Tối ưu hóa không gian nhà bếp không chỉ giúp người nội trợ thoải mái chế biến nấu ăn mà còn giúp tiết kiệm chi phí mua sắm vật dụng phù hợp cũng như tạo nơi thư giãn cho cả gia đình.
Việc sắp xếp nhà bếp rất cần thiết để tạo được không gian thoải mái cho người nấu bếp. Công việc này không dễ vì nó phụ thuộc vào diện tích căn phòng, kết cấu kỹ thuật như đường ống nước, ổ điện, gas, vị trí và hướng cửa sổ, cửa lớn...
Do vậy tùy vào kết cấu kỹ thuật mà chủ nhà có thể chọn một trong các dạng sau như nhà bếp dạng chữ L, nhà bếp dạng song song, nhà bếp trong góc phòng hay nhà bếp có không gian mở với phòng ăn và phòng khách.
Nhà bếp rộng rãi được bố trí bàn ăn làm nơi cả gia đình sum họp. Ảnh: DR. |
Một vấn đề khác là nhà bếp chỉ đơn thuần là nơi để nấu nướng hay còn là nơi ăn uống. Điều này tùy thuộc vào thói quen của từng người. Tuy nhiên với không gian bếp nhỏ hẹp có thể linh động đặt những chiếc ghế nhỏ thường dùng trong bar để ngồi ăn nhẹ. Hoặc căn bếp 10-12 m2 có thể bố trí bếp trong góc phòng và dùng không gian còn lại để đặt một chiếc bàn ăn tròn cho cả gia đình.
Tiện ích nhà bếp phụ thuộc phần lớn vào các thành phần của nó. Vì vậy để hoạt động nấu bếp nhanh chóng và thuận lợi, bếp nên được bố trí quanh ba khu vực chính là bồn rửa, khu vực nấu nướng và nơi chuẩn bị thức ăn.
Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp giúp người nội trợ dễ dàng tiếp cận các vật dụng mình cần. Ảnh: DR. |
Khu bồn rửa tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà có thể có bồn rửa có lỗ thoát nước bên dưới, máy rửa chén và thùng rác. Thùng rác cần được đặt kín đáo bên dưới và máy rửa chén phải được để gần với bồn rửa.
Khu nấu bếp gồm bếp gas và lò nướng (nếu có). Hai vật dụng này cần có khoảng trống cần thiết ít nhất là 60 cm cho cả hai bên để đặt các món ăn. Khu chuẩn bị thức ăn gồm có tủ đồ dự trữ, tủ lạnh hoặc tủ đông.
Các ngăn kéo tiện ích bên dưới bếp chứa được nhiều vật dụng cần thiết. Ảnh: DR. |
Sắp xếp nhà bếp cũng phải tạo tư thế cho người đứng bếp hợp lý. Trước đây sàn bếp thường được bố trí ở tầm cao khoảng 90 cm. Nhưng nếu chiều cao bếp không phù hợp có thể làm người nội trợ bị đau lưng, cơ nếu đứng bếp thời gian dài. Vì vậy cần thiết lập chiều cao hợp lý cho những người trong nhà. Dụng cụ và các thiết bị nấu bếp thông dụng thường được đặt ở độ cao từ 0,8-1m, còn mặt sàn nấu bếp dao động trong khoảng 85 cm đến 1,05 m.
Các vật liệu trong nhà bếp phải được lựa chọn kỹ để tránh tình trạng ố bẩn, dễ dàng lau chùi. Có thể ốp tường bằng gạch men, vật dụng bằng thép không gỉ, thủy tinh, tủ bằng gỗ...
Để tiết kiệm không gian, tất cả thiết bị trong nhà bếp này được bố trí ngay dưới bếp và kệ trên tường. Ảnh: DR. |
Bất kể nhà bếp lớn hay nhỏ, nhiều người vẫn phàn nàn rằng thiếu không gian. Lý do là họ không sắp xếp một cách hợp lý vật dụng với không gian hiện tại. Có thể tối ưu hóa không gian bằng tủ có nhiều ngăn, kệ gắn tường, thanh móc dụng cụ, kệ trượt...
Lò nướng, vỉ nướng, máy hút mùi, tủ lạnh là những thiết bị cơ bản cho một nhà bếp hiện đại. Thêm vào đó, tùy nhu cầu và ngân sách mà gia chủ có thể thêm vào máy rứa chén, lò vi sóng, máy sấy tay... Còn các thiết bị gọn nhẹ cần thiết khác như máy pha cafe, máy nướng bánh mì... cũng có thể bố trí trong tủ chén.
Ánh sáng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà bếp. Ánh sáng cần đủ cho khu vực nấu bếp và cả không gian nhà bếp. Do vậy cần phối hợp giữa nguồn sáng cố định và các đèn di động có thể chiếu sáng vào từng khu vực cụ thể khi người nội trợ cần tiếp cận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét