Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Những dòng sông dài nhất thế giới

Sông Nile, Mekong, Amur... là những dòng sông dài như vô tận và mang vẻ đẹp vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng.

(Xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_s%C3%B4ng_d%C3%A0i_nh%E1%BA%A5t_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi)

Sông Amazon: (tiếng Tây Ban Nha: Río Amazonas; tiếng Bồ Đào Nha: Rio Amazonas) là một dòng sôngNam Mỹ. Amazon là sông dài thứ nhất trên thế giới với chiều dài 6.800km (theo kết quả mới khảo sát, vì thế sông Nile đã tụt xuống vị trí thứ 2) và là sông có lưu vực lớn nhất thế giới. Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11km (6.8 dặm). Vào mùa mưa lũ, chỗ rộng nhất của sông có thể lên đến 40 km (24.8 dặm) và khu vực cửa sông có thể rộng tới 325 km (202 dặm). Do độ rộng của sông như vậy, người ta còn gọi là sông biển.
Tập tin:Amazon river basin.pngSông Amazon được Francisco De Orellan phát hiện năm 1542, ban đầu nó được đặt tên là Riomar. Con sông Amazon thuộc hàng dài nhất thế giới nằm ở khu vực Nam Mỹ được xác định đã 11 triệu năm tuổi. Nó có hình dạng như hiện nay từ 2,4 triệu năm trước. Đây là kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học tại Đại học Liverpool Anh, Đại học Amsterdam Hà Lan và công ty dầu mỏ quốc gia Brazil Petrobras. Họ đưa ra kết luận này nhờ nghiên cứu những mẫu trầm tích lấy từ hai lỗ khoan ở cửa sông Amazon.
Trước nghiên cứu này, độ tuổi chính xác của sông Amazon vẫn là một bí ẩn. Các nhà nghiên cứu vốn không thể xâm nhập vào Amazon Fan - một cột trầm tích dày tới 10 km - ở con sông này. Công ty Petrobras đã quyết định khoan hai lỗ ở cửa sông Amazon - một cái sâu tới 4,5km dưới mực nước biển - để lấy trầm tích phục vụ cho nghiên cứu.
"Trầm tích của sông cung cấp dữ liệu về khí hậu và địa lý thời cổ đại của khu vực", Jorge Figueiredo - thuộc khoa nghiên cứu đại dương và trái đất Đại học Liverpool - cho biết. "Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp hiểu biết cho chúng ta về địa lý học Nam Mỹ cũng như sự tiến hóa sinh vật biển ở khu vực Amazon và vùng bờ biển Đại Tây Dương".
Tuy nhiên, Amazon, dù được xem là dài nhất thế giới, vẫn khá "trẻ" so với nhiều con sông khác trên thế giới. "Sông New ở Bắc Mỹ và Nile ở châu Phi được cho là đã hàng trăm triệu năm tuổi", Carina Hoorn, thuộc Đại học Amsterdam, cho hay.
Lưu vực sông bao phủ phần lớn rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, chiếm diện tích 6.144.727 km² (phần lớn ở Brasil).
Amazonlưu vực rộng nhất thế giới với hơn 1.000 sông nhánh đan chéo nhau dệt thành một mạng sông dày đặc, trong đó có hơn 17 nhánh có chiều dài 1.500 km. Lưu vực Amazon chiếm khoảng 40% tổng diện tích đại lục Nam Mỹ, lớn gấp đôi diện tích lưu vực sông Congo ở châu Phi.
Những dòng chảy kỳ vĩ của nhân loại - 1
Ở Nam Mỹ, chiều dài 6.800km, Amazon trở thành niềm tự hào của bất kỳ quốc gia nào mà nó chảy qua. Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương.
Cho đến nay, độ tuổi chính xác của sông Amazon vẫn là một bí ẩn. Amazon có lưu vực rộng nhất thế giới với hơn 1.000 sông nhánh đan chéo nhau dệt thành một mạng sông dày đặc, trong đó 17 nhánh có chiều dài 1.500km.
Thượng nguồn
Vào tháng 5 năm 2007, nhằm xác định thượng nguồn của con sông, các nhà khoa học BrazilPeru đã làm một cuộc hành hành trình vất vả. Và họ thấy con sông này bắt nguồn từ vùng núi trẻ An-đét (5000 mét so với mực nước biển).Lưu vực sông Amazon và lòng sông là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật có kích thước khổng lồ như trăn Nam mỹ (Anaconda), cá trê (catfish) lớn. Đã từng bắt được con cá thuộc loại này có khối lượng tới 200 pounds (90,7 kg). Hoặc cá pirarucu (Arapaima gigas) là một trong những loại cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có chiều dài tới 3 m và nặng 200 kg.Phần lớn Rừng Amazon có núi, các loại khoáng sản có kim cương (phân bố ở Bolivia), vàng ở Brazil, và các kim loại khác.
Một phần của sông Amazon. Ảnh: vivirlatino.
Một phần của sông Amazon. Ảnh: Vivirlatino.
Sông Nile: Cách biển Địa Trung Hải khoảng 200km, sông Nile chia thành 2 nhánh và mở ra giữa vùng sa mạc nóng bỏng một châu thổ hình tam giác rộng lớn. Sông Nile là con sông dài nhất thế giới với tổng chiều dài 6.690km.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Từ xa xưa, dòng sông này đã đem lại phù sa màu mỡ cho Ai Cập. Nó êm đềm chảy qua thành phố Cairo với dọc hai bên bờ sông là con đường rợp bóng mát cây xanh.
Những khách sạn mọc lên rất nhiều ở hai ven đường này. Đứng trên khách sạn lúc bóng chiều đổ xuống, du khách có thể tận hường những giây phút tuyệt vời của dòng sông Nile, những làn sóng tỏa trên mặt nước, êm đềm và bình yên đến lạ.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Sông Amur
Sông Amur hay còn gọi là Hắc Long giang dài khoảng 2.744km, là một trong những con sông dài nhất thế giới, tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của đất nước Nga và vùng Mãn Châu của Trung Quốc.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Sông Amur được tạo thành bởi sự trộn lẫn giữa hai dòng Argun và Shilka, sau đó đổ vào vịnh Tartar của Thái Bình Dương. Dòng sông này có vẻ uốn lượn rất đẹp. Bên sông có loài cò trắng nguồn gốc từ phương Đông và còn có rất nhiều loại chim và sếu khác khiến du khách vô cùng thích thú.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Sông Trường Giang
Trường Giang là con sông lớn nhất của Trung Quốc, bắt nguồn từ vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải chảy về hướng Nam theo cao nguyên Tây Tạng vào Vân Nam, qua Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tô... rồi đổ ra biển giữa Hoàng Hải và Đông Hải.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Với chiều dài khoảng 6.385km, Trường Giang được xem như điểm phân chia giữa hai miền Hoa bắc và Hoa nam Trung Quốc. Dòng sông xinh đẹp mang nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo khu vực mà nó chảy qua, chẳng hạn như Đương Khúc hà, Kim Sa giang, Xuyên giang, Dương Tử giang...
Nếu có dịp đến các địa phương nơi Trường giang chảy qua, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng biến hóa muôn hình của dòng sông nổi tiếng đã đi vào thi ca từ bao thế kỷ.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Sông Congo
Congo là một con sông ở miền Tây Trung Phi, được hai quốc gia lấy theo tên của nó là Cộng hòa dân chủ Congo và Cộng hòa Congo.congo river Five of the World’s most dangerous riversToàn bộ chiều dài của con sông nằm bên trong CHDC Congo hoặc tạo thành một phần biên giới của nó.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Chiều dài 4.700 km, con sông này chỉ đứng thứ 2 sau sông Nile và là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất trên thế giới. Đây là con sông có vẻ đẹp hoành tráng và vô cùng đặc biệt. Ở đoạn hạ lưu của con sông này, du khách sẽ thấy Kinshasa (thủ đô CHDC Congo) và Brazzaville (thủ đô Cộng hòa Congo) nằm đối diện với nhau.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Sông Mackenzie
Con sông được lấy từ tên Alexander Mackenzie - người đã khám phá ra nó. Với chiều dài 4.240km, con sông của đất nước Canada xinh đẹp được xếp vào top những dòng sông dài nhất trên thế giới.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Điều thú vị là nếu muốn tham quan bằng tàu thuyền trên con sông này, du khách chỉ có thể lưu thông từ tháng 5 - 9, vì bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 hằng năm, con sông này sẽ bị đóng băng hoàn toàn.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Sông Hằng linh thiêng
Những dòng chảy kỳ vĩ của nhân loại - 2
Sông Hằng là cái nôi của nền văn minh Ấn Độ, một trong ba nền văn minh cổ lớn nhất châu Á (Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ). Với chiều dài 3.090km, lại có hàng trăm nhánh lớn, lưu vực phủ lên phần lớn lãnh thổ của Ấn Độ và một phần của Nepal, Bangladesh, sông Hằng là một trong những dòng chảy kỳ bí nhất của châu Á.
Sông Volga lãng mạn
Những dòng chảy kỳ vĩ của nhân loại - 3
Volga nằm ở miền Tây nước Nga, là con sông dài nhất châu Âu: 3.690km, tạo thành nền tảng của hệ thống sông lớn nhất châu lục. Nước Nga ban đầu đã được thành lập dọc theo bờ sông Volga, một phần vì những nhà buôn người Viking đã dùng con sông này làm đường tới phương Nam tính từ điểm bắt đầu của họ ở gần khu vực Arkhangelsk.
Dương Tử kỳ vĩ
Những dòng chảy kỳ vĩ của nhân loại - 5
Sông Dương Tử ở Trung Quốc là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới, dài 6.385km. Dương Tử còn có tên gọi là Trường Giang, lớn nhất Trung Quốc về chiều dài, lượng nước chảy, diện tích, lưu vực và ảnh hưởng kinh tế.
Three Gorges Dam on the Yangtze River
Từ bao đời nay, Trường Giang đã mang lại sự phồn thịnh cho đất nước đông dân cư nhất hành tinh. Người dân Trung Quốc không khỏi tự hào về dòng sông dài Dương Tử đã góp phần tạo nên sự phát triển của họ. Yangtze River Five of the World’s most dangerous rivers
Sông Lena:
Nga: 4,400 km
lưu vực
(km) - 2,490,000
Outflow
- Laptev Sea
Countries in the drainage basin - Russia. The Lena is the easternmost of the three great Siberian rivers that flow into the Arctic Ocean.It is the 10th longest river in the world and has the 9th largest watershed. It is the greatest Russian river with its watershed entirely within national ranges.Rising at the height of 1,640 metres (5,381 ft) at its source in the Baikal Mountains south of the Central Siberian Plateau, 7 kilometres (4 mi) west of Lake Baikal.
Sông Ob – Irtysh: Nga, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ : 5410 Km
File:Ob u Barnaulu.jpgCon sông này bị phân tách thành hai nhánh Ob River và The Irtysh là một nhánh phụ của sông Ob.
Có vài nhánh khác nhau của con sông Ob. Nước của con sông này bị ô nhiễm nặng do các vụ nghiên cứu, sản xuất vũ khí của quân đội Nga.
Sông Hoàng Hà: Trung Quốc : 5464 Km
Trong tiếng Hán, Hoàng Hà có nghĩa là “con sông màu vàng”
Trong tiếng Hán, Hoàng Hà có nghĩa là “con sông màu vàng”. Hoàng Hà là con sông lớn thứ 2 của Trung Quốc và còn được gọi là dòng sông mẹ của dân tộc Trung Hoa. Là một dòng chảy xiết và hung hãn nên âm thanh nước chảy ven núi luôn ồn ào, dữ dội. Âm thanh nước chảy càng gầm thét dự dội khi đến những vị trí đổ dốc từ trên cao xuống. Dòng thác đổ hung hãn này có tên là Hồ Khẩu, được mọi người xem là biểu tượng cho tính cách của sông Hoàng Hà. Những bọt nước đổ dồn văng tung tóe như âm thanh tiếng trống thúc giục lòng người. Dường như đây chính là bức tranh sâu sắc và ấn tượng nhất khi người ta nghĩ về Hoàng Thổ. Hàng trăm năm qua, con người không ngừng khai phá những màu mỡ, phù sa mà dòng sông này đã bồi đắp, thế nhưng, nguồn tài nguyên màu mỡ của dòng sông vẫn chưa hề cạn kiệt. Con người vẫn luôn thể hiện được hết sự tài trí của mình trên dòng sông hoàng thổ này. Vì thế từ xưa, con người đã có mối liên hệ sâu sắc với thế giới tự nhiên, tạo nên bức tranh đa sắc cho nền văn minh Trung Hoa. Dòng sông Hoàng Hà chảy qua rất nhiều khu hành chính, giờ đây tất cả đều trở thành những vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời đầy kiêu hãnh.
Sông Hoàng Hà là con sông lớn ở phía Bắc Trung Quốc và là trung tâm của nền văn hóa Trung Hoa cùng với sông Trường Giang ở phía Nam. Nó là con sông dài thứ hai tại Trung Quốc sau sông Trường Giang.
Sông Yenisei-Angara-Selenga-Ider: Nga và Mông Cổ : 5539 Km
Yenisei còn được biết đến với cái tên Yenisey là con sông lớn nhất chảy vào Bắc Băng Dương. Bắt nguồn từ Mông Cổ nó chảy theo hướng Bắc đến vịnh Yenisei, biển Kara đổ một lượng lớn nước vào vùng trung tâm Siberia và dòng dài nhất là Yenisei-Angara-Selenga-Ider.
Sông Orinoco: 1330 miles, Columbia & VenezuelaOrinoco River Five of the World’s most dangerous riversSông Mississippi – Missouri : Mỹ: 6275 Km
Sông Mississippi là con sông lớn thứ hai ở Mỹ. Dòng chính của nó có chiều dài 3734km nhưng tổng chiều dài của nó lên đến 6275km. Nó bắt nguồn từ hồ Itasca, Minnesota và chảy đến vịnh Mexico. Cái tên “Mississippi” mang theo ngôn ngữ mẹ đẻ có nghĩa là ‘cha đẻ của nước’. Nguồn gốc của Mississippi là bang Minnesota, gần biên giới Canada. Mississippi chảy dọc theo hướng Nam trên khắp đất nước Hoa kì. Nó chảy qua các bang Wisconsin, Iowa, Illinois, Missouri, Kentucky, Tennessee, Arkansas, và Mississippi.
Sông BrahmaputraBrahmaputra River Five of the World’s most dangerous rivers Sông Brahmaputra (Tibet, China, India & Bangladesh); 1800 miles long.
Sông Mekong
Mekong là con sông rộng nhất Đông Nam Á. Với chiều dài 2.600km, sông bắt đầu từ dòng Lan Thương (Trung Quốc), từ đây tiếp tục chảy qua lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và cuối cùng đổ ra 9 cửa sông của Việt Nam (hay còn gọi là Cửu Long giang).
Những dòng sông dài nhất thế giới
Những dòng sông dài nhất thế giới
Sông Mekong sở hữu nhiều sinh vật quý hiếm như cá chiên, cá lăng, cá hô, cá chép khổng lồ... Vì vậy, dịch vụ câu cá phục vụ khách du lịch ở đây rất phát triển.
Những dòng sông dài nhất thế giới
Trên lãnh thổ Việt Nam có tới 2860 sông ngòi lớn nhỏ với tổng lượng dòng chảy khoảng 867 tỷ m3/năm. Sông ngòi Việt Nam nhìn chung chảy xiết và do vậy thường làm xói mòn địa hình, cuốn đi một lượng bùn cát khá lớn, ước tính khoảng 300 triệu tấn/năm. Tuy dọc theo bờ biển có tới 112 cửa sông lớn, nhưng không phải tất cả bùn cát các dòng sông mang theo đều đổ ra biển, mà một phần được giữ lại bồi đắt nên các đồng bằng rất trẻ.
Trong toàn bộ hệ thống sông ngòi thì sông Hồng và sông Mekong là hai con sông lớn và quan trọng hơn cả. Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) dài 1140 km với lưu vực rộng 61627 km2, trong đó đọan chảy qua Việt Nam dài 500 km với lưu vực rộng 21787 km2. Tổng lượng dòng chảy của sông Hồng khoảng 150 tỷ m3/năm. Nước sông quanh năm đỏ ngầu do mỗi năm mang theo 80 triệu m3 phù sa. Bởi vậy, dòng sông được gọi tên theo mầu nước đỏ.Sông Mekong là một trong 10 con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia rồi vào Việt Nam.
1. Sông Hồng
Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng – một trong 36 nền văn minh của Thế giới mà còn là hệ thống song lớn nhất miền Bắc nước ta, lớn thứ 2 trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mêkong – hay Cửu Long). Với chiều dài 1126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000 km2 chiếm 45.6% diện tích. Ngoài ra, song Hồng còn có tận 614 phụ lưu từ cấp 1 đến cấp 6, có những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy…
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Nhụy Sơn (cao 1776m) ở gần hồ Đại Lý thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình vào Việt Nam ở Hà Khẩu (Lào Cai) qua 7 tỉnh đổ ra biển bằng 10 cửa, cửa chính là cửa Ba Lạt (Nam Định). Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 91 km, thuộc phần hạ lưu.
Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang… vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.
Một trong những nét đặc thù của văn hóa Việt Nam là sắc thái sông nước. Các đô thị cổ trong lịch sử Việt Nam phần lớn đều gắn liền với sông nước: Cổ Loa, Thăng Long,Phố Hiến, Hội An… Trong văn hóa tổ chức đới sống cá nhân, sắc thái nước cũng là một yếu tố quan trọng, người Việt cho rằng mình là con rồng cháu tiên xuất phát từ truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ. Lạc Long Quân làm vua nước Xích Quỷ, được dân gọi là Bố nhưng lại sống ở Thủy phủ, tự xưng là giống rồng đứng đầu các loài dưới nước. Người Việt có tục thờ Thủy Thần. Thủy thần có nhiều tên gọi, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất ở vùng sông nước là tục thờ mẫu Thoải (đọc chệch từ mẫu thủy để tỏ ý tôn trọng).
Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng. Du lịch đường sông giờ không còn là hình thức mới nữa, nhưng tài nguyên du lịch ven sông đã được khẳng định từ lâu và ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Chính những cuộc du ngoạn của các thi nhân mặc khách xưa nay còn in dấu trong các truyền thuyết, trong nhưng áng văn thơ.
Sông hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân ta trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước: Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285, Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785)… khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật 3 vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ 2 (1285).
Ở cạnh khu vực bãi tự nhiên thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) là bến Tây Kết – nơi diễn ra chiến dịch Tây Kết lần thứ nhất do Chiêu Thành Vương, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái chỉ huy. Năm 1285, địa danh Hàm Tử (Khoái Châu – Hưng Yên) là nơi diễn ra chiến dịch Hàm Tử do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy… Chương Dương là địa danh diễn ra chiến dịch Chương Dương do Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải chỉ huy cũng vào năm 1285. Những chiến thắng này còn in dấu trong bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải:
“Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chôngs Pháp, Mỹ.
Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.

Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng – xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy. Việc sống ở ngoài đê chính làm cho người dân luôn phải lo đối phó với lũ lụt, nên dân cư thạo vùng sông nước, hầu như nhà nào cũng có thuyền do vậy nên làng Xâm Dương (Ninh Sở, Thường Tín, Hà Tây) có tên gọi rất dân gian là Làng Dầm.
Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Có thể so sánh, người Ai Cập tự hào về Kim Tự Tháp, người Trung Quốc tự hào về Vạn Lý Trường Thành, người Việt Nam cũng có quyền tự hào về hệ thống đê sông, đê biển trên cả nước, có thể ví như Trường Thành vạn lý để ngăn chặn giặc nước. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ XII (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm.
Tính Hà Tĩnh trở ra đã có gần 5000 km đê trong đó có 1580 km đê sông Hồng. Bên cạnh hệ điều, kênh Bắc Hưng Hải gồm một hệ thống sông đào, lênh mương, cống lớn làm nhiệm vụ tưới tiêu cho 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.
Sông Cửu Long
Sông Cửu Long nhìn từ trên cao
Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang, là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam.
Bắt đầu từ Phnom Penh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ.
* Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề, cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay.
* Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:
* Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu
* Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông
* Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
* Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai.Hiện nay,cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại.Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven biển của tỉnh Bến Tre.
Do chín cửa sông nguyên thủy này mà sông Mê Kông còn được gọi là sông Cửu Long, tức "sông chín rồng". Khoảng 90 triệu người dân có cuộc sống dựa vào con sông này.[cần dẫn nguồn](chỗ này có thể hiểu là 90 triệu người,bao gồm tất cả dân cư của các nước mà con sông Mê Kông chảy qua.Bao gồm cả Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam).
Sông Đồng Nai
Toàn cảnh sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long. Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ.
Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, và Tiền Giang với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km²[2], nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongua thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các phân lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi) v.v.
Vị trí sông ĐỒng Nai trên bản đồ
Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.
Đến thị trấn Uyên Hưng thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc-Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thị xã Biên Hòa và Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.
Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hoà với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi tuôn ra biển Đông.
Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m, sâu 6 - 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông Lòng Tàu (sâu 15-20 m) đổ vào vịnh Gành Rái.
Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1A vượt sông này qua cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.
Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là "Nông-nại". Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên.
Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
Sông Mã bắt nguồn từ phía Nam tỉnh Điện Biên chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La, qua lãnh thổ Lào, rồi tới tỉnh Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua các huyện phía Bắc của tỉnh, hội lưu với sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hới nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng hai cửa phụ là Lạch Trường và cửa Lèn.
Cầu Hàm Rồng
Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km².[1]. Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s.
Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi.
Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.
Sông Đà Rằng (phần thượng lưu gọi là Sông Ba, Ea Pa, Ia Pa) là một con sông chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ "Ea Rarang" trong tiếng Chăm.
Nước đã mấp mé cầu Đà Rằng
Đà Rằng theo tiếng Chăm cổ có nghĩa là "con sông lau sậy".
Cầu Đà Rằng bắc qua sông Đà Rằng
Sông dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549 mét, chảy theo hướng Bắc-Nam qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa của tỉnh Gia Lai, chuyển sang hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây-Đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam thành phó Tuy Hòa.
Lưu vực của hệ thống sông Đà Rằng rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đông Bắc của Đăk Lăk. Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Đà Rằng là sông Ayun (hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa hai huyện Ayun Pa và Ia Pa), sông Krong H'Năng (hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh (hợp lưu huyện Sông Hinh).
Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất miền Trung Việt Nam.
Dọc theo sông Đà Rằng có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Cầu Đà Rằng qua sông này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất miền Trung Việt Nam.
Vùng hạ lưu sông Đà Rằng từ nhiều nghìn năm trước đã có nhiều bộ tộc cư ngụ. Di tích của các nền văn minh đồ đá từng tồn tại nơi đây vẫn còn được lưu giữ, điển hình là chiếc đàn đá Tuy An.
Từ thế kỷ 1, tại đây dần hình thành các quốc gia như Lâm Ấp, Chiêm Thành. Có bằng chứng khảo cổ học, đào được khi xây dựng công trình thủy nông Đồng Cam tại đây, cho thấy cửa biển Đà Diễn, thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 15, đã từng là trung tâm thương mại quốc tế sầm uất. Các hiện vật đào được gồm nhiều loại tiền cổ, khối lượng đến một tấn, gồm tiền Đại Việt thời Hồng Đức, tiền "Khai nguyên thông bảo" nhà Đường, tiền Triều Tiên,...
Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã hành quân vào đây trừng phạt vua Chiêm Thành vì tội quấy nhiễu vùng Hóa Châu (Quảng Nam ngày nay). Lê Thánh Tông đã khắc lên một tảng đá lớn trên núi Thạch Bi (còn gọi là núi Đá Bia), thuộc hạ lưu sông Ba, làm mốc ranh giới Đại Việt. Đây cũng là một dấu mốc lịch sử trong quá trình Nam tiến của người Việt.
Tuy đã đánh mốc như vậy, phải hơn 100 năm sau, đến năm 1578, đô chỉ huy sứ Lương Văn Chánh, vâng mệnh chúa Nguyễn Hoàng, mới đem lưu dân từ Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Quảng vào khai khẩn, lập xóm làng tại vùng đồng bằng Tuy Hòa.
Sông Côn
Suối Hầm Hô đổ ra sông Côn
Sông Côn còn gọi là sông Kôn là dòng sông lớn nhất của tỉnh Bình Định, nhưng bắt nguồn ở độ cao 925 m từ khối núi Ngọc Roo ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và từ vùng núi cao huyện An Lão, rồi chảy qua Vĩnh Thạnh nơi có hồ Vĩnh Sơn và thủy điện Vĩnh Sơn.
Ven bờ sông Côn
Sông dài 171 km. Lưu vực sông có diện tích 2980 km² thuộc các huyện An Khê (Gia Lai), An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn và Tuy Phước (Bình Định). Đoạn thượng nguồn có tên là Đắc Cron Bung. Và theo hướng đông nam nó chảy qua huyện Tây Sơn để rồi gặp các nhánh nhỏ bắt nguồn từ An Khê và Vân Canh tạo thành dòng lớn hơn. Đoạn giữa ở huyện Tây Sơn có tên là sông Hà Giao. Sau đó nó tiếp tục chảy qua huyện An Nhơn và gặp một nhánh khác từ hồ Núi Một (Vân Canh) chảy xuống. Đoạn hạ lưu chia thành vài nhánh, đổ ra đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn và có tên là sông Cái.
Sông Bạch Đằng
Hoàng hôn trên sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang, hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.
* Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh).
* Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng. Sông có chiều dài 32 km.
* Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả 2 mùa.
Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội

Cọc trên sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
* Năm 938: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền,
* Năm 981: Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn
* Năm 1288: Cuộc thủy chiến của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
SÔNG HƯƠNG
Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.
Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng Tả Trạch chảy từ dãy Trường Sơn Đông về phía tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, sau đó chảy chậm qua ngã ba sông Bằng Lãng. Hữu Trạch ngắn hơn và là nhánh phụ, chảy qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng nơi dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 30km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.
Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm và mang theo hương thơm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua những làng mạc xanh tươi và râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh và hoà lẫn vào với hương thơm của hoa cỏ Huế... Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.
Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.
Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng sơn) cao 105 mét có hình dáng cân xứng và ấn tượng. Ở hai bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình.
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một món quà vô giá thứ hai thiên nhiên dành cho Huế. Sông núi bổ sung cho nhau tạo nên một cảnh quan sông núi tuyệt đẹp cho Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, và mọi người cũng thường gọi Huế là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.
Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sỹ Duy Khánh:
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
10 dòng sông buộc phải chui xuống đất: Cách mạng công nghiệp và quá trình đô thị hóa tại nhiều thành phố lớn như London, New York khiến nhiều dòng sông phải chui xuống đất để nhường chỗ cho các công trình xây dựng.

Tibbetts là tên một dòng sông cung cấp nước cho một hồ trong thành phố New York, Mỹ. Song do quá trình phát triển đô thị, nó trở thành một dòng chảy ngầm bên dưới đại lộ Tibbetts.
Là nhánh dài nhất của sông Hudson, sông Sawmill chảy từ thành phố Chappaqua, bang New York, tới tận thành phố Yonkers cùng bang. Từ đầu thế kỷ 20, dòng sông bị bao phủ dần bởi những chiếc cầu. Theo thời gian số lượng cầu tăng lên và kích thước của chúng cũng tăng. Ngày nay sông Sawmill đã bị che lấp hoàn toàn bên dưới thành phố Yonkers.
Sông Wien
Sông Wein tại thủ đô Vienna của Áo không còn lộ diện trên mặt đất sau khi người ta dẫn nó vào hệ thống cống ngầm từ nhiều thập kỷ trước.
Từng xuất hiện trên bản đồ vào thập niên 70 của thế kỷ 19, ngày nay sông Sunswick Creek chỉ còn là dòng nước nhỏ chảy qua ống dưới lòng đất tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Steve Duncan.
Một đoạn có chiều dài hơn 6 km của sông Bradford Beck chảy dưới các công trình xây dựng ở thành phố Bradford, Anh.
Sông
Sông Neglinnaya từng chảy từ phía bắc tới phía nam thủ đô Moscow của Nga cho tới khi nó bị chôn vùi bởi những đường hầm có chiều dài 7,5 km. Ngày nay nước của nó chảy vào sông Moskva theo hai lối thoát.
Khu vực rộng lớn trong ảnh
Khoảng không gian khá rộng trong ảnh là đoạn cuối của một đường hầm chứa nước sông Sheaf tại thành phố Sheffield, Anh. Sông Sheaf cứ liên tục hiện ra rồi biến mất trên mặt đất tại thành phố Sheffield trước khi nó chập vào sông Don.
Sông
Sông Westbourne từng là nguồn cung cấp nước uống quan trọng cho thành phố London, Anh. Nhưng tới cuối thế kỷ 18, chất lượng nước của nó thấp đến nỗi con người không thể uống được nữa. Vào đầu thế kỷ 19, sông Westbourne được dẫn vào các ống ngầm để tạo điều kiện cho sự phát triển của các quận mới tại London.
Vào thế kỷ 19, sông Fleet buộc phải chảy qua đường hầm ngầm tại thành phố London trước khi chảy vào sông Thames. Vào thời La Mã, nó là sông lớn nhất và quan trọng nhất của London. Nhưng trong cuộc cách mạng công nghiệp, phần lớn nước của nó được sử dụng cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
Vào thập niên 40 của thế kỷ 20, các kỹ sư của quân đội Mỹ đã nắn dòng của sông Park để nó chui xuống đất tại thành phố Hartford, Connecticut. Đây là dự án tốn kém và hoành tráng nhất của quân đội Mỹ tính tới thập niên 40. Ngày nay sông Park nằm cách mặt đất từ 90 tới 150 cm.
Sông Mekong
Những dòng sông dài nhất thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean