Nhà ở có thể là xây mới hay đơn giản chỉ là cải tạo lại không gian nội thất cũ thành không gian mới.
ảnh minh họaLúc này các gia chủ thường gặp phải vấn đề khó xử là nội thất trong nhà nên mua mới hay sử dụng lại đồ cũ.
Nhà mới và đồ mới
Thói quen tâm lý của các gia chủ là khi xây xong nhà mới ai cũng muốn sắm đồ nội thất mới hoàn toàn. Điều này cũng rất hợp lý vì đồ mới sẽ được lựa chọn (thiết kế) phù hợp với không gian, chức năng mới và chắc chắn sẽ đồng bộ là cho không gian nội thất đẹp hơn, sang hơn. Ngay cả kiến trúc sư cũng thường có lời khuyên chủ nhà thay toàn bộ đồ nội thất theo bản thiết kế vì khách quan mà nói, để theo đúng ý đồ thiết kế thì đồ ý không mấy khi đáp ứng được.
Có đồ mới, theo đúng thiết kế thì sẽ chuyển tải được nhiều ý tưởng sáng tạo. Và tất nhiên khi thiết kế để được hiện thực hoá, cụ thể hoá bằng vật chất như vậy, chất lượng tốt, hẳn kiến trúc sư sẽ thấy tự hào hơn.
Tuy nhiên, thực tế chuyện thường xảy ra là tài chính không cho phép nên gia chủ đôi khi phải dùng lại đồ cũ. Đôi khi, đồ cũ vẫn tốt thì việc bỏ là vô lý và phí phạm. Những trường hợp thay đồ mới hoàn toàn thường là một cuộc lột xác quy mô, khi mà đồ cũ đã hầu như không còn giá trị, bị hư hỏng hoặc gia chủ phải rất mạnh về tài chính.
Xử lý đồ cũ thế nào?
Việc sử dụng đồ cũ trong một không gian mới thường là khó tránh khỏi, vì vậy vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để đồ cũ không bị khập khiễng trong không gian mới.
Chủ nhà nên đưa ra các yêu cầu đối với kiến trúc sư về đồ đạc của mình trong không gian mới, như cái nào định giữ lại, cái nào mua mới và dự kiến bài trí vào đâu. Căn cứ vào đó, kiến trúc sư cần phải nghiên cứu kỹ để có tư vấn phù hợp. Những đồ giữ lại thì kê vào không gian nào cho đúng chức năng, chiều - hướng, sắp đặt, cách thức tổ hợp. Vậy để phù hợp, những đồ đó hoàn toàn có thể được điều chỉnh, như thay đổi kích thước, thay đổi màu sơn, chỉnh sửa chi tiết…để cho phù hợp với kích thước căn phòng mới, không gian nội thất mới.
Những giá trị tinh thần từ đồ cũ
Ngôi nhà ngoài chức năng là phục vụ con người sinh sống và nghỉ ngơi thì nó cũng là một không gian chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao. Đó là nơi sum họp của gia đình, là nơi gắn bó và kết nối những thành viên với nhau. Đồ đạc, vật dụng cũng gắn bó cùng cuộc sống con người, là kỷ vật, kỷ niệm. Điều đó có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với giá trị sử dụng, sử dụng thông thường và đáng được trân trọng. Ví như một bức tranh được tặng nhân sinh nhật, một bộ bàn ghế lâu đời….
Đồ cũng không chỉ là đồ đạc nội thất đơn thuần mà nó chứa đựng nhiều hơn thế và góp phần tạo nên linh hồn của không gian sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét