại Quyết định số 107/TCDL ngay 22-6-1994 của Tổng cục Du lịch.
Điều 2. Tiêu chuẩn này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ của Tổng cục Du lịch, Giám đốc Sở Du lịch (Sở Thương mại – Du lịch), Giám đốc các khách sạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
Phó Tổng cục trưởng
(đã ký) Vũ Tuấn Cảnh
QUY ĐỊNH
Về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2001/QĐ-TCDL
ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục Du lịch )

Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
1.Vị trí, kiến trúc
2.Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ
3. Dịch vụ và mức độ phục vụ
4. Nhân viên phục vụ
5. Vệ sinh
Khách sạn hạng càng cao, yêu cầu chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách.
A- YÊU CẦU CHUNG
1. Vị trí, kiến trúc
- Vị trí : Khách sạn phải được xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100 mét căn cứ vào ranh giới giữa hai cơ sở; không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định hiện hành.
- Thiết kế kiến trúc:
- Dây truyền phục vụ giữa các bộ phận và trong từng bộ phận dịch vụ trong khách sạn : được bố trí hợp lý, bảo đảm thuận tiện, một chiều.
- Bảng tên; hạng khách sạn; phù hiệu khách sạn (nếu có) : được đặt ở nơi dễ thấy (kể cả ban ngày và ban đêm).
- Cửa ra, vào của khách sạn : được bố trí thuận tiện, tối thiểu phải có 2 cửa, cửa dành riêng cho khách và cửa dành riêng cho cán bộ, công nhân viên phục vụ trong khách sạn.
- Chỗ để xe : Khách sạn phải bố trí chỗ để xe cho khách.
- Buồng : Diện tích tối thiểu của buồng ngủ, phòng vệ sinh (m2)
+ Buồng ngủ:
+ Buồng 2 phòng: 22 m2
+ Buồng đơn: 9 m2
+ Buồng đôi: 14 m2
+ Buồng 3, 4 giường:18 m2
+ Phòng vệ sinh:4 m2
Các khách sạn phục vụ khách với mục đích nghỉ dưỡng (nghỉ biển, nghỉ núi…) nên có diện tích để đặt thêm giường thứ 3 (trong trường hợp khách yêu cầu).
+ Sảnh : Sảnh đón tiếp (nơi có cửa ra, vào chính của khách sạn) phải đủ rộng để đón khách, phù hợp với quy mô của khách sạn.
+ Phòng vệ sinh ở các khu vực công cộng (khu vực đón tiếp, phòng ăn…) có phòng cho nam và nữ riêng.
2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ:
- Hệ thống điện :
+ Độ chiếu sáng đảm bảo theo yêu cầu của từng khu vực.
+ Đèn cấp cứu để đề phòng khi có sự cố xảy ra.
+ Cung cấp điện đầy đủ 24/24 giờ cho sinh hoạt và phục vụ.
- Hệ thống nước :
+ Nước đủ cho sinh hoạt và phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ.
+ Cấp nước nóng : 24/24 giờ.
+ Hệ thống xử lý nước thải và chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy : Có hệ thống báo cứu hoả và phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
- Phòng vệ sinh công cộng : có trang bị máy hơ tay, hoặc khăn tay, giấy lau tay.
3. Dịch vụ và mức độ phục vụ
Các dịch vụ được qui định theo từng hạng khách sạn và phải luôn sẵn sàng phục vụ.
4. Nhân viên phục vụ
- Về nghiệp vụ : Những người quản lý và nhân viên phục vụ phải qua đào tạo và bố trí theo đúng nghiệp vụ chuyên môn.
- Về sức khoẻ : Những nhân viên phục vụ phải qua kiểm tra sức khoẻ (có giấy chứng nhận).
- Về trang phục : Những người quản lý và nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục đúng theo quy định của khách sạn đối với từng chức danh và từng bộ phận dịch vụ trong thời gian làm việc tại khách sạn.
5. Thực hiện các biện pháp để bảo đảm yêu cầu về vệ sinh trong các lĩnh vực sau :
+ Vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh khách sạn
+ Vệ sinh các khu vực trong khách sạn.
+ Vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ khách.
+ Vệ sinh thực phẩm.
+ Vệ sinh cá nhân (đối với nhân viên phục vụ)
B-YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG
I-Yêu cầu về vị trí, kiến trúc
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Vị trí - Giao thông thuận tiện
- Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
- Giao thông thuận tiện
- Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
2. Thiết kế kiến trúc - Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng thiết kế mẫu - Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, vật liệu xây dựng tốt - Kiến trúc, xây dựng đẹp, vật liệu xây dựng tốt, nội ngoại thất được thiết kế hợp lý - Kiến trúc, xây dựng kiểu dáng đẹp, vật liệu xây dựng chất lượng cao, nội ngoại thất được thiết kế hợp lý, đẹp - Kiến trúc cá biệt, kiểu dáng đẹp, vật liệu xây dựng cao cấp. Nội ngoại thất được thiết kế đẹp, trang nhã, toàn cảnh được thiết kế thống nhất
3. Qui mô khách sạn (số lượng buồng) - Có tối thiểu 10 buồng - Có tối thiểu 20 buồng - Có tối thiểu 50 buồng - Có tối thiểu 80 buồng - Có tối thiểu 100 buồng
4. Không gian xanh - Chậu cây xanh đặt ở những nơi công cộng - Có sân trời, chậu cây xanh ở những nơi công cộng - Có sân, vườn cây xanh (Không bắt buộc đối với các khách sạn ở trung tâm thành phố) - Không bắt buộc đối với các khách sạn ở trung tâm thành phố) - Có sân và vườn rộng (Không bắt buộc đối với các khách sạn ở trung tâm thành phố)
5. Khu vực gửi xe - Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn - Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn - Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn - Nơi gửi xe trong khu vực khách sạn, đủ cho 30 % tổng số buồng (Không bắt buộc đối với các khách sạn xây dựng trước ngày 1/1/1995 ) Nơi gửi xe trong khu vực khách sạn, đủ cho 50 % tổng số buồng (Không bắt buộc đối với các khách sạn xây dựng trước ngày 1/1/1995 )
6. Các loại phòng ăn, uống - Phòng ăn
- Bar thuộc phòng ăn
- Phòng ăn
- Bar thuộc phòng ăn
- Các phòng ăn
- Bar
- Các phòng ăn Âu, Á
- Các phòng tiệc
- Phòng ăn đặc sản
- Bar
- Bar đêm (có sàn nhảy và dàn nhạc)
- Các phòng ăn Âu, Á
- Các phòng tiệc
- Các phòng ăn đặc sản
- Các bar
- Bar đêm (có sàn nhảy và dàn nhạc)
7. Khu phục vụ hành chính - Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng nghiệp vụ chuyên môn
- Phòng trực (chung cho tất cả các buồng trong khách sạn)
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo
+ Phòng tắm, vệ sinh- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp:
Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơnCó hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng nghiệp vụ chuyên môn
- Phòng trực (chung cho tất cả các buồng trong khách sạn)
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo
+ Phòng tắm, vệ sinh- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảoquản thực phẩm
Khu bếp :
Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m sàn lát vật liệu chống trơn.Có hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng tiếp khách
- Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật
- Phòng trực tầng
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ- Khu giặt là
- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp :
+Tường phải ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn
+Khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội được tách riêngCó hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng tiếp khách
- Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật
- Phòng trực tầng
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ
+ Phòng ăn cho nhân viên phục vụ
- Khu giặt là
- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp :
+ Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn
+ Khu vực chế biến thực ăn nóng, nguội, bếp bánh riêng biệt
+ Trang bị đủ kho lạnh, các kho đủ thông thoáng
+ Có cửa cách âm, cách nhiệt và cách mùi, phòng đệm giữa bếp và phòng ăn.
Có hệ thống thông gió tốt
- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng tiếp khách
- Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật
- Phòng trực tầng
- Phòng cho nhân viên phục vụ :
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ
+ Phòng ăn cho nhân viên phục vụ
- Khu giặt là
- Kho để đồ
- Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp :
+Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn
+ Khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội riêng biệt
+ Trang bị đủ kho lạnh, các kho đủ thông thoáng
+ Có cửa cách âm, cách nhiệt và cách mùi, phòng đệm giữa bếp và phòng ăn.
Có hệ thống thông gió tốt

II- Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Yêu cầu về chất lượng mỹ thuật các trang thiết bị trong các khu vực (tiếp tân, buồng, phòng ăn, bếp và các dịch vụ khác ) - Chất lượng đảm bảo
Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng lượng khá
- Chất lượng khá. Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, chất lượng tốt
- Đồng bộ, chất lượng tốt.
Bài trí hài hoà (Tham khảo phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng
- Đồng bộ, chất lượng cao.
Bài trí hài hoà, thuận tiện (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất đẹp, hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, chất lượng cao.
- Đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao, trang trí nghệ thuật, hấp dẫn (khuyến khích mang tính dân tộc). (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất đẹp, hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, hiện đại chất lượng cao
2. Yêu cầu về thảm

- Có thảm trải toàn bộ trong buồng ngủ - Có thảm chất lượng cao trải toàn bộ trong buồng ngủ, hành lang, cầu thang. - Có thảm trải chất lượng cao trải toàn bộ trong buồng ngủ, hành lang, cầu thang
3. Thiết bị điều hoà thông thoáng trong các khu vực chung - Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực - Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực - Có điều hoà nhiệt độ ở các khu vực công cộng - Có điều hoà nhiệt độ ở các khu vực công cộng - Có điều hoà nhiệt độ trung tâm ở các khu vực công cộng
4. Hệ thống lọc nước


- Có hệ thống lọc nước, có thể uống trực tiếp. - Có hệ thống lọc nước, có thể uống trực tiếp
5. Thang máy - Từ 4 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá - Từ 4 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá - Từ 3 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá - Từ 3 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá
- Có thang máy phục vụ khách bị tàn tật
- Từ 3 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá
- Có thang máy phục vụ khách bị tàn tật
6. Trang thiết bị buồng ngủ Xem Phụ lục số 1 - Như 1 sao
Có thêm :
Đồ vải :
+ Tấm phủ chăn
+ Tấm phủ giưòng
Đồ điện :
+ Chuông gọi cửa
+ Ti vi cho 90 %
tổng số buồng, có ăng ten vệ tinh
+ Điều hoà nhiệt độ cho 90 % tổng số buồng
+ Tủ lạnh cho 90 % tổng số buồng
Các loại khác
:
+ Bàn chải đánh giầy, bàn chải quần áo
- Như 2 sao
Có thêm :
Đồ gỗ :
+ Bàn salon, 2 ghế
+ Bàn trang điểm, ghế
Đồ điện :
+ Ti vi cho 100% tổng số buồng
+ Điều hoà nhiệt độ cho 100 % tổng số buồng
+ Tủ lạnh (mini bar) cho 100% tổng số buồng
+ Thiết bị báo cháy
Các loại khác :
+ Tranh treo tường
+ Bộ đồ ăn hoa quả, dụng cụ mở bia, rượu
+ Mút đánh giầy
- Như 3 sao
Có thêm :
Đồ điện :
+ Bảng điều khiển cạnh giường (điều khiển các đồ điện)
+ Ti vi mầu với mạch VIDEO cho 100% tổng số buồng, có trung tâm phát hình của khách sạn.
+ Radio casette hoặc hệ thống nhạc trung tâm của khách sạn
+ Máy FAX cho những buồng đặc biệt
+ Ổ khoá điện từ dùng thẻ
7. Trang thiết bị phòng vệ sinh - Xem Phụ lục số 2 - Như 1 sao - Như 2 saoCó thêm :
+ Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 50 % tổng số buồng
+ Điện thoại
+ Máy sấy tóc
+ Màn che bồn tắm
+ Mũ tắm
+ Nước gội đầu
+ Dao cạo râu
+ Bông ngoáy tai
+ Túi ny lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ
- Như 3 saoCó thêm :
+ Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 100 % tổng số buồng
+ Áo choàng sau khi tắm
- Như 4 saoCó thêm :
+ Bồn tắm nằm (cho 100% số buồng)và phòng tắm kính (cho 30% tổng số buồng
+ Dầu xoa da
+ Cân kiểm tra sức khoẻ
+ Thiết bị vệ sinh cho phụ nữ (biđê)
+ Băng vệ sinh phụ nữ

III-Yêu cầu các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Phục vụ buồng - Thay ga, gối giường ngủ 1 lần/ 2 ngày
- Thay khăn mặt, khăn tắm 1 lần/1 ngày
- Vệ sinh phòng hàng ngày, niêm phong thiết bị vệ sinh và cốc
- Nhân viên trực buồng 24/24h
- Như 2 sao
Có thêm :
- Đặt phong bì, giấy viết thư, bản đồ thành phố
- Đồng bộ, chất lượng tốt.
Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
- Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ
- Như 3 sao
Có thêm :
- Thay khăn mặt, khăn tắm 2 lần/ 1 ngày
- Đặt hoa tươi (hàng ngày)
- Đặt quả tươi (hàng ngày)
- Đặt báo, tạp chí (hàng ngày)
- Như 4 sao
Có thêm :
- Vệ sinh phòng 2 lần/ 1 ngày
2. Phục vụ ăn uống - Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ
- Các loại dịch vụ ăn, uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng các món ăn hạn chế và các món ăn dễ chế biến; phục vụ một số loại nước giải khát thông dụng
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ
- Phục vụ ăn, uống tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Các dịch vụ ăn, uống: phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng món ăn phong phú hơn và các loại món ăn chế biến đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với các khách sạn 1 sao; phục vụ một số loại nước giải khát
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 24 giờ
- Phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Các dịch vụ ăn, uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng phong phú, chế biến được các món ăn có kỹ thuật cao, đảm bảo chất lượng tốt; phục vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế)
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 24 giờ
- Phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Phòng ăn đặc sản phục vụ từ 6 – 24 giờ
- Các dịch vụ ăn uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc cao cấp; phục vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế). Món ăn, đồ uống chất lượng cao, thực đơn thường xuyên thay đổi
- Phục vụ ăn sáng tự chọn
- Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát 24/24 giờ
- Phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêu cầu
- Phòng ăn đặc sản phục vụ từ 6 – 24 giờ
- Các dịch vụ ăn uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc cao cấp, có đặc sản Việt Nam, quốc tế; phục vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế). Món ăn, đồ uống chất lượng cao, thực đơn thường xuyên thay đổi
- Phục vụ ăn sáng tự chọn
3. Các dịch vụ bổ sung khác -Đón tiếp
(Reception) trực 24/24 giờ
- Nhận giữ tiền và đồ vật quý (tại lễ tân)
- Đổi tiền ngoại tệ
- Dịch vụ bưu điện gửi thư cho khách
- Đánh thức khách
- Chuyển hành lý cho khách từ xe lên buồng ngủ
- Giặt là
- Dịch vụ y tế, cấp cứu : có tủ thuốc với các loại thuốc cấp cứu thông dụng
- Điện thoại công cộng
- Điện thoại trong phòng: Gọi được liên tỉnh và Quốc tế thông qua điện tín viên
- Như 1 sao
Có thêm :
- Nhận giữ tiền và đồ vật quý (có phòng an toàn)
- Quầy lưu niệm, mỹ phẩm
- Lấy vé máy bay, tầu xe
- Như 2 sao
Có thêm :
- Cho thuê văn hoá phẩm, dụng cụ thể thao
- Phòng họp
- Phòng khiêu vũ
- Dịch vụ xe taxi (có xe ô tô của khách sạn)
- Các dịch vụ : Bán tem, gửi thư, fax, rửa ảnh, đánh máy, photocopy
- Dịch vụ thông tin
- Điện thoại trong buồng : Gọi được liên tỉnh, thành phố trực tiếp từ phòng
- Bể bơi (vùng biển)
- Xe đẩy cho người tàn tật
- Như 3 sao
Có thêm :
- Cửa hàng lưu niệm, bách hoá, mỹ phẩm (thay quầy lưu niệm mỹ phẩm)
- Phòng cắt tóc nam, nữ
- Lấy vé xem nhạc, kịch
- Giặt là lấy ngay trong ngày
- Đánh giầy, sửa chữa giầy.
- Chụp ảnh, quay Video
- Phòng hội nghị có phiên dịch
- Dàn nhạc
- Dịch vụ dịch thuật
- Câu lạc bộ giải trí
- Phòng tập thể thao
- Phòng xông hơi, xoa bóp
- Phòng y tế nhỏ
- Bể bơi
- Sân tennis (vùng biển )
- Như 4 sao
Có thêm :
- Phòng chiếu phim hoặc hoà nhạc
- Phòng hội nghị với các thiết bị phục vụ hội nghị và thiết bị dịch thuật
- Cho thuê ô tô (khách tự lái)
- Thông tin : Bưu điện và quầy thông tin
- May đo
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Sân tennis
- Dịch vụ cho người tàn tật (tiện nghi, phòng cho người tàn tật, người phục vụ)
- Trông giữ trẻ

IV-Yêu cầu về nhân viên phục vụ
Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Chuyên môn, nghiệp vụ, hình thức Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá : Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn tối thiểu 3 tháng
+ Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng B), đủ khả năng giao tiếp
- Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá : Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 3 tháng (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng(bằng B), đủ khả năng giao tiếp
- Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá : Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 6 tháng (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 2 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng C), giao tiếp thông thạo
- Hình thức bên ngoài : không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự, sang trọng
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá: Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 1 năm (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 3 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
- Hình thức bên ngoài : không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự, sang trọng
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
- Trình độ văn hoá: Đại học
- Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 1 năm (nếu không phải là đại học chuyên ngành)
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 3 năm
- Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
- Hình thức bên ngoài : không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự, sang trọng

Đối với nhân viên phục vụ : - Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 90%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng trong phạm vi giao dịch
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : - Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 95%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng trong phạm vi giao dịch
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : -Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 100%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : -Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 100%
Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
Riêng tiếp tân viên, điện thoại viên, Maitre d’ Hotel (mét-đô-ten) : biết 1 ngoại ngữ thông thạo và 1 ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Đối với nhân viên phục vụ : -Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 100%
- Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
Riêng tiếp tân viên, điện thoại viên, Maitre d’ Hotel (mét-đô-ten) : biết 2 ngoại ngữ ở mức thông thạo
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
- Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
2. Chất lượng và thái độ phục vụ - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt - Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ rất tốt, tận tình, chu đáo luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách - Chất lượng phục vụ hoàn hảo, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách.


Phụ lục 1
TRANG THIẾT BỊ NỘI THẤT BUỒNG KHÁCH SẠN 1 SAO
1- Đồ gỗ
- Giường ngủ
- Bàn đầu giường
- Tủ để quần áo
- Bàn và ghế ngồi làm việc (có thể đặt thêm gương để làm bàn trang điểm)
- Bàn trà, ghế
- Hộp màn (trong trường hợp có muỗi)
- Giá để hành lý
2- Đồ vải
- Đệm mút có vải bọc
- Ga trải giường
- Gối
- Chăn len có vỏ bọc
- Ri đô che cửa 2 lớp (vải mỏng màu sáng, vải dầy màu tối )
3- Đồ điện
- Điện thoại
- Đèn đầu giường
- Đèn bàn làm việc
- Đèn phòng
- Ti vi cho 80 % số buồng
- Điều hoà nhiệt độ cho 80 % số buồng (còn lại dùng quạt điện )
- Tủ lạnh cho 80 % số buồng
4- Đồ sành sứ, thuỷ tinh
- Bộ ấm chén uống trà (nếu khách có yêu cầu )
- Phích nước (nếu khách có yêu cầu )
- Cốc thuỷ tinh
- Bình nước lọc
- Gạt tàn thuốc lá
5- Các loại khác
- “Mắt thần” trên cửa buồng
- Dây khoá xích (khoá an toàn cho phòng ngủ)
- Mắc treo quần áo (để trong tủ )
- Dép đi trong nhà (mỗi giường một đôi )
- Sọt đựng rác
- Túi kim chỉ
- Túi đựng đồ giặt là
- Cặp da đựng : các ấn phẩm quảng cáo dịch vụ trong khách sạn và giá cả, danh bạ điện thoại, nội quy khách sạn, nội quy về số lượng trang thiết bị, bảng không quấy rầy

Phụ lục 2
TRANG THIẾT BỊ PHÒNG VỆ SINH KHÁCH SẠN 1 SAO
(Trong buồng ngủ của khách)

- Chậu rửa mặt (Lavabo)
- Bàn cầu bệt có nắp
- Vòi tắm hoa sen di động
- Vòi nước nóng, lạnh (hoà được vào nhau)
- Giá kính trên lavabo ( hoặc bệ đá )
- Gương soi (trên Lavabo)
- Giá treo khăn mặt, khăn tắm
- Khăn mặt và khăn tắm
- Mắc treo quần áo khi tắm
- Xà phòng tắm
- Cốc đánh răng
- Bàn chải đánh răng, kem đánh răng
- Hộp đựng giấy vệ sinh và cuộn giấy vệ sinh
- Sọt đựng rác nhựa có nắp

Phụ lục 3
CHẤT LƯỢNG TRANG THIẾT BỊ CỦA TỪNG HẠNG KHÁCH SẠN
(Dùng để tham khảo)
Loại trang thiết bị Khách sạn loại 1, 2 sao Khách sạn loại 3, 4, 5 sao
I- Buồng

1- Đồ gỗ Có thể dùng đồ bán sẵn, không bị sứt, xước …, đồng mầu với các trang thiết bị khác trong phòng (không nên dùng bàn, ghế nhựa) Gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…)ép. Thiết kế kiểu dáng đẹp, đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ và đồng màu với các trang thiết bị khác trong phòng, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự
2- Đồ vải - Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng, không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng…
- Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng vải thun- Tấm phủ giường có thể dùng vải thun
(Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)- Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, không để xẩy ra tình trạng bị ngả mầu
- Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng, không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng…
- Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng vải thun- Tấm phủ giường có thể dùng vải thun (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)
- Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, không để xẩy ra tình trạng bị ngả mầu.
- Đệm : Dùng loại dầy 20 cm, độ đàn hồi tốt
- Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng
- Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bàng vải thô, cứng; lớp mỏng bằng ren trắng.
- Tấm phủ giường bằng vải thô dầy (hoặc trần bông)
- Thảm mịn, có khả năng chống cháy (Ri đô, tấm phủ giường, thảm trải phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)
- Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, có in chìm biểu tượng và tên của khách sạn
3- Đồ điện Có thể sử dụng điều hoà (2 chiều) riêng cho từng phòng, không có tiếng ồn, không bị rò rỉ; vô tuyến có thể dùng loại 14 Inch; tủ lạnh 50 lít.
Các loại đồ điện luôn đảm bảo hoạt động tốt.
Nên dùng điều hoà trung tâm, vô tuyến từ 21 Inch trở lên, tủ lạnh nhỏ 50 lít.
Các loại đồ điện nên sử dụng đồ của các hãng có chất lượng tốt và rất tốt.
4- Đồ sành sứ, thuỷ tinh - Cốc, tách có thể sử dụng loại bán sẵn, nhưng cần đảm bảo sự đồng bộ
- Lavabo, bồn tắm, bàn cầu có thể sử dụng hàng sản xuất tại địa phương, không để tình trạng bị ố, nứt.
- Cốc, tách nên sử dụng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn
- Lavabo, bồn tắm, bàn cầu nên dùng men trắng của những hãng sản xuất có chất lượng tốt và rất tốt.
II- Phòng ăn

1- Đồ vải Khăn trải bàn bằng vải coton trắng Khăn trải bàn bằng vải coton trắng
2- Dụng cụ ăn, uống - Bát, đĩa, chén… có thể dùng đồ bán sẵn, đảm bảo đồng bộ, không để tình trạng bị sứt - Bát, đĩa, chén… nên dùng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn. Có lưu ý tới tính chất của từng loại phòng ăn mà sử dụng cho phù hợp
- Thìa, dĩa nên dùng bằng Inox (nên có một số lượng nhất định thìa, dĩa bằng bạc để dùng trong những bữa tiệc sang trọng)
- Đũa ăn nên dùng bằng nhựa
3- Đồ gỗ (bàn ghế) Có thể dùng đồ bán sẵn (không nên dùng đồ nhựa) Dùng gỗ có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp. Đặc biệt đối với ghế ngồi ăn nên dùng ghế bọc đệm, màu sắc trang nhã, hài hoà, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự.
III- Tiếp tân (chủ yếu là đồ gỗ) - Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh có thể dùng đồ mua sẵn - Quầy tiếp tân nên dùng bằng gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…) kiểu dáng đẹp.
- Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh nên dùng bàn, ghế salon, đệm bọc vải thô, màu sắc, hài hoà, trang nhã
IV- Bếp - Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ. - Bàn để sơ chế, chế biến nên bọc bằng Inox
- Dụng cụ nấu luôn đảm bảo độ mới, sạch.
Giải pháp PCCC toàn diện cho nhà cao tầng

(Tác giả IBST)
Trong thời gian vừa qua đã có những vụ cháy nhà cao tầng như 18 tầng SJC khiến cho rất nhiều người hoang mang lo ngại. Vừa qua Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) kết hợp cùng Promat-Asia là đơn vị thành viên tích cực của tập đoàn Etex toàn cầu, tập đoàn do người Bỉ sáng lập chuyên nghiên cứu về giải pháp và sản xuất các sản phẩm, hệ thống và vật liệu cách nhiệt chống, cháy trên toàn cầu tổ chức cuộc hội thảo PCCC để chia sẻ thông tin và kiến thức về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trong công trình cao tầng.
Dưới đây là một số các chia sẻ của chúng tôi về lĩnh vực PCCC cho nhà cao tầng thông qua buổi hội thảo gần đây. Hi vọng phần nào cũng chia sẻ những thông tin bổ ích để bạn đọc tham khảo.
Hiện nay Viện Khoa học công nghệ Xây dựng (IBST) đang biên soạn Dự thảo Quy chuẩn về PCCC – Phạm vi áp dụng: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng nhà, công trình dân dụng và công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này. Dự kiến ban hành chính thức vào khoảng đầu quý II năm 2010. Download tại đây

Nội dung:
  • Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các gian phòng, nhà và công trình xây dựng và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
  • Phân loại chính xác các nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng làm cơ sở tính toán số lượng khoảng cách, kích thước lối thoát hiểm v.v…
  • Chỉ tiêu diện tích rõ ràng cho từng chức năng
Ngày nay, các tòa nhà cao tầng được xây dựng khắp nơi. Các công trình này mở rộng không gian và chức năng sử dụng đáp ứng nhu cầu của con người, chúng không còn được xây dựng đơn giản bằng gỗ như thợ xây ngày xưa và cũng không còn thiết kế các kiểu cổ điển như hàng loạt các phòng được kết nối với nhau như kiểu cổ điển nữa.
Hình minh họa
Các tòa nhà được gọi là hiện đại ngày nay không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ mỹ thuật và công nghệ hiện đại mà còn phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn phòng hỏa.

Phần hình minh họa phía trên có đề cập đến tòa nhà cao tầng tại các thủ đô lớn của các nước phát triển, khi xảy ra hỏa hoạn phải rất lâu sau các đơn vị cứu hỏa mới tiếp cận được đám cháy để xử lý. Ví dụ: Tòa nhà Broadgate – London là 4,5 giờ, Trung tâm thương mại thế giới -New York là 1,5 giờ, Windsor Tower- madrid là 19 giờ và những ví dụ khác. Điều này có thể đem lại thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Trong khi đó với cơ sở hạ tầng Việt Nam còn đang yếu kém như hiện nay, cộng với tình trạng ùn tắc giao thông sẽ khiến cho việc tiếp cận và xử lý cháy của các nhân viên cứu hỏa là vô cùng khó khăn.
Dưới đây là một số hình minh họa đối với các tòa nhà cao tầng khi cháy.




Chúng ta có thể sử dụng các công nghệ và vật liệu về PCCC để phòng cháy cho khu vực thoát hiểm của công trình để ngăn cháy lan trong thời gian các nhân viên cứu hỏa tiếp cận công trình hoặc trong thời gian cư dân thoát hiểm ra ngoài công trình. Dưới đây là một ví dụ minh họa. Mặc dù toàn bộ khung nhà phía bên trái đã cháy nhưng phía khu thang thoát hiểm ngăn cháy lan vẫn còn để đảm bảo cho người dân có thể thoát hiểm và có thời gian cho các đơn vị chữa cháy tới được hiện trường để dập đám cháy.

Giải pháp thiết kế hỗ trợ PCCC trong các công trình cao tầng. Đây là một giải pháp toàn diện đối với PCCC trong nhà cao tầng, không chỉ tập trung vào công nghệ, kỹ thuật, vật liệu, thiết kế mà còn bao gồm cả việc giáo dục về ý thức an toàn phòng cháy chữa cháy đối với người dân.
 Giới thiệu NIST (following WTC collapse)
 Nhóm I : Tăng cường tính bền vững của kết cấu
 Nhóm II : Tăng cường tính chống cháy của kết cấu
 Nhóm III : Phương pháp mới về thiết kế ngăn cháy kết cấu
 Nhóm IV : Cải tiến ngăn cháy bị động
 Nhóm V : Cải tiến lối di tản của tòa nhà
 Nhóm VI : Cải tiến tình trạng phản ứng khẩn cấp
 Nhóm VII : Cải tiến tiến trình và thực tế
 Nhóm VIII : Giáo dục và đào tạo
I. Các đề xuất thiết kế cho các tòa nhà hiện đại.


Tỉ trọng người tập trung tại các tòa nhà cao tầng là rất lớn. Thời gian thoát hiểm ra ngoài trời cũng lâu hơn do phải chờ đợi nhau mới ra được ngoài.

Yếu tố độ tuổi và giới tính chiếm tỉ trọng lớn trong một tòa nhà cần được tính đến để đảm bảo về thiết kế trong PCCC cho một tòa nhà.
Trẻ em và người già thường gặp rủi ro cao hơn các độ tuổi khác khi gặp hỏa hoạn.
Thiết kế kiến trúc về đường giao thông trong khu vực thoát hiểm cần phải tương đương hoặc phải lớn hơn sức chứa của đường giao thông bình thường để đảm bảo thoát hiểm trong thời điểm khẩn cấp.
Các ví dụ :- Sự phát triển của một đám cháy
Qua phần Video clip vừa rồi chắc hẳn các bạn đã có được cái nhìn tương đối về một vụ hỏa hoạn, đó là một mô hình cháy dựa trên thực tế với những sản phẩm đồ nội thất chuyên dụng ngày nay, trong vòng không đầy 40 giây mà một ngọn lửa có thể bốc cháy dữ dội và khói lan khắp phòng, các bạn hãy tưởng tượng nếu trong tình trạng hoảng hoạn tại khu vực hỏa hoạn bạn sẽ thoát hiểm bằng cách nào?
A. Các tòa nhà hiện đại – các vấn đề về thiết kế
Chiều cao của tòa nhà và các giới hạn khu vực trong các tòa nhà hiện đại
  • Bức chân dung các vấn đề an toàn trong hỏa hoạn đề cập đến chiều cao của tòa nhà, thiếu khoang ngăn cháy và các giới hạn khu vực.
  • Thúc đẩy tốc độ lan truyền khói nhanh trong các tòa nhà.
Phân loại các tòa nhà hiện đại
  • Sự khó khăn trong việc đề xuất các yếu tố an toàn trong đám cháy và các mục đích khác nhau giữa các tòa nhà hiện đại yêu cầu các yếu tố an toàn trong hỏa hoạn khác nhau.
Thông thường, hầu hết thiết kế được dựa trên Quy chuẩn xây dựng đã được phê duyệt tại nước sở tại.
Các quy chuẩn xây dựng
  • Thiết kế an toàn phòng hỏa được hoàn thiện bởi hàng loạt các thành phần thiết kế chuyên biệt.
  • Sơ đồ tòa nhà và các yêu cầu an toàn phòng hỏa phải đáp ứng được yêu cầu thiết thực và được xác định rõ.
  • ‘Rule of thumb’ tạm dịch là “nguyên tắc ngón tay cái”. Các nguyên tắc thiết kế an toàn trong phòng hỏa thường là không thỏa đáng, không linh hoạt và tạo ra nhiều vấn đề trong những tòa nhà hiện đại với nhiều cư dân sinh sống, các khu vực có nhiều người tụ tập hoặc những thiết kế lối ra duy nhất cũng gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn phòng hỏa.
  • Không được xem xét như một tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế phòng hỏa.

Thông qua các vấn đề liên quan đến các khía cạnh an toàn PCCC trong các tòa nhà hiện đại, các giải pháp dựa trên nguyên lý cơ bản, lợi ích chung, khoa học kỹ thuật, kết hợp về kỹ thuật, tính khả thi và hiệu quả chi phí.
- Đưa ra sườn bài cho các nhà thiết kế trực tiếp chỉ ra các rủi ro riêng biệt và các cấp độ thuyết trình thiết kế.
- Đưa ra cái nhìn tốt hơn và dễ nhận biết hơn, an toàn và phòng cháy trong các tòa nhà.
- Chi phí và các biện pháp phòng hỏa.
- Nhiều giải pháp hơn để các nhà thiết kế có thể lựa chọn và chỉ định.

Quy trình tổng thể về việc thế kế phòng hỏa cho một công trình

Mục đích của việc thiết kế phòng hỏa trong các công trình xây dựng.

Bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản, bảo vệ hoạt động xã hội

Thực hiện thiết kế cơ bản – Các mục tiêu an toàn trong hỏa hoạn
- Yêu cầu phải phát triển phù hợp với từng loại nhà cao tầng.
- Cấp độ ngăn cháy phù hợp không thể chỉ được hoàn thiện bởi một hệ thống – Nó là sự phối hợp hiệu quả với toàn bộ hệ thống xây dựng và các yếu tố khác với nhau.
- Thiết kế của tòa nhà và các hoạt động trong tòa nhà không hiện diện một khả năng vô cớ xảy ra hỏa hoạn.
- Thước đo hỏa hoạn chủ động
- Thước đo hỏa hoạn bị động
- Khi hỏa hoạn xảy ra, những yếu tố sau có thể đạt được với một mức độ chấp nhận được bằng cách dập tắt hoặc điều kiển chủ động hoặc bị động đám cháy.
  • Mọi cư dân sẽ có thời gian phù hợp để di dời tới nơi an toàn mà không bị ảnh hưởng bởi các hậu quả của đám cháy
  • Cảnh sát PCCC sẽ có đủ thời gian và đường thích hợp để đưa toàn bộ dân cư và bảo vệ của cải.
  • Đám cháy sẽ không lan truyền sang các căn hộ lân cận hoặc bất động sản khác.
  • Quan trọng là số lượng vật chất bị hư hại sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường.
  • Bản thân chính tòa nhà cũng sẽ không bị nguy hại đáng kể.
  • Bất cứ nguy hại nào đối với tòa nhà cũng phải dễ ràng được sửa chữa
Các thước đo sự an toàn trong hỏa hoạn
Cấp độ ngăn cháy phù hợp không thể chỉ được hoàn thiện bởi một hệ thống – Nó là sự phối hợp hiệu quả với toàn bộ hệ thống xây dựng và các yếu tố khác với nhau.
- Một hệ thống ngăn cháy hoàn chỉnh cho các tòa nhà hiện đại phụ thuộc vào các ứng dụng của chúng như sau:
- Cấp độ ngăn cháy cho một tổ hợp, hệ thống ngăn cháy cho tường và ngăn cháy lan, hệ thống chuông báo động cùng với hệ thống âm thanh khẩn cấp, hệ thống ngăn cháy chủ động, quản lý khói

Ngăn cháy – Những bộ phận ngăn cháy chủ động
- Kiểm soát đám cháy hoặc ảnh hưởng của đám cháy bằng một số hành động hoặc bằng hê thống tự động.
- Sẽ hoạt động như đã được dự định khi có hỏa hoạn.
- Một chuỗi đồng bộ.
- Rung chuông.
- Ngăn chặn và kiểm soát tốc độ lan truyền của khói và lửa sang các khu vực khác.
- Cung cấp nguồn sáng trong suôt thời gian khẩn cấp.

Những hình thức phòng cháy chữa cháy dạng chủ động hiện nay


Tuy nhiên, hệ thống ngăn cháy chủ động sẽ chỉ đáp ứng được một phần về phòng hỏa trong trường hợp khẩn cấp. Nếu chẳng may hỏa hoạn xẩy ra trong đường ống dẫn diện do chập cháy mà hệ thống ngăn cháy chủ động không thể tự phát hiện ra thì nếu chúng ta áp dụng phương pháp ngăn cháy bị động.
Các thước đo an toàn – Ngăn cháy bị động

Hình thức PCCC bị động:
 Các dụng cụ điện tử để cảnh ba’o mọi người về hỏa hoạn
 Hệ thống chuông báo động – các vị trí được hướng dẫn đặc biệt.
 Các máy phát âm.
Cảm ứng nhiệt.
Cảm ứng khói
Vòi cứu hỏa
Các mục tiêu
 Nhằm kiểm soát sự phát triển của đám cháy.
 Nhằm cảnh báo mọi người về đám cháy.
 Nhằm kiểm soát tốc độ lan truyền khói
 Nhằm tỏa nhiệt nhanh.
 Nhằm hạn chế tốc độ lan truyền của lửa trong và ngoài tòa nhà.
 Làm cho cảnh sát PCCC hoạt động dễ dàng hơn.
 Nhằm bảo vệ kết cấu khỏi bị biến dạng.
 Nhằm giảm thiểu nguy hại cho tòa nhà và các vật dụng bên trong.

Ngăn cháy bị động
Bốn giai đoạn của đám cháy

Ổn định ( Cháy mang tính ổn định )
Bền vững ( Cháy mang tính bền vững )
Cách nhiệt ( Cháy mang tính cách nhiệt )

Các thước đo an toàn trong hỏa hoạn – hệ thống ngăn cháy bị động
Các hạng mục của hệ thống ngăn cháy bị động:
Tường ngăn cháy và các loại sàn để cô lập đám cháy.
Cửa ngăn cháy kiểm soát khói.
Goăng ngăn khói.
Kính ngăn cháy.
Bọc thang máy ngăn cháy.
Biển thoát hiểm và biển báo hiệu khẩn cấp.
Xem xét cẩn thận và lưu trữ và sử dụng các số liệu phù hợp như là báo cáo thử nghiệm và các bản kèm theo sẽ được yêu cầu cho hệ thống khả thi


Thành phần cấu tạo nên tòa nhà

Khoang thoát hiểm
 Tòa nhà phải có khoang thoát hiểm thích hợp khi đó lửa và khói vẫn còn trong đám cháy bi cô lập tại nơi xảy ra hỏa hoạn và không thể lan truyền sang các phần khác của tòa nhà
Tại sao điều này lại quan trọng?
Sẽ kìm chế tốc độ lan truyền lửa và tiết kiệm thời gian.
 Khoang ngăn cháy là rất quan trọng đối với cả an toàn sống và bảo vệ tài sản
 Giữ một vai trò quan trọng trong tòa nhà
Khi hệ thống chủ động không còn hoạt động trong đám cháy nữa để kiểm soát đám cháy.
Tường
Tường cung cấp hệ ngăn chia từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, từ căn hộ này sang căn hộ khác như các hệ vách thông thường thêm vào đó là chức năng ngăn cháy.
 Tường không ngăn cháy sẽ tăng cơ hội đám cháy vượt qua ngưỡng độ nóng sẽ làm bốc cháy các vật liệu không bắt lửa bên ngoài bề mặt của cấu trúc.
Và kế quả là…….

Đây là kết quả của tường bình thường không sử dụng hệ thống ngăn cháy
Cửa kỹ thuật
- Cửa kỹ thuật là các phần không thể thiếu được được sử dụng để bảo trì hoặc thay thế thiết bị trong tòa nhà và công tác kiểm tra hàng ngày trong các căn hộ trong tòa nhà.
- Trong trường hợp các tòa nhà nơi cần đưa các máy móc hạng năng từ tầng này lên tầng kia thì cần phải để một lỗ mở rộng trên mặt sàn. Các lỗ mở này sẽ được đậy lại bằng cửa kỹ thuật, trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra các lỗ mở kỹ thuật và cửa kỹ thuật này phải có cùng cấp độ ngăn cháy như sàn.
Các loại cửa:
- Cửa là một phần rất quan trọng và thông dụng trong tòa nhà. Một tòa nhà phải có hàng trăm bộ cửa vì thế chúng ta cần phải bảo vệ chúng
- Cửa ngăn cháy phải được mở, đóng, khóa, cài chốt làm vệ sinh và bảo trì như các cửa khác. Chúng cần phải được bảo trì để đảm bảo hoạt động bình thường trong bất kỳ tình huống nào. Chúng cần phải được bảo vệ khỏi hỏng hóc.
- Rất cần thiết phải bảo vệ chúng.
Trần
- Hệ thống trần được sử dụng với nhiều thiết bị hoàn thiện được găn lên phải là hệ thống trần không bắt lửa và đảm bảo ngăn cháy theo cấp độ ngăn cháy theo yêu cầu của tòa nhà
- Các dịch vụ đi kèm với trần. Các vật liệu này có thể bắt lửa khi hỏa hoạn xảy ra vì vậy hệ thống trần ngăn cháy phải đảm bảo ranh giới giữa trần và các phụ kiện gắn lên trần để ngăn chặn việc lan truyền lửa của các thiết bị trên trần trong mỗi căn hộ.
Máng cáp điện (trunking)
- Máng cáp điện được dùng để đặt toàn bộ dây diện, mạng …
- Đây là khu vực đáng chú ý và nên được bọc ngăn cháy hoặc là nó sẽ nguy hiểm bất cứ lúc nào
Tại sao phải bọc ngăn cháy?
  • Ngăn chăn tốc độ lan truyền của lửa từ máng.
  • Tuy nhiên mỗi đường ống qua tường hoặc sàn căn hộ phải được ngăn cháy nhằm ngăn chặn tốc độ lan truyền của khói. Lỗ mở của máng cáp, phải sử dụng hệ thống ngăn cháy.

Tại sao phải bọc cấu kiện thép ngăn cháy?
  • Thép sẽ bắt đầu biến dạng ở nhiệt độ 550°C
  • Do đó người ta yêu cầu bọc hệ thống ngăn cháy cho kết cấu thép nhằm làm giảm nhiệt độ này
  • Dầm và cột thép là nhưng cái cột và là xương sống của bất cứ kết cấu thép nào cho tòa nhà. Kết cấu thép bị nguy hại có nghĩa là tòa nhà bị nguy hại và sụp đổ chính vì vậy phải bảo vệ kết cấu thép
Hệ thống giải pháp cho khách sạn, văn phòng và căn hộ
Xây dựng và thiết kế lối thoát – tính an toàn trong hỏa hoạn
- Tính chất lối thoát của tòa nhà hiện đại phải tuân thủ theo tải trọng và thiết kế của kỹ sư.
- Cho phép các cư dân có một lối ra thông thoáng trước khi điều kiện quá tệ
- Kế hoạch đào tạo thóat hiểm khẩn cấp – cho phép người sử dụng biết lối thoát hiểm – thang thoát hiểm từ cửa.
  • Đòi hỏi hiểu biết đầy đủ về vật liệu xây dựng mới, với các thông số kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả, các báo cáo thử nghiệm nhằm ngăn chặn những đe dọa không cần thiết và ngăn chặn sự lan truyền của khói và lửa
  • Hệ thống ngăn cháy bị động là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của khói và lửa mà không làm ảnh hưởng đến việc di dời hoặc hoặt động của hệ thống ngăn cháy chủ động và vẫn hoạt động tốt ngay cả khi hệ thống ngăn cháy chủ động không còn hoạt động nữa.
Làm thể nào để khẳng định một tòa nhà an toàn trong hỏa hoạn?
- Hệ thống ngăn cháy bị động
- Hệ thống ngăn cháy chủ động
- Phương tiện thoát hiểm
- Cửa kỹ thuật và các cửa cho các thiết bị kỹ thuật khác
- Quản lý tòa nhà
Kiểm tra và bảo trì
  • Một vấn đềquan trọng của an toàn trong đám cháy là chắc chắn rằng mọi phương tiện sẽ hoạt động hiệu quả và các phương tiện an toàn trong hỏa hoạn cũng phải hoạt động hiệu quả
  • Nếu không, khả năng của cả hệ thống sẽ giảm, và khi hỏa hoạn xảy ra, các phương tiện an toàn có thể sẽ không hoạt động như đã thiết kế
  • Kiểm tra và bảo trì Hệ thống chủ động và Hệ thống bị động các phương tiện an toàn trong hỏa hoạn là rất quan trọng.
- Đúng hay sai
  • Các hệ thống bị động luôn luôn hoạt động và hiện hữu hoặc kiểm soát hỏa hoạn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi hiểu ra điều đó. 50% hệ thống sau sẽ hoạt động khi hỏa hoạn xảy ra.

Việc bảo trì các thiết bị pccc là rất quan trọng, vì khi xảy ra cháy các thiết bị phải luôn đang trong tình trạng hoạt động tốt để đảm bảo việc cứu hỏa

Khoang thoát hiểm phải luôn đảm bảo sạch sẽ và không có chướng ngại vật để khi xảy ra hỏa hoạn việc di tản phải được đáp ứng
Kiểm soát khói

  • Nhiều nạn nhận của đám cháy khi hỏa hoạn xảy ra đã hít phải khói và hơi nóng. Cả khói và khí độc trong khói là nguyên nhân gây ra 75% cái chết do hỏa hoạn trên toàn thế giới
  • Khoảng 60% người chết là do hít phải khí độc so với chết cháy
  • 60 – 75% chi phí sửa chữa các tòa nhà sau hỏa hoạn là do khói gây ra nhiều hơn là do lửa
  • Nếu con số nêu trên được giảm đi thì tốc độ lan truyền của khói cũng phải được kiểm soát.

Khói là một trong những nguyên nhân gây chết người còn hơn cả hỏa hoạn
Đường ống thoát khói (thông qua hệ thống thông khí) được sử dụng khi hỏa hoạn xảy ra ở cùng không gian như là con người, thành phần cấu tạo hoặc các lộ trình thoát hiểm được bảo vệ
 Mục đích là giữ cho khói ở phần trên của tòa nhà không thể hòa vào không khí gần đó để mọi người không bị nhiễm độc
Thông khói lên mái … là một giải pháp thích hợp cho sảnh khi hỏa hoạn xảy ra dẫn đến khói có thể xâm nhập vào các không gian khác hoặc những khu lớn hơn.

Tại sao khói lại nguy hiểm ?

Khói làm suy yếu rõ rệt, bịt đường thoát hiểm.
Khói giết người nhanh hơn nóng.
Khói tạo ra áp suất.
Khi nhiệt độ đám cháy tăng lên, lớp khói trở lên mỏng hơn và dễ dàng thâm nhập vào trong phòng chỉ trong vòng từ 1 đến 2 giây
Nếu khói được duy trì và thâm nhập vào không khú thì nó có khả năng làm tăng nhiệt độ và lửa có thể xuất hiện ở đó. Tình huống này được gọi là bùng lửa và có thể tăng thêm tốc độ lan truyền lửa

Mối nguy hại của khói
Khí nóng bao gồm cả khí gas vì thế dễ bắt lửa cho dù người đó ngâm mình vào nước trong khí gas nóng hay bởi bức xạ nhiệt của khói khí gas nóng. Thì nó vẫn làm tổn thương và cháy da, mặt và đường hô hấp
Thường thì khói sẽ làm cho con người khó chịu với bệnh suyễn hoặc các vấn đề về hô hấp
Khí độc như Carbon Monoxide or Hydrogen Cyanide, nồng độ cao khi hỏa hoạn và sẽ là nguyên nhân gây tử vong cao. Với Carbon Monoxide, nồng độ thấp sẽ kết hợp với khí ga gây mất phương hướng. (việc sản sinh ra khí gas còn phụ thuộc vào các sản phẩm bắt lửa)
Nguy hại của khói
  • Làm giảm lượng ô-xy do bắt lửa.
  • Gây ra mất định hướng.
  • Chất ăn mòn tự nhiên của Hydrochloric acid gases có thể sẽ tấn công thép và các thanh gia cố trong bê tông và làm yếu đi các cấu kiện (VÀ TIẾP TỤC TRONG NHIỀU NĂM KHI KHI HỎA HOẠN XẢY RA)
Một chú ý đáng tham khảo
Thông tin được lấy ra từ số liệu thống kê, một đám cháy trong vòng 100m ở một khu mua bán ở Mỹ kết quả là 100% các điều kiện không chịu nổi 1 phút khi đám cháy bốc lên !!!
Tại sao chúng ta lại cần phải bảo vệ tòa nhà ?
  • Giảm thiểu thiệt hại về người
  • Bảo vệ kết cấu không bị suy yếu và sụp đổ
  • Giảm khả năng sụp đổ của tòa nhà
  • Giảm thiểu thiệt hại về của cải
  • Duy trì thị phần kinh doanh.
Hệ thống kiểm soát khói được thiết kế để:
  • Xác định hoặc khoanh vùng các không gian
  • Các khoảng cách ngắn để dễ di chuyển
  • Không có các rào cản bất động
  • Một môi trường không để khói đi qua (không bị giới hạn bởi thời gian)
  • Dịch chuyển và thu thập khói
  • Phương tiện bảo vệ để thoát an toàn
    • Để thiết kế đạt được môi trường không khói hoặc với 1 lớp khói.
    • Để cho phép tiếp tục sử dụng lối thoát hiểm trong cùng một không gian hỏa hoạn
  • Kiểm soát nhiệt độ
Sự thoát khói được thiết kế để đạt được tiêu chuẩn nằm trong một phạm vi cháy vừa phải, và đặc thù của nhiệt độ là do có lớp khí gas nằm lơ lửng phía tren. Điều này cũng là một yếu tố để sử dụng vật liệu khi cháy ít phát sinh các loại khí độc hơn.
Để hỗ trợ cho việc PCCC, để hỗ trợ hệ thống phòng cháy:
  • Các cảnh sát PCCC cần phải đưa được các dụng cụ của họ để tiếp cận vào được bên trong tòa nhà. Sau đó họ phải di chuyển các thiết bị đi kèm từ vị trí đó vào hiện trường của đám cháy.
  • Sự hiện diện của khói và khí nóng có thể tạo ra khu vực nguy hiểm và làm trì hoãn nỗ lực của cảnh sát PCCC để cứu người và mang các thiết bị ra ngoài.
  • Nguyên tắc thiết kế bảo vệ tài sản có thể được dựa trên các hệ thống ngăn khói, loại trừcác yếu tố tạo khói, khí nóng ở các loại vật liệu dễ hỏng, dễ cháy và có chứa các chất độc hại ( nhựa, chất dẻo tổng hợp…) hoặc có thể âm ỉ khói khi chưa bùng cháy trong một thời gian dài.
Thiết kế giảm áp suất trong tòa nhà khi hỏa hoạn:
  • Chủ yếu được sử dụng trong các khu vực chính của tòa nhà
  • Giảm áp suất ở những nơi có những lớp khói sâu (VD. Cửa nứt, các lưới thông khí nhỏ trên tường…) điều này có thể ngăn cản khói đi qua các kẽ hở và ngăn chặn sự xâm nhập của khói vào các không gian ngay sát sảnh bảo vệ cho chính khu vực này.
Van ngăn cháy
  • Các van này là một phần của hệ thống điều hòa.
  • Thường được sử dụng cho vị trí đường ống đi qua khoang ngăn cháy hoặc ngăn cháy lan ở tường và sàn
  • Chỉ được dùng cho hệ thống thông khí, sơ tán khí và không được dùng cho hệ thống hút khí hay hệ thống áp suất.
Đường ống đa năng
  • Đường ống đa năng được dùng để nối lỗ thủng giữa các đám cháy
  • Hệ thống đường ống và các quạt hút khói.
  • Thường thì việc liên kết các đường ống đa năng được sử dụng khi có sự khác biệt giữa kích thước của đường ống ngăn cháy (thường là hình vuông) và các quạt hút khói (thường là hình tròn)
  • Hệ thống giới hạn cháy nên được kết hợp giữa các đường ống ngăn cháy và kết cấu tòa nhà. Việc lắp đặt các giới hạn ngăn cháy sẽ bảo vệ sự thất bại của hệ thống ống do khói, lửa, khí độc và tốc độ lan truyền qua các khe hở của đường ống và tường sàn ngăn cháy gây ra.

Đường ống cần được bảo vệ
 Nguyên nhân biến dạng của đường ống kim loại bị bóp méo là bởi nhiệt độ và khói.

Mô tả đám cháy xuất phát từ tầng hầm, khói lan ra toàn bộ khu vực thoát hiểm cầu thang khiến cho người đang ở không có khả năng chạy ra ngoài trời.
 Hệ thống thông khói thông khí hỏng dẫn đến các lỗ hỏng của khoang ngăn cháy

Lửa cháy lan theo hệ thống thông khí thoát ra phía cầu thang ngăn cản người bị nạn thoát ra ngoài
 Hệ thống hút khói cho nhà bếp – kết hợp với hành lang

Một ví dụ khác về cách thức cháy gây nguy hiểm cho người ngụ cư tại khu vực cháy
 Cùng một nơi với đường ống thông khói thông khí ngăn cháy

Nếu áp dụng hệ thống bọc ngăn cháy, lửa và khói sẽ theo đường ống thoát ra ngoài khiến cho người bị nạn có thể thoát an toàn ra ngoài.
Phương pháp ngăn cháy cho hệ thống đường ống
 Thông khí cho tòa nhà cao tầng
• Nên nhớ khi không có lửa hoặc nhiệt độ cao, các van ngăn cháy ở tình trạng đóng. Tình trạng này hoàn toàn đối nghịch với nguyên tắc của van cách nhiệt thông thường, van cách nhiệt thông thường mở để xả khí và đóng lại khi hỏa hoạn xảy ra.
Các van ngăn cháy trong khoang ngăn cháy phải luôn mở để không khí trong lành vào và thải khí độc cũng như áp suất ra khỏi khoang ngăn cháy. Các van còn lại ở các khu vực khác phải đóng để bảo vệ tốc độ lan truyền lửa và khói qua các đường ống này.
 Các giải pháp cho đường ống hoạt động hiệu quả trong lối thoát hiểm.
 Đường ống áp suất
 Đường ống thải khí
 Khu đỗ xe – Thông khí
 Tầng hầm– Các đường ấm ở tầng hầm phải ngăn cháy
 Các khu vực khác


Đường ống ngăn cháy

Và vô số các ứng dụng khác liên quan đến PCCC trong nhà cao tầng.
Thông qua các phần thông tin trên chắc hẳn các bạn cũng đã có được một cái nhìn tổng quan về vấn đề PCCC. Tuy nhiên, Thiết kế ngăn cháy và hệ thống thoát khói thông thường trong một tòa nhà không phải là một môn khoa học chính xác mà thường là dựa trên quyết định đúng đắn được đưa ra. Tuy nhiên, để đưa được quyết định đúng đắn thì phải được đào tạo và phải có kiến thức kinh nghiệm và hiểu biết cơ bản về lĩnh vực PCCC và dựa trên cơ sở giá thành hợp lý nhất..
Các quyết đinh cũng cần phải được xem xét từ các vấn đề văn hóa địa phương, nhân khẩu học và cơ sở xây dựng thực tế tại nơi đó. Các thông số thiết kế phải phù hợp với từng Quốc gia hoặc thậm chí cho một khu vực của một quốc gia, không cần thiết phải áp dụng cho các khu vực khác.
Quy chuẩn xây dựng được thiết kế với mục đích mang lại sự an toan. Việc sử dụng các giản đồ và hệ thống chưa được thử nghiệm và chứng minh cho hệ thống thoát khói nên được ứng dụng một cách cẩn thận.
Không có sự hỗ trợ từ các cấp, ban ngành có liên quan thì ngay cả các nhà thiết kế có cố gắng làm đúng như yêu cầu qui định thì không thiết kế ngăn cháy hay hệ thống nào hoạt động hiệu quả như chúng ta mong muốn cả.
Vì vậy cần phải tuân thủ nghiệm ngặt các quy định về PCCC cũng như các quy định về PCCC trong các tòa nhà đặc biệt nhằm đảm bảo sự an toàn trong các tòa nhà hiện đại ngày nay và làm giảm các thiệt hại, mất mát nảy sinh trong hỏa hoạn.
Tài liệu: Tập đoàn Promat – Viện khoa học công nghệ Xây dựng (IBST)
Các quy định Kiến trúc về Mật độ XD – Chiều cao và Khoảng lùi (Quyết định 135/2007/QĐ-UBND và Quyết định 45/2009/QĐ-UBND)Dưới đây là những thông số thiết kế kiến trúc cơ bản: mật độ xây dựng, tầng cao và khoảng lùi. Tre làng – Kiến Việt đã tổng hợp, gói gọn những quy định nói trên để anh em hành nghề có điều kiện tra cứu nhanh chóng. Tuy nhiên, ‘nếu không nói ra thì ai cũng biết’, những tiêu chuẩn này vẫn sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo thời gian… TL-KV sẽ tiếp tục cập nhật nếu có thông tin mới.
Xem văn bản gốc:

Bảng 1: Mật độ Xây dựng
Diện tích lô đất (m2)
≤50 75 100 200 300 500 1000
Mật độ XD tối đa (%) Đối với quận nội thành 100 90 85 80 75 70 65
Đối với huyện ngoại thành 100 90 80 70 60 50 50
Trường hợp cần tính diện tích đất nằm giữa cận trên và cận dưới trong bảng 1 thì dùng phương pháp nội suy, áp dụng theo công thức:
Nb – Na
Nt = Nb - x (Ct – Cb).
Ca – Cb
Trong đó:
- Nt : Mật độ xây dựng của khu đất cần tính;
- Ct : diện tích khu đất cần tính;
- Ca : diện tích khu đất cận trên;
- Cb : diện tích khu đất cận dưới;
- Na : mật độ xây dựng cận trên trong bảng 1 tương ứng với Ca;
- Nb : mật độ xây dựng cận dưới trong bảng 1 tương ứng với Cb.
VD:
1. Tính mật độ nhà có diện tích lô đất 80m2: Nt = 90 – [(90-85): (100-75)] x (80-50) = 90 – 1 = 89%.
2. Tính mật độ nhà có diện tích lô đất 64m2: Nt = 100 – [(100-90): (75-50)] x (64-50) = 100 – 5.6 = 94.4%
(Dùng bảng tính nội suy tự động…)
.Bảng 2: Số tầng cao quy định
Chiều rộng lộ giới L (m) Tầng cao cơ bản (tầng) Số tầng cộng thêm nếu thuộc khu vực quận trung tâm TP hoặc trung tâm cấp quận (tầng) Số tầng cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại – dịch vụ (tầng) Số tầng cộng thêm nếu công trình xây dựng trên lô đất lớn (tầng) Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 (m) Số tầng khối nền tối đa + số tầng giật lùi tối đa (tầng) Tầng cao tối đa (tầng)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
L ≥ 25 5 +1 +1 +1 7,0m 7+1 8
20 ≤ L< 25 5 +1 +1 +1 7,0m 6+2 8
12 ≤ L < 20 4 +1 +1 +1 5,8m 5+2 7
7 ≤ L< 12 4 +1 0 +1 5,8m 4+2 6
3,5 ≤ L< 7 3 +1 0 0 5,8m 3+1 4
L < 3,5 3 0 0 0 3,8m 3+0 3
+ Trường hợp số tầng cao tổng cộng của công trình (bao gồm tầng cao cơ bản và tầng cao cộng thêm) vượt quá số tầng cao khối nền tối đa xác định ở cột 7 Bảng 2 thì các tầng chênh lệch (cao hơn khối nền) phải có khoảng lùi, nghĩa là chỉ giới xây dựng của các tầng chênh lệch lùi cách chỉ giới xây dựng của các tầng khối nền phía dưới tối thiểu 3,5m.
Bảng 3: Cao độ tối đa
Chiều rộng lộ giới L (m) Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 (m) Cao độ chuẩn tại vị trí chỉ giới xây dựng tại tầng cao tối đa (m)
Tầng 3 Tầng 4 Tầng 5 Tầng 6 Tầng 7 Tầng 8
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
L ≥ 25 7,0 - - 21,6 25,0 28,4 31,8
20 ≤ L <25 7,0 - - 21,6 25,0 28,4 31,8
12 ≤ L < 20 5,8 - 17,0 20,4 23,8 27,2 -
7 ≤ L < 12 5,8 - 17,0 20,4 23,8 - -
3,5 ≤ L < 7 5,8 15,6 17,0 - - - -
L < 3,5 3,8 13,6 - - - - -
Bảng 4: Khoảng lùi so với lộ giới
Chiều rộng lộ giới L (m) Khoảng lùi tối thiểu so với lộ giới (m) Số tầng tối đa (tầng ) Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 (m) Cao độ chuẩn ở vị trí tầng cao tối đa
L ≥20 4,5 5 7,0 21,6
12 ≤ L < 20 4,0 4 5,8 17
7 ≤ L < 12 3,0 4 5,8 17
3,5 ≤ L < 7 2,4 3 5,8 13,6
+ Dàn hoa, mái che cầu thang (nếu là mái bằng BTCT) có chiều cao tối đa 3m (tính từ sàn sân thượng). Trường hợp mái che cầu thang là mái dốc, độ dốc mái không quá 35o, chiều cao từ sàn sân thượng đến mép dưới mái ngói tối đa 3m.
+ Diện tích phần mái che cầu thang không được lớn hơn 1/2 diện tích sàn sân thượng và phải bố trí có sân trước, sân sau. Khoảng lùi phía trước cách vị trí mặt tiền sàn sân thượng tối thiểu 4m; khoảng lùi phía sau cách ranh đất mặt hậu tối thiểu 2m. Trường hợp bố trí mái che thang là mái dốc thì có thể bố trí không có khoảng lùi phía sau, nhưng phải tổ chức có mái dốc đổ về phía sau, cao độ mái tại vị trí ranh đất mặt hậu không quá 2m (tính từ sàn sân thượng).
Bảng 5: Độ vươn của ban công, ô văng:
Chiều rộng lộ giới L (m) Độ vươn tối đa (m)
L < 6 0
6 ≤ L < 12 0,9
12 ≤ L < 20 1,2
L ≥ 20 1,4

Bảng 6: Góc vạt lộ giới

Số TT Góc cắt giao nhau với lộ giới Kích thước vạt góc (m)
1 Lớn hơn 00 - dưới 35o 12 x 12
2 Từ 35o- dưới 60o 09 x 09
3 Từ 60o- dưới 80o 06 x 06
4 Từ 80o- dưới 110o 04 x 04
5 Từ 110o- dưới 140o 03 x 03
6 Từ 140o- dưới 160o 02 x 02
7 Từ 160o- 180o 00 x 00
Ghi chú: các trường hợp kích thước vạt góc được áp dụng như sau:
a) Đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m giao với đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m thì áp dụng 100% theo bảng 6.
b) Đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m (hoặc hẻm có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 4m đến nhỏ hơn 12m) giao với hẻm có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 4m đến nhỏ hơn 12m thì áp dụng 50% bảng 6.
c) Đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m (hoặc hẻm có lộ giới nhỏ hơn 12m) giao với hẻm có lộ giới nhỏ hơn 4m thì kích thước vạt góc giao lộ là 01 x 01m, hoặc bo tròn góc giao lộ với R=1m để giảm mức độ ảnh hưởng đến lưu thông.

Đầu tư công trong xây dựng cơ bản: thất thoát lớn!
Ba mươi năm một thời gian dài trải nghiệm cùng đất nước, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia xây dựng và phát triển cùng đất nước vươn lên khỏi đói nghèo, lạc hậu,… từng bước sản xuất, xuất khẩu ngày càng cao, được thị trường thế giới chấp nhận. Ngành xây dựng cơ bản trong mọi lĩnh vực cũng đã tiếp cận được hiện đại hóa, công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nhiều địa phương, từng bước xây dựng nên những khu công nghiệp mang lại hiệu quả, những đô thị mang tầm vóc mới, những con đường, cầu cống, hầm ngầm cũng đã phát huy được nhiều hiệu quả cho xã hội…
Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, ngành xây dựng cơ bản vẫn còn những điều bất cập mà dư luận, báo chí và người dân vẫn chưa thực sự hài lòng về những kết quả đạt được.
Càng bao cấp – xin cho, càng tiêu cực nhiều
Không khó để có thể nhận ra những công trình chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật thấp, giá thành cao. Chưa kể thủ tục hành chính rườm rà trong xây dựng hạ tầng, công trình công nghiệp, dân dụng. Tất cả vẫn được quản lý theo dạng bao cấp từ nguồn vốn ngân sách, ODA, cho đến dự án tư nhân, người dân,… Vẫn còn bộ đơn giá dự toán, phụ phí, chi phí khác; Còn định mức vật liệu cấp phát, thẩm định, phê duyệt; Còn xin ý kiến, thỏa thuận; Còn phát sinh, điều chỉnh, nghiệm thu quản lý với một loạt nấc thang trung gian đủ các ban ngành, bộ, sở lên đến thủ tướng ý kiến chỉ đạo.
Hậu quả là thất thoát trong xây dựng cơ bản thật lớn (Quốc hội có ý kiến lên đến 20% – 30% trên tổng mức đầu tư hàng trăm ngàn tỉ mổi năm, chưa kể vốn vay ODA). Các thành phố lớn đối mặt với kẹt xe, ngập lụt, ô nhiễm, tai nạn giao thông tăng cao, hàng chục ngàn người chết mỗi năm. Đô thị phần lớn bị biến dạng, bị đồng hóa, mất bản sắc,…
Thất thoát tiêu cực diễn ra từ đâu? Xin thưa, từ hệ quả của các công ty sân sau; Đấu thầu chân gỗ, thông đồng từ chủ đầu tư, giám sát, thiết kế, thi công, kể cả các cơ quan phê duyệt, ý kiến, thỏa thuận, thẩm định; Hệ thống quản lý rối rắm, nghiệm thu rối rắm; Ban quản lý dự án quá nhiều và không chuyên; Đơn vị thi công được hình thành từ con số 0: không vốn, không thiết bị, không công nhân, không kỹ thuật; Chiếm dụng vốn; Quyết toán khống; Dự toán và quyết toán tính trùng lắp khối lượng; Gian dối vật tư, rút ruột công trình.
Mặt khác, ngáng trở về phía quản lý Nhà nước cũng không nhỏ, với những bao cấp về văn bản pháp quy; Rào cản từ các nghị định, thông tư của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Kinh tế, Công thương, ngân hàng. Rồi màn kịch đấu thầu, thiết kế, thi công; Một cửa nhiều ổ khóa; Chạy vốn để được chỉ định thầu; Rào cản gạt bỏ công ty trong nước, làm lợi cho công ty nước ngoài.
Những thất thoát do tiêu cực nhìn thấy chỉ là những mảng nổi mà xã hội, báo chí nhìn thấy. Thật ra, còn rất nhiều kiểu thất thoát tinh vi, phức tạp mà xã hội chưa thống kê được. Những chi phí không thể tính được từ những quy hoạch sai rồi sửa, đầu tư sai rồi trùm mền, quy hoạch ngành này, tỉnh này ảnh hưởng đến ngành khác, tỉnh khác. Từ các công trình đền bù giải tỏa, khai khống diện tích. Thiết kế cẩu thả, không khảo sát kỹ để phát sinh. Quy hoạch chủ quan, phải điều chỉnh nhiều lần. Quy hoạch lộn xộn, đã phá hỏng cảnh quan, bảo tồn, phá hỏng các quy hoạch khác, gây ô nhiễm, ngập nước. Phá rừng, xây thủy điện gây ngập lụt. Đê bao tạm bợ, chưa xây đã hỏng. Thủy lợi, đê điều chưa nghiệm thu đã bị cuốn trôi…
Dự án, món hàng xin- cho ai cũng mê
Đầu tư công là một món hàng xin được, duyệt được do cấp dưới đệ trình lên cấp trên bằng dự án, bằng quy hoạch. Địa phương nào cũng xin cho bằng được những món hàng đó không cần biết nó đã cần thiết chưa? Cấp bách chưa? Và thực hiện theo kiểu cấp phát vốn, cắt khúc từng năm theo những suất đầu tư, định mức lạc hậu khi được duyệt và thực hiện thì quản lý đầu tư bằng sơ đồ trên với một loạt cơ quan ban ngành thẩm định, ý kiến, nhưng tổ chức thi công theo kiểu “thảm nhựa khi trời mưa” mà báo Thanh Niên đã đăng tải,… nghiệm thu hời hợt.
Lạ hơn, quản lý đầu tư công lại nghiêng nặng về mặt tiền kiểm. Có thể thấy, một dự án, riêng phần thiết kế mất từ 3 năm, và từ 30 – 40 bước thẩm định. Vậy mà, kết quả cuối cùng là gì? Giá thành thường cao gấp đôi so với thị trường. Công trình chỉ là công trình, không phải là tác phẩm kiến trúc, bởi nó là của tập thể. Nhưng chỉ có hai đơn vị chịu trách nhiệm khi có sự cố, đó là đơn vị thiết kế và đơn vị thi công. Dẫn đến các thành phố lộn xộn về mặt quy hoạch, kiến trúc, quy hoạch chắp vá. Nhà nước và người dân tiêu tốn hàng ngàn tỉ mỗi năm cho thủ tục hành chính bao cấp trong ngành xây dựng.
Đầu tư công, phải là sản phẩm đầu tư theo quy luật thị trường
Từ những phân tích trên, xin được đề xuất 8 giải pháp:
  1. Cần phải thay đổi một cách cơ bản dựa trên quan hệ: Người chủ đầu tư hay nhân dân chính là người thụ hưởng, một khách hàng khó tính để mong được nhận món hàng Xây dựng cơ bản tốt nhất. Và đối tác là người sản xuất , đơn vị thi công và người sáng tạo là đơn vị thiết kế – phải tạo ra sản phẩm tốt nhất, bãi bỏ hệ thống QLĐTXD tiền kiểm như lâu nay. Không cần thẩm định, thỏa thuận, ý kiến, phê duyệt của đủ loại ban, ngành, bộ, sở mà trách nhiệm không rõ ràng (chưa có một chế tài nào đối với các đơn vị này).
  2. Khi xem công trình là một sản phẩm giao cho khách hàng thụ hưởng (Chủ đầu tư nhà nước hay người dân) sản phẩm đó phải được nghiệm thu đạt yêu cầu của điều kiện sách (Điều kiện sách do Thành phố ban hành, do quận huyện ban hành, do kiến trúc sư sáng tác ban hành phù hợp với điều kiện địa phương và cấp hạng, nguồn vốn của công trình). Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh cấm sơn màu lòe loẹt, sử dụng chất liệu của vật liệu làm màu chủ đạo của thành phố. Đối với công trình đạt cường độ bê tông cốt thép là bao nhiêu? Độ sáng bao nhiêu lux, độ lạnh, độ ẩm,… ).
  3. Khi đã xem người thụ hưởng là nhân dân thì Quốc hội chính là cơ quan cao nhất của người dân cả nước thụ hưởng và Hội đồng nhân dân địa phương cũng vậy. Chính vì thế quyết định đầu tư phải do Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân lên danh sách dự án, công khai thi tuyển – chọn lựa giám khảo. Chính phủ và Ủy ban nhân dân tổ chức đấu thầu và thi tuyển, giám sát vận hành của sản phẩm làm ra do chính các đơn vị trong xã hội thực hiện; Không chỉ định thầu hay quy trình khép kín đầu tư Xây dựng cơ bản của từng bộ ngành lâu nay…
  4. “Giải tỏa đền bù” đó là sự áp đặt thời bao cấp, nó vẫn còn nguyên vẹn tư duy đó khi chuyển qua cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi phải công bằng trong những dự án mà chủ đầu tư phải thương thảo. Thế giới họ làm điều này thông qua những dự án lớn như xây dựng một đô thị vệ tinh, một thành phố hay chỉnh trang một khu phố, xây khu công nghiệp bằng những công ty cổ phần mà người dân có đất chính là những cổ đông góp vốn bằng đất trong công ty đó… Hạn chế những dự án nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì thế, bãi bỏ các quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500 bị áp đặt cứng nhắc, khó điều chỉnh trong tương lai, chỉ làm lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh đất đai nhỏ lẻ gây ra sự bức xúc lâu nay.
  5. Mỗi thành phố cần phải có những điều kiện sách hay cost đô thị để làm kim chỉ nam cho tất cả mọi người tuân thủ. Điều kiện sách này sẽ được tập hợp từ quy chuẩn về xây dựng cơ bản, quy chuẩn về kiến trúc, kết cấu điện nước, quy chuẩn về cách ứng xử đối với giao thông công cộng, quy chuẩn về văn minh đô thị, quy chuẩn về bản sắc vùng miền, quy chuẩn về di sản và cuối cùng là quy chuẩn về phân khu chức năng trong đô thị….
    Điều kiện sách của mỗi thành phố kèm theo quy hoạch được chọn thông qua thi tuyển dần dần trở thành một quy ước đô thị mà bất cứ giai đoạn nào, nhiệm kỳ nào cũng phải tuân thủ. Đây là kim chỉ nam, lập lại trật tự thành phố trong tương lai.
  6. Kinh tế thị trường đòi hỏi sản phẩm được thực hiện theo nguyên tắc cung cầu, sản phẩm hiện đại, vật liệu cao cấp, đương nhiên giá thành sẽ cao hơn so với cũng sản phẩm đó mà được làm từ vật liệu bình thường. Không thể áp đặt đơn giá từ thời bao cấp và điều chỉnh phụ phí rối rắm phức tạp như lâu nay.
    Bãi bỏ bộ đơn giá dự toán, bãi bỏ định mức vật tư, bãi bỏ hồ sơ dự toán chính là bãi bỏ cách làm tiền kiểm với một hệ thống trình duyệt phức tạp, kéo dài thời gian. Nghiệm thu theo giá thầu kèm điều kiện sách chính là tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị thi công chủ động tính toán vật tư, thời giá, lường trước những thiên tai, địch họa, biến động thị trường đề ra một giá thầu có trách nhiệm. Biện pháp chế tài các nhà thầu theo thông lệ quốc tế là phải ứng vốn trước ít nhất 30% trị giá gói thầu. Khi thực hiện xong, nghiệm thu thanh toán. Bỏ giá trần, giá sàn, bỏ cai đầu dài, buôn nước bọt, các loại thầu phụ không rõ ràng trách nhiệm…
  7. Bãi bỏ quy hoạch ngành: Khi một quy hoạch tổng thể được duyệt hay một quy hoạch vùng được duyệt, thì nó buộc phải bao hàm cả quy hoạch ngành, văn hóa, kinh tế, nông nghiệp nông thôn, thủy lợi đê điều rạch nước, giao thông sân bay bến cảng, giao thông ngầm, giao thông nổi. Quy hoạch tổng thể không thể tách rời những quy hoạch này, bởi đó phải là một quy hoạch kinh tế xã hội đồng bộ giữa một đơn vị đơn lẻ, giữa một vùng kinh tế trọng điểm, cho đến tổng thể kinh tế xã hội chung của đất nước.
  8. Những dự án từ ngân sách cho quốc kế dân sinh do Quốc hội và HĐND địa phương quyết định đầu tư nhưng các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng dùng vốn ngân sách cấp phát để đầu tư cho ngành mình nhưng lại sử dụng khép kín gây ra rất nhiều hệ lụy mà báo chí đã đăng tải. Chính vì thế, cổ phần hóa các ngành kinh tế dạng này là con đường đi đúng đắn.
Song song đó cần thành lập công ty quản lý vốn nhà nước để kiểm tra kiểm soát tất cả các nguồn vốn liên quan đến kinh doanh, tránh thất thoát. Và, quản lý đầu tư theo dạng hậu kiểm.
KTS. Nguyễn Ngọc Dũng
Quán càphê gỗ phế liệu nằm trên một diện tích nhỏ 4 x 16m trong một con hẻm. Vật liệu của quán được chọn làm toàn bộ bằng gỗ Pallet, gỗ thùng đã qua sử dụng. Nhờ vật liệu này rẻ nên việc thi công ít tốn kém nhanh và đáp ứng việc bảo vệ môi trường mà vẫn có nét độc đáo Riêng.
Tầng trên với nhiều cửa sổ dài và hẹp để lấy sáng
Về kiến trúc quán có hình khối chân phương như một chiếc hộp dài treo lơ lửng, phía dưới không gian được rộng mở không có ngăn cách để nhìn ra bên ngoài có những góc cây xanh nho nhỏ. Tầng trên là không gian kín đáo hơn với các cửa sổ dài hẹp. Vì diện tích hạn chế nên người thiết kế đã loại bớt các cột chịu lực và dùng khu vực pha chế và vệ sinh nằm ngay chính giữa để làm trụ chịu lực chính cho cả tầng trên, ngoài ra chỉ trợ lực thêm bằng hai cột sắt tròn nhỏ. Nhờ vậy nên dù diện tích nhỏ nhưng mặt bằng khá thoáng, dễ cho việc bố trí bàn ghế.
Bên cạnh đó, toàn bộ bàn ghế trong quán cũng được làm từ gỗ tận dụng kết hợp khung sắt có đường nét đơn giản. Ngay cả quầy bar cũng được làm bằng loại gỗ này để tạo sự đồng nhất.
Cầu thang cuốn được coi là điểm nhấn ở đây với vật liệu bằng sắt có lưới cuốn như một ống tròn.
Cây xanh ở đây tạo cảm giác mộc mạc khi có những bụi cỏ lau, và cây leo ngẫu nhiên tạo cảm giác gần gũi với mọi người.
Bài và ảnh: thu thuỷ
Thiết kế: KTS Lê Thanh Phong, ĐT: 0908197933
Thi công: Nguyễn Thị Mai Thanh, công ty 23 độ 5
Địa chỉ quán: 34 Tăng Bạt Hổ, P.11, Q. Bình Thạnh
Bài đăng trên Kiến Trúc và Đời sống số tháng 7, phát hành ngày 5.7.2010, cùng nhiều bài viết hấp dẫn khác. Mời các bạn đón đọc
Hình khối bên ngoài như chiếc hộp
Cũ kỹ nhưng ấm cúng
Thống nhất một loại vật liệu kể cả bàn ghế, kệ đựng sách báo.
Cầu thang lượn vừa làm mềm không gian quán vừa phù hợp với không gian hẹp
Có cả những góc ngồi ngoài sân
Cũng có nhiều góc ngồi thơ mộng.
Tầng 1
Trong 25 năm qua, dân số Singapore đã tăng gấp đôi, đạt hơn 5 triệu người. Cũng trong khoảng thời gian đó, độ phủ cây xanh của Singapore từ chỗ chiếm 1/3 đã tăng lên đạt gần nửa tổng diện tích đất nước. Theo tờ The Economist, Singapore là thành phố đáng sống thứ 4 châu Á, sau Osaka, Tokyo và Hồng Kông.

Tuy nhiên, chính quyền nước này thấy vẫn còn chưa đủ! Họ đã vạch ra “Lộ trình xanh” cho 10 năm tiếp theo. Theo đó, Singapore từ chỗ “Vườn trong Phố” sẽ trở thành “Phố trong Vườn”. Có nghĩa cả đất nước này sẽ là một khu rừng xanh ngát và phố xá nằm bình yên trong khu rừng đó.
Để thực hiện chiến lược này, Singapore đã thành lập Quỹ Thành phố vườn, phát động các chương trình tình nguyện xanh để kêu gọi sự ủng hộ từ trường học, tổ chức và các tầng lớp dân cư. Singapore cũng tìm kiếm sự ủng hộ tài chính của các công ty tư nhân như HSBC, Exxon, Shell, Timberland.
Để không ngừng cạnh tranh trên trường quốc tế, nước này hiểu rằng họ phải chọn chiến lược phát triển bền vững. Chiến lược xanh “Phố trong Vườn” là minh chứng mới nhất cho quyết tâm đó.
Điều này thật sự là cần thiết. Nền kinh tế tri thức cần huy động ngày càng nhiều trí thức hơn nữa tới đây làm việc. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với nhân sự trong các ngành như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ mới. Những nhân lực cao cấp và đẳng cấp quốc tế cần một môi trường trong lành để làm việc và sinh sống.
Quả vậy, do định hướng kinh tế ngày càng dựa nhiều hơn vào tri thức, Chính phủ Singapore nhận thức rõ cần phải thu hút thật nhiều nhân lực có tri thức cao về đây làm việc. Nhiều công ty đa quốc gia cũng cạnh tranh thu hút nhân tài bằng nhiều cách, trong đó có việc cung cấp môi trường làm việc trong lành và có lợi cho sức khỏe. Ý thức được sự cạnh tranh đó nên cho dù đã là một đất nước xanh và sạch, Singapore vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược xanh ở tầm cao hơn.

Hình ảnh minh họa dự án “Khu vườn phía Nam” (Bay South Garden)

Singapore đã thực hiện chiến lược xanh này một cách rất kiên định và lâu dài. Ngay từ những ngày đầu hối hả phát triển kinh tế sau ngày độc lập, vào đầu những năm 1960, Chính quyền đã rất lưu ý tới vấn đề phát triển bền vững sinh thái. Cùng với xây dựng nhà cửa đường sá luôn là việc trồng thêm cây xanh.
Chính phủ Singapore luôn coi việc bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược. Từ đó, đã có nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý. Và gần đây khi tập trung vào kinh tế tri thức, nước này lại càng chú trọng tới môi trường để thu hút nhân tài.
“Trước nay chúng tôi chỉ lo trồng thật nhiều cây xanh. Nhưng giờ phải khác, chúng tôi phải mang cả hệ sinh thái đa dạng về đây, kể cả muông thú rừng xanh” - Poon Hong Yuen, Tổng Giám đốc Ủy ban Phát triển Công viên Quốc gia Singapore, cho biết.
Quyết là làm và làm rất nhanh. Singapore đã chuẩn bị để triển khai dự án “Khu vườn phía Nam” vào tháng 6/2012. Chính quyền hy vọng rằng, khu vườn rộng 101 ha này sẽ là thiên đường cho muông thú, cho cả cá hay chuồn chuồn.
Hồng Quý (Theo New York Times \ Ashui – ảnh: inhabitat)
TOKYO (NV) - Chính phủ Nhật Bản hợp tác với khu vực tư nhân để cổ động xuất cảng các kho khổng lồ xây dựng trên mặt nước để chứa các loại dầu.

Một kho nổi khổng lồ bằng thép, giữa tháng 5 năm 2011, được kéo tới chứa nước bị nhiễm phóng xạ ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rò rỉ, hậu quả từ tai nạn động đất và sóng thần ngày 11 tháng 4, 2011. (Hình: reuters)
Theo tin của nhật báo tài chính Nikkei hôm Chủ Nhật, có thể họ đạt được thỏa thuận với Việt Nam vào năm 2013.
Kho chứa khổng lồ nổi trên mặt nước (Megafloat) là một cái “bồn” di động khổng lồ có thể được dùng để tồn trữ các loại dầu, hoặc có thể được dùng như một phi trường nổi trên mặt biển ở ngoài khơi xa, hoặc dùng cho các nhu cầu khác, theo hãng tin Nikkei.
Theo nguồn tin, chính phủ Nhật sẽ liên minh với công ty Mitsubishi Heavy Industries, JGC Corp. và một số công ty khác để xúc tiến hợp đồng với Việt Nam mà nước này sẽ dùng để làm kho xăng dầu trên biển. Liên doanh sẽ cho Việt Nam vay tiền để thực hiện dự án với lãi suất ưu đãi.
Giá dầu gia tăng nhanh trên thế giới đã thúc đẩy nhiều nước Á Châu lo dự trữ xăng dầu. Nhà cầm quyền Hà Nội trù tính dự trữ khoảng 700,000 tấn dầu tính đến năm 2016 và khoảng 1.5 triệu tấn vào năm 2018, theo tin Nikkei.
Tại nước Nhật, cơ sở tồn trữ ở Shirashima đã dùng loại kho nổi này để trữ dầu. Gần đây, một kho nổi đã được dùng để chứa nước bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rò rỉ sau tai nạn động đất và sóng thần ngày 11 tháng 4, 2011 làm nhà máy bị hư hại nặng.
Nhật Bản dự tính đề nghị bán cho một số nước khác như Indonesia, Singapore vì họ cũng có chương trình gia tăng kho chứa dầu.
Theo nguồn tin, một kho nổi khổng lồ dùng để chứa dầu, nếu xây dựng sẽ tốn kém 20% ít hơn xây dựng một kho tương tự như vậy trên mặt đất. (TN)
Lịch sử kiến trúc đã trải qua nhiều giai đoạn với các phong cách khác nhau. Lịch sử kiến trúc châu Âu, nếu phân chia theo các giai đoạn lịch sử, người ta có các dòng kiến trúc chính sau đây:





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean